K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2019

Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường…” Thật vậy, không riêng gì tác giả Thanh Tịnh đối với lứa tuổi học sinh ai ai lại chẳng có những kỉ niệm đẹp về ngày khai trường và đối với tôi ấn tượng về ngày khai giảng đầu tiên bậc phổ thông sẽ mãi mãi là một hồi ức đẹp không thể nhạt phai… Ngày đầu tiên bước vào trường mới, ngày đầu tiên tham dự lễ khai giảng. Đó là một ngày khí trời dìu dịu êm ái, không gian như rộng mở hơn, cảnh sắc dường như có sự đổi thay và trong lòng tôi một cảm giác bâng khuâng xao xuyến thật khó tả. Khoác trên mình chiếc áo dài trắng tinh khôi tôi như con quạ hóa con công khi mặc chiếc áo ấy bởi lẽ tôi thấy mình lớn hơn trưởng thành hơn xinh xắn hơn rất nhiều.Chín năm học trôi qua với biết bao kỉ niệm đẹp một hành trình dài đi đến tương lai và hạnh phúc hơn khi tôi đặt chân vào ngưỡng cửa cấp ba với bao bộn bề lo lắng những bon chen vất vả của cuộc đời mà giờ đây tôi phải tự đứng tự đi bằng chính đôi chân mình.
Ẩn mình sau hàng cây cổ thụ ngôi trường hiện lên như một bờ vai rộng lớn. Ngôi trường đã cũ không còn khang trang như những ngôi trường khác nhưng chứa đựng trong nó là bao niềm tin, sức mạnh, ôm ấp nuôi dưỡng những đứa con thân yêu. Không gian trường lúc ngày thật tưng bừng nhôn nhịp. Những dây cờ đủ màu sắc nối đuôi nhau khắp sân trường và trên tay mỗi chúng tôi cũng có một lá cờ nhỏ xinh xắn. Tôi gặp lại bạn cũ chúng tôi vui vẻ nói chuyện với nhau về những ngày học trước. Trong lớp tôi có rất nhiều bạn lạ, tôi thèm tôi ước ao được nô đùa với các bạn, được mẹ dẫn đi học nhưng giờ đây điều đó là không thể bởi trước mắt tôi là một chân trời mới tôi cần phải hòa nhập và làm quen dần với mọi người. Trong khi chúng tôi đang chuẩn bị xếp hàng ngay cạnh cổng trường các anh chị lớp trên đã xếp sẵn ghế chào đón chúng tôi. Trong lời giời thiệu của cô tổng phụ trách chúng tôi nhanh chân tiến vào lễ đài trong niềm hân hoan phấn khởi pha một chút gì đó e thẹn, ngượng ngùng. Mở đầu buổi lễ là các tiết mục múa hát của các anh chị, các tiết mục rất hay và đặc sắc tiếng nhạc đệm kèm theo lúc cao vút lúc trầm lắng khiến lòng tôi xao xuyến bâng khuâng một nỗi niềm khó tả, tim tôi đập rộn rã hòa chung nhịp điệu với bài ca. Sau tiết mục văn nghệ là nghi lễ chào cờ và lời chào mừng các vị đại biểu cũng như các học sinh chúng tôi. Bao nhiêu lời dăn dò ân cần của các thầy cô, các anh chị lớp trên cũng đã phần nào nung nấu trong tôi niềm tin nghị lực và ý chí cho cuộc hành trình mới sau này.
Buổi lễ khai giảng năm nay cũng là ngày trường tôi nhận danh hiêu đạt chuẩn quốc gia. Niểm vinh dự tràn ngập trong nhà trường và ngay cả tôi cũng vậy. Trong khoảnh khắc nhận bằng đạt chuẩn tim tôi như ngừng đập tôi hồi hộp hòa nhịp theo từng bước chân của các thầy cô anh chị. Thời gian rồi cũng trôi đi, buổi lễ khai giảng cũng đã kết thúc, tôi ra về mà trong lòng vẫn còn vương vấn sự nuối tiếc, tôi nhớ mái cái phút giây thả bóng bay, những trái bóng lớp tôi bay lên bầu trời trong niềm tin phơi phới chúng bay xa, xa mãi cao tít tắp đem theo những ước mơ hoài bão của chúng tôi đến một chân trời mới tốt đẹp hạnh phúc hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa, xa thật xa, âm thanh đó như lưu lại trong tôi một cảm giác xao xuyến lạ lung. Tôi biết là từ hôm nay tôi hòa nhập vào một ngôi trường mới .
Buổi khai giảng trôi qua thật nhanh như cơn gió thoảng rồi đọng lại trong giây phút này là tôi và một giọt thời gian thật khẽ. Cảm giác bỡ ngỡ hồi hộp trước đây dường như đã khác, vẫn còn vương vấn đâu đây sự rụt rè e ngại nhưng thời gian đã nuôi dưỡng dần nghị lực trong tôi, giúp tôi có đủ tự tin và bản lĩnh để bước vào đời.
Thời gian trôi qua thật vô tình nó cứ trôi mãi đi, vùn vụt, thoáng chốc không chờ không đợi một ai. Và giờ đây tôi sẽ phải cố gắng nắm giữ từng giây từng phút ấy. Dẫu biết rằng ba năm học rồi sẽ qua đi thật nhanh nhưng ngần ấy thôi cũng đã đủ để tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp về ngày khai giảng về mái trường thân yêu và rồi những vần thơ lai láng của tuổi học trò xưa kia lại chợt ùa về trong phút chốc:
“Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớn
Xa cổng trường khép kín với thời gian
Sợ phượng rơi là nỗi nhớ bàng hoàng
Sẽ phải sống trong muôn vàn hối tiếc
Rồi mai đây bé thành người lớn

Còn ai đi nhặt cánh phượng hồng
Còn ai làm con thuyền giấy trắng
Mùa hè về lấp lánh bên song
Ở đó có: Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non ríu rít sân trường

9 tháng 9 2019

Tháng năm học trò trôi đi êm ả
Háo hức đón hè, chờ đợi tiếng ve
Ta cũng biết bằng lăng máu tím
Và nghĩ rằng phượng vĩ khóc nhè

Thời gian qua chẳng nói với hàng me
Ta cũng vô tình lật từng trang vở
Khi hoa gạo hết thời rực rỡ
Ta chợt hiểu mình đánh mất thời gian
( Chia tay – Nguyễn Phương Linh)
Không biết hai khổ thơ trên đã đi vào tâm trí tôi tự lúc nào mà mỗi lần chứng kiến
học sinh lớp 10 nhập học tôi lại bang khuâng nhớ về mình của 2 năm trước đây. Cảm xúc của ai cũng vậy, khi đứng trước cánh cổng trường, ai cũng cảm thấy trăn trở, lo lắng cho những gì sắp đến.
, Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng sẽ có riêng cho mình những khoảnh khắc khó quên của cuộc đời. Và đối với tôi cũng vậy, những ngày tháng chia tay với mái trường cũ để bước vào ngôi trường mới – một cánh cửa mới của cuộc đời thật sự là giây phút khó quên.
Chia tay với chiếc khăn quàng đỏ, với ngôi trường THCS, ngưỡng cửa trường THPT đã đến, một cảm giác bồi hồi, mới lạ tràn về trong tôi: Tôi ngỡ như mình được trở về với những ngày đầu bước vào lớp 1, ngỡ như những ngày đầu bước vào cánh cổng trường THCS. Cái cảm giác ấy vẫn khó tả như ngày nào!
Tháng 8 - tháng giao mùa từ cuối hạ đến đầu thu - tháng mà những chùm phượng vĩ chỉ còn thưa thớt vài nhánh nở muộn và cũng là tháng đầu tiên tôi bước vào trường THPT với những bài học đầu tiên.
Cánh cửa THPT đã mở ra sau ba tháng hè ôn luyện. Nơi đây với tôi xa lạ hoàn toàn. Mọi thứ quả thật đều rất mới từ quang cảnh, ngôi trường và cả những con người: trường mới, bạn mới, thày cô mới, cách học mới và cả một môi trường mới, thế nhưng tất cả lại lưu lại cho tôi những kí ức đẹp về buổi đầu. Tôi sẽ phải thích nghi dần, làm quen dần vì ba năm ở đây gần như sẽ quyết định cuộc đời tôi. Đây sẽ là quãng đường thật sự gian nan thử thách.
Ngày đầu tiên đến trường đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái, theo sự thông báo của nhà trường tôi đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết. Nhưng trong lòng tôi vẫn cứ xôn xao một cảm xúc khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới.Trong những năm học trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,… in đậm bao kỉ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa trường THPT- một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang với không gian thoáng đãng. Từ cổng trường dẫn vào các dãy nhà ba tầng uy nghi là con đường trải bê tông nhẵn nhụi. Nào là hàng cây, cột cờ, phòng học,… thu vào tầm mắt tôi khiến lòng tôi dấy lên bao cảm xúc ngỡ ngàng và vui sướng.
