K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2017
Luôn tâm huyết với nghề, nặng lòng với những học trò thân yêu của mình, họ - những “kỹ sư tâm hồn” không chỉ biết có giảng dạy trên bục giảng mà còn “sát cánh” với từng học trò như người thân trong gia đình để tìm ra phương pháp dạy tốt, mang lại hiệu quả cao nhất. Và họ đã vinh dự được ngành GD-ĐT trao tặng giải thưởng Võ Trường Toản năm 2009. Không chỉ dạy chữ mà còn hướng nghiệp Ngay từ nhỏ, cô học trò Lê Thị Nhung luôn khao khát được làm kỹ sư hóa, nhưng vì điều kiện cô đành “rẽ ngang” và trở thành giáo viên. Từ đó đến nay, cô giáo họ Lê (Trường THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thạnh) vẫn “nặng lòng” với những đứa học trò của mình như một cái duyên với nghề. Tốt nghiệp ra trường, được phân công về dạy tại Trường THCS Thạnh Mỹ Lợi (Q.2). Dạy được 3 năm, cô Nhung được chuyển về Trường THCS Lê Văn Tám cho đến nay. Công tác được 26 năm trong ngành, cô Nhung được nhiều người biết đến không chỉ vì tình yêu nghề mà còn “nổi tiếng” trong trường với những giờ sinh hoạt chủ nhiệm khác lạ đem lại sự hứng thú trong học tập cho học trò mình. Một lần xem chương trình giáo dục của Mỹ trên truyền hình, cô Nhung trăn trở với một câu hỏi của chính mình: “Làm thế nào để học trò năng động, tìm thấy đam mê thực sự trong mỗi tiết học?”. Suy nghĩ mãi, cuối cùng cô cũng tìm ra được “phương pháp” cho riêng mình: Tạo cho HS sự hứng thú trong học tập bằng cách phân công từng nhóm đọc báo trong tuần. Đến cuối tuần trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, HS sẽ tự nêu lên vấn đề nào đang được chú ý sau khi đọc báo và đưa ra thảo luận với nhau, sau đó cho từng HS phát biểu cảm nhận về vấn đề đó rồi cô gút lại và đúc kết những điều mà HS đọc được. Vì là giáo viên chủ nhiệm năm cuối cấp (lớp 9/6) nên ngoài việc thảo luận, cô Nhung dành ra khoảng thời gian để lắng nghe học trò tâm sự về chuyện học của mình và từ đó cô hướng cho từng em theo nghề nào trong tương lai. 26 năm không ngừng phấn đấu, sáng tạo phương pháp giảng dạy, cô đã vinh dự nhận được bằng khen của bộ về bồi dưỡng giáo viên đạt loại xuất sắc (chu kỳ 1); Huy hiệu TP.HCM. Trước đó cô cũng đạt giải giáo viên giỏi cấp quận và là chiến sĩ thi đua nhiều năm liền… Thế nhưng, niềm vui lớn nhất của cô giáo Lê Thị Nhung lúc này là được “sát cánh” cùng những “đứa con” trong tập thể lớp 9/6 chuẩn bị thi cuối cấp. Bạn tham khảo qua nhé
13 tháng 11 2017

kĩ sư tâm hồn là j vậy

Giáo sư William L.Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy:"William yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn 80 tuổi như ta, sống đơn độc trong một căn phòng nhỏ,...
Đọc tiếp

Giáo sư William L.Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy:"William yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn 80 tuổi như ta, sống đơn độc trong một căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ, em sẽ bất ngờ, khi biết rằng ta đã dạy học hơn 30 năm và trong khoảng thờ gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cảm ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận

Câu 1 : PTBĐ của văn bản trên 

Câu 2 : Nội dung chính của văn bản 

 

2
6 tháng 10 2021

trình bày lời dụ của quang trung qua tác phẩm hoàng lê nhất thống chí

6 tháng 10 2021

1. Tự sự

2. Văn bản nói về bức thư mà giáo sư William gửi cho giáo viên cũ của mình, bức thư là niềm an ủi với bà khi đây là bức thư cảm ơn đầu tiên bà nhận được sau hơn 30 năm.

