K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2017
Tính đặc trưng của nhiễm sắc thể : Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài sinh vật được đặc trưng bởi số lượng, hình dạng và cấu trúc. a. Về số lượng : Ở mỗi loài sinh vật, số lượng của bộ nhiễm sắc thể trong tế bào có tính đặc trưng. Thí dụ : Người : 2n = 46 Ruồi giấm : 2n = 8 Đậu Hà Lan : 2n = 14 Gà : 2n = 78 Lợn : 2n = 38 b. Về hình dạng : Trong tế bào của mỗi loài sinh vật, các nhiễm sắc thể xếp theo từng cặp, hầu hết là những cặp tương đồng. Hình dạng của các cặp nhiễm sắc thể trong tế bào ở mỗi loài cũng mang tính đặc trưng. Thí dụ : Ở ruồi giấm, trong tế bào sinh dưỡng có 4 cặp nhiễm sắc thể gồm 3 cặp nhiễm sắc thể thường (2 cặp có hình chữ V, 1 cặp có hình hạt) và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (ở cá thể cái có 2 chiếc hình que, ở cá thể đực có 1 chiếc hình que và 1 chiếc hình móc). c. Về cấu trúc : Cấu trúc của nhiễm sắc thể thể hiện ở thành phần, số lượng và trật tự của các gen trên nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài cũng mang tính đặc trưng.
26 tháng 11 2017
1. Tính đặc trưng của nhiễm sắc thể : Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài sinh vật được đặc trưng bởi số lượng, hình dạng và cấu trúc. a. Về số lượng : Ở mỗi loài sinh vật, số lượng của bộ nhiễm sắc thể trong tế bào có tính đặc trưng. Thí dụ : Người : 2n = 46 Ruồi giấm : 2n = 8 Đậu Hà Lan : 2n = 14 Gà : 2n = 78 Lợn : 2n = 38 b. Về hình dạng : Trong tế bào của mỗi loài sinh vật, các nhiễm sắc thể xếp theo từng cặp, hầu hết là những cặp tương đồng. Hình dạng của các cặp nhiễm sắc thể trong tế bào ở mỗi loài cũng mang tính đặc trưng. Thí dụ : Ở ruồi giấm, trong tế bào sinh dưỡng có 4 cặp nhiễm sắc thể gồm 3 cặp nhiễm sắc thể thường (2 cặp có hình chữ V, 1 cặp có hình hạt) và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (ở cá thể cái có 2 chiếc hình que, ở cá thể đực có 1 chiếc hình que và 1 chiếc hình móc). c. Về cấu trúc : Cấu trúc của nhiễm sắc thể thể hiện ở thành phần, số lượng và trật tự của các gen trên nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài cũng mang tính đặc trưng. 2. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể : Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài sinh vật được ổn định về số lượng, hình dạng và cấu trúc qua các thế hệ tế bào của cùng một cơ thể và qua các thế hệ cơ thể khác nhau của loài. 3. Cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ nhiễm sắc thể : a. Ở các loài sinh sản vô tính : Sự nhân đôi kết hợp với phân li đồng đều của nhiễm sắc thể về 2 cực của tế bào trong quá trình nguyên phân là cơ chế giúp bộ nhiễm sắc đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể. b. Ở các loài sinh sản hữu tính : Bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế : nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. - Qua giảm phân : bộ nhiễm sắc thể phân li dẫn đến hình thành các giao tử đơn bội. - Trong thụ tinh : sự kết hợp giữa các giao tử khác giới cùng loài dẫn đến tái tổ hợp nhiễm sắc thể và hình thành bộ nhiễm sắc thể 2n trong các hợp tử. - Qua nguyên phân : hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành. Trong nguyên phân có sự kết hợp giữa nhân đôi và phân li nhiễm sắc thể sắc về 2 cực tế bào giúp cho bộ nhiễm sắc thể 2n được duy trì ổn định từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác của cơ thể.
15 tháng 9 2023

a.

Nội dung chính

- Phần 1: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 2: Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 3: Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 4: Phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 5: Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya.

Tính lô-gic

- Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí.

- Các lí lẽ giải thích, làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục, cho bài viết

b. Ví dụ: Phần 2 có nội dung chính là phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya. Trong phần này, tác giả tập trung phân tích vẻ đẹp của cảnh vật, thiên nhiên trong câu thơ thứ nhất của bài Cảnh khuya.

c. Điểm chung: trân trọng, khâm phục trước nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya của Bác.

Tiếng cười trào phúng được thể hiện qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm là:

- Hình ảnh “Lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ”, lũ ăn cướp đất nước ta, một nghi lễ cực kì long trọng. Đó là nỗi đau mất nước. Từ xưa tới năm ấy (1897) chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, đàn bà đâu được bén mảng đến nơi kén chọn nhân tài. Thế mà bây giờ, không chỉ “mụ đầm ra” mụ đầm đến với “váy lê quét đất” mà còn bày ra giữa thanh thiên bạch nhật một nghịch cảnh vô cùng nhục nhã.

