K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2017

Ai jup trả lời vs

26 tháng 10 2017

Hà Nội ngày... tháng... năm...

Vũ thân mến!

Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một doanh nhân. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.

Vũ thân! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Vũ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa.

Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học phổ thông dân lập M.V.Lô-mô-nô-xốp”.

Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những năm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:

Anh vào đây có việc gì thế!

Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của anh bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:

- Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.

Người báo vệ cười xòa và nói:

- Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ?

Mình đáp:

- Có thể bác không còn nhớ tôi, nhưng tôi thì nhớ bác rõ lắm.

Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước.

Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phấn trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.

À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, với biết bao kỉ niệm.

Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?

Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên:

- Xin mời vào!

Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:

Em chào thầy ạ.

Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:

- Xin lỗi, anh là...

- Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em.

Thầy hiệu trưởng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:

- Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành đạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.

-Vâng, thưa thầy! Em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường.

Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.

Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay:

- Em chào cô ạ!

Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng.

- Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?

- Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!

- Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì?

- Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:

- Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?

- Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?

- Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?

- Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.

Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:

- Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.

- Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được.

- Vâng, em cảm ơn cô.

Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.

Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.

Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta.

Chúc bạn học tốt

22 tháng 11 2017

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh. 
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được. 
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu 
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…” 
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay” 
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy. 
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

26 tháng 2 2018

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh. 
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được. 
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu 
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…” 
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay” 
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy. 
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

25 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Sắp Tết rồi! Phải, sắp Tết! Đã hơn hai năm trôi qua, không có bà ở bên chăm sóc, vỗ về, bà chỉ hiện lên trong những dòng kí ức, trong trí tưởng tượng non nớt của tôi. Và năm nay sẽ là lần đầu tiên tôi đi tảo mộ bà. Trong tôi rộn lên bao nỗi niềm cảm xúc...

Chớm xuân! Trời đất, vạn vật choàng tỉnh khỏi giấc ngủ mùa đông, khoác tấm áo mới tươi tắn mừng xuân về. Những giọt nắng đầu tiên đã xuất hiện, rơi xuống con đường đất nâu sậm thành từng vùng nắng ấm áp, dìu dịu, làm tan đi cái lạnh lẽo, u ám vốn thấy ở mùa đông. Bên vệ đường, những bông lau, những vạt cỏ mới mọc, khẽ đưa mình trước làn gió thoảng, gợn sóng mềm mại. Trời đất như rộng thêm ra! Cái phong vị mùa xuân đang lan tỏa khắp nơi.

Đường vắng vẻ, mọi người rảo bước đi nhanh hơn. Còn tôi, tôi thấy mình thật lạ! Tôi đã rất muốn gặp, rất muốn thăm bà nhưng thực tình tôi không muốn bước chân vào khu nghĩa trang này, nó như cho tôi cái cảm giác phải tin là bà đã mãi đi xa vậy. Dòng suy nghĩ vẩn vơ, chân bước tiếp, rồi tự bao giờ tôi đã đứng trước nơi bà yên nghỉ. Mọi thứ xung quanh chọt mờ đi trước mắt tôi, tôi muốn dùng nước mắt như cố để phủ nhòa đi cái cảnh tượng trước mắt. Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ trong chiếc làn nặng trĩu những thứ cần thiết: nào nhang, hoa và cả đồ lễ nữa. Mẹ cùng chị sửa sang phần mộ chu đáo, cẩn thận, nhổ cỏ quanh bia đá. Đưa tôi mấy nén nhang thơm đã đốt sẵn, mẹ bảo hai chị em đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh. Mẹ tôi vẫn đang sửa cỗ. Xa xa nơi một góc nghĩa trang, một nhà đang hóa vàng và lục tục chuẩn bị ra về. Lũ trẻ nhà đó chạy lăng xăng đi trước, người lớn sửa soạn đi sau.