3 tháng 4 2022

đề?

3 tháng 4 2022

đề bài là j?

Sức mạnh của một bức thư cảm ơnGiáo sư William L.Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy:"William yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn 80 tuổi như ta, sống...
Đọc tiếp

Sức mạnh của một bức thư cảm ơn

Giáo sư William L.Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy:"William yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn 80 tuổi như ta, sống đơn độc trong một căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ, em sẽ bất ngờ, khi biết rằng ta đã dạy học hơn 30 năm và trong khoảng thờ gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cảm ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận"

Tìm 1 phép liên kết.

1
15 tháng 4 2023

Phép thế: một giáo viên => bà

Giáo sư William L. Stidger

 

20 tháng 6 2021

D

20 tháng 6 2021

D nha

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu Giáo sư William L.Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà ba mươi năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy, rằng: Willie yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn tam mươi...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu Giáo sư William L.Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà ba mươi năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy, rằng: Willie yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn tam mươi tư tuổi như ta, sống đơn độc trong căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ, em sẽ bất ngờ, Willie ạ, khi biết rằng ra đã dạy học năm mươi năm và trong khoảng thời gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cám ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận.

Câu 1 : Tìm từ láy có trong phần trích và phân loại các từ láy đó.

0
18 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

   Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.

   Ngay trong hoàn cảnh bất hạnh khổ cực vì bị hà hiếp bóc lột chị Dậu vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ yêu thương chồng con đảm đang tháo vát. Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ" hình ảnh chị dùng những lời lẽ van xin thảm thiết và dám xông vào chống trả quyết liệt tên cai lệ và người là lý trưởng để cứu chồng là biểu hiện sâu sắc nhất tình cảm yêu thương hy sinh vì chồng con của chị Dậu. Cử chỉ bê bát cháo đến bên chồng với những lời nói tự nhiên như tấm lòng chân thành của chị đối với chồng "Thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ mệt…" đã làm người đọc xúc động thực sự trước tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp nữ tính dịu dàng với tình cảm mộc mạc của người phụ nữ ấy. Ở chị là sự hội tụ những vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ Việt Nam mà Ngô Tất Tố muốn ngợi ca.

   Cũng xuất phát từ tình yêu chồng mà chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Hành động của chị dù là bột phát nhưng, suy nghĩ đầy ý thức "Thà ngồi tù, để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được". Ý thức đó phải chăng là ý thức phản kháng tiềm tàng trong người nông dân mà Ngô Tất Tố dường như đang "xui người nông dân nổi loạn" (theo nhận xét của Nguyễn Tuân) để nhằm phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh, "Tức nước vỡ bờ".

   Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trọng những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dân già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muốn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Giáo sư Tạ Quang Bửu (1910 - 1986), ông là nhà khoa học lừng lẫy của Việt Nam, là người đặt nền móng đầu tiên cho ngành khoa học - kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam. Năm 1945, khi nước Việt Nam giành độc lập, giáo sư Tạ Quang Bửu là một trong những nhà tri thức tai ba nhất thời đó. Sự nghiệp cách mạng cũng như sự nghiệp phát triển nền giáo dục nước nhà không thể không nhắc đến tên ông. Ông đã dành cả cuộc đời của mình để nghiên cứu và cống hiến, góp phần lớn lao tạo nên nền kinh tế - văn hóa - xã hội vững mạnh như bây giờ. Không chỉ là một chính trị tài ba, ông còn được biết đến là con người đa tài từ khả năng toán học đến nghệ thuật, đặc biệt ông có tài năng ngoại ngữ vượt trội. Để trở thành nhà trí thức uyên bác như vậy, sở dĩ ông là người có tính kỉ luật, tinh thần tự học cao. Ông luôn biết cách làm cho mình phát triển hơn từng ngày nhờ vào việc tự học, không ngừng tìm tòi lĩnh hội kiến thức bằng việc yêu những cuốn sách và luôn sẵn sàng dành thời gian cho chúng. Bởi thế mà tài năng, nỗ lực của ông đều được mọi người ghi nhận, tôn vinh và kính trọng. Sự ra đi của ông để lại muôn vàn tiếc thương cho con em đất Việt.