14 tháng 9 2023

 Hình ảnh: quan sứ, mụ đầm 🡪 làm tăng sự lố bịch của cuộc thi.

+ Cở kéo rợp trời: đón tiếp trang nghiêm, linh đình.

+ Váy lê quét đất: cách ăn mặc lòe loẹt, lố lăng.

=> Sự phô trương về hình thức, nhố nhăng, lôi thôi. Bức tranh biếm họa về trường thi đầy rẫy những đối lập, ngược đời, trớ trêu. Thể hiện tiếng cười mỉa mai, chua chát của Tú Xương.

- Đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên được thể hiện ở văn bản này:

+ Văn bản giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra của hiện tượng nước biển dâng.

+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: biểu đồ, số liệu.

+ Văn bản chia bố cục rõ ràng theo các ý chính: Thay đổi mực nước biển và nguyên nhân → Mực nước biển sẽ dâng như thế nào? → Lời kết.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

- Mục đích viết của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Làm sáng tỏ một vấn đề về tác phẩm đó.

- Đặc điểm, nội dung chính của văn bản: Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến hoặc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

Như vậy, mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản là mối quan hệ hai chiều. Mục đích viết là cái để cho đặc điểm và nội dung chính của văn bản hướng đến; trong khi đặc điểm và nội dung chính của văn bản sẽ hiện thực hóa mục đích viết.

14 tháng 9 2023

- Trang phục: Chọn những trang phục nhã nhặn, phù hợp với hoàn cảnh, lối sống của mình.

- Dáng vẻ điệu bộ: Thuê thầy dạy mình lễ nghi, kiến thức. Răn đe, chỉnh đốn những tên phó may, thợ phụ nhốn nháo, khôn lỏi, chỉ biết nịnh hót, tranh thủ bòn rút tiền của chủ nhân. 

14 tháng 9 2023

Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục mặc áo khoác, áo gi-lê , quần ống túm. Áo gi-lê được trang trí nhiều nhất với họa tiết thêu và hoa văn trên vải. Loại ren đăng-ten jabot vẫn tiếp tục được sử dụng để viền cổ áo. Quần ống túm (breeches) thường dừng lại ở đầu gối, với tất trắng đi bên dưới và gót giày bản vuông lớn. Áo khoác được mặc ôm hơn và không phồng ra như váy ở thời kỳ baroque. Mũ tricorne trở nên phổ biến trong thời gian này, thường viền với bím tóc và trang trí bằng lông đà điểu. Tóc giả cũng được sử dụng và thường là màu trắng. Kiểu tóc cadogan của nam giới phát triển và trở nên phổ biến trong giai đoạn này với tóc được cuộn ngang trên tai. Tầng lớp quý tộc Pháp mặc quần áo đặc biệt xa hoa và thường được gọi là “Macaroni”.

14 tháng 9 2023

- Các đối tượng: giám khảo coi thi, sĩ tử đi thi.

- Thái độ: mỉa mai, châm biếm nhưng đến hai câu thơ cuối chuyển sang giọng điệu trữ tình

19 tháng 3 2021

1

người đi bộ:

-người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường.Trường hợp ko có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường

-nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ thủ đúng

người đi xe đạp:

- người đi xe đạp ko đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng ; ko đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác ; ko sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác ; ko mang vác và chở vật cồng kềnh; ko buông cả 2 tay hoặc đi xe bằng 1 bánh

-trẻ em dưới 12 tuổi ko đc đi xe đạp người lớn

-trẻ em dưới 16 tuổi ko đc đi xe gắn máy, đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đc lái xe có dung tích xi lanh dưới \(50cm^3\)

2

Đi xe máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm,người đi bộ phải đi trên lề đường, phần đường dành cho người đi bộ,...

19 tháng 3 2021

1. Người đi bộ:

- Đi trên hè phố, lề đường, đi sát mép đường.

- Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, nơi có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ, phải tuân thủ tín hiệu đèn chỉ dẫn.

Người đi xe đạp:

- Không đi xe dàn hàng ngang, không lạng lách, đánh võng.

- Không đi xe vào phần đường danh cho người đi bộ va phương tiện khác.

- Không sử dụng ô (dù), điện thoại di động.

- Không kéo đẩy xe khác, không mang vác và chở vật cồng kềnh.

- Không buông cả 2 tay, không đi xe một bánh.

2. Một số việc làm của bản thân thể hiện mình biết thực hiện đúng trật tự an toàn giao thông là:

- Đi xe máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm.

- Người đi bộ phải đi trên lề đường, phần đường dành cho người đi bộ.

- Không vượt đèn đỏ.