 

...Tôi giờ đang đứng lặng ở đây, trước mộ bà, chắp tay làm lễ như mẹ và chị tôi. Những kỉ niệm chọt ùa về với tôi thật rõ nét, tất cả chỉ như vừa mới qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng, nhớ cả hơi ấm đặc biệt của bà nữa. Quên sao được hình bóng bà chập chờn trên vách bếp mỗi sớm tinh sương, bà nấu những nồi chè nóng, nướng những củ khoai thơm phức cho chị em tôi. Lúc nào bà cũng dành cho tôi phần hơn, phần ngon. Tôi cũng là đứa thường hay thích chải tóc cho bà, mái tóc bà dài, xòa ngang lưng, lốm đốm những sợi bạc và thoang thoảng mùi sả thơm. Tôi nhớ khôn nguôi cái mùi hương nồng ấm làm cay cay sống mũi ấy! Tôi cũng biết rằng hồi đó tôi chỉ là đứa trò hậu đậu, vụng về, làm đâu đổ đấy. Nhưng bà chẳng bao giờ quở trách tôi, cũng chẳng bao giờ bảo tôi hậu đậu cả. Bà dạy tôi mọi thứ, bà cho tôi niềm tin ở những việc mình làm, cho tôi cả những niềm hạnh phúc lớn lao. Bây giờ, tôi đã khôn lớn hơn, đã bớt hậu đậu, vụng về thì tôi chẳng còn có dịp cho bà thấy những việc mình làm nữa. Bây giờ, ông cũng vẫn thường cho tôi những quả lộc nhưng cái cảm giác ngày xưa đã mãi không còn nữa, nó không phải là cảm giác thích thú, hớn hở khi được bà cho quà... Ngày trước, cứ mỗi đợt đông về, bà luôn nhắc tôi phái mặc áo cho ấm, sợ tôi ho và ốm, bà sợ tôi lạnh. Vậy mà bây giờ bà nằm đây, trong đất lạnh, cô đơn và trống trải. Bà có cảm nhận được không một mùa xuân ấm áp sắp về.

Một làn gió thoảng qua kéo tôi trở lại với thực tại, đưa tôi ra khỏi thế giới của tuổi thơ tràn ngập bóng bà. Chị và mẹ đang gọi tôi. Mẹ đang hóa vàng, những tro tiền giấy theo gió bay khắp cả một khoảng không trước mộ.

Tôi nhận ra ràng, bà đi thật rồi... Tôi trở về khi ánh hoàng hôn dán buông, cảnh vật nhuốm một màu vàng nhàn nhạt, ảm đạm. Tôi quay gót, ngước nhìn phía sau con đường vừa bước. Dường như tôi mong chờ một hình bóng ai đó hay một điều kì diệu làm phai bớt đi gam màu buồn này, có thể gạt đi trong tôi bao ý nghĩ miên man ùa về.

26 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Sắp Tết rồi! Phải, sắp Tết! Đã hơn hai năm trôi qua, không có bà ở bên chăm sóc, vỗ về, bà chỉ hiện lên trong những dòng kí ức, trong trí tưởng tượng non nớt của tôi. Và năm nay sẽ là lần đầu tiên tôi đi tảo mộ bà. Trong tôi rộn lên bao nỗi niềm cảm xúc...

Chớm xuân! Trời đất, vạn vật choàng tỉnh khỏi giấc ngủ mùa đông, khoác tấm áo mới tươi tắn mừng xuân về. Những giọt nắng đầu tiên đã xuất hiện, rơi xuống con đường đất nâu sậm thành từng vùng nắng ấm áp, dìu dịu, làm tan đi cái lạnh lẽo, u ám vốn thấy ở mùa đông. Bên vệ đường, những bông lau, những vạt cỏ mới mọc, khẽ đưa mình trước làn gió thoảng, gợn sóng mềm mại. Trời đất như rộng thêm ra! Cái phong vị mùa xuân đang lan tỏa khắp nơi.

Đường vắng vẻ, mọi người rảo bước đi nhanh hơn. Còn tôi, tôi thấy mình thật lạ! Tôi đã rất muốn gặp, rất muốn thăm bà nhưng thực tình tôi không muốn bước chân vào khu nghĩa trang này, nó như cho tôi cái cảm giác phải tin là bà đã mãi đi xa vậy. Dòng suy nghĩ vẩn vơ, chân bước tiếp, rồi tự bao giờ tôi đã đứng trước nơi bà yên nghỉ. Mọi thứ xung quanh chọt mờ đi trước mắt tôi, tôi muốn dùng nước mắt như cố để phủ nhòa đi cái cảnh tượng trước mắt. Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ trong chiếc làn nặng trĩu những thứ cần thiết: nào nhang, hoa và cả đồ lễ nữa. Mẹ cùng chị sửa sang phần mộ chu đáo, cẩn thận, nhổ cỏ quanh bia đá. Đưa tôi mấy nén nhang thơm đã đốt sẵn, mẹ bảo hai chị em đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh. Mẹ tôi vẫn đang sửa cỗ. Xa xa nơi một góc nghĩa trang, một nhà đang hóa vàng và lục tục chuẩn bị ra về. Lũ trẻ nhà đó chạy lăng xăng đi trước, người lớn sửa soạn đi sau.

