nghị luận xã hội về vẻ đẹp của người phụ nữ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phụ nữ thời hiện đại thường tìm cho mình một quan niệm và phong cách sống khác nhau, đó là bắt nguồn từ sự thay đổi nhận thức về cái đẹp mà họ hướng đến. Điều này càng khẳng định sự tiến bộ trong tư tưởng và tự tin vào chính mình. Vì vậy, song hành với những nét đẹp truyền thống xưa thì người phụ nữ hiện đại ngày nay đã biết tiếp nối, kế thừa, bổ sung và xây dựng những phẩm chất mới, góp phần hoàn thiện hình ảnh về mẫu người phụ nữ mới trong thời kỳ hiện đại. Mỗi một giai đoạn lịch sử, người phụ nữ đều có những yêu cầu, những tiêu chí khác nhau. Trong gia đình, quan hệ cha mẹ, vợ chồng cũng bình đẳng, thân ái hơn. Khi trưởng thành người phụ nữ được quyền lựa chọn, tự do phát triển theo khả năng, sở trường của mình để đóng góp cho gia đình và xã hội.
Sức hút và cái đáng quý nhất của một người phụ nữ là không nằm ở bề ngoài, cũng không thuộc về địa vị, mà ở nội tâm. Tính cách hiền hòa, nhân hậu, sống chân thành với mọi người… đó chính là bí quyết để trở thành người phụ nữ đẹp. Vì thế, là người phụ nữ hiện đại cần phải luôn làm mới bản thân mình, không những ở khía cạnh tâm hồn mà phải đến từ nét đẹp cơ thể nữa. Thực ra theo năm tháng, sự quyến rũ từ đức hạnh của người phụ nữ là vẻ đẹp lâu bền nhất. Người đàn ông càng ở gần, càng sống chung, càng gắn bó, càng nhận thấy không thể rời xa được. Đây là vẻ đẹp nội tâm, là nét duyên ngầm, thời gian không thể nào làm phai nhạt.
Với người phụ nữ hiện đại, sự tri thức giúp họ cư xử và dung hòa cuộc sống dễ dàng hơn, đồng thời họ cũng biết sắp xếp gia đình và công việc một cách khoa học hơn. Họ luôn thể hiện vai trò là người vợ với sự hiểu biết của mình, dễ dàng thấu hiểu và lắng nghe, chia sẻ với chồng những trở ngại, căng thẳng trong công việc. Không chỉ chăm sóc, giúp đỡ chồng trong nhiều phương diện, họ còn đưa ra những lời khuyên hữu ích và thiết thực, đóng góp vào sự thành công trên con đường sự nghiệp của chồng. Trong vai trò là những người mẹ hiện đại, cũng giúp người phụ nữ biết chăm sóc con cái tốt hơn, khoa học hơn và là một người bạn tốt luôn kề cận bên con để hướng dẫn, động viên con kịp thời, không để xảy ra những tình huống xấu…
Tất cả những điều trên đều phải học hỏi, phải rèn luyện lâu dài mới có. Muốn trở thành một người phụ nữ hiện đại và đầy nét quyến rũ không khó lắm, nhưng để trở thành một người phụ nữ giàu văn hóa sống thì thật không dễ chút nào.
Có thể so sánh và ví von rằng trong vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm và thật kỳ vĩ. Nhưng ta như nhận thấy được huyền bí nhất có lẽ là phụ nữ. Dễ dàng có thể nhận thấy được rằng chính trong xã hội ngày nay, ta dường như cũng nhận thấy được chính vai trò và hình ảnh của người phụ nữ cũng như đã được tôn vinh hơn hẳn những thời kì lịch sử trước. Ta nhận thấy được cũng chính trong những thời kì nước ta đang đắm chìm trong đêm đen loạn lạc của chế độ phong kiến hà khắc. Theo quy luật phát triển ta như nhận thấy được sự khác biệt rõ rệt của người phụ nữ xưa và người phụ nữ nay.
Người phụ nữ được coi là phái đẹp và điều đó cũng đúng, vai trò của người phụ nữ như ngày càng có vị thế cũng như chỗ đứng vững chắc trong xã hội hiện đại. Thật không khó có thể nhận ra được rằng trong xã hội người phụ nữ luôn được coi trọng. Nhưng đó là thời nay, ta thử theo người dòng thời gian về xã hội cũ để có thể nhìn nhận thấy được người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào.
Thân phận của người phụ nữ xưa như thật nhỏ bé, họ luôn luôn bị chèn ép bởi các thế lực trong xã hội. Họ là những người phụ nữ đức hạnh, họ thông minh họ xinh đẹp nhưng lại bị xã hội đối xử bất công giống như tác giả Nguyễn Du có than lên:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung".
Người phụ nữ trong xã hội cũ dường như họ không được hưởng bất cứ một thứ quyền lợi, không được hưởng một chút tự do. Ta như nhận thấy được rằng họ dường như cũng thật bất công đối với họ. Thế rồi lại có biết bao nhiêu những hủ tục phong kiến thối nát đã tạo nên khổ đau cho người phụ nữ. Thực sự thì chính số phận của họ không thoát khỏi nanh vuốt của xã hội vô lí đó. Nhưng thông qua đây ta như nhận thấy được rằng tất cả những vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn của họ thì luôn luôn đáng ca ngợi, và cũng thật đáng trân trọng và nâng niu biết bao nhiêu.
Không thể phủ nhận được chính trong xã hội phong kiến xưa, quyền sống còn của con người mà nhất là quyền sống của người phụ nữ lúc này đây như là chỉ mảnh treo chuông, và cũng không có gì đảm bảo để tồn tại. Có lẽ rằng chính cuộc sống của họ cũng có thể được ví như "chim trong lồng, cá trong chậu" thật đáng buồn. Người phụ nữ họ dường như cũng không thể làm chủ được bản thân, làm chủ được cuộc sống của chính bản thân mình dẫu cho họ chỉ khát khao một điều giản đơn có được cuộc sống bình dị. Thế nhưng ngay cả cái mơ ước, niềm mong mỏi của những người phụ nữ xưa ta như thấy quá đỗi tầm thường, bình dị nhưng họ lại chẳng bao giờ có thể với tới được cái ước mơ và mong muốn đó.
Người phụ nữ ở trong thời đại nào cũng vậy, nói đến người phụ nữ là nói đến sự cần cù, nhẫn nại, chịu thương, chịu khó hơn nữa trong họ lại có được sự hy sinh và lòng thủy chung son sắt. Người phụ nữ hiện đại không chỉ biết nội trợ, chăm lo cuộc sống gia đình, thế rồi ngay cả khi đất nước hội nhập, thì những đức tính đó vẫn như luôn luôn sáng lòa.
Người phụ nữ là người nhóm ngọn lửa hạnh phúc tin yêu. Ta như nhận thấy được rằng ở họ thì những cống hiến cho gia đình không bao giờ vơi cạn. Người phụ nữ trong thời hiện đại họ rất năng động và hoạt bát không kém gì những đấng mày râu cả, thậm chí họ còn làm tốt hơn cánh đàn ông gấp nhiều lần. Người phụ nữ hiện đại luôn luôn biết làm mới mình họ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Nếu như người ta cứ quan niệm người đàn ông luôn là trụ cột của gia đình nhưng cho đến nay quan niệm đó như dần bị thay đổi. Ta như nhận thấy được người phụ nữ hiện đại cũng hoàn toàn có thể là trụ cột gia đình mà còn phải là bờ vai vững chắc, cánh tay khỏe để cùng chia sẻ việc nhà, những vui buồn cùng bà xã. Ta như có thể nhận thấy được đó cũng chính là cách để vợ có thời gian chăm sóc con cái nhiều hơn và cống hiến cho xã hội hiện đại ngày nay.
