Tóm tắt tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khuyến
Giúp mk lm nha. mk đang lm power point. please!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tiểu sử tóm tắt nhà văn Nam Cao.
Nam Cao là người con duy nhất trong một gia đình đông con được học hành tử tế. Học xong bậc thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may và bắt đầu sáng tác văn chương. Sau đó ông bị bệnh, trở về quê. Có một thời gian Nam Cao dạy học ở một trường tư ở Hà Nội. Quân Nhật vào Đông Dương, trường ông phải đóng cửa. Nam Cao thất nghiệp, chuyển sang viết văn. Năm 1943 ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Kháng chiến bùng nổ (12 - 1946) Nam Cao về làm công tác tuyên truyền ở tỉnh Hà Nam. Từ năm 1947 lên Việt Bắc tiếp tục viết báo, sáng tác tuyên truyền cho kháng chiến. Năm 1950 tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11 - 1951 Nam Cao hi sinh khi đi công tác vào vùng địch hậu.
Trước Cách mạng Tháng Tám, sáng tác của Nam Cao xoay quanh đề tài về cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân nghèo. Dù viết về đề tài nào, tác phẩm của ông cũng thể hiện nỗi đau đớn day dứt trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, bị hủy diệt nhân tính. Qua tác phẩm của mình, Nam Cao phê phán xã hội phi nhân đạo đương thời. Sau CMT8 sáng tác một số tác phẩm: Đôi mắt, Ở rừng, Chuyện biên giới… đó là những sáng tác có giá trị của nền văn xuôi cách mạng lúc bấy giờ.
Trong nền văn xuôi hiện đại của nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ông đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.
Tóm tắt tiểu sử: Nguyễn Du
- Sống ở cuối thế kỉ XVIII, đây là giai đoạn lịch sử đầy bão táp, sôi động với biến cố lớn lao
- Nguyễn Du hướng ngòi bút của mình tới hiện thực xã hội
- Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống khoa bảng. Cha là Nguyễn Nghiễm (từng làm tể tướng), anh trai là Nguyễn Khản làm quan to dưới triều Lê
Năm 1783: Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài) sau đó không đi thi nữa, Nguyễn Du làm một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên
Năm 1789, Nguyễn Du trở về Quỳnh Côi Thái Bình, sống nhờ người anh vợ danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn
Năm 1796, Trở về Tiên Điền Hà Tĩnh, ông sống chật vật một thời gian tới 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn (tri huyện Phù Dung – Khoái Châu, Hưng Yên)
Năm 1820 trước khi đi sứ lần hai thì ông mất tại Huế
NGUYÊN NHÂN
DIỄN BIẾN
KẾT QUẢ
Ý NGHĨA
Bao năm lên phố, xa làng
Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê
Nhớ bài tập đọc a ê
Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ
Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ
Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.
Vở ngày thơ ấu lần xem
Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.
Tờ giấy nguệch ngoạc bút chì
Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề
Thương trường cũ, nhớ làng quê
Mơ sao được một ngày về thăm cô!
Học tốt~
#Dũng#
Bài 3:
a. \(R=p\dfrac{l}{S}=1,1.10^{-6}\dfrac{30}{0,2.10^{-6}}=165\Omega\)
b. \(Q=UIt=220\left(\dfrac{220}{165}\right).15.60=254000\left(J\right)\)
Bài 2:
a. \(R=\dfrac{U^2}{P}=\dfrac{220^2}{1000}=48,4\Omega\)
b. \(Q=UIt=220\left(\dfrac{220}{48,4}\right).4.3600=14400000\left(J\right)\)
c. \(Q'=Q.40=14400000.40=576000000\left(J\right)=120000\)kWh
\(\Rightarrow T=Q'.2100=120000.2100=252000000\left(dong\right)\)
Tham khảo:
Nguyễn Tự Tân sinh ra trong một gia đình khá giả ở làng Trung Sơn, nay thuộc xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông thông minh và hiếu học. Năm 21 tuổi (Mậu Thìn, 1868), ông đỗ tú tài tại trường Hương Bình Định, nhưng không ra làm quan mà ở nhà làm ruộng và dạy học.
Căm thù quân Pháp xâm lược, Nguyễn Tự Tân cùng với Lê Trung Đình, Nguyễn Tấn Kỳ xây dựng chiến khu kháng Pháp ở Tuyền Tung (phía Tây huyện Bình Sơn). Đến đầu năm 1885, thì số hương binh Bình Sơn do Lê Trung Đình làm Tả vệ hương binh chánh quản, Nguyễn Tự Tân làm Hữu vệ hương binh phó quản đã lên đến con số ba ngàn người.
Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi (阮宗起, 1796-1853), thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan (陳式湍, 1799-1874), nguyên là con của Trần Công Trạc (陳公鐲), từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.
Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864-1865) là bạn học ở trường Hoàng giápPhạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tứcGiải nguyên) trường Hà Nội.
Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa (chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn).
Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ (三元閼堵).
Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.
Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.
Chúc bạn học tốt!
Nguyễn Khuyến (15/2/1835), lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng. Ông sinh tại quê ở Nam Định.
Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.
Từ năm 1891 đến năm 1893, Nguyễn Khuyến làm nghề dạy học.
(5/2/1909), Nguyễn Khuyến qua đời .
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của văn học dân tộc. Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ. Thơ Nguyễn Khuyến xoay quanh ba nội dung: bộc bạch tâm sự; viết về con người, cảnh vật ở quê hương Bắc Bộ; đả kích, chế giễu bọn người xấu trong xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến.