a) Viết PTPƯ.
b) Tính khối lượng m của muối khan và V khí CO2.
c) Dẫn toàn bộ CO2 thu được ở trên vào lọ đựng 168 ga, dung dịch KOH 20%. Tính khối lượng muối thu được.
2) A là dung dịch H2SO4, B là dung dịch NaO. Người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1 : Trộn 0.3 lít dung dịch B với 0.2 lít dd A ta được 0.5 lít dd C. Lấy 20ml dd C, thêm một ít quỳ tím ẩm vào thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0.05M tới khi quỳ đổi thành màu tím hết 40ml dd axit.
- Thí nghiệm 2: Trộn 0.2 lít dd B với 0.3 lít dd A ta được 0.5 lít dd D. Lấy 20 ml dd D, thêm một ít quỳ tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dd NaOH 0.2M tới khi quỳ đổi thành màu tím thấy hết 80 ml dd NaOH.
a) Tính nồng độ mol của các dd A và B.
b) Trộn VB lít dd NaOH vào VA lít dd H2SO4 (ở trên) ta thu được dd E. Lấy V ml dd E cho tác dụng với 100 ml dd BaCl2 0.15M thu được 3.262 g kết tủa F. Mặt khác, lấy V ml dd E cho t/d với 100 ml dd AlCl3 1M được kết tủa G. Nung G ở nhiệt độ cao cho đến khối lượng không đổi thì thu được 3.264 gam chất rắn. Tính tỉ lệ Va: Vb.
3) Một hỗn hợp A gồm 3 muối cac1bonat, hiđrocacbonat và clorua của củng kim loại kiềm M. Cho 31.94 gam A tác dụng hết với V ml (dư) dung dịch HCl 20% ( d= 1.05g/ ml) thì thu được dd B và 6.72 lít khí C ( đktc ). Chia B thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch KOH 0.5M.
- Phần 2: cho tác dụng hết với dd AgNO3 dư thì thu được 67.445 gam kết tủa trắng.
a. Hãy xác định kim loại M và tính thành phần % về khối lượng các chất trong A.
b. Tính giá trị của V.
c. Lấy 1/2 khối lượng hỗn hợp A rồi đem nung nhẹ đến khi không còn khí thoát ra. Cho toàn bộ khí thu được qua 150 ml dd NaOH 0.2M. Hãy tính khối lượng muối tạo thành trong dd sau phản ứng.
Giúp mình 3 bài này nha. Mình cảm ơn ạ.
1.
a) Na2CO3 +2HCl --> 2NaCl +CO2 +H2O (1)
BaCO3 +2HCl --> BaCl2 +CO2 +H2O (2)
MgCO3 +2HCl --> MgCl2 +CO2 +H2O (3)
b) nHCl=0,8(mol) =>mHCl=29,2(g)
theo (1,2,3) : nCO2=nH2O=1/2nHCl=0,4(Mol)
=> mCO2=17,6(g)
mH2O=7,2(g)
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
m=37,6+29,2-17,6-7,2=42(g)
=>V=0,4.22,4=8,96(l)
c) CO2 +2KOH --> K2CO3 +H2O (4)
CO2 +KOH --> KHCO3 (5)
nKOH=\(\dfrac{168.20}{100.56}=0,6\left(mol\right)\)
theo (4) : \(\dfrac{nCO2}{nKOH}=\dfrac{1}{2}\)
theo (5) : \(\dfrac{nco2}{nKOH}=1\)
theo đề : \(\dfrac{nCO2}{nKOH}=\dfrac{2}{3}\)
ta thấy : \(\dfrac{1}{2}< \dfrac{2}{3}< 1\)
=> thu được cả 2 muối : K2CO3,KHCO3
giả sử nCO2(4)=x(mol)
nCO2(5)=y(mol)
=> x+y=0,4(I)
theo (4) : nKOH(4)=2nCO2(4)=2x(mol)
theo (5) : nKOH(5)=nCO2(5)=y(mol)
=> 2x+y=0,6(II)
từ(I,II)
=>\(\left\{{}\begin{matrix}x=0,2\left(mol\right)\\y=0,2\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
theo (4): nK2CO3=nCO2(4)=0,2(Mol)
theo(5) : nKHCO3=nCO2(5)=0,2(Mol)
=>mK2CO3=27,6(g)
mKHCO3=20(g)
=>mmuối thu được =47,6(g)
Có thể giúp mình câu 3 được không ạ ? Mình cảm ơn rất nhiều.