K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ trực tiếp đến cuộc sống của con người giúp nâng cao đời sống và phục vụ xuất khẩu.

Đặc điểm dễ thấy của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam: Nguồn vốn ít, số lượng nguyên vật liệu sử dụng ít hơn các ngành công nghiệp nặng, quy trình kỹ thuật đơn giản, thời gian sản xuất ngắn, nhanh chóng hoàn vốn và có lợi nhuận.

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng như sở hữu nguồn lao động dồi dào, mức lương cơ bản thấp và thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.

Trong quá trình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tác động mạnh đến môi trường. Nước thải từ hóa chất dệt nhuộm, giặt khô gây ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa không được xử lí gây ô nhiễm môi trường đất, nước.

3 tháng 2 2023

Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:

   Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.

   Số liệu năm 2021:

+ Sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%. 

+ Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.

=> Trong mọi biến cố của nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò “trụ đỡ”, bởi nhu cầu ăn uống, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp thì bối cảnh nào cũng cần. Sự thay đổi của ngành ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống về mọi mặt của hàng chục triệu nông dân và bộ mặt nông thôn.

31 tháng 3 2017

Sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á :

+ Khi tham gia tăng tốc độ mậu dịch.

+ Xuất khẩu gạo ra các nước ASEAN.

+ Thúc đẩy hợp tác quan hệ giữa các nước ASEAN, thường xuyên giúp đỡ nước bạn khi gặp khó khăn.

+ Tham gia dự án hành lang Đông-Tây xóa đói giảm nghèo.

+ Quan hệ với các nước ASEAN trong thông tin , văn hóa ...

2 tháng 4 2017

-Đóng góp quan trọng đầu tiên của Việt Nam là góp phần tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia, hình thành một khối ASEAN thống nhất, quy tụ tất cả 10 quốc gia ở Đông Nam Á; Tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội tháng 12/1998, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế của Hiệp hội trong thời điểm khó khăn nhất.

-Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quốc sách lớn của ASEAN, như xây dựng tầm nhìn 2020, Chương trình Hành động Hà Nội, Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển... Việt Nam cũng góp phần tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và phát huy tác dụng của các cơ chế bảo đảm an ninh khu vực.

-Việt Nam đã cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán và thúc đẩy hợp tác và tự do hoá về thương mại, dịch vụ, đầu tư trong và với các Đối tác bên ngoài như thực hiện AFTA, Hành lang Đông - Tây; tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN.

T-rong quan hệ đối ngoại của ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước Đối thoại, góp phần nâng cao tiếng nói và vị thế của ASEAN trên thế giới.

Mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa liên minh Châu Âu và Việt Nam

- Năm 1992 hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và EU mới thực sự bắt đầu, khi Việt Nam và cộng đồng Châu Âu (nay là EU) kí kết Hiệp định dệt may.

- Năm 1995 Việt Nam và cộng đồng Châu Âu đã kí kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế.

- Năm 1996 ủy ban Châu Âu thành lập phái đoàn đại diện thường trực tại Việt Nam.

- Năm 2010 kí tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU.

- Năm 2012 Hiệp Định Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện EU-Việt Nam (PCA), được ký kết, thể hiện cam kết của Liên minh Châu Âu trong việc tiến tới mối quan hệ hiện đại, trên diện rộng và cùng có lợi với Việt Nam.

- Năm 2019 Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Liên minh Châu Âu (EU) và đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU.

Các mặt hàng xuất khẩu

- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

- Các mặt hàng nông nghiệp đã qua chế biến: Rau quả, thuỷ sản, gạo, cà phê, hạt điều, cao su, hạt tiêu, chè.

Các mặt hàng nhập khẩu

- Dược phẩm.

- Sản phẩm hóa chất.

- Linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, máy móc các loại.

- Và nhiều sản phẩm khác.

31 tháng 7 2023

Tham khảo: Hoạt động của Việt Nam trong Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

- Trong gần 23 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đóng góp tích cực chủ động đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương.

- Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án, với hơn 100 dự án trên nhiều lĩnh vực. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới, msmes xanh, bền vững và sáng tạo, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn và đô thị…

- Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong công tác điều hành hoạt động của APEC thông qua đảm nhiệm vị trí: Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (năm 2005 - 2006), Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và nhiều Nhóm công tác chủ chốt như: Ủy ban thương mại và đầu tư, Ủy ban quản lý ngân sách, các Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp... Riêng trong giai đoạn 2016 - 2018, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, Nhóm công tác của APEC và ABAC, được các thành viên đánh giá cao.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Anh Kim Đồng

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng.

Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.

22 tháng 3 2023

Xử lí chất thải là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển bền vững của một đất nước. Trên thế giới hiện nay, nhiều nước đã phát triển các hệ thống xử lí chất thải hiệu quả, giúp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe con người.

Một số nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Châu Âu đã có nhiều tiến bộ trong quá trình xử lí chất thải. Chính phủ của Nhật Bản đã đầu tư vào các công nghệ thân thiện với môi trường, bao gồm cả phương pháp xử lí bằng nhiệt độ cao và xử lí khí thải. Hàn Quốc cũng có kế hoạch đẩy mạnh phương pháp xử lí chất thải bằng cách tái chế, phân loại và xử lí bằng phương pháp nhiệt độ cao. Mỹ và Châu Âu cũng có các hệ thống xử lí chất thải hiện đại và có nhiều tiếp cận với thủy tinh, nhôm, sắt và nhựa để tái chế.

Ở Việt Nam, quản lý và xử lí chất thải vẫn đang là một vấn đề còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách và quy định về quản lý chất thải, trong đó bao gồm việc khuyến khích tái chế và phát triển các hệ thống xử lí chất thải. Hiện nay, các trung tâm xử lí rác không đủ số lượng, chưa đảm bảo được việc xử lí chất thải tại nhiều địa phương, đặc biệt ở các đô thị lớn nơi số lượng rác thải tăng cao.

Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các công nghệ xử lí chất thải hiện đại như phương pháp xử lí bằng khí thải và xử lí bằng nhiệt độ cao đã được áp dụng tại nhiều thành phố lớn ở Việt Nam. Ngoài ra, các hoạt động như tái chế và phân loại rác thải cũng đang dần trở nên phổ biến.

Trong tương lai, chúng ta hy vọng rằng các hệ thống xử lí chất thải của Việt Nam sẽ được nâng cao và hiệu quả hơn, giúp đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.