các bạn ơi hôm nay là ngày 20-10 mình muốn về chơi tặng hoa cho cô giáo cũ ai có câu chúc nào hay không về người học trò cũ nhé !
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Nhân ngày 20/10, em chúc cô giáo và các bạn nữ trong lớp được nhiều quà và ngày càng có nhiều người quý mến hơn. Và hơn hết, xin chúc tất cả phụ nữ VN luôn luôn hạnh phúc trong cuộc sống!
– Chúc mừng cô nhân ngày 20/10. Chúc cô thật nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc. Kính tặng cô những bông hoa tươi thắm nhất! – Dành tặng những tình cảm sâu sắc và tôn kính nhất đến cô giáo trong ngày 20/10. Em cũng xin gửi lời chúc mừng đến cô giáo nhân ngày phụ nữ VN. Chúc các cô luôn mạnh khỏe, thành đạt, hạnh phúc và công tác tốt.
– Em chúc tất cả các cô giáo luôn mạnh khoẻ, trẻ trung, vui tính, luôn luôn giữ vững niềm tin và ngày càng nâng cao sự dũng cảm trước những đứa học trò nghịch như quỷ sứ bọn em!
– Nhân ngày 20/10 , em xin chúc cô lời chúc tốt đẹp nhất. chúc các cô hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình trong sự nghiệp trăm năm trồng người, trong công cuộc đổi mới của đất nước. Em chân thành cám ơn cô.
- Chắc hẳn cô đã nhận được nhiều lời chúc 20/10 ý nghĩa. Em đã cố gắng nhưng không nghĩ ra điều gì thú vị hay độc đáo nên chỉ xin gửi tới cô lời chúc khỏe mạnh và luôn bình an.
hom nay la sinh nhat minh day 20/10/2007
Mình nghĩ :
+ Bài rất hay
+Bạn có thể sửa " Sau giờ đó " của đoạn cuối ( cho hay hơn )
+ " ngày mà cả lớp vui nhất đó chính là ngày 20 - 10 " mình nghĩ là 20-11 chứ ?
bạn à
có lẽ câu nằm im không nhúc nhích là hơi quá rồi
bạn nên sửa lại thì hơn
VD: cả lớp ngồi im phăng phắc mắt chăm chú nhìn lên bảng
rất hay nhân vật biết kính trọng những người đã dạy bảo mình nên người
Thị xã ......, ngày....... tháng...... năm.....
Bà ngoại yêu quý của cháu!
Cháu là Minh Đức đây. Đứa cháu ngoại bé bỏng của bà đã gần một năm nay chưa về với bà đây. Bà ơi, thời gian nàỵ bố hay đi công tác, mẹ cháu lại bận lu bu công chuyện cơ quan lại thêm đường sá xa xôi quá nên dù rất nhớ bà, chúng cháu đành phải hẹn bà vào một dịp khác. Bà đừng trách bố mẹ cháu, bà nhé!
Bà ơi! Nhân dịp đầu năm mới – năm Ất Dậu cháu xin kính chúc sức khỏe bà chúc bà sống lâu thật với chúng cháu.
Bà ơi! Bà có được khỏe không? Bà phải ăn cơm nhiều nhiều vào bà nhé! Bác Thái, anh Bình, chị An có hay về thăm bà luôn không? Các anh chị sướng thật ở gần muốn về thăm bà lúc nào cũng được. Còn chúng cháu thì… Chao ôi! Sao mà xa xôi đến thế. Nhớ lại kỳ nghỉ hè năm ngoái, bà chống gậy dẫn cháu và bé Thảo Linh ra vườn hái những quả dổi, mãng cầu rồi ngồi dưới gốc cây vừa ăn, vừa hóng mát.
Những chùm dổi có vị ngọt thanh xứ Nam bộ, bà bóc từng trái một cho cháu và bé Thảo Linh sao mà ngon đến thế! Bà bảo: “Bao giờ bà cũng dành những chùm ngon nhất cho hai đứa cháu gái ở xa ? Bà thương chúng cháu vài năm mới về được một lần. Ước gì cháu có đôi cánh để bay về bên bà cho thỏa nỗi nhớ thương.
