K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2017

Cuộc đời của Lão Hạc chứa đầy nhưng bi kịch. Bi kịch làm cha, ki kịch làm người. Lão Hạc vốn là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh. tài sản của lão chỉ có 3 sào vườn và một cậu con trai. Vợ lão không may qua đời sớm tất cả gánh nặng trong gia đình lão phải một mình gách vác. Vì con trai không đủ tiền cưới vợ đã bỏ nhà ra đi. Lão có con mà lại ko được sống chung với con. Lẽ ra ở tuổi lão phải được con cái chăm sóc. Tưởng như cuộc sống thế là đã khổ lắm rồi. Vậy mà cuộc đời lão còn khổ hơn sau khi lão trả qua trận ốm 2 tháng 18 ngày. Tiền mấy năm để được lão cũng đã tiêu hết rồi, mùa màng thì mất vụ các công việc thì bị chanh nhau hết. Làm sao đây, cậu Vàng còn ăn khỏe hơn lão bao nhiêu thức có trong nhà hay ngoài vườn lão cũng đã ăn hết rồi. Vì đường cùng lão đành bán con chó đi. Lão giờ chỉ viết làm mọi thức cho con, bao nhiêu tiền hoa lợi trong vườn bán được lão đều dnahf dhum cho con, hi vọng sau con về sẽ có tiền cưới vợ. Lão tự nhủ mảnh vườn là của con ta của mẹ nó tậu thì nó hưởng. Dù khó khăn lão vẫn giữ trọn vẹn 2 sào vườn cho con.. Lão từ chối tất cả sự giúp đỡ của ông giáo. Và cuối cùng , Lão Hạc đã kết liễu cuộc đời đau khổ của mình bằng cách ăn bả chó. Lão chết 1 cách đau đớn, lão thật đáng thương. Bi kịch của lão đó là muốn sống mà ko thể sống, muốn sống cùng đứa con mà cũng ko được. Dù nghèo đói, nhưng lão cũng không đi ăn trộm như Binh Tư. Chết trong sạch còn hơn là chết nhục nhã.

15 tháng 11 2017

Nam Cao là nhà văn xuất sắc trong nền văn học hiện thực 1930 – 1945. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm. Trong đó "Lão Hạc" là một truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao viết về cuộc đời bất hạnh và cái chết thương đau của lão nông nghèo khổ. Thông qua tác phẩm nhà văn đã xây dựng thành công tấn bi kịch của Lão Hạc.

Bi kịch là một trạng thái tâm hồn của con người, bức bối đau khổ không giải thoát được bởi mâu thuẫn giữa một bên là mơ ước mong muốn một bên là hiện thực. Lão Hạc trong tác phẩm có một cuộc đời đấy bi kịch.

Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh. Tài sản của lão chỉ có ba sào vườn, một túp lều, một con chó do vợ lão để lại. Vợ lão chết đã lâu, lão sống trong cảnh gà trống nuôi con. Nhưng đứa con trai của lão vì không có tiền cưới vợ đã phẫn chí xin đi làm ở đồn điền cao su, đi biền biệt 5, 6 năm nay chưa về. Lão sống cô đơn lủi thủi bất hạnh, bao bất hạnh cũng trút lên đầu lão. Lão có con mà không được sống cùng con, phải ở một mình. Đáng lẽ ra đến cái tuổi của lão được con cái chăm sóc, ngược lại lão sống cô đơn chỉ còn biết bầu bạn với cậu Vàng.

Tưởng như cuộc sống của lão thế là khổ lẳm rồi.Vậy mà cuộc đời lão còn khổ hơn khi một tai họa ập đến nhà lão: lão bị ốm một trận nặng hai tháng 18 ngày và lão đã phải tiêu vào số tiền mà lão dành cho con lão, khổ hơn đáng thương hơn là hoa màu trong vườn nhà lão mất mùa gần hết: "làng mất mùa sợi, giá gạo thì ngày càng tăng,bao nhiêu việc nhẹ thì đàn bà con gái đã nhận làm hết". Lão thật đáng thương. Con lão đi làm ăn xa nên lào dành hết tình cảm cho cậu Vàng, lão coi cậu vàng như đứa con cầu tự, lão ăn gì cũng cho nó ăn nấy, lão cho cậu ăn trong bát sứ như gia đình nhà giàu. Bắt rận và tắm cho nó, lão tâm sự với nó như với người. Nhưng mỗi ngày cậu Vàng lại ăn hết hai hào gạo. Cậu còn ăn khỏe hơn lão. Mà cuộc sống của lão ngày càng khó khăn để nuôi cậu Vàng thì lão không có tiền để nuôi, bán nó đi thì lão đau khổ. Cuối cùng lão cũng đã quyết định bán cậu vàng, lão rất ân hận vì mình đã lừa một con chó. Lão giờ đây sống lủi thủi một mình vì không có ai tâm sự lão như rơi vào vực thẳm. Chỉ đơn giản là giữ cậu vàng lại để có người bầu bạn nhưng lão đã không làm được lão đã phải bán cậu đi. Lão Hạc thật đáng thương.

Chỉ vì gia đình nghèo, mà lão đã không có tiền cưới vợ cho con, đau đớn hơn khi đứa con đi làm đồn điền cao su. Lão giờ chỉ biết làm mọi thứ cho con, bao nhiêu tiền hoa lợi trong vườn bán được lão đều dành dụm cho con, hi vọng con trở về sẽ có tiền cưới vợ. Lão tự nhủ mảnh vườn là của con ta của mẹ nó tậu thì nó hưởng. Dù khó khăn lão vẫn giữ trọn vẹn ba sào vườn cho con. Nhưng chớ trêu, là lão bị ốm một trận. Đã phải tiêu vào số tiền dành dụm cho con. Cuộc đời lão sao mà khổ vậy.

Từ ngày bán cậu Vàng đi. Lão một mình lủi thui. Cuộc sống ngày càng khó khăn vất vả, lão chỉ biết ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má, thỉnh thoảng một vài củ dáy hay bữa chai bữa ốc để sống qua ngày. Lão từ chối tất cả mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Và cuối cùng, Lão Hạc đã kết liễu cuộc đời đau khổ của mình bằng cách ăn bả chó. Lão chết một cách đau đớn thê thảm: đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra...vật vã đến hai giờ đồng hồ lão mới chết. Lão Hạc thật đáng thương, muốn sống mà không thể sống, phải tự kết liễu chính cái cuộc đời đau khổ của mình. Người nông dân hiền lành ấy phải chịu đựng biết bao đau thương tủi cực.

Bi kịch của lão Hạc đó là muốn sống mà không thể sống, muốn sống cùng đứa con mà không được sống, muốn có cậu Vàng bên cạnh làm bạn mà không thể. Rồi lão kết thúc tất cả tấn bi kịch của đời mình bằng cái chết. Người nông dân ấy đã không tìm ra được lối thoát cho cuộc đời mình, nên họ đã tự kết liễu cuộc đời mình để thoát khỏi sự đau khổ ấy.

Tóm lại, cuộc đời Lão Hạc là một bi kịch đầy nước mắt đau thương. Sống nghèo đói cô đơn, lúc chết thì đau đớn. Lão tiêu biểu cho nỗi bi kịch của người nông dân thời kì ấy, không tìm ra lối thoát. Lão cũng như cuộc đời của Binh Tư, Lang giận cuối cũng vẫn tìm đến cái ch

15 tháng 11 2017

Nam Cao là nhà văn có sở trường viết về đề tài nông dân, nông thôn bởi nhà văn vốn có sự am hiểu, sự gắn bó thân thiết với cuộc sống của những người nông dân. Cũng có lẽ vì lẽ đó mà Nam Cao đã xây dựng quá mức thành công hình ảnh những người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, nó chân thực đến mức gây ám ảnh đối với độc giả. Và một trong những tác phẩm như thế, đó chính là truyện ngắn “Lão Hạc”.

Truyện ngắn “Lão Hạc” xoay quanh câu chuyện về cuộc đời và số phận đầy bất hạnh của nhân vật Lão Hạc. Nhà văn Nam Cao đã khắc họa nhân vật này với những bi kịch chất chồng. Theo dõi câu chuyện về cuộc đời của lão, độc giả không khỏi thương cảm, xót xa cho những bi kịch ấy. Trước hết, bi kịch đầu tiên của nhân vật này, đó chính là bi kịch của đói nghèo, thiếu thốn.

Vợ Lão Hạc mất từ sớm, nhà chỉ còn có lão và một cậu con trai sống lương tựa vào nhau. Nhưng rồi, vì cuộc sống đói nghèo, gia đình không có tiền nên con trai lão không thể lấy được người con gái anh ta yêu trong làng, chứng kiến cảnh cô gái đi lấy chồng, vì quá tuyệt vọng, đau khổ mà con trai lão đã bỏ nhà, bỏ lão mà đi tỉnh mộ, xin vào làm công nhân đồn điền cao su.

Như vậy, cuộc sống vốn neo người lại càng thêm trống trải, hoang vắng. Ở căn nhà rách nát của lão chỉ còn lại một mình lão và một con chó mà con trai lão để lại, được lão đặt tên là cậu Vàng. Cuộc sống cô đơn, khổ cực của lão chỉ còn lại con chó Vàng. Nhưng rồi lão cũng đổ bệnh, không làm ăn gì được nữa, cái ăn trong nhà cũng dần vơi cạn, lão đã phải ăn đến những thứ như: củ chuối luộc hay sung luộc chấm muối. Mà sức ăn của cậu Vàng rất khỏe, lão không còn đủ sức nuôi mình, nói gì đến cậu vàng. Trong cái đói khổ đã đẩy Lão Hạc vào một quyết định vô cùng khó khăn, đó là việc bán cậu Vàng.

Con trai lão bỏ lão mà đi, cuộc sống lại chỉ có cậu Vàng bầu bạn, vì vậy có thể nói, cậu Vàng không đơn giản chỉ là một con chó được lão nuôi mà còn là một người bạn thân thiết, một người con, một người cháu mà lão hết lòng yêu quý. Vì vậy, khi không còn lựa chọn nào khác, lão mới phải suy nghĩ đến cách bán cậu Vàng. Nhưng, nếu theo dõi câu chuyện, ta có thể thấy quyết định này được lão đưa ra không dễ dàng chút nào, đã rất nhiều lần lão sang hỏi ý kiến của ông Giáo về việc bán cậu Vàng. Cuối cùng, khi đã bán cậu Vàng, Lão Hạc lại đau khổ vì day dứt, khổ tâm, lão ân hận đau khổ khi mình lại đi lừa một con chó, lão luôn bị giằng xé bởi ý nghĩ : “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão lại đối xử với tôi như thế này?”. Cuộc sống vốn đã đơn độc, nay cậu Vàng cũng không còn, ta có thể thấy Lão Hạc đã chìm sâu trong nỗi tuyệt vọng, trong bi kịch của chính bản thân mình.

Bi kịch thứ hai của Lão Hạc mà ta có thể kể đến, đó chính là bi kịch nội tâm của lão, giữa một bên là chết đi để không tiêu thêm vào khoản tiền mà lão để dành cho cậu con trai, hoàn thành trách nhiệm của một người cha với người con của mình, và một bên là tiếp tục sống để đau khổ, để mà tiếp tục dằn vặt khi dùng tiền của con trai để nuôi sống mình. Có thể thấy, ngay sau khi bán cậu Vàng, chưa có một phút giây nào lão được thanh thản. Những suy nghĩ, những đấu tranh vẫn diễn ra tận sâu trong nội tâm của Lão Hạc.

Nhưng dường như, đến cuối cùng, Lão cũng đã có những quyết định dứt khoát và có sự chuẩn bị chu toàn cho quyết định ấy. Lão đã chuẩn bị hậu sự cho chính mình. Lão đã gửi ông Giáo một khoản tiền mà lão đã để dành cho con trai, nhờ ông giáo coi trông khu vườn và căn nhà, để khi con trai lão về thì đưa cho anh ta. Ngoài ra, Lão Hạc cũng gửi ông Giáo một khoản tiền để nhờ hàng xóm lo việc hậu sự cho ông khi không may ông có mệnh hệ gì. Nghĩa là Lão hạc đã dự liệu trước mọi việc cho mình. Lão Hạc xin Binh Tư một ít bả chó, mà theo suy nghĩ của hắn ta, mục đích của Lão Hạc là để đánh bẫy chó của hàng xóm.

Nhưng điều làm các nhân vật Binh Tư, ông giáo cũng như người đọc bất ngờ nhất, đó là liều bả chó mà Lão Hạc xin không phải dùng để đánh chó mà lão dùng cho mình. Hình ảnh Lão Hạc giãy đành đạch, miệng sùi bọt mép là một chi tiết gây ám ảnh mạnh mẽ đối với người đọc. Ám ảnh bởi cách thức dữ dội, đau đớn mà Lão Hạc chọn cho mình, ám ảnh bởi chính con người tốt đẹp bên trong lão. Lão Hạc không muốn sống tiếp để tiêu cạn số tiền để dành cho người con, cũng không muốn ngửa tay xin sự trợ giúp từ những người hàng xóm, càng không bán lương tâm của mình để làm những điều sai trái. Do vậy, hình ảnh Lão Hạc hiện lên với những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: thương con, sống tình nghĩa, có đạo đức.

Như vậy, thông qua hình ảnh của Lão hạc, người đọc có thể cảm nhận được tận cùng những bi kịch, những bất hạnh trong cuộc sống của người nông dân trong xã hội xưa, họ khổ vì đói nghèo, rồi từ cái đói, cái nghèo đã đẩy họ vào biết bao nhiêu bi kịch, bất hạnh, đắng cay của đời. Truyện ngắn cũng thể hiện sự cảm thông sâu sắc của nhà văn Nam Cao với số phận của những người nông dân.

17 tháng 7 2018

Nam Cao là nhà văn có sở trường viết về đề tài nông dân, nông thôn bởi nhà văn vốn có sự am hiểu, sự gắn bó thân thiết với cuộc sống của những người nông dân. Cũng có lẽ vì lẽ đó mà Nam Cao đã xây dựng quá mức thành công hình ảnh những người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, nó chân thực đến mức gây ám ảnh đối với độc giả. Và một trong những tác phẩm như thế, đó chính là truyện ngắn "Lão Hạc".

Truyện ngắn "Lão Hạc" xoay quanh câu chuyện về cuộc đời và số phận đầy bất hạnh của nhân vật Lão Hạc. Nhà văn Nam Cao đã khắc họa nhân vật này với những bi kịch chất chồng. Theo dõi câu chuyện về cuộc đời của lão, độc giả không khỏi thương cảm, xót xa cho những bi kịch ấy. Trước hết, bi kịch đầu tiên của nhân vật này, đó chính là bi kịch của đói nghèo, thiếu thốn.

Vợ Lão Hạc mất từ sớm, nhà chỉ còn có lão và một cậu con trai sống lương tựa vào nhau. Nhưng rồi, vì cuộc sống đói nghèo, gia đình không có tiền nên con trai lão không thể lấy được người con gái anh ta yêu trong làng, chứng kiến cảnh cô gái đi lấy chồng, vì quá tuyệt vọng, đau khổ mà con trai lão đã bỏ nhà, bỏ lão mà đi tỉnh mộ, xin vào làm công nhân đồn điền cao su.

Như vậy, cuộc sống vốn neo người lại càng thêm trống trải, hoang vắng. Ở căn nhà rách nát của lão chỉ còn lại một mình lão và một con chó mà con trai lão để lại, được lão đặt tên là cậu Vàng. Cuộc sống cô đơn, khổ cực của lão chỉ còn lại con chó Vàng. Nhưng rồi lão cũng đổ bệnh, không làm ăn gì được nữa, cái ăn trong nhà cũng dần vơi cạn, lão đã phải ăn đến những thứ như: củ chuối luộc hay sung luộc chấm muối. Mà sức ăn của cậu Vàng rất khỏe, lão không còn đủ sức nuôi mình, nói gì đến cậu vàng. Trong cái đói khổ đã đẩy Lão Hạc vào một quyết định vô cùng khó khăn, đó là việc bán cậu Vàng.

Con trai lão bỏ lão mà đi, cuộc sống lại chỉ có cậu Vàng bầu bạn, vì vậy có thể nói, cậu Vàng không đơn giản chỉ là một con chó được lão nuôi mà còn là một người bạn thân thiết, một người con, một người cháu mà lão hết lòng yêu quý. Vì vậy, khi không còn lựa chọn nào khác, lão mới phải suy nghĩ đến cách bán cậu Vàng. Nhưng, nếu theo dõi câu chuyện, ta có thể thấy quyết định này được lão đưa ra không dễ dàng chút nào, đã rất nhiều lần lão sang hỏi ý kiến của ông Giáo về việc bán cậu Vàng. Cuối cùng, khi đã bán cậu Vàng, Lão Hạc lại đau khổ vì day dứt, khổ tâm, lão ân hận đau khổ khi mình lại đi lừa một con chó, lão luôn bị giằng xé bởi ý nghĩ: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão lại đối xử với tôi như thế này?". Cuộc sống vốn đã đơn độc, nay cậu Vàng cũng không còn, ta có thể thấy Lão Hạc đã chìm sâu trong nỗi tuyệt vọng, trong bi kịch của chính bản thân mình.

Bi kịch thứ hai của Lão Hạc mà ta có thể kể đến, đó chính là bi kịch nội tâm của lão, giữa một bên là chết đi để không tiêu thêm vào khoản tiền mà lão để dành cho cậu con trai, hoàn thành trách nhiệm của một người cha với người con của mình, và một bên là tiếp tục sống để đau khổ, để mà tiếp tục dằn vặt khi dùng tiền của con trai để nuôi sống mình. Có thể thấy, ngay sau khi bán cậu Vàng, chưa có một phút giây nào lão được thanh thản. Những suy nghĩ, những đấu tranh vẫn diễn ra tận sâu trong nội tâm của Lão Hạc.

Nhưng dường như, đến cuối cùng, Lão cũng đã có những quyết định dứt khoát và có sự chuẩn bị chu toàn cho quyết định ấy. Lão đã chuẩn bị hậu sự cho chính mình. Lão đã gửi ông Giáo một khoản tiền mà lão đã để dành cho con trai, nhờ ông giáo coi trông khu vườn và căn nhà, để khi con trai lão về thì đưa cho anh ta. Ngoài ra, Lão Hạc cũng gửi ông Giáo một khoản tiền để nhờ hàng xóm lo việc hậu sự cho ông khi không may ông có mệnh hệ gì. Nghĩa là Lão hạc đã dự liệu trước mọi việc cho mình. Lão Hạc xin Binh Tư một ít bả chó, mà theo suy nghĩ của hắn ta, mục đích của Lão Hạc là để đánh bẫy chó của hàng xóm.

Nhưng điều làm các nhân vật Binh Tư, ông giáo cũng như người đọc bất ngờ nhất, đó là liều bả chó mà Lão Hạc xin không phải dùng để đánh chó mà lão dùng cho mình. Hình ảnh Lão Hạc giãy đành đạch, miệng sùi bọt mép là một chi tiết gây ám ảnh mạnh mẽ đối với người đọc. Ám ảnh bởi cách thức dữ dội, đau đớn mà Lão Hạc chọn cho mình, ám ảnh bởi chính con người tốt đẹp bên trong lão. Lão Hạc không muốn sống tiếp để tiêu cạn số tiền để dành cho người con, cũng không muốn ngửa tay xin sự trợ giúp từ những người hàng xóm, càng không bán lương tâm của mình để làm những điều sai trái. Do vậy, hình ảnh Lão Hạc hiện lên với những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: thương con, sống tình nghĩa, có đạo đức.

Như vậy, thông qua hình ảnh của Lão hạc, người đọc có thể cảm nhận được tận cùng những bi kịch, những bất hạnh trong cuộc sống của người nông dân trong xã hội xưa, họ khổ vì đói nghèo, rồi từ cái đói, cái nghèo đã đẩy họ vào biết bao nhiêu bi kịch, bất hạnh, đắng cay của đời. Truyện ngắn cũng thể hiện sự cảm thông sâu sắc của nhà văn Nam Cao với số phận của những người nông dân.

17 tháng 7 2018

Gợi ý nhỏ:

Cuộc đời của Lão Hạc chứa đầy nhưng bi kịch. Bi kịch làm cha, ki kịch làm người. Lão Hạc vốn là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh. tài sản của lão chỉ có 3 sào vườn và một cậu con trai. Vợ lão không may qua đời sớm tất cả gánh nặng trong gia đình lão phải một mình gách vác. Vì con trai không đủ tiền cưới vợ đã bỏ nhà ra đi. Lão có con mà lại ko được sống chung với con. Lẽ ra ở tuổi lão phải được con cái chăm sóc. Tưởng như cuộc sống thế là đã khổ lắm rồi. Vậy mà cuộc đời lão còn khổ hơn sau khi lão trả qua trận ốm 2 tháng 18 ngày. Tiền mấy năm để được lão cũng đã tiêu hết rồi, mùa màng thì mất vụ các công việc thì bị chanh nhau hết. Làm sao đây, cậu Vàng còn ăn khỏe hơn lão bao nhiêu thức có trong nhà hay ngoài vườn lão cũng đã ăn hết rồi. Vì đường cùng lão đành bán con chó đi. Lão giờ chỉ viết làm mọi thức cho con, bao nhiêu tiền hoa lợi trong vườn bán được lão đều dnahf dhum cho con, hi vọng sau con về sẽ có tiền cưới vợ. Lão tự nhủ mảnh vườn là của con ta của mẹ nó tậu thì nó hưởng. Dù khó khăn lão vẫn giữ trọn vẹn 2 sào vườn cho con.. Lão từ chối tất cả sự giúp đỡ của ông giáo. Và cuối cùng , Lão Hạc đã kết liễu cuộc đời đau khổ của mình bằng cách ăn bả chó. Lão chết 1 cách đau đớn, lão thật đáng thương. Bi kịch của lão đó là muốn sống mà ko thể sống, muốn sống cùng đứa con mà cũng ko được. Dù nghèo đói, nhưng lão cũng không đi ăn trộm như Binh Tư. Chết trong sạch còn hơn là chết nhục nhã.

3 tháng 3 2023

Những đóng góp của Nguyễn Trãi cho đất nước và bi kịch cuối đời ôngNhững đóng góp của Nguyễn Trãi cho đất nước: Ông đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước; mặc dù về ở ẩn nhưng khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng, ông lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước.

Bi kịch cuối đời ông: trong lúc ông đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1441 xảy ra vụ án Lệ Chi viên ở huyện Gia Định, ông bị bọn gian thần vu cho tội giết vua và chịu án "tru di tam tộc".

29 tháng 8 2023

- Những đóng góp của Nguyễn Trãi:

+ Khi hòa bình lập lại, ông đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước.

+ Mặc dù đã về quê ở ẩn nhưng khi được Lê Thái Tông trọng dụng, ông lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước.

- Bi kịch cuối đời Nguyễn Trãi:

+ Năm 1442, ông bị bọn gian thần vu cho tội giết vua và chịu án “tru di tam tộc” (vụ án Lệ Chi viên)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 12 2023

- Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước.

- Do mâu thuẫn trong triều đình, bọn quyền thần, gian thần lộng hành, Nguyễn Trãi không còn được tin dùng như trước. Giữa lúc đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442, xảy ra vụ án Lệ Chi viên, ông bị bọn gian thần vu tội giết vua và chịu án “tru di tam tộc”

6 tháng 1 2019

=> Đáp án B

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

1. Xung đột mang tính lịch sử

- Vũ Như Tô, nghệ sĩ tài trời đã ngoại tứ tuần mà chưa làm nên sự nghiệp, đứng trước ngã rẽ: hoặc là từ chối thiên chức hoặc là tự sát hoặc tuân lệnh và mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện mộng lớn.

- Quyền lợi của quần chúng nhân dân được tác giả bênh vực…để đạt đích.

- Cái quyền sống của nhân dân bioj hi sinh không thương tiếc…

- Ông đòi vua cho mình…với nước ngoài.

- Từ miệng Trịnh Duy Sản … của kịch Vũ Như Tô.

2. Xung đột mang tính nhân loại

Nghệ sĩ mượn tay … đã khắc họa.

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Đọc hiểu nội dung văn bản bi kịch:

- Xác định, phân tích rõ xung đột, kiểu xung đột kịch.

- Xác định chủ đề, tư tưởng của vở kịch.

* Đọc hiểu hình thức văn bản bi kịch:

- Cần phân tích, đánh giá đúng tác dụng của các yếu tố hình thức, thể loại bi kịch như:

+ Cách dẫn dắt xung đột bi kịch (quá trình nảy sinh, phát triển, giải quyết xung đột)

+ Cách khắc họa tính cách nhân vật bi kịch thông qua hành động bên ngoài (hành vi, đối thoại,…) hành động bên trong (thái độ, cảm xúc, động cơ bị che giấu hoặc qua độc thoại, độc thoại nội tâm, qua nhận xét của nhân vật khác)

+ Cách sử dụng ngôn ngữ của nhân vật bi kịch (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm,…) cách sử dụng các chỉ dẫn sân khấu để định hướng, gợi ý đọa diễn và diễn xuất.