Sau đó, chúng tôi được phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao mình có thể học cùng với các bạn cũ. Nhưng trong lớp tôi hoàn toàn là những người bạn xa lạ. “Nhưng dần dần mình cũng sẽ quen với các bạn ấy thôi”- tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Hình ảnh của cô làm tôi nhớ về cô giáo chủ nhiệm hồi lớp 9. Vẫn dàng người thon thả, đôi mắt hiền từ. Chính hình ảnh đó của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng. Những lời đầu tiên cô nói là những lời dạy bảo ân cần về ý thức trách nhiềm đối với bản thân, với trường, với lớp trong học tập cũng như rèn luyện trong những năm học THPT. Đó là bài học đầu tiên tôi nhận được ở ngôi trường mới này.
Ấn tượng nhất trong lòng tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục áo trắng quần sẫm màu, tôi ra dáng là một nữ sinh THPT thực sự. Tôi cảm thấy mình như người lớn hẳn lên. Tiếng trống trường do thày hiệu trưởng gióng lên như vội vã thúc giục chúng tôi học thật tốt. Tôi biết từ lúc đó tôi đã chính thức hòa nhập vào môi trường mới.
Trước đây khi còn nhỏ, tôi đã từng mơ ước được trở thành học sinh THPT, giờ đây ước mơ ấy đã thành hiện thực. Được mặc đồng phục mới mà trước đây tôi chưa từng mặc, ngồi gần những người bạn mới mà trướcđây tôi chưa từng quen và học những thày cô giáo mà bây giờ tôi mới biết đến. Khi giấc mơ bé nhỏ đã thành hiện thực thì trong tôi lại nhen nhóm, ấp ủ những ước mơ hoài bão lớn hơn( tốt nghiệp THPT, thi đỗ đại học …). Những cảm xúc khó tả lại trào dâng xen lẫn niềm vui nhưng hòa vào đó là nỗi nhớ. Vui vì tôi đã như trưởng thành hơn và biết thêm được nhiều điều mới mẻ từ những bài học mới, thày cô mới, những người bạn mới…. Những hình ảnh thày cũ, trường xưa cứ dâng trào trong tôi, và cả những lời khuyên, những lời chúc chân thành của mọi người dành cho tôi vào ngày thi THPT.
Nhưng thời gian có bao giờ dừng lại, nó sẽ lặng lẽ trôi, trôi mãi không bao giờ ngừng. Và tôi sẽ phải cố gắng để nắm giữ từng giây từng phút ấy. Phải biết tận dụng quãng thời gian 3 năm tuy ít ỏi nhưng vô cùng quan trọng để phấn đấu. Được học trong một ngôi trường THPT có bề dày truyền thống và thành tích, bản thân tôi có biết bao niềm vui sướng và tự hào xen lẫn cả nỗi lo lắng. Nhưng điều quan trọng đối với tôi lúc này là tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện tốt sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
Ngôi trường này- Trường THPT Trần Hưng Đạo- là nơi tôi chỉ “dừng chân” lại ba năm học- ba năm tuy không phải là quãng thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp về ngôi trường này, về những người bạn và thày cô nơi đây. Và có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên được
những ngày này- những ngày đầu tiên tôi bước vào trường THPT

Giờ đây, tôi đã là một học sinh lớp sáu. Ở ngôi trường mới, mái nhà mới, tôi đã có nhiều thầy cô, bạn bè, những niềm vui, nỗi buồn mới. Và đặc biệt, tôi biết mình sẽ còn có bao điều thú vị nơi đây. Đó là ngôi trường Đoàn Thị Điểm Ecopark.

