K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột và gián. Trong một không khí tỏa như đám cháy, ánh sáng đỏ ngòm của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột và gián.
Trong một không khí tỏa như đám cháy, ánh sáng đỏ ngòm của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lai lịa. Một tên tù cổ đeo gông, chân vứơng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Tên tù viết xong một chữ, tên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phíên lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khỏan, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy và đĩnh đạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chỗ ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn rõ ràng như thế. Thoi mực kiếm được ở đâu tốt và thơm lắm. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Ta bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về quê mà ở đã , rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
1) Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt nào là chính. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì
2) Trong đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Nêu tác dụng
3) Từ đoạn văn trên, anh chị hãy viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về lời khuyên quản ngục của Huấn Cao

Câu 2 :
"ta không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết bao giờ. Nhất sinh ta cũng chỉ mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta rất cảm kích tấm lòng biệt nhãn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy.Thiếu chút nữa bta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ."
Từ truyện ngắn chữ người tử tù,anh chị hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao được biểu hiện qua đoạn văn trên .Qua đó anh chị có suy nghĩ thế nào về vẻ đẹp này trong cuộc sống.
MỌI NGƯỜI LÀM NHANH GIÚP MÌNH NHÉ .XIN CÁM ƠN.

2
21 tháng 1 2019

Câu 1.

1. Đoạn văn viết theo phương thức tự sự. Nội dung chính: cảnh cho chữ và lời khuyên của tử tù dành cho quản ngục.

2. Nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là nghệ thuật tương phản đối lập:

- Sự đối lập tương phản giữa cảnh cho chữ cao khiết với không gian nhà tù chật hẹp, đầy rẫy những cái xấu, cái ác.

- Sự đối lập về vị thế: tử tù đáng ra bị trói xích thì đang dậm tô những nét chữ, đáng ra cần được quản ngục chỉnh huấn thì lại đang cho quản ngục lời khuyên. Quản ngục lại còn khúm núm và thực sự thức tỉnh nhờ những lời khuyên của tử tù.

3. Lời khuyên của tử tù dành cho quản ngục là lời khuyên chân thành xuất phát từ sự tri ân giữa tri kỉ. Một người vì mến con chữ mà xin chữ, một người không vì vàng lụa mà ép mình viết chữ. Nhưng giữa họ có sự đồng điệu bởi một người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, một người thì sợ phụ một tấm lòng trong thiên hạ. Tử tù vốn là người anh hùng chọc trời khuấy nước, vì sa cơ thất thế mà bị tử hình. Một người vì sống trong chốn tù ngục, làm tay sai cho giai cấp thống trị mà phải ghìm đi thú chơi chữ tao nhã kia. Nhưng lời khuyên của tử tù dành cho quản ngục đã thức tỉnh vị quan giữ tù này: "Tôi bảo thực, thầy Quản nên tìm về quê mà ở, giữ thiên lương cho lành vững rồi hẵng nghĩ đến chuyện chơi chữ." Đây là lời khuyên xuất phát từ tấm lòng chân thành, giữa họ dường như không còn khoảng cách về địa vị, về hoàn cảnh, về tuổi tác nữa, mà ở đó chỉ còn sự đồng điệu của tâm hồn. Lời khuyên của Huấn Cao cho thấy ông cũng nhận ra rằng chốn tù ngục không phù hợp với quản ngục - người có tấm lòng biệt nhỡ liên tài, có sở nguyện cao quý kia. Lời khuyên ấy thức tỉnh quản ngục, khiến quản ngục chảy nước mắt, dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Dòng nước mắt và lời lĩnh tạ cho thấy Quản ngục thực sự được thức tỉnh và có sự thay đổi. Người đọc tin rằng, rồi đây, Quản ngục sẽ từ chức, lui về quê sống vui vẻ với thú điền viên, ngắm nghĩa con chữ ông Huấn cho, giữ trọn đạo của một nhà nho giữa thời buổi binh biến loạn lạc.

21 tháng 1 2019

Câu 2.

Qua đoạn trích trên ta thấy được vẻ đẹp của Huấn Cao. Ông là người tài hoa, khí phách, thiên lương trong sáng. Con chữ vốn là nghệ thuật thư pháp thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay và trí óc của người nghệ sĩ. Ông Huấn, tuy triều đình coi là cầm đầu lũ phản loạn nhưng đứng ở vị thế nhân dân thì ông được xem là người anh hùng chọc trời khuấy nước, đấu tranh chống lại triều đình thối nát, giải phóng nhân dân. Chẳng may thất thế, ông bị bắt, kết án tử hình. Bên cạnh hình tượng người anh hùng thất thế, Huấn Cao hiện lên còn là một người nghệ sĩ tài hoa, có phẩm chất trong sáng, cao khiết. Con chữ Huấn Cao "đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông Huấn mà treo như có được vật báu ở đời". Nhưng ông Huấn bình sinh còn "không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết bao giờ." Như thế, người nghệ sĩ tài hoa ấy còn có phẩm chất thật đáng trân trọng. Huấn Cao khi mới bị giam cầm, được quản ngục thết đãi rượu thịt thì khinh bạc vì nghĩ rằng quản ngục lại có âm mưu gì để moi móc thông tin. Ông khảng khái nói với quản ngục: "Ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa". Chỉ qua chi tiết này đã thể hiện được khí phách cao thượng của Huấn Cao. Nhưng khi quản ngục nói ra cái sở nguyện được xin chữ, Huấn Cao lại trân trọng và bộc lộ thiên lương trong sáng: "Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Huấn Cao sẵn sàng tặng Quản Ngục con chữ vì tấm lòng biệt nhỡn liên tài của ông, thậm chí còn dành tặng Quản ngục lời khuyên chí tình, xuất phát từ tấm lòng của tri kỉ. Có thể nói, ở Huấn Cao hội tụ đầy đủ cả vẻ đẹp của một người anh hùng và một người nghệ sĩ. Ông không chỉ là người cứng cỏi, cương nghị, khí phách mà còn là người tài hoa, có thiên lương trong sáng. Vẻ đẹp này của ông Huấn thật đáng trân trọng và những phẩm chất ấy vẫn rất cần trong cuộc sống hôm nay. Con người trong cuộc sống hiện đại vẫn cần có những phẩm chất cương trực, cứng cỏi, nhưng cũng cần có cái tâm, sống chân thành và đối xử thân ái với mọi người...

Anh, chị đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người...
Đọc tiếp

Anh, chị đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chỗ ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về quê mà ở , thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.(…) Ngục quản cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào : “ Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Câu 1 : Đoạn văn được kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?(1.0 điểm) Câu 2 : Lý giải ngắn gọn tại sao đây là đoạn văn tập trung thể hiện chủ đề tác phẩm?(2.0 điểm) Câu 3 : Viết bài văn nghị luận ghi lại cảm nhận của anh, chị về đoạn trích trên

0
Câu 1. Cảm nhận về nội dung của đoạn trích sau …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người...
Đọc tiếp

Câu 1. Cảm nhận về nội dung của đoạn trích sau …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lia lịa. Một tên tù cổ đeo gông, chân vứơng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khỏan, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người. Thoi mựcthầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở,thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất phòng giam, tàn lửa tắt nghe sèo sèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quản cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. (trích: Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân- SGK Ngữ văn 11- tập I- trang 113)

0
Cảm nhận cảnh cho chữ trong đoạn văn bản sau:“ Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián.Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên...
Đọc tiếp

Cảm nhận cảnh cho chữ trong đoạn văn bản sau:

“ Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián.

Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.

Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:

- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.

Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.

Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

 

0
CM
22 tháng 12 2022

* Tóm tắt hoàn cảnh cho chữ:

- Huấn Cao: vốn là người có tâm hồn phóng khoáng, thích tự do và chán ghét những kẻ nhũng nhiễu nhân dân, không bao giờ cúi đầu trước uy quyền và đồng tiền.

- Quản ngục: một người có thiên lương, biết quý trọng người hiền và yêu cái đẹp nhưng lại làm nghề quản ngục. 

- Cảnh cho chữ diễn ra trong ngục tối.

* Diễn biến cảnh cho chữ:

+ Thời gian: giữa đêm.

+ Không gian: nền đất ẩm thấp, mùi hôi của gián, chuột.

+ Người cho chữ là người tử tù nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của mình cho người khác. Kẻ xin chữ lẻ ra là người có quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn.

* Giải thích tại sao cảnh cho chữ là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có":

+ Thông thường người ta chỉ sáng tác nghệ thuật ở nơi có không gian rộng rãi, trang nghiêm hay ít nhất là nơi sạch sẽ, đằng này cảnh cho chữ lại diễn ra nơi cái ác ngự trị.

+ Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nghệ thuật phải thật sự thoải mái về tâm lí, thể xác trong khi Huấn Cao phải đeo gông, xiềng xích và nhận án tử vào ngày hôm sau.

+ Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử tù lại ở vị thế cao hơn có quyền cho hay không cho chữ.

* Ý nghĩa của cảnh cho chữ:

+ Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục.

+ Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm: – Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? – Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm: – Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? – Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ! Ðàn kiến con vội nói: – Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé! Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng. Cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu. (Truyện Đàn kiến con ngoan quá – sưu tầm)

Câu 1: Đoạn trích sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp ấy?

Câu 2: Em học tập được gì thông qua hành động của đàn kiến con?

 

1
29 tháng 1 2023

Câu 1:

BPTT nhân hóa.

Tác dụng: Giúp cho nhân vật bà kiến, đàn kiến con trở nên sinh động hơn từ đó câu truyện thêm hấp dẫn và ý nghĩa.

Câu 2:

Em học tập được:

+ Nên biết sống yêu thương, quan tâm đến mọi người xung quanh.

+ Không sống thờ ơ vô cảm.

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm: – Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? – Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm: – Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? – Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ! Ðàn kiến con vội nói: – Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé! Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng, cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Ðàn kiến con lại chia nhau đi tìm nhà mới cho bà kiến. Một lúc sau, chúng quay lại nói với bà: – Bà ơi! Chúng cháu đưa bà về một ngôi nhà mới thật khô ráo và nhiều ánh nắng, bà có đồng ý không? Bà kiến rưng rưng cảm động nói: – Ôi, được thế thì còn gì bằng! Ðàn kiến lại xúm vào khiêng chiếc lá, kiệu bà kiến lên một bông hoa hướng dương cách đó không xa. Bà kiến được ở nhà mới, sung sướng quá, nói với đàn kiến con: – Nhờ các cháu giúp đỡ, bà được đi tắm nắng, lại được ở nhà mới cao ráo, xinh đẹp. Bà thấy khoẻ hơn nhiều lắm rồi. Các cháu nhỏ người mà ngoan quá! Bà cám ơn các cháu thật nhiều. 

 

b. Hãy tìm một cụm danh từ có trong câu trên, phân tích cụm danh từ đó theo mô hình sau: Phần trước Phần trung tâm Phần sau (2 điểm)

 Cần gấp,  cầu các cao nhân giúp đỡ 

 

0
*Mọi người giúp mình với, mình cảm ơn ạ* Phân tích cảnh cho chữ trong truyện "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân qua đoạn trích. Từ đó nhận xét về ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật của đoạn trích: Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy...
Đọc tiếp

*Mọi người giúp mình với, mình cảm ơn ạ* Phân tích cảnh cho chữ trong truyện "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân qua đoạn trích. Từ đó nhận xét về ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật của đoạn trích: Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, họ dụi mắt lia lịa. Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: " Kẻ mê muội này xin bái lĩnh ".

0
17 tháng 1 2022

1.Từ láy:tăm tối

2.Thuộc loại từ láy âm đầu

17 tháng 1 2022

1.Từ láy:tăm tối

2.Thuộc loại từ láy âm đầu

tick cho mk

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Tối hôm sau.Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Tối hôm sau.

Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.

Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ chuột đàn em của nó nữa. Một mình mèo con liệu có chống đỡ nổi với cả bọn chúng không? Mà đêm hôm, trên nhà ngủ say cả, chẳng có ai đến bênh mèo con đâu! Gió vẫn thổi mưa vẫn rơi lộp bộp. Chít chít…Lũ chuột đã rúc rích. Sột soạt sột… cả chín mười thằng ăn trộm đã vào đến bếp, chạy lung tung.

- A, a, chít chít. Hôm nay toàn thức ăn ngày Tết cả, thơm quá, béo quá, anh em ơi! Hãy lên vật cái thằng nồi đồng trước đã.

Bác nồi đồng run lập cập trên cái chạn cao.

- Ngoao! – Mèo con kêu một tiếng dữ tợn, khác hẳn với mọi khi.

- A, a, chít chít, cái thằng mèo nhép hôm nọ đấy mà, đánh bỏ mẹ nó đi anh em ơi! Lũ chuột hích nhau, nhưng bọn ăn trộm vốn hèn nhát, cứ thằng nọ đùn thằng kia.

- Ngoao! Gừ!

- Ôi, nó là mèo thật rồi – Lũ chuột vỡ chạy tán loạn.”

(Trích “Cái Tết của mèo con” của Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. (1 điểm) Hãy cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” thuộc thể loại truyện gì? Nêu những căn cứ để xác định thể loại truyện của câu chuyện trên.

Câu 2. (2 điểm) Cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” được kể bằng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.

Câu 3. (1 điểm) Tìm một từ ghép và một từ láy trong câu văn: “Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào”

Câu 4. (1 điểm)Trong đoạn trích trên có một biện pháp tu từ so sánh. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 5. (1 điểm) Qua câu chuyện“Cái Tết của mèo con”, em rút ra cho bản thân bài học nào?

Thu gọn

4
30 tháng 10 2021

cậu đăng hộ tớ à thank nhaaaaaa

30 tháng 10 2021

Nothing :33

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Tối hôm sau.Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Tối hôm sau.

Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.

Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ chuột đàn em của nó nữa. Một mình mèo con liệu có chống đỡ nổi với cả bọn chúng không? Mà đêm hôm, trên nhà ngủ say cả, chẳng có ai đến bênh mèo con đâu! Gió vẫn thổi mưa vẫn rơi lộp bộp. Chít chít…Lũ chuột đã rúc rích. Sột soạt sột… cả chín mười thằng ăn trộm đã vào đến bếp, chạy lung tung.

- A, a, chít chít. Hôm nay toàn thức ăn ngày Tết cả, thơm quá, béo quá, anh em ơi! Hãy lên vật cái thằng nồi đồng trước đã.

Bác nồi đồng run lập cập trên cái chạn cao.

- Ngoao! – Mèo con kêu một tiếng dữ tợn, khác hẳn với mọi khi.

- A, a, chít chít, cái thằng mèo nhép hôm nọ đấy mà, đánh bỏ mẹ nó đi anh em ơi! Lũ chuột hích nhau, nhưng bọn ăn trộm vốn hèn nhát, cứ thằng nọ đùn thằng kia.

- Ngoao! Gừ!

- Ôi, nó là mèo thật rồi – Lũ chuột vỡ chạy tán loạn.”

(Trích “Cái Tết của mèo con” của Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. (1 điểm) Hãy cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” thuộc thể loại truyện gì? Nêu những căn cứ để xác định thể loại truyện của câu chuyện trên.

Câu 2. (2 điểm) Cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” được kể bằng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.

Câu 3. (1 điểm) Tìm một từ ghép và một từ láy trong câu văn: “Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào”

Câu 4. (1 điểm)Trong đoạn trích trên có một biện pháp tu từ so sánh. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 5. (1 điểm) Qua câu chuyện“Cái Tết của mèo con”, em rút ra cho bản thân bài học nào?

3
30 tháng 10 2021

Các bạn chỉ cần làm câu 4 thôi nhé.

30 tháng 10 2021

câu 1,2,3,5 mình tự làm được.