K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2017

Thẳng thắn, thật thà ,thường thua thiệt

Lọc lừa, lươn lẹo, lại lên lương.

=>thật thà thẳng thắn=mất lòng
luồn lách lươn lẹo=được lòng

27 tháng 10 2017

Theo so_0 bạn nên xác định rõ giữa hiện thực và mục tiêu, bạn ạ. Lời của Bác, là mục tiêu mà hiện nay chúng ta đang phấn đấu để đạt được. Còn câu mà bạn hỏi thì lại ngả về hướng thực tế cuộc sống.
so_0 sẽ nói rõ hơn về ý của mình.

Thứ nhất, ông bà ta có câu "thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng". Sự thật, cũng như thuốc đắng, dĩ nhiên không phải ai cũng hoan nghênh cả, cho dù nó là sự thật không thể chối cãi được đi nữa. Hơn nữa, cách bạn nói ra sự thật cũng là một điều khá quan trọng. "Thật thà thẳng thắn" mà lại "thẳng như ruột ngựa" thì.. thật sự, không mấy người ưa đâu, phải không bạn?
Thứ hai, "luồn lách lươn lẹo", có thật là luồn lách lươn lẹo thì lên hương không? (theo so_0 bạn nên dùng "lên hương" thì chính xác và mang ý nghĩa "..." như bạn suy nghĩ hơn!). Con người ai cũng ưa nghe nói ngọt ngào, cho dù một người có bị tổn thương đến thế nào đi nữa, chỉ cần có cách nói phù hợp, ắt hẳn người đó cũng vui lòng lắng nghe. Bạn nói ngọt, cho dù là có nói dối, nói không đúng sự thật đi nữa, thì với tâm lý ấy, người ta vẫn "rửa tai theo hầu" lời nói "vàng ngọc" của bạn. Còn hậu quả??? Không nói chắc bạn cũng hình dung ra được.
so_0 nghĩ, giờ bạn cũng phần nào hiểu hiểu rằng, tại sao nói ngọt, còn chất lượng nó thế nào chưa biết, lại được yêu thích hơn lời nói thẳng, chân thật. Huống hồ, bây giờ, vì danh lợi, chức quyền, vì việc xây dựng mối quan hệ "bạn bè" tốt, ngưòi ta còn ỉm cái sự thật đi, "uyển chuyển" để lấy lòng người khác. Cho nên, bạn biết "luồn lách" thì sẽ có lợi hơn rất nhiều. Đấy là thực tế.
Thứ ba, bạn biết đấy, có những sự thật không thể thay đổi được ở hiện tại, hoặc chưa thể thay đổi được, ví dụ nạn hối lộ, tham ô, đưa "nóng" cho CS giao thông, nạn "làm tiền", ... Đứng trước chúng bạn sẽ làm gì nào? Chọn "ngọt, nhẹ nhàng" hay "thẳng thắn, đắng lòng"? Để bao biện cho mình, rất nhiều người sẽ chọn "ngọt" và chấp nhận "ngọt", còn cái "thật", thật mà không giải quyết được công việc trước mắt thì người ta sẽ không chọn nó.
Thứ tư, tại sao chúng ta lại đặt mục tiêu "làm theo năng lực, hưởng theo việc làm?". so_0 lấy ví dụ đơn giản thôi nhen, chẳng hạn bạn làm việc nhóm. Bạn cũng biết đấy, trong nhóm không phải ai cũng thực sự làm việc, đóng góp cho nhóm, mà chỉ một vài người thôi, còn những người kia chả làm gì cả. Nếu bạn ở vai trò người tích cực đóng góp, bạn có khó chịu không? Chắc chắn là có rồi! Bạn sẽ làm gì nào? Chọn im lặng và tiếp tục cống hiến thầm lặng, kết quả thì tính chung cả nhóm, hay thẳng thắn mời "mấy bạn kia" ra khỏi nhóm, và dĩ nhiên, quan hệ với các bạn ấy sẽ đi tong, chưa kể có thể người ta còn "thù và trả thù" bạn sau này? Một ví dụ khác, bạn đang đi học, bạn làm bài kiểm tra không quay cóp, bằng sức của mình, nhưng bạn được thấp điểm, trong khi bạn của bạn, không học hành, nhưng biết "học hỏi", biết "dùng ống nhòm" và điểm cao ngất ngưởng? Chọn cách thẳng thắn, học bằng sức mình, và cách luồn lách, học nhờ vào người khác khi này, là sự lựa chọn của mỗi người. Mình nghĩ, phần nhiều sẽ chọn cách sau, an nhàn nhưng hưởng cao điểm, hưởng nhiều thành lợi. "Lười", "tham" luôn là hai tính chất không thể thiếu được của con người chúng ta.

Vậy đấy, nếu đứng ở phía ngược lại, xem trọng thành quả của bản thân mình, bằng năng lực của mình, bạn sẽ thấy, vì sao ta lại đặt ra mục tiêu như vậy, cũng thấy được câu trả lời cho câu hỏi của bạn.

Bạn à, mình vẫn không hiểu sao, người thật thà, thẳng thắn lại luôn dành được sự quý trọng, tin cậy từ người xung quanh ? Chỉ là, họ cần biết cách "nói ra sự thật" nữa thôi là đủ rồi. Chọn lựa từ ngữ, chọn lựa thời điểm, chọn lựa thái độ, ...

30 tháng 1 2021

a,  Thẳng thắn , thật thà thì thua thiệt 

  Lọc lừa , lươn lẹo lại lên lương .

=> Chơi chữ bằng cách điệp âm

b) Anh về câu rao anh đi   

Mai sau trải lẹ , ta thì két đôi.

=>chơi chữ bằng cách nói lái

c) Nửa đêm , giờ Tý ,canh ba   

Vợ tôi , con gái, đàn bà , nữ nhi.

=>chơi chữ bằng cách gần nghĩa

d) Khôn ba năm ,dại một giờ.

=>chơi chữ bằng cách trái nghĩa

22 tháng 11 2021

a) thẳng thắn , thật thà, ngay thẳng , chân thật , chính trực

b) còn lại 

tham khảo nha

17 tháng 1 2022

Theo em hiểu câu này có nghĩa là trung thực,thật thà sẽ đánh bại được cái xấu.Trung thực,thật thà ở đây không mang nghĩa là sẽ thua thiệt mà ngược lại...

17 tháng 1 2022

Trung thực thật thà thường thua thiệt nói về tôn trọng sự thật.
Ý nghĩa : Nếu một người thật thà , tôn trọng sự tật sẽ bị người khác xa lánh ( VD : Bạn mách tội bạn mình vì bạn vi phạm quá nhiều )

Gạch chân từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong những từ sau

a) chân thật, chân thành, chân tình, chân lí, chân chất

b) thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, ngay ngắn, ngay thật

c) thật thà, thật sự, thật lòng, thành thật, thật tình, thật tâm

18 tháng 5 2022

a) chân lí 

b) ngay ngắn 

c) thật sự 

14 tháng 12 2019

Có thể chọn một trong các câu ca dao trong bài "Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình".

15 tháng 12 2021

C

15 tháng 12 2021

C

7 tháng 4 2018

ca ngợi công lao của cha mẹ đối với con cái

2 tháng 4 2018
Giúp mình nha iu các bạn
16 tháng 4 2018

Ca dao là tiếng nói ân tình thủy chung son sắt, là những bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp về đất nước về con người Việt Nam. Những câu ca dao viết về nông thôn thường rất hay và đó là những câu ca dao tả về một đêm trăng tát nước, về một đàn cò trắng bay trên cánh đồng,… Và trong đó có một bài ca dao nói vé cánh đồng lúa mà em rất thích đó là bài:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát 
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Bài ca dao chỉ có bốn câu nhưng đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong em, đọc bài ca dao trước mắt em như hiện lên một bức tranh tuyệt đẹp, cả cánh đồng như chiếc thảm màu xanh khổng lồ mượt mà, mềm mại trong gió và đâu đây mùi hương lúa thơm ngát. Có thể nói đó là một bức tranh tràn đầy sức sống, thân thuộc về cây lúa, bởi lúa là một loài cây quen thuộc, một biểu tượng của nông thôn Việt Nam gắn bó với người Việt Nam từ xưa cho đến nay. Lúa không chỉ là nguồn sống, là nguồn lương thực quý nuôi sống con người mà cây lúa còn có những vẻ đẹp rất riêng đó là sự mềm mại, thanh mảnh, uyển chuyển lại khỏe khoắn. Đất nước ta 80% là nông nghiệp nên những cánh đồng có khắp nơi và chính vì vậy nhà thơ Nguyễn Đình Thi nhìn thấy những cánh đồng lúa như biển lúa:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Câu thơ là cảm xúc tha thiết, thân thương của nhà thơ trước vẻ đẹp của những cánh đồng lúa của chúng ta và nhà thơ khẳng định “đâu trời đẹp hơn”, vẻ đẹp của những cánh đồng đó dường như chỉ có ở Việt Nam. Vậy vẻ đẹp mà Nguyễn Đình Thi cảm nhận đó có lệ bắt đầu từ hình ảnh:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát
Đứng hên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông

Một bức tranh chân thật sống động, đầy sức sống hiện ra trước mắt chúng ta, đó là một màu xanh bất tận choán hết cả tầm mắt của chúng ta. Câu thơ được viết dài như khắc họa rõ nét hơn những cánh đồng lúa bao la bát ngát mênh mông. Hai câu thơ được tạo nên bởi hai vế đối rất hoàn chỉnh và phép đảo ngữ càng gợi cho ta cảm giác mênh mông bất tận của lúa của màu xanh mướt. Và trong câu thơ, tác giả dân gian đã sử dụng từ ngữ rất giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, những từ đó miêu tả cái dài rộng bất tận của đồng lúa là “mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông”. Câu thơ gợi cho ta cảm giác trù phú, có sản lượng lúa nhiều, từ “cũng” là một sự khẳng định về sự giàu có và trù phú của quê hương ta.

Biển lúa ấy đang báo hiệu một mùa bội thu:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Lúa đang lên đòng là giai đoạn lúa tốt tươi và sung sức nhất. Màu xanh đó không phải là màu vàng rực rỡ khi lúa đã chín nhưng cái màu xanh của lúa đang vào thời kì sung sức ấy lại gợi cho ta sự sống tràn trẻ báo hiệu mùa vàng sắp tới. Ở đây tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp so sánh để nói lên vẻ đẹp của những cây lúa đang thì con gái, chúng cũng mềm mại, dịu dàng, uyển chuyển như những cô gái thôn quê mới lớn dậy. Đó là một vẻ đẹp khỏe mạnh, tươi mới. Việc sử dụng biện pháp so sánh là biện pháp quen thuộc thường thấy trong ca dao xưa khiến cho câu ca dao trở nên sinh động hơn, thể hiện được rõ nét hơn vẻ đẹp của những sự vật cần miêu tả. Đồng thời đối với câu ca dao này còn giúp cho ta có cái nhìn chính xác hơn về những cô gái ở nông thôn Việt Nam. Hình ảnh cô gái ở câu thơ này được ví với chẽn lúa, một sự ví von, so sánh rất độc đáo bởi người ta thường ví các cô gái với những loài cây như liễu, như mai thế mà ở đây lại ví cô gái với lúa. Có lẽ tác giả dân gian đã tìm thấy vẻ đẹp của các cô gái thôn quê khác với các cô gái ở đô thị, nếu các cô gái ở đô thị mang vẻ đẹp đài các, kiêu sa thì các cô gái thôn quê lại mang vẻ đẹp chân chất, giản dị như những cây lúa, một vẻ đẹp cũng khiến cho người ta phải đắm say.

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng bạn mai.

Câu thơ cuối càng thể hiện rõ hơn vẻ đẹp nhẹ nhàng, uyển chuyển của của các cố gái miền thôn quê. Đọc câu thơ này chúng ta hình dung cánh đồng lúa đung đưa trong nắng sớm mai như những cô gái đang tung tăng vui đùa, đây là một hình ảnh thật đẹp và thật sinh động. Màu nắng hồng rực rỡ ấy như tôn thêm vẻ đẹp của các cô gái thốn quê duyên dáng, dịu dàng và rất đỗi bình dị.

Như vậy chỉ bằng bốn câu thơ cùng vối lời lẽ giản dị, mộc mạc, tác giả dân gian đã cho ta thấy vỏ đẹp rực rỡ của thiên nhiên của con người việt Nam, đó là vẻ đẹp rực rỡ tràn đầy sức sống của những cánh đồng bát ngát và qua đó ta còn thấy vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của những cô gái thôn quê. Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, đối, bài ca dao là một trong những viên ngọc quý sáng lấp lánh và luôn gợi cho người đọc cảm giác tươi mới, đồng thời ta có thể khẳng định ngôn từ của chúng ta rất đẹp và rất trong sáng.