Ngày đầu tiên đến trường, tôi mang theo một mớ cảm xúc lẫn lộn: "Trường ở đây thế nào?", "Bạn bè mới của tôi ra sao?", "Thầy cô có hiểu tôi không?" ... Hàng loạt câu hỏi tới tấp hiện ra trong đầu tôi, nhưng tôi vẫn lạc quan, vui vẻ bước tới lớp 6A3 của mình. Đặt bước chân đầu tiên vào cửa lớp, thứ đầu tiên đập vào mắt tôi là những dãy bàn nhỏ xinh làm bằng gỗ. Tiếp đó là tấm bảng đen thân yêu vẫn còn in dấu ấn những nét chữ mềm mại. Và, tuyệt vời là tấm bảng cuối lớp được trang trí một cách công phu với dòng chữ thân thương: "Welcome to class 6A3" được cắt bằng giấy màu.

Rồi, một, hai bạn bước vào, tươi cười, niềm nở chào tôi và ngồi vào chỗ của mình. Tôi có một cảm giác rất vui về các bạn. Ở đây thật thân thiện! Tôi chơi thân được với Thái An. Chúng tôi có rất nhiều trò vui với nhau, nào là chơi quay, đi tìm kho báu, tìm hiểu cùng nhau trong nhóm cách lắp ô tô... Và Hà Anh – bạn lớp trưởng từng học ở đây năm trước - đã kể cho tôi nghe rằng: hồi lớp 5, các bạn trong lớp thường tập kịch cùng nhau và luôn chia sẻ với nhau mọi việc... Nhưng điều làm cho tôi xúc động nhất là khi các bạn ấy giúp Hoàng, một anh bạn ở lớp tôi bây giờ. Trong lúc đá bóng, Hoàng bị gãy chân, nhờ các bạn ở lớp, Hoàng đã được chuyển đến bệnh viện nhanh chóng. Bây giờ bạn ấy đã được chữa khỏi chân và cùng chơi đùa với chúng tôi được rồi. Vui quá! Tôi mến các bạn ấy vô cùng!

Còn cô giáo chủ nhiệm lớp tôi – cô Cao Phương, mọi người quen gọi cô là "cô Phương cao thủ"! Cô rất hiền và xinh nữa. Cô giảng bài rất dễ hiểu và hay. Cô Hằng dạy toán tuy hơi nghiêm nhưng rất thân thiện. Và hai người thầy tôi yêu mến nhất là thầy Trung dạy Vật lí và thầy Hiếu dạy Mĩ thuật. Các thầy cô luôn luôn tôn trọng lớp tôi, luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi bất cứ khi nào chúng tôi cần đến.

Để vào được tổ ấm 6A3 này, tôi phải vượt qua một kì thi rất khó khăn. Bởi vậy, khi là học sinh lớp chuyên Anh, tôi phải cố gắng học thật giỏi để sau này có thể đi du học, làm ba mẹ vui lòng. Sau những ngày diệu kì ở lớp học mới, giờ đây, tôi đã mặc đồng phục của trường, cùng nắm tay các bạn và hòa chung bài hát: "Đoàn Thị Điểm trường em"...

7 tháng 4 2022

bn ghi dấu vào được ko

8 tháng 4 2022

hong duoc

 

14 tháng 10 2016

"Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà.Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.
Dong sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng. Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế.
Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."
Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.
Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn
Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực. 
Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời của em. Mai này dù có đi đâu xa em vẫn maĩ nhớ mãi yêu dòng sông nhỏ quê mình. Sông là tất cả tuổi thơ em!


Bài tham khảo 2
Bài văn cảm nghĩ về dòng sông quê hương của học sinh Bùi Minh Phúc
Ai khi xa quê hương cũng mang theo một kỷ niệm. Người thì nhớ lũy tre làng, người thì nhớ những đồng lúa vàng ươm sắp thu hoạch, người thì nhớ mái nhà ngói lợp nằm san sát nhau. Đối với tôi hình ảnh mà tôi mang theo lên Thành Phố ồn ào đông đúc là dòng sông Chợ Tuần yêu dấu....

Đề bài: Cảm nghĩ về dòng sông quê em
Học sinh: Bùi Minh Phúc lớp 7A

Bài làm

Ai khi xa quê hương cũng mang theo một kỷ niệm. Người thì nhớ lũy tre làng, người thì nhớ những đồng lúa vàng ươm sắp thu hoạch, người thì nhớ mái nhà ngói lợp nằm san sát nhau. Đối với tôi hình ảnh mà tôi mang theo lên Thành Phố ồn ào đông đúc là dòng sông Chợ Tuần yêu dấu.
Tôi chẳng biết dòng sông đó có từ bao giờ, tôi chỉ biết khi sinh ra tôi đã thấy dòng sông hiền hòa mà anh dũng. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dòng sông là một nơi quan trọng, vận chuyển hàng hóa cho các chiến sĩ. Bên kia bờ là đồng lúa vằng ươm sắp cho thu hoạch, bên này là bờ cây đa cổ thụ làm bạn với sông bao nhiêu năm mà người ta không biết. Nước xanh biếc vào buổi sáng, vàng nhạt vào buổi trưa và đỏ thẫm vào buổi chiều tà. Chỉ có những người yêu dòng sông tha thiết mới cảm nhận được cái đẹp của dòng sông. Nhớ những buổi trưa hè trốn ngủ, ra dòng sông chơi. Nhớ những buổi chiều đi mót khoai, sắn, cả một lũ đem ra bờ sông, lấy lá đa đốt lên rồi nướng ăn. Đứa nào đứa lấy chân tay lấm lem. Tôi yêu dòng sông quê, yêu cả những người bạn, yêu cả những cánh đồng vàng ươm. Lúc tắm sông, nước sông như ôm tôi vào lòng, ấm áp như vòng tay của mẹ ôm tôi. Bây giờ tôi đang ở Thanh Phố, tôi khao khát được trở về dòng sông quê hương. Ngày ngày, tôi sẽ ra bờ sông sáng tác thơ, vẽ tranh, đọc truyện cho sông nghe. Cứ mỗi độ hè về, tôi được bố mẹ cho về quê chơi. Hình ảnh đầu tiên mà tôi nhớ đến là dòng sông Chợ Tuần. Dòng sông là niềm tự hào của tôi nói riêng và của người dân quê tôi nói chung. Tôi sẽ nhớ mãi cảnh chiều tà trên dòng sông. Dòng sông theo tôi lớn dần và tình cảm của tôi dành cho dòng sông cũng ngày một cao hơn. Tôi yêu dòng sông quê da diết như tình cảm của tôi dành cho mẹ quê hương là nơi "Chôn rau cắt rốn" của mỗi người và thật tội nghiệp cho những kẻ không biết quê hương. Dòng sông như mạch sống trong con người tôi, trái tim tôi và nó như tình cảm quê hương luôn cuồn cuộn chảy trong lòng tôi.
Tôi rất yêu quý dòng sông Chợ Tuần quê tôi và tôi mong sao nó sẽ sống mãi trong lòng mỗi người dân quê tôi như một kỷ niệm xa quê của mỗi người mang nó kể cho những người không biết như một niềm tự hào đáng quý. 

 

14 tháng 10 2016

Một ngày nắng hanh hao vàng, vội vã rời xa thành phố, tôi chạy về theo tiếng gọi của miền ký ức, nơi có những triền đê thoải xanh lộng gió, có con sông quê miệt mài chảy trôi theo tháng năm với những ký ức êm đềm. Những ưu tư khắc khoải giờ đây bỏ lại trong lòng thành phố...

Để rồi lại một lần được đứng trước con sông yêu dấu, lại một lần được đi thuyền sang bên kia sông, thảnh thơi thả mái tóc tung bay giữa con sông quê và những gương mặt tưởng xa lạ mà lại quá đỗi thân quen, quyến luyến. 
Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà 
Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi 
Bao năm xa quê ấy trong mơ tôi vẫn thấy 
Hôm nay tôi trở về lòng chợt vui thấy sông không già 

Sông vẫn in màu mây 
Vẫn khi vơi đầy vẫn mang phù sa làm đẹp thêm làng quê yêu dấu 
Sông vẫn như thuở ấy 
Vẫn con đò ngang đón đưa người sang và từng đêm hát ru đôi bờ


Câu hát thiết tha ngân lên mà ngỡ như tiếng tình yêu quê hương nơi sâu thẳm trái tim đang thổn thức vỗ bờ. Dù có thể là đã muộn. Có thể sông đã dỗi hờn tôi lắm. Nhưng tôi đã trở về. Bên bến bờ yêu thương vẫn thường ru ngủ tôi trong ký ức tuổi thơ hạnh phúc. 

Sông quê tôi không mang màu trắng tinh khiết của những đám mây, không in bóng màu trời như trong câu hát, mà chỉ đậm màu đỏ nặng của những phù sa quanh năm bồi đắp màu mỡ bên bờ. 

