K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2017

1) Trong Xã hội ngày nay, liêm khiết là rất cần thiết. Vì điều đó thể hiện mình là người trong sạch, không hám danh lợi, ích kỉ vì lợi ích bản thân mà có những toan tính nhỏ nhen; qua đó sẽ được mọi người tin tưởng , góp phần làm xã hội thêm trong sạch .

2)Học sinh hiện nay thường tỏ ra tôn trọng trước mặt người lớn tuổi, nhưng lại có những hành vi không tôn trọng như xưng hô không lễ phép và nói xấu sau lưng ( ví dụ như gọi thầy cô là ông nọ bà kia ....) ; chưa tôn trọng bạn bè ( gọi mày xưng tao ...)

3) Vai trò của nội quy nhà trường:

+) Tạo ra sự thống nhất hành động của các học sinh để giáo viên dễ quản lí

+) Xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mỗi học sinh

+) Góp phần tạo nên tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, tốt đẹp hơn (không có những hành vi đánh chửi nhau gây mất đoàn kết ...)

1 tháng 12 2016

Em đồng ý với ý kiến trên vì tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Tôn trọng người khác là thể hiện lối sồng có văn hóa của mỗi người. Em rút ra được bài học về cách ứng xử với mọi người: Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, cả trong cử chỉ, hành động và lời nói

11 tháng 1 2017

đông ý với ý kiến trên .vì tôn trọng là..... nêú chúng ta tôn trọng họ thì mình cũng nhận đc sự tôn trọng

10 tháng 11 2023

a) Vì theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên mới được đi xe máy điện mà học sinh lớp 9 chỉ mới chỉ trong tầm 14 đến 15 tuổi.
b) Em ủng hộ quy định này.
Quy định này đặt ra mục tiêu chính là bảo vệ sự an toàn của mọi người và duy trì trật tự trong môi trường học tập. Việc tuân thủ quy định cũng giúp học sinh hiểu rõ về việc tuân thủ các quy tắc xã hội và học được trách nhiệm cá nhân trong việc đảm bảo an toàn cho mình và người khác.

8 tháng 7 2020

Trong xã hội không ngừng phát triển như hiện nay thì môi trường trở thành đối tượng được bảo vệ hàng đầu của toàn nhân loại. Ở hầu hết những nước phát triển hiện tượng xả rác bừa bãi hầu như không còn tồn tại do người dân có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vứt rác bừa bãi vẫn là một vấn nạn đáng lo ngại nhất là trong môi trường giáo dục như trường học. Trường học nơi nuôi dưỡng những mầm non của đất nước, nơi không chỉ dạy ta kiến thức mà còn rèn luyện ý thức, nhân cách mỗi con người. Vậy mà, vấn nạn vứt rác vẫn tồn tại hàng ngày hàng giờ trong các trường học.

    Hiện tượng vứt rác bừa bãi là một thực trạng đáng buồn ở trường học. Học sinh có thể vứt rác ở mọi lúc, mọi nơi do theo thói quen, tiện đâu vứt đó. Đây là ý thức không được rèn luyện từ nhỏ của người Việt Nam. Ăn xong một que kem, người ta có thể vứt ngay vỏ dưới chân dù thùng rác chẳng cách đó bao xa hay người vứt rác thường ném, liệng rác vào thùng từ xa, nếu không trúng vào thùng họ cũng chặc lưỡi cho qua. Vậy nên mới có hiện tượng thùng rác ở bên trong trống rỗng nhưng xung quanh lại đầy rác. Trong lớp học, học sinh khi dùng xong đồ ăn thường bỏ rác vào ngăn bàn học dù bất kì lớp học nào cũng đều có thùng rác. Tuy nhiên, sự thản nhiên xả rác quen thuộc đến nỗi nhiều khi trẻ em cho rằng đó là điều đương nhiên và không có gì đáng chê trách. Một hiện tượng khác cũng rất hay xuất hiện ở trường học đó là học sinh thường vứt rác qua cửa sổ phòng học nếu sát bên cạnh là vườn hoa, sân thể dục. Bạn có thể tìm bất cứ góc khuất cạnh cửa sổ nào đó, vườn hoa hay sân cỏ đầy túi sữa, túi nilon được thả xuống.

    Vậy điều gì khiến thực trạng trên trở nên trầm trọng như vậy? Trước hết, về mặt chủ quan thì điểm quan trọng nhất chính là ý thức của mỗi người. Khi được ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn học sinh đã được học tập cũng như rèn luyện về việc không được xả rác lung tung. Tuy nhiên, có tiếp nhận và thực hiện những gì được dạy không lại phụ thuộc vào bản thân người học sinh. Thứ hai về mặt khách quan, một số trường học không đáp ứng đủ số lượng thùng rác trong khuôn viên trường hay thùng rác không được đặt ở những vị trí hợp lí làm học sinh phải đi cả dãy nhà mới có thể vứt được rác. Một nguyên nhân khác nữa là khi học sinh vi phạm, phụ huynh hay thầy cô nhà trường còn xử phạt quá nhẹ hoặc thậm chí coi đó không phải là lỗi lầm cần phải sửa sai.

    Việc vứt rác bừa bãi trong trường học sẽ gây rất nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh và đặc biệt ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan nhà trường. Trước hết, việc vứt rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường đất, môi trường nước và không khí của trường học và khu dân cư xung quanh. Thứ hai, việc vứt rác bừa bãi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây ra nhiều dịch bệnh nhất là các bệnh truyền nhiễm. Muỗi và các loại côn trùng có hại có môi trường sản sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của học sinh, giáo viên trong trường. Thứ ba, việc vứt rác bừa bãi nếu không được quán triệt sẽ gây nên một thói quen xấu cho thế hệ tương lai. Trường học là nơi nuôi dưỡng những người sẽ xây dựng đất nước trong tương lai, vì vậy điều thiết yếu là phải xây dựng một thói quen tốt về việc vứt rác đúng nơi đúng chỗ cho học sinh, sinh viên.

    Để khắc phục cũng như phòng ngừa việc xả rác trong trường học thì việc cần thiết hiện nay là cần tăng cường ý thức, trách nhiệm của mỗi học sinh, giáo viên trong nhà trường về việc vứt rác đúng nơi quy định kể cả những thứ nhỏ nhất. Giáo viên trong nhà trường luôn phải là tấm gương cho học sinh của mình, họ có ý thức cao trong việc vứt rác đúng nơi quy định thì học sinh nhất là lứa tuổi tiểu học mới có thể noi theo và học tập. Bên cạnh đó, nhà trường nên tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa nói về tác hại của việc ô nhiểm môi trường sống để học sinh có thể hiểu rõ về sự bức thiết cũng như lời kêu cứu của mẹ thiên nhiên hiện tại. Ngoài ra, nhà trường cần có những qui định và những hình phạt nghiêm khắc đối với những cá nhân vứt rác bừa bãi trong khuôn viên trường.

    Vứt rác bừa bãi là một thói quen xấu cần được cải thiện trong hiện tại để phát triển tương lai. Để một đất nước có thể phát triển thì cần một môi trường xanh. Tuy chỉ bao hẹp trong nhà trường nhưng đây là nơi khởi đầu cho việc nuôi dưỡng những ý thức tốt đẹp về việc vứt rác đúng nơi qui định.

24 tháng 10 2021

*Nhà trường:

- Học sinh sẽ không có tuân theo quy tắc, gây mâu thuẫn.

- Học tập sẽ bị ảnh hưởng do 1 số hs k có ý tức tự giác.

- Chất lượng học tập sa sút, tương lai người trẻ bị thất nghiệp cao.

*Nhà nước:

Xã hội nổi loạn, mâu thuẫn gây tranh cãi.

- Giao thông xảy ra nhiều tai nạn.

- Không ai còn tuân theo quy tắc, nhà nước không có chủ quyền.

Từ đó:  Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng (một tập thể) về những hành vi cần phải tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.

Suy ra: Pháp luật và kỷ luật rất cần thiết cho đời sống con người.

Câu 1: Hiện nay, tình trạng học sinh đánh nhau xảy ra tương đối phổ biến ở nhiều nơi. Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau, em sẽ làm gì?Câu 2: Thế nào là tôn trọng người khác/ tôn trọng lẽ phải? Nêu một số biểu hiện tôn trọng người khác và một số biểu hiện không tôn trọng người khác.Câu 3: Em hãy cho biết thế nào là liêm khiết?Câu 5: Để giữ lòng tin của mọi người đối với mình thì chúng ta phải...
Đọc tiếp

Câu 1: Hiện nay, tình trạng học sinh đánh nhau xảy ra tương đối phổ biến ở nhiều nơi. Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau, em sẽ làm gì?

Câu 2: Thế nào là tôn trọng người khác/ tôn trọng lẽ phải? Nêu một số biểu hiện tôn trọng người khác và một số biểu hiện không tôn trọng người khác.

Câu 3: Em hãy cho biết thế nào là liêm khiết?

Câu 5: Để giữ lòng tin của mọi người đối với mình thì chúng ta phải làm gì?

Câu 6: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là gì? Hãy cho biết những việc em làm được để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.( ít nhất 4 việc làm).

Câu 7: Vì sao phải tôn trọng học hỏi các dân tộc khác?

Câu 8: Em hiểu thế nào là tự lập? Biểu hiện tự lập? Để trở thành người có tính tự lập, học sinh phải rèn luyện như thế nào?

Câu 9: Giả sử người bạn thân em mắc khuyết điểm em sẽ làm gì?

Câu 10:  Quyền và nghĩa vụ của  con cháu trong gia đình?

Câu 11:  Em hiểu thế nào là tình bạn ? Tình bạn trong sáng lành mạnh  có những biểu hiện gì?Theo em, những điều cần tránh trong quan hệ tình bạn ?

Câu 12: Lên lớp 8, Tân cho rằng đã lớn, có thể tự lập được nên nhiều việc cậu tự quyết định, không hỏi ý kiến bố mẹ. Có lần Tân đi chơi xa với nhóm bạn cả ngày mà không xin phép bố mẹ.

   Hỏi:  Theo em, việc làm của Tân có phải là thể hiện tính tự lập không? Vì sao?

Câu 13: Khi bàn về trách nhiệm của cha mẹ trong giáo dục và nuôi dưỡng con cháu người xưa có câu: “Con hư tại mẹ cháu hư tại bà”.Em có đồng tình với quan niệm đó không?vì sao?

Câu 14:Dịp cuối năm, nhà trường phát động phong trào Quyên góp, ủng hộ Tết vì người nghèo. Trong giờ sinh hoạt, khi cô giáo phát động trên lớp, Hùng quay sang nói với Nam: “ việc quyên góp, ủng hộ thì người lớn phải làm chứ, họ mới có tiền, học sinh như chúng mình đã làm ra tiền đâu mà ủng hộ”.

 a/ Em tán thành với quan niệm của Hùng không? Vì sao?

 b/ Nếu là Nam, trong tình huống ấy, em sẽ nói với Hùng điều gì?

Câu 15:     Ca dao có câu:

Mẹ già ở túp lều tranh

Sớm thăm tối viếng cho đành dạ con.

         Lời ca dao là bài học thấm thía về bổn phận trách nhiệm của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Hãy viết một văn bản ngắn  thể hiện  suy nghĩ của em về vấn đề trên.

 Câu 16: Huy rất ham mê chơi điện tử. Ngày nào đến lớp, Huy cũng bị thiếu bài tập, phải mượn vở của các bạn để chép. Có bạn góp ý thì Huy chỉ cười cho qua và hôm sau vẫn lặp lại như vậy. Huy luôn nghĩ rằng, không làm bài tập mà vẫn có bài tập mà vẫn có bài để chép thì chẳng tội gì mà không chơi điện tử.

   1/ Em có nhận xét gì về việc làm và suy nghĩ của Huy?

   2/ Nếu là bạn thân của Huy, em sẽ làm gì để giúp Huy có ý thức tự giác trong học tập

Câu 17. Ca dao Việt Nam có bài:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho trong chữ hiếu mới là đạo con

            a. Em hiểu thế nào về bài ca dao trên?

            b. Trình bày quy định về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?

            c. Đối với em gia đình quan trọng như thế nào?

Câu 18.Vì sao cần phải tự giác và sáng tạo trong lao động?

Câu 19:  Thế nào là tệ nạn xã hội? Tác hại?

Câu 20: Thế nào là phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

Câu19: Tình huống: Giờ ra chơi, T kiểm tra túi không thấy tiền đâu, T nói với các bạn trong lớp rằng bạn H ngồi bên cạnh đã lấy trộm tiền của mình. Cuối buổi học, T phát hiện tiền vẫn đang trong cặp mình.

    Theo em, T xử sự như vậy có đúng không? Nếu là bạn  với T em sẽ khuyên bạn điều gì?

 Câu 20:

     Em sẽ làm gì trong  tình huống: Một người rủ em đi hít thử hê-rô-in.

Câu 21: Tình huống: Đã 11 giờ đêm, trời đã quá khuya, H vẫn bật nhạc to. Bác Tư chạy sang bảo: Cháu nghe nhạc nhỏ thôi để hàng xóm ngủ.

Hỏi: a. Theo em H có thể có cách ứng xử như thế nào?( nêu ít nhất 2 cách)

b. Nếu là H em sẽ chọn cách nào? Vì sao?

Câu 22: Em sẽ làm gì trong  tình huống sau :

 Một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền.

3
27 tháng 12 2021

THAM KHẢO 

1.

+ Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau mà ở trong trường thì em sẽ cố gắng khuyên can,can ngăn mấy bạn nếu mà ko đc thì em sẽ báo với thầy cô để thầy cô ra ngăn.

+ Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau mà ở bên ngoài trường thì em sẽ gọi những người lớn ở xung quanh khu vực đó ra ngăn mấy bạn ấy lại.

       

2.Tôn trọng người khác là gì? Đó  sự nhìn nhận, đánh giá đúng mực về ai đó;  luôn coi trọng danh dự, phẩm chất và lợi ích của người khác như của chính mình… Sống trên đời ai cũng mong muốn có được thành công. ... Thái độ, ý thức tôn trọng người khác chính  biểu hiện của người hiểu biết, biết ứng xử có văn hóa.

Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cự

Thể hiện sự tử tế và nhã nhặn đối với người khác. Hãy cư xử với mọi người như những gì mà bạn muốn nhận lại được. ...Không phân biệt đối xử ...Tôn trọng thói quen và văn hóa của mọi người.

Biểu hiện của người không biết tôn trọng người khác là:

+ Vu khống cho người khác.

+ Bịa đặt, nói xấu người khác sau lưng.

+ Cười nói to trong đám ma.............

3.Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ. 

5.Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mìnhgiữ đúng lời hứa.

6.Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho điều kiện văn hóa ngày càng lành mạnh phong phú, giữ trật tự an ninh, vệ sinh môi trường. Ví dụ: Lao động vệ sinh đường phố, các hoạt động tập dưỡng sinh, tập thể dục, thể thao…

  – Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ.

   – Tránh xa những tệ nạn xã hội.

   – Đấu tranh vì những hệ tư tưởng mê tín dị đoan.

   – Vệ sinh đường phố.

27 tháng 12 2021

TK:

7.Chúng ta cần tôn trọng, khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác vì:
+ Mỗi dân tộc có giá trị văn hoá riêng .
+ Những giá trị văn hóa tư tưởng của dân tộc khác giúp chúng ta phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học kĩ thuật.
+ Đất nước ta còn nghèo, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất cần học hỏi các giá trị văn hoá của dân tộc khác.
=> Giữa các dân tộc có sự học tập kinh nghiệm lẫn nhau và sự đóng góp cả mỗi dân tộc sẽ làm phong phú thêm nền văn hoá nhân loại.

 

8.Hiểu một cách đơn giản, tự lập là bạn tự mình làm mọi thứ mà không dựa dẫm hay trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. Tự lập chính là việc bạn tự bước đi trên đôi chân của mình cũng như thực hiện theo kế hoạch đã vạch ra từ trước. Điều này được thể hiện rõ ràng thông qua cách suy nghĩ, hành động, sự quyết tâm

Biểu hiện tự lập: chủ động, đôc lập suy nghĩ, biết chủ động hợp tác để giải quyết vấn đề.

– Đọc nhiều sách, chủ động giải các bài tập.

– Học theo nhóm, sẵn sàng nghe ý kiến của bạn khác.

– Không quay cóp, tự chịu điểm kém về bài tập nếu không làm được.

9.Nếu mình giúp bạn nhận ra khuyết điểm của mình thì đó mới thực sự là những người bạn tốt. Có thể bạn mắc khuyết điểm nhưng chưa ai nhắc bạn thì mình nhỏ nhẹ góp ý nhắc cho bạn. Để bạn biết và cố gắng lần sau không bị mắc lại khuyết điểm đó thêm lần nào nữa. Mình chân thành góp ý cho bạn thì bạn sẽ tiếp thu và sửa chữa

10.- Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. - Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập

11.Tình bạn là mối quan hệ tình cảm hai chiều giữa con người với nhau

Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau, thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.

Tránh đối xử với nhau suồng xã , thiếu tế nhị , tránh vô tình hay cố ý gán ghép với nhau trong quan hệ bạn bè khác giới.

Tránh ghen ghét, nói xấu lẫn nhau hay đối xử thô bạo lẫn nhau khi thấy bạn mình có thêm người bạn khác giới.

Tránh ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu cho dù rất thân nha.

Tránh thái độ lấp lửng mập mờ dễ gây cho bạn khác giới hiểu lầm là tình yêu đang đến.

12.Việc làm của Tân không thể hiện tính tự lập vì nếu đi chơi xa với một nhóm bạn mà không xin phép rất có thể Tân sẽ gặp nguy hiểm. Việc Tân lên lớp 8 chưa thể hiện Tân đã lớn và có thể tự lập.

13.Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Điều này nói lên sự thương yêu con cháu của đa số những bà mẹ, những bà nội bà ngoại đối với con cháu bằng con tim và cảm xúc chứ không phải bằng lý trí. Dĩ nhiên là một đứa con bị hư không chỉ tại bà mẹ, bà nội hay bà ngoại của chúng, nhưng cũng có thể tại người cha, những anh chị em trong gia đình, những bạn bè, những lối giáo dục trong học đường, những hủ tục và những ảnh hưởng xấu của một nền văn hóa kém đạo đức và luân lý. Câu tục ngữ này nói lên sự liên hệ mất thiết của những đứa trẻ đối với những bà mẹ, bà nội bà ngoại của chúng, và chúng chịu ảnh hưởng nhiều từ những cách giáo dục và lối ứng xử của những người mà chúng thường xuyên tiếp cận

Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế đi lên, nhu cầu giao tiếp liên lạc bằng điện thoại di động ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến hơn cả, bởi sự tiện dụng và hữu ích của chúng. Các bậc phụ huynh, phần vì muốn liên lạc với con cái được thuận tiện, phần vì muốn quản lý con cái nên cũng mạnh dạn đầu tư cho con em của mình một chiếc điện thoại nhỏ xinh. Tuy nhiên việc các em học sinh còn quá nhỏ, chưa đủ nhận thức về việc sử dụng điện thoại sao cho hợp lý, dẫn tới tình trạng lạm dụng điện thoại di động, khiến chúng trở nên có hại đối với sự phát triển tâm lý và thể chất của các em.

Điện thoại là một phát minh vĩ đại của loài người, xóa nhòa khoảng cách liên lạc, ngày nay, điện thoại còn được tích hợp nhiều chức năng thông minh, hỗ trợ rất tốt cho cuộc sống, phục vụ các mục đích công việc, học tập, giải trí. Tuy nhiên cái gì cũng có mặt lợi và mặt hại của nó, đem đến nhiều lợi ích tốt đẹp, nhưng dần dà điện thoại di động cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, đặc biệt là trong thời buổi công nghệ số, thông tin lan truyền một cách chóng mặt. Học sinh là lứa tuổi đang còn hạn chế về cả ý thức lẫn nhận thức, điện thoại di động đối với các em có một sức hấp dẫn khó có thể chối từ, khác hẳn với đống kiến thức đầy ắp ở trường học. Chính vì thế, để thỏa mãn sự tò mò và thích thú, các em học sinh thường gạt bỏ việc học sang một bên để tập trung khai thác, nghịch điện thoại cả trong giờ học.

Các em ham thích việc lướt web bởi đó là một thế giới muôn màu sắc, ham thích việc nhắn tin tán gẫu với bạn bè hơn là đọc sách, nghe giảng, đơn thuần bởi vì nó vui hơn những tiết học khô khan. Cá biệt, điện thoại còn trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các em thỏa sức quay cóp, sao chép những tài liệu có sẵn trên mạng mà không chịu tìm tòi suy nghĩ sáng tạo. Điện thoại di động cũng là nơi cung cấp, đưa vào đầu các em học sinh những suy nghĩ không lành mạnh, đặc biệt là từ mạng xã hội, những thông tin không chính thống, những trang web đen, những văn hóa phẩm đồi trụy dễ xâm nhập vào môi trường học đường. Mà ở lứa tuổi học sinh, tâm sinh lý có những biến đổi khác thường, khiêu khích sự tò mò, dẫn tới những nhận thức lệch lạc và sai trái, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bình thường của tâm lý tuổi vị thành niên.

Nguyên nhân chủ yếu là do xã hội phát triển, nhu cầu liên lạc tăng cao, phụ huynh bận rộn với công việc khó có thể theo sát con mình, nên việc mua sắm điện thoại cho con là để quản lý và liên lạc cho thuận tiện. Một số phụ huynh thì đơn thuần mua điện thoại cho con chỉ vì chiều chuộng con cái thái quá, con đòi hỏi thì cha mẹ đã mềm lòng mà mua ngay cho được, đã thế còn phải là hàng xịn con mới chịu. Việc có điện thoại di động cộng với tâm lý biếng học ham chơi, khiến các em sử dụng điện thoại di động không đúng cách, xem điện thoại là chân lý, là thú vui để trốn tránh việc học tập. Thêm vào đó, việc cha mẹ cho con em sử dụng những chiếc điện thoại có quá nhiều chức năng không cần thiết, trong khi việc cha mẹ muốn và các em cần chỉ đơn thuần là liên lạc với nhau. Sự thừa thãi như vậy mà cha mẹ thì không thể theo sát quản lý, còn các em thì chưa đủ ý thức để nhận biết những cái lợi, cái hại của việc lạm dụng điện thoại di động đã dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Hậu quả đầu tiên phải kể đến đó là tình trạng các em học sinh vì quá đam mê điện thoại mà quên mất việc học hành, sao nhãng trong học tập, gây mất trật tự trong lớp, hổng kiến thức vì không tập trung chú ý nghe giảng,... Từ đó, dẫn tới kết quả học tập yếu kém, cha mẹ không tìm hiểu được nguyên nhân, lại gây áp lực la mắng các em thêm nữa, điều đó càng khiến các em ngày một chìm đắm vào chiếc điện thoại, coi nó là một phần của cuộc sống, cứ luẩn quẩn như vậy rất khó có thể giải quyết được triệt để vấn đề. Việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều còn dẫn đến những vấn đề tiêu cực về sức khỏe, như các tật ở mắt, loạn thị, cận thị, thậm chí gây mù. Quá chú tâm vào điện thoại mà xa rời thực tế, xa rời xã hội cũng là một trong các nguyên nhân gây trầm cảm, mất tập trung, giảm khả năng suy nghĩ sáng tạo, con người trở nên yếu ớt, nhạy cảm với những tác động bên ngoài. Thêm nữa, chiếc điện thoại di động là nơi cung cấp thông tin tuyệt vời, tuy nhiên nó lại là nguồn với những thông tin không chọn lọc, ở đó có cả những thông tin xấu như bạo lực, các tệ nạn xã hội, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, ... Với tâm lý hiếu động, tò mò của các em, những nguồn thông tin bẩn như vậy dễ dàng tiêm nhiễm vào trí óc non nớt, khiến các em có những suy nghĩ không lành mạnh, đặc biệt là tâm lý bắt chước những cái xấu. Điều đó làm gia tăng tình trạng phạm tội ở lứa tuổi học sinh, bạo lực học đường, những hành động vượt khỏi chuẩn mực đạo đức, cãi lời cha mẹ thầy cô, tự cho mình là đúng,... Ngoài ra còn có tình trạng học đòi trên mạng, yêu sớm, tình dục không an toàn, để lại những hậu quả khó có thể khắc phục, để lại bóng đen tâm lý nghiêm trọng.

Chúng ta không thể cấm con em mình sử dụng điện thoại, vì dù xét ở khía cạnh nào đi chăng nữa, điện thoại cũng có rất nhiều lợi ích nếu chúng ta sử dụng đúng cách. Việc cần thay đổi ở đây chính là tìm cách giáo dục, thay đổi nhận thức của học sinh, giải thích và hướng dẫn các em sử dụng điện thoại một cách đúng đắn, lành mạnh. Cha mẹ cần quan tâm gần gũi các em nhiều hơn, quản lý nhưng không có nghĩa là xâm phạm vào sự riêng tư, làm thế chỉ khiến các em thêm chống đối. Đối với nhà trường, cần có những biện pháp không cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, thường xuyên tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh đến các em, giúp các em có nhận thức rõ ràng, biết lựa chọn nguồn thông tin đúng đắn, tránh xa các loại thông tin xấu.

Với bản thân học sinh chúng ta, cần có ý thức tự giác trong học tập, phân biệt rạch ròi giữa việc chơi và việc học. Sử dụng điện thoại với mục đích đúng đắn, dùng để tra cứu thông tin phục vụ học tập, liên lạc với người thân bạn bè, giải trí lành mạnh. Luôn cố gắng rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, không lãng phí quá nhiều thời gian của bản thân vào những trò vô bổ trên điện thoại, mà nên chăm giao tiếp, tiếp xúc với thầy cô bạn bè, quan tâm đến gia đình cha mẹ, dành thời gian đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn.

Hãy nhớ rằng, điện thoại di động chỉ là công cụ bổ trợ cho cuộc sống thêm tốt đẹp, chúng ta đừng biến nó thành thứ phá hủy cuộc sống của chính mình. Hãy sử dụng điện thoại thông minh một cách thật thông minh và thông thái, chúng ta hãy điều khiển điện thoại chứ đừng để điện thoại điều khiển mình. Tương lai của chúng ta có tươi sáng và rực rỡ hay không chính là nhờ vào nhận thức đúng đắn của chúng ta ngày hôm nay.