K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2017

Bạn tham khảo:

Chiến tranh đi qua và để lại cho chúng ta là những thảm họa. Chẳng nói đâu xa ,ngay nước Việt Nam của chúng ta đây.Gần đây nhất chính là cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ .Tuy chúng thất bại nhưng đã để lại cho chúng ta những hậu quả đáng sợ .Nhà cửa của người dân thì bị tàn phá ,nhiều người đã phải hy sinh .Hay nếu như còn sống thì họ cũng không được hạnh phúc .Bởi sự dư hồi do chất độc màu da cam còn vấn lại.Con cái của những thương binh đều bị dị tật ,người không tay ,không chân ,..đáng sợ biết bao!Không chỉ vậy thôi ,chiến tranh còn để lại cho chúng ta nhiều thảm họa khác nữa .Biết được điều này,chúng ta phải đứng lên ngăn chặn chiến tranh xảy ra ,kêu gọi mong ước một thế giới hòa bình.Để không còn những mất mát hy sinh do thảm họa chiến tranh nào nữa trong tương lai.

1 tháng 12 2017

Chiến tranh đã qua đi nhưng những thảm họa của nó để lại thì không hề nhỏ, những đau thương,mất mát đối với cuộc sống và sức khỏe của những người dân vô tội thực sự không thể nào kể hết. Những trận bom,đạn như những trận mưa dữ dội chút xuống mảnh đất thanh bình mà bao người dân sinh sống rồi cả những chất độc hóa học và tiền của để tạo ra vũ khí thì đã gây cho con người ta 1 cuộc sống khốn khổ,sống trong bệnh tật mà còn có thể di truyền cho các thế hệ con cháu và 1 con số không hề nhỏ về người dân hi sinh vì chiến tranh và chịu hậu quả của chiến tranh là không thể kể hết. Tuy chiến tranh đi qua và hậu quả của chiến tranh để lại là rất lớn nhưng trong mỗi chúng ta cần phải đề cao hòa bình để hiểu được không phải lúc nào cũng dùng bạo lực,đe dọa nhau mà sống,như vậy cần thông cảm nhau,thông cảm những thứ nhỏ nhặt mà cặn bã của xã hội bởi những thứ đó không đáng cho ta quan tâm quá mức.

#Mặp

10 tháng 1 2022

Tham khảo

Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Nhà cửa bị phá hủy. Người chết. Đất đai đầy dấu vết bom đạn. Khắp nơi là những quả bom, mìn còn sót lại, sẵn sàng nổ và cướp đi sinh mạng của những người còn sống bất kỳ lúc nào. Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ và đình đốn, sản xuất thì cầm chừng hay không còn khả năng sản xuất. Gia đình ly tán. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng suốt không chỉ đời những người sống trong thời kỳ đó mà còn ám ảnh cả thế hệ sau đó. Những người mất thân nhân từ năm 45 đến giờ vẫn chẳng tìm được. Những liệt sĩ hy sinh đến giờ vẫn chẳng rõ tung tích bia mộ nằm đâu. Những người mất tích thì mãi chẳng có gì cho người thân họ biết rằng còn sống hay đã chết... Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy. Chính điều đó đã làm nên một nước VN tự hào vì không khuất phục kẻ thù xâm lược, làm nên một Liên Xô chiến thắng phát xít, làm nên một Israel độc lập kiên cường, làm nên một Ba Lan không bao giờ cúi đầu làm nô lệ. Chiến tranh có thể tàn khốc, có thể đau thương nhưng khi cần thiết, chúng ta không bao giờ trốn chạy chiến tranh mà luôn đương đầu với chúng.

10 tháng 1 2022

liệu bạn có thể tự viết với bộc lộ cảm xúc nhiều hơn khôg

7 tháng 3 2022

Em viết theo các gợi ý này nhé:

Nêu lên vấn đề cần trình bày ý kiến (VD: Chiến tranh - hai từ mà khi nhắc đến luôn khiến nhân loại sợ hãi và lên án... (Thành phần phụ chú...)

Nêu lên khái niệm chiến tranh là gì?

Những tác hại, hậu quả mà chiến tranh mang đến cho con người, muôn loài...?

Dẫn chứng?

Trái ngược với chiến tranh là cuộc sống hòa bình...?

Những điều lợi mà cuộc sống hòa bình đem lại?

Dẫn chứng?