Tuổi thơ tôi là những ngày nước lên, ngập ướt cả lên tận thềm nhà. Người lớn thì lo lắng đắp đê, chuẩn bị gạo sao cho gia đình không bị đói trong những ngày nước sông lên, còn trẻ con chúng tôi thì thích chí đùa nhau chân trần lội nước chẳng chút âu lo. 

Tôi còn nhớ rằng hồi đó, quê tôi trồng nhiều mía lắm. Cứ đến mùa thu hoạch mía, làng tôi lại rộn rạo hẳn lên. Trẻ con chúng tôi vẫn thường ngồi lên những đống mía mới chặt, rước mía ăn mỏi miệng mà vẫn toe toét nghịch đùa. Đêm đến, chúng tôi không chịu đi ngủ sớm, vẫn chong chong thức xem bố mẹ nấu mật, để rồi háo hức tranh nhau ăn thử mẻ mật mới nấu xong vẫn còn nóng bỏng... 
Rồi đến những ngày đi kiếm củi, hai chị em tôi lại cắp chiếc rổ to đùng lang thang đi nhặt bã mía người ta rước ra ăn rồi vứt lại trên đường, mang về nhà phơi, mệt nhưng lúc nào cũng nở nụ cười tươi tắn như thể lúc đó với chúng tôi, đó đơn giản chỉ là một trò chơi đồ hàng.
Tuổi thơ chúng tôi đã trôi qua bên dòng sông quê hiền hoà, chứng kiến những tháng ngày khó khăn, thiếu thốn nhưng luôn được bao bọc, chở che bởi sự ấm áp của tình yêu. 
Năm tháng đi qua. Tôi giờ đây không còn là cô bé con nhút nhát, sợ hãi không dám tập bơi trên sông trong vòng tay giang rộng vỗ về của bố. Tôi giờ đây là tôi của thành phố với những lo toan quay cuồng trong vòng quay của cuộc sống... 
Để rồi một lúc thu mình trong góc riêng, trái tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ biết sẽ chẳng bao giờ trở lại. Để rồi hôm nay tôi lại về đây, bên dòng sông quê hương, lắng nghe những ủi an vỗ về của sóng, của gió, của những miên man trìu mến tựa hồ như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đỗi dịu dàng. 
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải trải qua những buồn vui, sóng gió đẩy đưa. Có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, tuổi thơ vẫn luôn là ký ức khó phai nhất, như dấu ấn khắc sâu trong tâm khảm mỗi trái tim. 
Bởi chăng đó là những ký ức đầu tiên của cuộc đời mỗi con người? Hay đó luôn là miền bình an nhất, trong trẻo nhất để ta tìm về mỗi khi cần nơi chốn yên lành không mộng mị để ngơi nghỉ, thảnh thơi? 
Sông quê hương vẫn nằm đó, lắng nghe tiếng đổi thay của mỗi tuổi thơ, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông lóng lánh những tia nắng cuối cùng ôm ấp tiếng cười khúc khích trẻ thơ nô đùa trên sóng nước, vang vang theo gió lộng. 
Bỗng nhiên, thèm quá một cánh diều chao liệng giữa không trung. Một cánh diều no căng gió, cánh diều mang những ước mơ trẻ thơ chạy dài trên triền đê, khẽ khàng làm duyên với những ngọn gió vi vu lượn quanh trong cuộc hành trình xa tít tắp.
Sông vẫn như chờ đợi đến một ngày những giấc mơ sẽ lại bay về, quây quần ấm áp. Như những câu thơ mặn mà của nhà thơ Tế Hanh: 
Tôi sẽ về sông nước của quê hương 
Tôi sẽ về sông nước của tình thương 

Câu hát vẫn tiếp tục vang vang trong trái tim bé nhỏ. Một cảm giác hạnh phúc và bình yên bất tận len lỏi trong tôi. Sau cùng tất cả, tôi lại được đứng nơi đây ngắm nhìn con sông, ngắm nhìn làng quê đã từng ấp ủ những giấc mơ trẻ thơ tôi. 
Để rồi nhận ra, luôn hiện hữu hình ảnh một dòng sông trong mát, diệu kỳ, qua bao tháng năm vẫn chảy trôi đến miệt mài, bất tận trong mỗi trái tim…

19 tháng 12 2016

Khuyên bảo bạn ấy cùng đi cổ vũ với các bạn trong lớp. Có thể những việc làm ấy sẽ giúp các bạn kia có tinh thần và sẽ thi tốt hơn trong cuộc thi hội khỏe phù đổng.