 

...Tôi giờ đang đứng lặng ở đây, trước mộ bà, chắp tay làm lễ như mẹ và chị tôi. Những kỉ niệm chọt ùa về với tôi thật rõ nét, tất cả chỉ như vừa mới qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng, nhớ cả hơi ấm đặc biệt của bà nữa. Quên sao được hình bóng bà chập chờn trên vách bếp mỗi sớm tinh sương, bà nấu những nồi chè nóng, nướng những củ khoai thơm phức cho chị em tôi. Lúc nào bà cũng dành cho tôi phần hơn, phần ngon. Tôi cũng là đứa thường hay thích chải tóc cho bà, mái tóc bà dài, xòa ngang lưng, lốm đốm những sợi bạc và thoang thoảng mùi sả thơm. Tôi nhớ khôn nguôi cái mùi hương nồng ấm làm cay cay sống mũi ấy! Tôi cũng biết rằng hồi đó tôi chỉ là đứa trò hậu đậu, vụng về, làm đâu đổ đấy. Nhưng bà chẳng bao giờ quở trách tôi, cũng chẳng bao giờ bảo tôi hậu đậu cả. Bà dạy tôi mọi thứ, bà cho tôi niềm tin ở những việc mình làm, cho tôi cả những niềm hạnh phúc lớn lao. Bây giờ, tôi đã khôn lớn hơn, đã bớt hậu đậu, vụng về thì tôi chẳng còn có dịp cho bà thấy những việc mình làm nữa. Bây giờ, ông cũng vẫn thường cho tôi những quả lộc nhưng cái cảm giác ngày xưa đã mãi không còn nữa, nó không phải là cảm giác thích thú, hớn hở khi được bà cho quà... Ngày trước, cứ mỗi đợt đông về, bà luôn nhắc tôi phái mặc áo cho ấm, sợ tôi ho và ốm, bà sợ tôi lạnh. Vậy mà bây giờ bà nằm đây, trong đất lạnh, cô đơn và trống trải. Bà có cảm nhận được không một mùa xuân ấm áp sắp về.

Một làn gió thoảng qua kéo tôi trở lại với thực tại, đưa tôi ra khỏi thế giới của tuổi thơ tràn ngập bóng bà. Chị và mẹ đang gọi tôi. Mẹ đang hóa vàng, những tro tiền giấy theo gió bay khắp cả một khoảng không trước mộ.

Tôi nhận ra ràng, bà đi thật rồi... Tôi trở về khi ánh hoàng hôn dán buông, cảnh vật nhuốm một màu vàng nhàn nhạt, ảm đạm. Tôi quay gót, ngước nhìn phía sau con đường vừa bước. Dường như tôi mong chờ một hình bóng ai đó hay một điều kì diệu làm phai bớt đi gam màu buồn này, có thể gạt đi trong tôi bao ý nghĩ miên man ùa về.

23 tháng 12 2016

giúp mình nha

30 tháng 12 2017

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

30 tháng 12 2017

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

25 tháng 12 2016

???????????????????????????????????????????????????????

 

3 tháng 11 2018

Tôi vừa đưa chiếc xe đạp vào khoảng sân hẹp thì đã nghe vọng ra tiếng cười giòn giã của bố tôi và một vị khách. Đó chắc chắn là một vị khách quý bởi vì ít khi có sự ồn ã, sôi động như thế ở người cha hiền hậu nhưng lúc nào cũng lặng lẽ của tôi.
Tôi bước vội vào nhà. Bố tôi cùng người khách hướng ánh nhìn rạng rỡ, trìu mến đón tôi:
_ Con gái, đây là bác Trung Trực, bạn học hồi trung học với bố, lại cùng bố nhập ngũ. Bác là chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa đấy con ạ! 
Bác Trực trạc tuổi bố tôi. Khuôn mặt bác cương nghị nhưng lại rất đôn hậu. Đôi mắt tuy đã hằn nhiều vết chân chim nhưng vẫn ánh lên những tia vui vẻ và trìu mến. Tôi có đang nằm mơ không nhỉ? Tôi vừa học xong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Những lời thơ, những lời cô giảng và hình ảnh người chiến sĩ lái xe dũng cảm, kiên cường cứ đọng mãi trong tâm trí tôi. Giờ đây, tôi đang được đứng trước một người chiến sĩ lái xe Trường Sơn đích thực. Thật là một may mắn không ngờ. Tôi cuống quýt:
_ Bố ơi! Bác ơi! Con có thể được ngồi với bố và bác một lát để biết thêm về những ngày tháng chiến đấu năm xưa được không ạ? 
Bác cười và đáp:
_ Sao lại không? Đó là khoảng thời gian đẹp nhất của bố cháu và bác. 
_ Thưa bác, bác chính là người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, người lính mà cháu đã được học trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, phải không bác? 
_ Ồ, bài thơ ấy nổi tiếng lắm cháu à. Ngày đó, có lẽ lính lái xe Trường Sơn ít ai là không biết bài thơ ấy. Nó nói hộ phần nào khát vọng chiến đấu, những gian khổ, lòng dũng cảm và sự lạc quan của những người lính như bác. 
_ Chính bác cũng đã từng lái những chiếc xe không kính ấy phải không ạ? 
_ Không phải “đã từng” đâu cháu ạ. Mà là bác luôn lái những chiếc xe bị xước, bị va đập, bị bom đạn làm cho rơi vỡ, méo mó những bộ phận bên ngoài như thế. Chiến tranh mà! Để bác kể rõ hơn cho cháu hiểu nhé. Ngày đó, bác lái xe tải, cùng đồng đội chuyên chở lương thực, thuốc men, khí tài,… vào chiến trường miền Đông Nam Bộ. Có những chuyến đi kéo dài hàng tháng trời, gian khổ lắm cháu ạ. Nhất là những đoạn đường xuyên qua dãy Trường Sơn, giặc bắn phá rất dữ dội. Chúng muốn san phẳng tất cả, cắt đứt con đường huyết mạch nối liền Bắc Nam ấy. Tiểu đội xe của bác ban đầu được trang bị toàn xe mới để phục vụ mặt trận. Lúc đó, xe có kính như muôn vàn chiếc xe khác. Nhưng ngày nào xe cũng lao đi giữa bom gầm, đạn nổ khiến kính rạn vỡ, mất dần hết cả. Rồi cả mui xe cũng bị đạn pháo cày hất tung lên. Thùng xe va quẹt nhiều cũng chằng chịt vết xước. Chẳng còn chiếc xe nào còn nguyên vẹn cháu à. 
Tôi vẫn còn tò mò, tiếp tục hỏi bố:
_ Lái xe không kính, không mui, không đèn như thế chắc nguy hiểm lắm bác nhỉ? 
Bác sôi nổi tiếp lời:
_ Nguy hiểm lắm, cái sống cái chết lúc nào cũng trong gang tấc. Lái xe không kính thì mối nguy hiểm gần nhất là bụi đấy. Đường Trường Sơn mùa khô bụi cuốn mù trời sau làn xe chạy. Bụi cuốn vào mặt, vào quần áo. Bụi dày đặc đến mức mắt cay xè, không thể mở nổi. Lúc ấy, râu, tóc, quần áo và cả xe rực lên một màu đất đỏ Trường Sơn. Rồi cả mưa nữa chứ. Mưa Trường Sơn thường bất ngờ. Đang bụi bám đầy thì bỗng cả người nặng chịch vì ướt sũng nước mưa. Mưa xối xả quất vào người, vào mặt, vào mắt. Những làn nước cay xè, buốt rát khiến việc lái xe khó hơn gấp trăm ngàn lần. Thế nhưng, những người lính lái xe như bác không bao giờ dừng lại, luôn phải tranh thủ tránh giờ cao điểm cháu ạ. Cũng vì xe không kính nên mưa gió vứt vào cabin đủ thứ, nào là lá rừng, nào là cành cây gãy, … Bác đã bao lần bị cành cây cứa vào mặt, vào tay cầm vô lăng, đau rát vô cùng. Gian khổ là thế đấy cháu! Mỗi chuyến chở hàng về tới đích thật sự là một kỳ tích. Vậy mà ký tích vẫn luôn xuất hiện đấy! 
Bác mỉm cười, khuôn mặt ánh lên vẻ rạng rỡ và tự hào. Lời bác kể như chất chứa bao nhiệt huyết, bao sôi nổi của một thời tuổi trẻ nơi chiến trường. Bác dường như đang được sống lại những phút giây lịch sử ấy. Không hiểu sao ngay lúc này, những lời thơ của Phạm Tiến Duật lại ùa về, ngân nga trong lòng tôi. Đó chính là một thực tế ở chiến trường ngày ấy. Thế mà, những người lính cụ Hồ vẫn tràn đầy lạc quan, yêu đời, và tin tưởng vào một ngày mai chiến thắng.
Tôi chợt thấy bác Trực trầm ngâm, ánh mắt xa xôi như đang lạc trong dòng hồi tưởng. Còn bố tôi thì ngồi lặng lẽ, khuôn mặt đầy vẻ xúc động. Bác Trực chợt nói:
_ Xe không kính thế mà lại hay cháu ạ. Gặp bạn cũ, gặp đồng đội, gặp đồng hương đều tay bắt mặt mừng qua ô kính vỡ. Giữa đại ngàn mênh mông, bác chợt thấy lòng mình ấm lại vì được chiến đấu bên cạnh những đồng chí yêu thương. 
Giọng bác chợt rung lên, đầy xúc động:
_ Cháu không thể hiểu tình đồng chí thiêng liêng, quý giá thế nào với người lính các bác đâu. Dừng xe, ghé vào một bếp Hoàng Cầm, chỉ cần thêm bát thêm đũa là thấy thân thuộc như anh em một nhà. Dù chốc lát nữa thôi, mỗi người sẽ đi mỗi hướng, có khi chẳng bao giờ gặp lại nhau giữa chiến trường ác liệt. Bác và ba cháu có thể trở về hạnh phúc bên gia đình, nhưng bao nhiêu đồng đội của bác đã ngã xuống. Có một đồng đội của bác đã hy sinh ngay sau vô lăng vì quyết tâm lái xe vượt qua làn đạn dù đang bị thương nặng. Ngày ấy, khẩu hiệu “Yêu xe như con, quý xăng như máu” luôn khắc ghi trong tim những người lính lái xe. Dù có hy sinh, các bác vẫn quyết tâm bảo vệ xe và hàng. 
Bác chợt im lặng. Không khí cả căn phòng bỗng chốc trở nên thật trang nghiêm.
_ Cháu gái của bác, hai câu cuối của bài thơ có phải là: 
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
Chỉ cần trong xe có một trái tim.” 
Chiến tranh đã qua lâu rồi, nhưng cho đến tận hôm nay, bác và bố cháu không phút nào quên được mình đã từng là người lính. Bác rất tự hào vì mình đã là người lính lái xe Trường Sơn năm xưa, đã tham gia chiến đấu góp phần giành độc lập tự do cho quê hương đất nước. 
Trong tôi bỗng trào dâng một cảm xúc thật kỳ lạ, vừa khâm phục, vừa tự hào. Ngày hôm nay tôi đã hiểu thêm rất nhiều điều. Trước đây, tôi chỉ biết đến cuộc sống êm đềm trong vòng tay ấm áp, chở che của gia đình, thầy cô trong một đất nước hòa bình. Đó là thành quả của bao thế hệ cha anh đã vất vả, hy sinh. Họ chính là bố tôi, bác tôi và những người tôi chưa từng gặp mặt. Tôi phải thật trân trọng cuộc sống hòa bình này và cố gắng trau dồi, hoàn thiện để góp phần xây dựng đất nước thêm tươi đẹp trong thời đại mới. Cảm ơn bác, người lính lái xe năm xưa của Trường Sơn oanh liệt, đã giúp cháu lớn thêm lên nhiều lắm!

 

3 tháng 11 2018

gv ngữ văn giỏi quá. hay thiệt đó

1 tháng 5 2016

Quê mẹ em ở Huế. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm, mẹ theo chồng vào Nam sinh sống. Công việc bộn bề khiến mẹ ít có dịp về quê. Mẹ thường ao ước một ngày nào đó được trở lại xứ Huế yêu thương, thăm mái trường xưa cùng thầy cô, bạn bè gắn bó với bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Mong ước ấy giờ đây vẫn chưa thành hiện thực nhưng có một điều an ủi mẹ rất nhiều là mẹ được bác Tâm bạn học cũ cho địa chỉ của thầy Huệ – người thầy chủ nhiệm lớp 12A năm xưa. Sau khi về hưu, thầy đã vào thành phố Hồ Chí Minh sống cùng con cháu. Mẹ em vui lắm, háo hức chờ đợi ngày được gặp mặt người thầy mà mẹ vô cùng kính mến và khâm phục.

 

Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, mẹ cho em đi theo đến chúc mừng thầy giáo cũ. Suốt dọc đường, mẹ kể cho em nghe nhiều điều tốt đẹp về thầy Huệ – một giáo viên Văn hổi tiếng, niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh trường Quốc học Huế.

 

 

 Nhà thầy đây rồi! Căn nhà cấp bốn khá rộng cất giữa mảnh vườn sum suê cây trái nằm cặp mé sông Sài Gòn. Lối vào hai bên trồng bông bụt, hoa nở đỏ thắm, rung rinh như những chiếc đèn lồng treo thấp thoáng trong đám lá xanh. Trước thềm viền một hàng cỏ tóc tiên xùm xòa trông thật đẹp. Mẹ em nhấn chuông, vẻ hồi hộp hiện rõ trên nét mặt. Mẹ mong rằng người mở cổng sẽ chính là thầy Huệ. Một cụ già thong thả bước ra, mái tóc và chòm râu bạc trắng nhiưng đôi mắt vẫn tinh anh. Cụ cất giọng trầm ấm hỏi: -    Xin lỗi! Quý cô cần gặp ai? Không nén nổi cảm xúc, mẹ em nghẹn ngào đáp: -    Dạ thưa… thầy có phải là thầy Huệ?! Em là Hương Liên, học sinh lớp 12A do thầy chủ nhiệm, khóa 80 – 81 của trường Quốc học Huế. Thầy có còn nhớ em không? Thầy giáo già nhíu đôi lông mày, vẻ nghĩ ngợi rồi chợt reo lên khe khẽ: -    Hương Liên?! Có phải Hương Liên ở Gia Hội không? Thầy nhớ ra rồi! Xin mời vô nhà! Nãy giờ, em vẫn đứng nép sau lưng mẹ, mắt không rời gương mặt phúc hậu của thầy. Mẹ đẩy nhẹ em ra phía trước rồi giới thiệu: 

-    Thưa thầy! Đây là Yến Nhi, con gái út của em. Cháu đang học lớp 6. Chào ông đi con!

 

 

Em bẽn lẽn cúi đầu, vòng tay chào người thầy đáng kính của mẹ.

Thầy xoa đầu em cười và nói:-    Cháu ngoan lắm! Giống mẹ ghê nhỉ?! Tên cháu cũng hay nữa. Yến Nhi tức là con chim én nhỏ đó cô bé ạ!

 Không hiểu sao khi nghe giọng nói trầm ấm, vui vẻ của thầy giáo già, em có cảm giác thân thương, quen thuộc như đối với ông ngoại của mình. Hơn một giờ đồng hồ, hai thầy trò ôn lại chuyện xưa. Thầy nhắc nhở và hỏi thăm những học trò cũ của mình, trong đó không ít người đã trở nên nổi tiếng. Mẹ em xúc động nói: 

-    Thưa thầy! Em xin cảm ơn thầy vì thầy đã động viên em kiên trì theo đuổi con đường đã chọn. Em cũng báo để thầy mừng là năm ngoái, em được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Em đã học tập được ở thầy rất nhiều điều trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Cây bút thầy tặng khi em được giải nhất học sinh giỏi Văn khối 12 của thành phố Huế, giờ đây em vẫn giữ. Mỗi lần nhìn cây bút ấy là em lại nhớ tới thầy.

Thầy giáo già cười hiền từ: -    Xin chúc mừng em! Như vậy là thầy có thêm được một đồng nghiệp tốt. Thầy tin rằng em sẽ đạt được nhiều thành tích trong tương lai.
Khi từ biệt, thầy giáo già nắm tay em và hỏi: -    Cháu gái có thích nghề dạy học không? Nghề này tuy nghèo nhưng vui. Đào tạo được những học sinh như mẹ cháu, ông thấy không có gì quý bằng, cháu ạ! Trên đường về, mẹ tiếp tục kể cho em nghe về người thầy giáo cũ. Em thấy rằng tình nghĩa thầy trò đậm đà, sâu sắc quả là đáng quý!