1. Đóng vai ông Giáo kể lại tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó và cái chết của lão
2. Đóng vai chị Dậu kể lại tâm lý của chị trong cuộc đối thoại với tên cai lệ
3. Đóng vai anh Dậu kể lại tâm lý của chị Dậu trong cuộc đối thoại với tên cai lệ
4. Đóng vai Hồng kể lại diễn biến tâm lý trong cuộc đối thoại với người cô
Tham khảo !!!
Tôi là một thầy giáo nghèo sống an phận trong làng. Mọi người gọi tôi bằng cái tên thân mật: “ông giáo”. Là một người trí thức, không sung sướng gì hơn những người khác, nhưng sống giữa những người nông dân trong cái tình cảnh đói kém, mất mùa những năm 1943 như thế này tôi không khỏi đau lòng, xót xa cho số phận những người đồng bào lao khổ. Người khiến tôi phải suy nghĩ nhiều nhất là lão Hạc - một ông lão sống cô độc gần nhà tôi. Tôi không thể nào quên được hình ảnh của lão khi chiều qua lão đến nhà tôi báo tin bán con chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ tột độ. ”
- Vừa nhìn thấy tôi lão đã báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Tôi hơi giật mình hỏi lại:
- Cụ bán rồi?
Lão gật gật:
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Lão đã đau đớn lắm khi bán đi con chó ấy. Không dành lòng nhìn lão khổ sở thế kia, tôi hỏi:
- Thế nó cho bắt à?
Tôi hỏi cho có chuyện vậy thôi nhưng không ngờ... Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... Giọng lão méo mó, tội nghiệp:
- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai chân sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bô"n chân nó lại. Bấy giờ “cu cậu” mới biết là “cu cậu” chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giông nó cũng khôn! Nó cứ làm y như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Lão nức nở thều thào một hơi dài như mong muốn sẻ chia nỗi đau. Tôi cũng có phần luống cuông: nhìn người khác khóc lóc, đau đớn mà không giúp được gì tôi thấy mình mang tội. Tôi lắp bắp mấy lời an ủi:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Nhưng lại như lần trước, lời an ủi của tôi chỉ càng làm lão nghĩ ngợi hơn. Lão chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...
Nghe lão nói, tôi cũng rùng mình chua chát cho chính thân phận của mình nữa. Tôi ngùi ngùi nhìn lão, bảo:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
Gương mặt lão tê dại đi, đôi mắt đã đục màu như nhìn đăm đăm vào chốn nào đó:
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Câu hỏi của lão còn ám ảnh tôi đến tận bây giờ. Lúc dó, tôi đã lảng di bằng một câu đùa để mời lão ăn khoai uống nước. Nhưng giờ đây, ngồi lại một mình, tôi lại đem câu hỏi ấy ra để tự vấn lòng mình. Chao ôi! Đồng bào tôi trong cái tối đất tối trời của xã hội còn bao người đau khổ, lầm than như thế? Mà đời tôi cũng có khác gì đâu? Nhưng tôi lại thấy lóe lên trong lòng một tia sáng của niềm tự hào, niềm tin: đồng bào tôi tuy đói khổ, nghèo nàn nhưng vẫn giữ trọn vẹn nhân cách. Nỗi đau của lão Hạc là nỗi đau của tình thương và lòng tự trọng, nỗi đau của một tâm hồn cao đẹp...
Đề: Vào vai nhân vật Ông Giáo, hãy kể lại cảnh Lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.Đã ba ngày nay rồi mà câu chuyện của Lão Hạc, người hàng xóm của tôi, vẫn cứ làm cho tôi băn khoăn lắm. Tôi không biết việc nhận ba mươi đồng bạc, tiền lão đưa để nhờ hàng xóm làm ma chay, có đúng không nữa? Khoảnh khắc lão báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ buổi chiều hôm nọ cứ ám ảnh tôi mãi. Nhìn lão lúc ấy thật khổ sở và tội nghiệp làm sao ấy. Tôi bồi hồi nhớ lại…Chiều hôm nọ, tôi ngồi trước sân nhà mà lòng cảm thấy buồn nao nao. Làng quê sau bão tiêu điều và xơ xác. Cây cối đổ ngổn ngang. Đâu rồi tiếng vui đùa của bọn trẻ, tiếng cười nói râm ran của những bà đi chợ sớm, tiếng hò câu hát của những đôi trai gái hẹn hò nhau. Nhìn mấy đứa trẻ con tha thẩn chơi với nhau ở góc sân, tôi buồn cho chúng quá. Vài ánh nắng còn sót lại sau vườn làm cho khung cảnh não nề thêm. Đang mải suy nghĩ, tôi giật mình khi nghe tiếng bước chân lạch xạch trên sân. Từ xa, tôi chợt thấy một bóng người đi tới, tôi đoán ngay đó là Lão Hạc – người bạn già của tôi. Không biết có chuyện gì không mà trông lão vội vã lắm.Vừa thấy tôi, lão báo ngay:- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!Tôi ngạc nhiên hỏi:- Cụ bán rồi à?