Câu 1: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến ở Tây Âu là
A. quý tộc và nông dân. B. lãnh chúa phong kiến và nông nô.
C. chủ nô và nô lệ. D. địa chủ và lãnh chúa phong kiến
Câu 2: Lãnh địa phong kiến là vùng đất rộng lớn của
A. nông dân. B. nô lệ.
C. lãnh chúa. D. thương nhân.
Câu 3: Đặc trưng kinh tế của lãnh địa phong kiến là
A. tự cấp tự túc, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
B. khép kín, thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
C. kinh tế hàng hoá, trao đổi mua bán tự do.
D. tự cung tự cấp, thủ công nghiệp là chủ yếu.
Câu 4. Cư dân sống trong các thành thị trung đại ở Tây Âu chủ yếu thuộc tầng lớp
A. nông nô và nô lệ. B. nông nô và lãnh chúa
C. thợ thủ công và nông nô. D. thợ thủ công và thương nhân.
Câu 5. Lực lượng sản xuất chính trong các lãnh địa phong kiến ở châu Âu thời trung đại là
A. lãnh chúa. B. nông nô.
C. thương nhân. D. thợ thủ công.
Câu 6. Cuộc phát kiến của Cô-lôm-bô đã tìm ra một châu lục mới là
A. châu Đại Dương. B. châu Úc.
C. châu Mĩ. D. châu Phi.
Câu 7. Những quốc gia nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI?
A. Mĩ, Anh, Tây Ban Nha. B. Anh, Pháp, Bồ Đào Nha.
C. Pháp, Đức, Italia. D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Câu 8. Cuộc phát kiến của Ma-gien-lăng đã tìm ra đại dương mới là
A. Ấn Độ Dương. B. Đại Tây Dương.
C. Bắc Băng Dương. D. Thái Bình Dương.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí?
A. Tìm ra những vùng đất mới. B. Thị trường thế giới được mở rộng.
C. Xuất hiện tình trạng buôn bán nô lệ.
D.Tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục.
Câu 10. Trong các cuộc phát kiến địa lí, để xác định phương hướng, các nhà thám hiểm đã sử dụng thiết bị nào?
A. Thuyền buồm. B. Súng hoả mai.
C. Thuyền Ca-ra-ven. D. La bàn.
Câu 11. Quê hương của phong trào văn hoá Phục hưng là ở nước nào?
A. Mĩ. B. Anh.
C. Pháp. D. I-ta-li-a.
Câu 12. Sự kiện nào được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến lỗi thời?
A. Phong trào cải cách tôn giáo. B. Phong trào văn hoá Phục hưng.
C. Các cuộc phát kiến địa lí. D. Các cuộc cách mạng công nghiệp.
Câu 13. Tên một nhà viết kịch vĩ đại thời Phục hưng có nhiều vở kịch nổi tiếng như: Rô-mê-ô và Giu-li-et, Hăm-let…
A. Ma-gien-lăng. B. Sếch-xpia. C. Lu-thơ. D. Mi-ken-lăng-giơ
Câu 14. Ai là người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo ở châu Âu thời trung đại?
A. Ma-gien-lăng. B. Sếch-xpia. C. Mác-tin Lu-thơ. D. Mi-ken-lăng-giơ
Câu 15. Cô-péc-ních là nhà Thiên văn học đầu tiên chứng minh rằng: Trái Đất
A. là trung tâm của vũ trụ. B. quay xung quanh Mặt Trăng.
C. đứng yên, không chuyển động. D. quay xung quanh Mặt Trời.
Câu 16. “Dù sao Trái Đất vẫn quay” là câu nói nổi tiếng của nhà khoa học nào dưới đây?
A. Cô-péc-ních. B. Bru-nô. C. Mi-ken-lăng-giơ. D. Ga-li-lê.
Câu 17. Do tác động của Cải cách tôn giáo, Thiên Chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái mới là: Cựu giáo ( Thiên Chúa giáo) và
A. đạo Cao Đài. B. đạo Hoà Hảo.
C. Tân giáo (Anh giáo, Tin Lành…). D. Jai-na giáo.
Câu 18. Chế độ lấy ruộng công và ruộng hoang chia cho nông dân dưới thời nhà Đường được gọi là
A. chế độ tịch điền. B. chế độ quân điền.
C. chế độ lĩnh canh. D. chế độ công điền
Câu 19. Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là
A. Thiên chúa giáo. B. Phật giáo.
C. Nho giáo. D. Hồi giáo.
Câu 20. Một trong những nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc dưới thời Đường là
A. Đỗ Phủ. B. Tố Hữu C. Lỗ Tấn. D. Nguyễn Du.
Câu 21. Tuyến đường giao thương kết nối phương Đông và phương Tây được hình thành dưới thời Đường được gọi là
A. “con đường xạ hương”. B. “con đường gốm sứ”.
C. “con đường hương liệu”. D. “con đường tơ lụa”.
Câu 22. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển tới đỉnh cao dưới thời kì cai trị của
A. nhà Hán. B. nhà Đường C. nhà Minh. D. nhà Thanh.
Câu 23. Dưới thời kì vương triều Gúp-ta, người Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi công cụ lao động bằng
A. thép. B. sắt. C. nhôm. D. đá.
Câu 24. Vương triều Hồi giáo Đê-li được lập nên bởi người Hồi giáo gốc
A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Mông Cổ. D. Thổ Nhĩ Kì.
Câu 25. Tôn giáo nào được du nhập vào Ấn Độ và được đề cao dưới thời kì vương triều Đê-li?
A. Hin-đu giáo. B. Đạo Hồi. C. Phật giáo. D. Đạo Thiên chúa
Câu 26. Người Ấn Độ có chữ viết của riêng mình từ rất sớm, phổ biến là
A. chữ hình nêm. B. chữ Hán. C. chữ Phạn. D. chữ La-tinh
Câu 27. Ông vua kiệt xuất của vương triều Mô-gôn là A-cơ-ba đã thực hiện
A. khuyến khích cự bóc lột của quý tộc đối với người dân.
B. ngăn cấm các hoạt động sáng tạo văn hóa và nghệ thuật.
C. thực hiện nghiêm khắc chế độ phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
D. cải cách bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương
Câu 28. Trong lịch sử phong kiến Ấn Độ, vương triều nào được coi là thời kì phát triển hoàng kim?
A. Vương triều Gúp-ta. B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
C. Vương triều Mô-gôn. D. Vương triều Hác-sa
Câu 29. Vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ đều
A. do người Thổ Nhĩ Kì lập nên. B. sùng bái Hin-đu giáo.
C. là vương triều ngoại tộc. D. có nguồn gốc từ Mông Cổ
Câu 30. Chữ Phạn của Ấn Độ có ảnh hưởng đến chữ viết của các nước ở khu vực
A. Bắc Phi. B. Đông Bắc Á. C. Đông Nam Á. D. Tây Âu.
Câu 31. Dưới thời Vương triều Gúp-ta, đạo Bà La Môn phát triển thành
A. đạo Hin-đu. B. đạo Thiên Chúa.
C. đạo Jai-na. D. đạo Do Thái
Câu 32. Từ nửa sau thế kỉ X - thế kỉ XIII, trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, Vương quốc pa-gan đã mạnh lên và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành, phát triển của
A. Vương quốc Chăm-pa. B. Vương quốc Mi-an-ma
C. Vương quốc Phù Nam. D. Vương quốc Chân Lạp.
Câu 33. Vào thế kỉ XIII, Đông Nam Á bị quân đội nước nào xâm lược?
A. Thổ Nhĩ Kì. B. Pháp. C. Ấn Độ D. Mông - Nguyên
Câu 34. Hai vương quốc A-út-thay-a và Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào ngày nay?
A. Cam-pu-chia. B. Thái Lan. C. Ma-lay-xi-a. D. Lào.
Câu 35. Chữ viết của phần lớn các dân tộc Đông Nam Á được hình thành dựa trên cơ sở
A. chữ tượng hình của Ai Cập. B. chữ Hán của Trung Quốc.
C. chữ Phạn của Ấn Độ. D. chữ Nôm của Việt Nam
Câu 36. Điểm chung trong nền kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á là
A. mậu dịch hàng hải là ngành kinh tế chủ đạo.
B. phát triển công - thương nghiệp là chủ yếu.
C. kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là ngành chính.
D. chăn nuôi gia súc theo hình thức du mục là ngành chủ đạo.
Câu 37. Eo biển nào ở Đông Nam Á nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, chiếm khoảng 30% giao dịch thương mại thế giới hàng năm?
A. Eo biển Ma-lắc-ca. B. Eo biển Be-ring
C. Eo biển Măng-sơ. D. Eo biển Ma-gien-lan
Câu 38. Chùa Vàng được trang trí bởi 5448 viên kim cương và 9300 lá vàng. Đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất ở
A. Thái Lan. B. Cam-pu-chia. C. Mi-an-ma. D. Việt Nam
Câu 39. Đất nước Lào gắn liền với dòng sông nào?
A. Sông Hồng. B. Sông I-ra-oa-đi.
C. Sông Mê-kông D. Sông Mê-nam
Câu 40. Đâu là tên gọi của vương quốc Lào thời phong kiến?
A. Chân Lạp. B. Miến Điện. C. Lan Xang D. Mã La
Câu 41. Người đã tập hợp và thống nhất các mường Lào, lập ra nhà nước Lan Xang là
A. Pha Luông. B. Ong Kẹo. C. Pu-côm-bô. D. Pha Ngừm.
Câu 42. Về đối ngoại, Vương quốc lan Xang luôn
A. giữ quan hệ hoà hiếu với các quốc gia láng giềng.
B. gây chiến tranh, xâm lấn lãnh thổ của Đại Việt.
C. gây chiến tranh xâm lược với các nước láng giềng.
D. thần phục và cống nạp sản vật quý cho Miến Điện.
Câu 43. Người Lào đã sáng tạo ra chữ viết, dựa trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của
A. Việt Nam và Trung Quốc. B. Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Triều Tiên và Việt Nam. D. Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
Câu 46. Đâu là công trình kiến trúc Phật giáo biểu tượng của Lào, được công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1992?
A. Chùa Vàng B. Thạt Luổng.
C. Chùa hang A-gian-ta. D. Đền Ăng-co-vát
Câu 45. Những công trình kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tôn giáo nào?
A. Hồi giáo. B. Hin-đu giáo và Phật giáo
C. Bà La Môn giáo. D. Ấn Độ giáo.
Câu 47 Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa nào?
A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Ấn Độ. D. Phương Tây.
Câu 1 :
* Về chính trị:
- Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc.
- Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau, làm thành cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc.
- Đầu thế kỉ IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn cả.
- Năm 221 TCN, Tần thống nhất Trung Quốc.
* Về kinh tế: Công cụ bằng sắt được sử dụng làm cho nông nghiệp và thủ công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh. Xuất hiện của cải dư thừa.
* Về xã hội:
- Dưới thời Tần các giai cấp mới được hình thành:
+ Quan lại là người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.
+ Nông dân cũng bị phân hóa: Một bộ phận giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã rất nghèo, nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.
- Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
=> Chế độ phong kiến được xác lập.