Liên hệ bản thân em? (Cái này em nên so sánh những lợi ích mà cuộc sống hòa bình đem lại, nêu lên các biện pháp để đẩy lùi chiến tranh nha em!)

Kết luận. 

7 tháng 3 2022

Cô Nga đã xem :>

18 tháng 4 2022

Refer 

Đoạn văn thuộc phần đầu của truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Nhà văn đã đưa ra các yếu tố cụ thể về không gian, thời gian và tình cảnh thực tại đang xảy đến. Cách gọi của Phạm Duy Tốn: làng X, phủ X giúp ta hiểu rằng đây không phải một làng nào cụ thể cả. Nhưng đồng thời, tái hiện khugn cảnh thê lương của những người nông dân trong công cuộc hộ đê, nhà văn đã phản ánh một hiện thực chua xót với nhân dân. Hình ảnh liệt kê trong đoạn trích cho bạn đọc cảm nhận được những nhọc nhằn, vất vả của họ. Thiên nhiên khắc nghiệt làm người nông dân khổ cực vô cùng. Nhưng chua xót của người dân trong xã hội ấy chẳng dừng lại ở đó. Mở đầu bằng một đoạn văn đầy hiện thực, ta càng chua xót cho tình cảnh, số phận của hàng nghìn con người vất vả, nhọc nhằn. 

18 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

Trong đêm mưa gió tầm tã, nước sông dâng lên dữ tợn như cuốn trôi tất cả, những người nông dân vẫn phải dầm mưa, khẩn trương làm các công việc hộ đê. Họ dường như đã mệt, sức người chẳng thể địch lại sức trời, tình cảnh ngày càng trở nên nguy cấp. Vậy nhưng biết kêu ai, than ai? Bởi quan phụ mẫu ở cách đó chẳng bao xa, nhưng ngài còn đang dở cuộc vui, chơi nốt ván tổ tôm với các vị quan khác. Người đứng đầu ấy chẳng mảy may lo cho dân cho nước mà còn đang bận hưởng thụ những thú vui bài bạc, ăn uống xa hoa. Tác giả đã diễn tả sự đối lập ngày càng tăng lên làm nổi bật nỗi thống khổ của người nông dân: một bên là cảnh náo loạn, gấp gáp, khẩn trương còn ở trong đình làng là thú vui, thong dong, nhàn nhã. Và khi nỗi lo của người dân đã thành sự thật, đê vỡ, họ như tuyệt vọng kêu cứu thì quan vẫn mắng và dọa sẽ bỏ tù. Nhà tù là nơi để giam giữ những kẻ hại dân nhưng ở đây là là giam giữ những kẻ cắt ngang cuộc vui của quan. Những người dân vô tội còn biết bám víu, trông cậy vào đâu. Truyện đã phê phán hiện thực xã hội phong kiến thối nát, quan lại mải mê ăn chơi sa đọa và đẩy người nông dân vào tình cảnh khốn cùng, đau thương và mất mát. Qua đó, ta thêm xót thương và cảm thông với cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân.

Tham khảo:

Theo như tôi được biết thì sau chiến tranh thế giới thứ hai thì hậu quả của nó là rất nặng nề đó là 60 triệu người chết 90 triệu người bị thương hay tàn phế ...nếu sống trong thời đó chắc hẳn chúng ta sẽ rất căm thù chiến tranh vì đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa mà thất bại hoàn toàn thuộc về kẻ đã gây ra nó kẻ gây ra cuộc chiến tranh này không ai khác chính là bọn Đức bọn chúng chỉ vì lợi ích riêng tư hay sự thù hận đối với các nước thắng trận trong cuộc thế chiến thứ nhất và cũng do sự khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nên đã đi theo con đường phát xít chúng tuyên truyền chủ nghĩa phục thù trong lòng người dân để người dân ủng hộ chúng và tất nhiên sau khi hít le lên nắm quyền hắn đả biến nước đức thành một đất nước sặc mùi chiến tranh kết cục của chiến tranh đã cho ta thấy rõ tội ác của bọn chúng chỉ vì riêng bản thân hắn mà hắn đã khiến cho biết bao nhiêu người đân vô tội phải chịu hi sinh với tôi tôi là một con người yêu chuộng hòa bình thì tôi cảm thấy chiến tranh thế giới thư hai là không nên có.

12 tháng 1 2022

;-;suy nghĩ chung í chứ không phải mình chiến tranh thế giới thứ haii