Giờ thì cháu chỉ mong đến ngày nghỉ hè thôi vì chỉ có nghỉ hè, chúng cháu mới có thể về thăm bà được. Cháu nói gì huyên thuyên nhiều quá phải không bà? Cho cháu dừng bút ở đây bà nhé. Cháu hôn bà nhiều.
Cháu trai của Bà Minh Đức
Theo mk , chỗ đầu đoạn nó về bản thân cậu bỏ phần còn con vẫn khỏe và gia đình con vẫn khỏe đi . Sửa thành còn con và gia đình vẫn khỏe . vậy cho nó ngắn gọn , đủ ý . còn lại thì dc rùi .
( tui tên là HỒNG đó !hihihihi)
I. Mở bài.
* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ
II. Thân bài.
* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ.
- Thầy giáo đã già, mái tóc bạc
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ
- Thầy vui vẻ ôn những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời
III. Kết bài.
* Cảm nghĩ của em.
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.
Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu được truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam từ xưa đến nay.
- Nêu khái quát cảm nhận của em về ý nghĩa câu chuyện
Thân bài:
* Những điều rút ra từ câu chuyện:
- Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn… nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lí lớn lao: lòng biết ơn và cách đối nhân xử thế thấu tình, đạt lí giữa con người với con người.
- Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò trở về thăm trường, gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy).
- Ngược lại, người thầy giáo cũ lại rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài. Đây là cách xưng hô lịch sự, cách đối nhân xử thấu tình đạt lí.
* Bình luận:
- Trong cuộc sống cần phải thể hiện rõ lòng biết ơn với những người đã giáo dục, dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn thể hiện ở những hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ...
- Cách cư xử, xưng hô giữa con người với con người cũng thể hiện nét đẹp của văn hóa giao tiếp.
- Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực đó là một trong những con đường để hoàn thiện nhân cách con người.
(HS có thể lấy dẫn chứng trong cuộc sống và qua các tác phẩm văn học để làm rõ các ý trên)
* Liên hệ mở rộng rút ra bài học:
- Đề cao bài học đạo lí biết ơn thầy cô, tinh thần “tôn sư trọng đạo” và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
- Xã hội văn minh luôn đề cao lối sống đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa.
- Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những con người có hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn với thầy cô; trong quan hệ giao tiếp có những lời lẽ phát ngôn, xưng hô thiếu chuẩn mực…
- Nêu những việc làm, hành động cụ thể của bản thân để thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.
Kết bài
Từ câu chuyện, học sinh rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: lòng biết ơn, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí là nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của con người.
+)Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện:
Một câu chuyện rất ngắn kể về người học trò cũ ghé thăm trường nay đã trở thành một người có tiếng, quyền cao chức trọng nhưng ông không quên những người thầy đã từng dạy dỗ mình để mình có được như ngày hôm nay. Chính vì vậy, khi gặp lại thầy giáo cũ, ông luôn kính cẩn, lễ phép và xưng hô là con với thầy. Con có chức vị cao sang thì thầy vẫn phải là thầy mà trò vẫn chỉ là trò.
Bài học được rút ra từ câu chuyện trên: “Tôn sư trọng đạo”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, chúng ta phải luôn luôn thể hiện sự kính trọng, phải giữ đúng đạo làm trò đối với người thầy – cô của mình dù mình có chức vụ, địa vị cao như nào chăng nữa.
+)Bình luận:
- Nếu truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bị mai một thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nền giáo dục và đời sống văn hóa của xã hội. Có kính trọng thầy mới học được những tri thức của người thầy để rồi sẽ giỏi và thành công như vị tướng kia.
- Nhưng trong xã hội hiện nay, nhiều học trò không còn giữ được đạo lí đó. Có rất nhiều có những hành vi, ứng xử không đúng với thầy – cô giáo. Điều đó làm ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy – trò, chất lượng dạy và tương lai của đất nước.
+) Bài học cuộc sống:
- Chúng ta phải luôn luôn biết ơn những người đã dạy dỗ mình.
- Biết tri ân, biết đối nhân xử.
- Bản thân phải luôn nhận thức đúng đắn và giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó.