mình ko biết câu này các bạn bày mình với phân biệt mạng cục bộ và mạng diện rộng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1.
- Internet là hệ thống kết nối các máy tính và mạng máy tính ở quy mô tòa thế giới
- Điểm khác nhau của mạng máy tính với các mạng LAN, WAN là : mạng Internet cung cấp nguồn thông tin cho toàn thế giới, phân bố rộng trên toàn thế giới
Câu 2.
Dịch vụ trên Internet và lợi ích của các dịch vị đó là:
- Tổ chức và khai thác thông tin: Có thể dễ dàng truy cập để xem nội dung.
- Tìm kiếm thông tin trên web: Tìm kiếm mọi thông tin mình muốn.
- Thư điện tử (Email) : Trao đổi thông tin một cách nhanh chóng.
-
MẠNG LAN:
Câu 2 : *) Giống nhau: Đều là 1 tập hợp các máy tính đc liên kết với nhau, có thể chia sẻ tài nguyên, trao đổi thông tin với nhau .....!
*) Khác nhau:
-) (Về mặt kỹ thuật - Công nghệ) Mạng có dây sử dụng dây cáp để truyền thông tin. Trong khi đó, Mạng ko dây sử dụng sóng vô tuyến!
-) (Về mặt chi phí lắp đặt) Mạng có dây chi phí cao hơn hẳn còn mạng ko dây chi phí rất rẻ!
-) (Về tính ổn định) Mạng có dây có tính ổn định cao, ít phụ thuộc môi trường bên ngoài. Mạng ko dây có tính ổn định ko cao, phụ thuộc nhiều vào môi trường (Môi trường ko tốt dễ gây nhiễu sóng hoặc mất sóng,
Theo tìm hiểu, hóa ra “Cục sì lầu ông bê lắp” là cụm từ xuất phát từ câu hát "Don't you know, pump it up, Don't you know, pump it up…” của bài Pump It Up, một bài hát được phát hành từ năm 2004 do ca sĩ Danzel thể hiện. Để dễ hiểu, cư dân mạng Việt Nam đã dịch phiên âm lời bài hát gốc sang tiếng Việt, và cụm từ “Cục sì lầu ông bê lắp” được phát minh ra từ đây.
...
Mỗi người - Ai cũng có cái riêng của mình làm nên bản sắc cá nhân. Khi đó, chúng ta sẽ ý thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Từ đó mà phát huy được sở trường, hạn chế những sở đoản. Mỗi người trên thế giới đều có những điểm chung. Nhờ đó giúp cho con người với con người trở nên gần gũi, hoà đồng hơn. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta cần hạn chế cái riêng của mình. Bởi đó chính là yếu tố làm nên giá trị của mỗi người. Chính vì vậy mà hành trình để khẳng định cái riêng của mỗi người đều cần phải nỗ lực, kiên trì không ngừng nghỉ mỗi ngày.
Giống nhau
– Mạng LAN và mạng MAN đều là hai mạng được phân loại dưới góc độ địa lý
– Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network) là mạng kết nối các máy tí ở gần nhau, chẳng hạn trong một phòng, một toà nhà, một xí nghiệp, một trường học…
– Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network) là mạng kết nối những máy tính ở cách nhau những khoảng cách lớn. Mạng diện rộng thường liên kết mạng cục bộ.
=> Từ đó ta nhận thấy rằng, mạng LAN là mạng kết nối những máy tính ở gần nhau còn WAN kết nối những máy tính ở cách nhau một khoảng cách lớn thông, thường liên kết các mạng LAN.
Khác nhau
-LAN
+Khoảng cách địa lí: Các máy tính và thiết bị gần nhau như trong cùng một căn phòng, toà nhà, trường học….(khoảng cách <200m trở lại)
+Số lượng máy: Vài chục máy tính và thiết bị được kết nối với nhau
-WAN
+Khoảng cách địa lí: Các máy tính và thiết bị có thể ở các thành phố, đất nước khác nhau, khắp lục địa nối kết với nhau (khoảng cách hàng nghìn km).
+Số lượng máy: Hàng chục nghìn máy tính và thiết bị được kết nối với nhau.
1. Tiêu chí: Dựa trên phạm vi sử dụng
- Mạng cục bộ (LAN): phạm vi hẹp như văn phòng, toà nhà, trường học, công ty, …
- Mạng diện rộng (WAN): phạm vi rộng như tỉnh, quốc gia, toàn cầu. Thông thường mạng WAN là tập hợp các mạng LAN.
2. Các tài nguyên dùng chung trong mạng bao gồm: • Máy in Laser cài ở MÁY 1 nhưng được MÁY 1 "cho phép xài chung" : các máy tính khác có thể sử dụng nó như thể máy in được gắn trực tiếp vào mỗi máy tính đó vậy.
• Thư mục C:\DATA của MÁY 3 nhưng được MÁY 3 "cho phép xài chung" : các máy tính khác có thể truy cập vào thư mục này để lấy thông tin thôi (nếu MÁY 3 cấp phép "CHỈ ĐỌC" - Read Only) hoặc có thể cập nhật thêm/xóa/sửa thông tin trong thư mục này (nếu MÁY 3 cấp phép "TOÀN QUYỀN" - Full Access).
• ổ CD share để dùng chung
• Kết nối Internet: Máy 4 được cài đặt HĐH mạng Microsoft Windows 98 và cấu hình cho phép chia sẻ kết nối Internet (Internet Connection Sharing - ICS). Các máy tính MÁY 1, 2, 3 có thể "cùng sử dụng kết nối Internet" thông qua modem được nối ở MÁY 4.
LAN (Local Area Network)
- Các máy tính cá nhân và các máy tính khác trong phạm vi một khu vực hạn chế được nối với nhau bằng các dây cáp chất lượng tốt, sao cho những người sử dụng có thể trao đổi thông tin, dùng chung các thiết bị ngoại vi, và sử dụng các chương trình cũng như các dữ liệu đã được lưu trữ trong một máy tính dành riêng gọi là máy dịch vụ tệp.
Khác nhau khác nhiều về quy mô và mức độ phức tạp, mạng cục bộ có thể chỉ liên kết vài ba máy tính cá nhân và một thiết bị ngoại vi dùng chung đắt tiền, như máy in laser chẳng hạn. Các hệ thống phức tạp hơn thì có các máy tính trung tâm (máy dịch vụ tệp) và cho phép những người dùng tiến hành thông tin với nhau thông qua thư điện tử để phân phối các chương trình nhiều người sử dụng, và để thâm nhập vào các cơ sở dữ liệu dùng chung.
WAN (Wide Area Network)
- Mạng kết nối các máy tính ở cách nhau những khoảng cách lớn. Mạng diên rộng thường liền kết các mạng cục bộ.
Mạng cục bộ (LAN): chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi hẹp như một văn phòng, một tòa nhà, một công ty,...
Mạng diện rộng (WAN): chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng như khu vực nhiều tòa nhà, phạm vi một tỉnh, một quốc gia hay có quy mô toàn cầu. Mạng diện rộng thường là kết nối của các mạng LAN.
Mạng cục bộ và mạng diện rộng có thể được phân biệt bởi: địa phương hoạt động, tốc độ đường truyền và tỷ lệ lỗi trên đường truyền, chủ quản của mạng, đường đi của thông tin trên mạng, dạng chuyển giao thông tin.
Địa phương hoạt động: Liên quan đến khu vực địa lý thì mạng cục bộ sẽ là mạng liên kết các máy tính nằm ở trong một khu vực nhỏ. Khu vực có thể bao gồm một tòa nhà hay là một khu nhà… Điều đó hạn chế bởi khoảng cách đường dây cáp được dùng để liên kết các máy tính của mạng cục bộ (Hạn chế đó còn là hạn chế của khả năng kỹ thuật của đường truyền dữ liệu). Ngược lại mạng diện rộng là mạng có khả năng liên kết các máy tính trong một vùng rộng lớn như là một thành phố, một miền, một đất nước, mạng diện rộng được xây dựng để nối hai hoặc nhiều khu vực địa lý riêng biệt.
Tốc độ đường truyền và tỷ lệ lỗi trên đường truyền: Do các đường cáp của mạng cục bộ đươc xây dựng trong một khu vực nhỏ cho nên nó ít bị ảnh hưởng bởi tác động của thiên nhiên (như là sấm chớp, ánh sáng…). Điều đó cho phép mạng cục bộ có thể truyền dữ liệu với tốc độ cao mà chỉ chịu một tỷ lệ lỗi nhỏ. Ngược lại với mạng diện rộng do phải truyền ở những khoảng cách khá xa với những đường truyền dẫn dài có khi lên tới hàng ngàn km. Do vậy mạng diện rộng không thể truyền với tốc độ quá cao vì khi đó tỉ lệ lỗi sẽ trở nên khó chấp nhận được.
Mạng cục bộ thường có tốc độ truyền dữ liệu từ 4 đến 16 Mbps và đạt tới 100 Mbps nếu dùng cáp quang. Còn phần lớn các mạng diện rộng cung cấp đường truyền có tốc độ thấp hơn nhiều như T1 với 1.544 Mbps hay E1 với 2.048 Mbps.
(Ở đây bps (Bit Per Second) là một đơn vị trong truyền thông tương đương với 1 bit được truyền trong một giây, ví dụ như tốc độ đường truyền là 1 Mbps tức là có thể truyền tối đa 1 Megabit trong 1 giây trên đường truyền đó).
Thông thường trong mạng cục bộ tỷ lệ lỗi trong truyền dữ liệu vào khoảng 1/107-108 còn trong mạng diện rộng thì tỷ lệ đó vào khoảng 1/106 – 107
Chủ quản và điều hành của mạng: Do sự phức tạp trong việc xây dựng, quản lý, duy trì các đường truyền dẫn nên khi xây dựng mạng diện rộng người ta thường sử dụng các đường truyền được thuê từ các công ty viễn thông hay các nhà cung cấp dịch vụ truyền số liệu. Tùy theo cấu trúc của mạng những đường truyền đó thuộc cơ quan quản lý khác nhau như các nhà cung cấp đường truyền nội hạt, liên tỉnh, liên quốc gia. Các đường truyền đó phải tuân thủ các quy định của chính phủ các khu vực có đường dây đi qua như: tốc độ, việc mã hóa.
Còn đối với mạng cục bộ thì công việc đơn giản hơn nhiều, khi một cơ quan cài đặt mạng cục bộ thì toàn bộ mạng sẽ thuộc quyền quản lý của cơ quan đó.
Đường đi của thông tin trên mạng: Trong mạng cục bộ thông tin được đi theo con đường xác định bởi cấu trúc của mạng. Khi người ta xác định cấu trúc của mạng thì thông tin sẽ luôn luôn đi theo cấu trúc đã xác định đó. Còn với mạng diện rộng dữ liệu cấu trúc có thể phức tạp hơn nhiều do việc sử dụng các dịch vụ truyền dữ liệu. Trong quá trình hoạt động các điểm nút có thể thay đổi đường đi của các thông tin khi phát hiện ra có trục trặc trên đường truyền hay khi phát hiện có quá nhiều thông tin cần truyền giữa hai điểm nút nào đó. Trên mạng diện rộng thông tin có thể có các con đường đi khác nhau, điều đó cho phép có thể sử dụng tối đa các năng lực của đường truyền hay nâng cao điều kiện an toàn trong truyền dữ liệu.
Dạng chuyển giao thông tin: Phần lớn các mạng diện rộng hiện nay được phát triển cho việc truyền đồng thời trên đường truyền nhiều dạng thông tin khác nhau như: video, tiếng nói, dữ liệu… Trong khi đó các mạng cục bộ chủ yếu phát triển trong việc truyền dữ liệu thông thường. Điều này có thể giải thích do việc truyền các dạng thông tin như video, tiếng nói trong một khu vực nhỏ ít được quan tâm hơn như khi truyền qua những khoảng cách lớn.
Các hệ thống mạng hiện nay ngày càng phức tạp về chất lượng, đa dạng về chủng loại và phát triển rất nhanh về chất. Trong sự phát triển đó số lượng những nhà sản xuất từ phần mềm, phần cứng máy tính, các sản phẩm viễn thông cũng tăng nhanh với nhiều sản phẩm đa dạng. Chính vì vậy vai trò chuẩn hóa cũng mang những ý nghĩa quan trọng. Tại các nước các cơ quan chuẩn quốc gia đã đưa ra các những chuẩn về phần cứng và các quy định về giao tiếp nhằm giúp cho các nhà sản xuất có thể làm ra các sản phẩm có thể kết nối với các sản phẩm do hãng khác sản xuất