Viết bài văn ngắn cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong ca dao :
''Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân''
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương."Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.
Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.Trong tác phẩm " Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái "vừa trắng lại vừa tròn", một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Ta cũng bắt gặp người phụ nữ như thế xuất hiện trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Vũ Thị Thiết cũng giống như cô gái trong "Bánh tôi nước", là một người phụ nữ tư dung tốt đẹp, chăm chỉ siêng năng,… khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu.Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ "hồng nhan bạc phận". Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải khuây khi sống cô đon vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn! với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. nàng không phải chịu uất ức, không phải lấy nước sông để rửa trôi nỗi nhục mà chồng nàng áp đặt.
Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.Trong tác phẩm " Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái "vừa trắng lại vừa tròn", một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Ta cũng bắt gặp người phụ nữ như thế xuất hiện trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Vũ Thị Thiết cũng giống như cô gái trong "Bánh tôi nước", là một người phụ nữ tư dung tốt đẹp, chăm chỉ siêng năng,… khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu.
Từ những cô gái quê chân chất đến tiểu thư đài các con của viên ngoại "gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung" đều mang vẻ đẹp thật đáng yêu, đáng quý. Như Thúy Vân và Thúy Kiều trong tác phẩm lớn của đại thi hào Nguyễn Du "Truyện Kiều", là hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, thông minh xinh đẹp "mai cốt cách, tuyết tinh thần’. Tuy mỗi người một vẻ nhưng ai cũng vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ thanh thoát, yêu kiều như nhành mai, còn tâm hồn lại trắng trong như băng tuyết, thanh cao, kiều diễm và quý phái…
Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ "hồng nhan bạc phận". Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải khuây khi sống cô đon vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn! với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. nàng không phải chịu uất ức, không phải lấy nước sông để rửa trôi nỗi nhục mà chồng nàng áp đặt.
Tham Khảo (dựa vào các ý kiến cho sẵn để hoàn thành bài văn theo suy nghĩ của mình nhé !!! )
+ Câu thứ hai: Thương thay thân phận con tằm... có người nào nghe?
- Là một loạt hình ảnh so sánh giữa thân phận thấp kém của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến, con chim...
- Từ cảm thán Thương thay lặp lại ở đầu câu tạo âm hưởng ngậm ngùi, chua xót, mang nỗi sầu thân phận hẩm hiu, bất hạnh.
- Điệp ngữ: kiếm ăn được mấy và từ phải nhấn mạnh ý cuộc sống của người nghèo quá lầm than, cơ cực.
- Hình ảnh chim bay mỏi cánh, cuốc kêu ra máu và các câu hỏi tu từ biết ngày nào thôi? Có người nào nghe? Đặc tả thân phận lênh đênh, đầy tủi hờn, oan ức giữa xã hội phong kiến bất công, ngang trái...
Nông dân:
_ Trời sao trời ở chẳng cần
Kẻ ăn không hết kẻ lần không ra
Người thì mớ bảy mớ ba
Người thì áo rách như là áo tơi.
_ Khen ai khéo đặt nên nghèo
Kém ăn kém mặc, kém điều không ngoan
Nhà giàu nói một hay mười
Nhà nghèo nói mãi chẳng lời nào khôn
_ Con quan rồi lại làm quan
Con nhà kẻ khó đốt than cả ngày
Về người phụ nữ:
_ Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
_ Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
_Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.
Người khôn ở đây đâu chỉ là cái hơn người bởi hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài. Cái khôn ở đây ý nói tới tấm lòng nhân ái. Đó cũng là người biết trân trọng con người vì hiểu rõ cái lý con người vốn bình đẳng. Đó là con người có trí tuệ hiểu rõ đạo lý của cuộc đời.
Rửa mặt là sự coi trọng. Người theo đạo Hồi trước khi đọc Kinh bao giờ cũng rửa mặt. Tín đồ Phật giáo Đại Thừa trước khi vào khóa lễ đọc Kinh hay tụng chú thường rửa tay rửa mặt và đọc các câu chú tịnh thân - khẩu và ý. Rửa chân ám chỉ sự khinh miệt. Chỉ có những kẻ kiêu căng, cậy giàu sang hoặc những kẻ hủ lậu phong kiến mới có thái độ khinh khi người phụ nữ và coi họ như thứ đồ chơi.
"Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân"
Người phụ nữ trong đời sống còn phong kiến xưa kia là khổ như vậy, không được xã hội tôn trọng, may mắn thì gặp được hạnh phúc, được tôn trọng, còn không may thì là số kiếp như hạt mưa sa. Câu ca dao trên cũng phần nào giống rất nhiều câu ca dao khác, trong đó có câu ca dao dưới đây:
"Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"