- Bán rồi, họ vừa mới bắt xong.Lúc ấy, lão cố làm ra vui vẻ nhưng lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Nhìn lão, tôi muốn chạy lại ôm lão mà an ủi. Nhưng tôi biết làm vậy không tiện. Nhìn thấy lão như vậy, tôi nhớ về chuyện của mình năm xưa nhưng bây giờ tôi không cảm thấy xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa mà chỉ cảm thấy ái ngại cho lão. Tôi hỏi cho có chuyện:- Thế nó cho bắt à?Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Những dòng nước mắt khô khốc lại. Cả đời lão không thể đếm xiết là khóc bao nhiêu lần rồi. Lão gặp toàn chuyện đau lòng. Lão đã khóc vì mất vợ, lão lại khóc vì con trai đi làm cao su,… nay lại khóc vì nỗi đau mất chó, người bạn luôn ở bên cạnh lão. Ôi! Lão thật là tội nghiệp. Bây giờ, khi lại nhắc về chuyện đó, tôi lại cảm thấy buồn nao nao.Rồi cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít, lão huhu khóc… Lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi cũng thấy cay cay nhưng tôi kiềm lại được. Sau đó, bằng giọng đứt quãng, lão kể chuyện bán chó cho tôi nghe. Lão kể chuyện bắt chó trong nước mắt. Lão gọi con chó lại cho nó ăn cơm thì thằng Xiên và thằng Mục đứng sau ra bắt nó. Nó nằm yên, kêu ư ử rồi nhìn lão rất lâu làm lão rất ân hận và day dứt.Tôi động viên lão, an ủi mãi nhưng nỗi buồn của lão vẫn chưa nguôi. Ôi! Lão thật đôn hậu, sống có nghĩa có tình. Lão lương thiện quá! Tôi vỗ về, an ủi và gợi chuyện để khuyên giải lão. Dường như nỗi buồn ấy vẫn không tan được. Biết làm sao được.Rồi tôi xuống bếp luộc mấy củ khoai mời lão thì lão gọi lại và nhờ tôi hai việc với vẻ mặt nghiêm trang lạ thường. Và lão bảo muốn nhờ tôi giữ giúp mảnh vườn cho anh con trai và ba mươi đồng bạc cuối cùng để gửi lại nhờ hàng xóm làm ma chay giúp nếu lão có việc gì không may. Về việc nhận mảnh vườn thì tôi đồng ý ngay nhưng khi lão gửi ba mươi đồng bạc thì tôi băn khoăn lắm! Không biết, lão sẽ lấy gì mà ăn mà sống? Cuộc sống ngày mai của lão sẽ ra sao? Thấy lão năn nỉ mãi thì tôi đành nhận vậy nhưng lòng tôi lại thấy lo cho lão rất nhiều. Bây giờ nghĩ lại, nếu lúc ấy tôi hỏi cho ra nhẽ và khuyên can lão thì sẽ không có những điều đáng tiếc xảy ra. Dù sao, qua cuộc trò chuyện này, tôi thấy lão thấy lão thương con mình quá! Lão hi sinh tất cả để giữ mảnh vườn cho anh. Lão quả là một người cha tuyệt vời. Sau đó, Lão Hạc ra về với một vẻ mặt ủ rũ, dáng điệu thất thiểu. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ rằng chắc lão buồn về chuyện bán chó mà thôi. Mấy hôm liền, lão chỉ ăn khoai, ăn những gì mà kiếm được. Tôi cảm thấy lo lắng và muốn giúp nhưng lão từ chối có khi rất hách dịch. Tôi buồn lắm nhưng cũng chẳng biết làm sao? Sau buổi trò chuyện ấy, tôi hiểu và càng yêu quý lão hơn. Một con người khốn cùng, cô đơn tội nghiệp nhưng đầy tình yêu thương, sống trọn vẹn có nghĩa có tình. Chỉ trót bán một con chó mà lão đã khổ sở như vậy. Tôi nghĩ lão không nỡ đối xử tệ với ai đâu. Những ngày tiếp theo, tôi chỉ mong muốn sao lão không phải rơi vào hoàn cảnh như thế nữa và anh con trai lão mau về để lão bớt khổ thêm. Nhưng nó đã xảy ra không như ý tôi muốn, chỉ một lúc sau, người trong làng phát hiện lão mất vì ăn bã chó. Đến bây giờ lão đã mất được hai năm rồi và tôi đã hiểu cái ý nghĩ xa xăm mà lão đã nghĩ tới đó là cái chết. Lão đã chọn một cái chết thật bi thảm để dành dụm tiền cho con mình. Chỉ từng nấy thôi cũng đủ biết qua rồi, nhắc lại làm gì nữa, tôi cứ coi như đó là một câu chuyện buồn về một người bạn già mãi sống trong lòng tôi hôm nay và mãi mãi. . Đề: Vào vai nhân vật Ông Giáo, hãy kể lại cảnh Lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ. Đã ba ngày nay rồi mà câu chuyện của Lão Hạc, người hàng xóm của. khoăn lắm. Tôi không biết việc nhận ba mươi đồng bạc, tiền lão đưa để nhờ hàng xóm làm ma chay, có đúng không nữa? Khoảnh khắc lão báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ buổi chiều hôm. Lão Hạc – người bạn già của tôi. Không biết có chuyện gì không mà trông lão vội vã lắm. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! Tôi ngạc nhiên hỏi: - Cụ bán rồi à? - Bán