Dễ nhận thấy được chính trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Kết quả đạt được đó chính là việc đang ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động. Ta như nhận thấy được hiện nay trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu. Những tấm gương có thể kể ra đó chính là Chị Huỳnh Thị Như Lam, Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch) cũng đã có những bộc bạch chia sẻ rất ý nghĩa đó chính là “Làm việc ngành Du lịch, mình phải đi đây, đi đó. Tính chất công việc thường xuyên, liên tục. Chưa kể những đợt đi công tác dài ngày. Nhưng làm sao để hài hòa giữa công việc và gia đình thì đó là cả “nghệ thuật”. Thông qua đây người ta như nhận thấy được sự quyết tâm, nữ quyền của người phụ nữ như càng được nêu cao. Người phụ nữ hiện đại không chỉ dễ dàng thực hiện ước mơ về sự làm chủ cuộc đời như trước mà họ còn hoàn toàn có thể làm những việc lớn hơn cho bản thân, cho gia đình và cả Tổ quốc non sông nữa.
Người phụ nữ xưa và phụ nữ ngày nay tuy có khác về những địa vị xã hội. Thời xưa họ bị coi thường thì đến thời hiện đại công lao của họ như đã được nhìn nhận lại, người phụ nữ hiện đại như năng động hơn rất nhiều. Tuy nhiên ta vẫn nhận thấy được họ lại có những điểm chung đó chính là sự chịu thương chịu khó và giàu đức tính tốt đẹp cần có của một người phụ nữ.
Tham Khảo
Dựa vào dàn ý làm thành bài hoàn chỉnh nhé!!
1. Mở bài:
Từ xa xưa, người phụ nữ đã trở thành một đề tài quen thuộc trong các tác phẩm văn chương, trong ca dao, trong những truyện dân gian.
Đến văn học trung đại: hình ảnh người phụ nữ đã được thể hiện cụ thể, sâu sắc hơn.
Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn và số phận đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
2. Thân bài:
a. Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời lại đầy đau khổ, bất hạnh:
Là một người phụ nữ đẹp: vẻ đẹp hình thức (tư dung tốt đẹp); vẻ đẹp nhân cách (yêu thương và thủy chung với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng chăm lo hạnh phúc gia đình).
Phải chịu những đau khổ, bất công, ngang trái: bị chồng nghi oan mà không nghe nàng thanh minh, giãi bày; bị mắng nhiếc thậm tệ rồi đuổi đi, đau khổ tột cùng, nàng phải tìm đến cái chết.Không tự bảo vệ được hạnh phúc của mình.
b. Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
Sống cam chịu, nhẫn nhục...(sự cam chịu, nhẫn nhục càng làm cho những bất công, ngang trái đè nặng lên cuộc đời, số phận của họ).
Không thể quyết định được tương lai và hạnh phúc của mình (Vũ Nương, người phụ nữ trong "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du...)
Hiểu nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh cho họ (chế độ đa thê, tư tưởng trọng nam khinh nữ, chiến tranh...đã gây ra những bất hạnh, oan trái...cho người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, trong "Chinh phụ ngâm" của Đoàn Thị Điểm...).
Cảm thương cho số phận đau khổ, bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
3. Kết bài
Qua cuộc đời, số phận đầy đau khổ của Vũ Nương, người đọc càng hiểu hơn những bất hạnh, oan trái mà người phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội phong kiến.
Liên hệ với hiện tại: người phụ nữ ngày càng được bình đẳng, được tôn trọng...từ đó, thêm trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống hiện tại.
Mơ ước về tương lai: Người phụ nữ không còn phải chịu những bất công, đau khổ...
Đến với nền văn học Việt Nam, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một kho tàng đồ sộ, phong phú trong đó có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau. Những tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu đậm. Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế, những tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại đem lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ cùng sự đồng cảm với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống của họ luôn chịu những thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh. Bởi họ sống trong một chế độ phong kiến bất công với bao thành kiến lạc hậu.Chúng ta đã từng rất tự hào với kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. Trong đó, tác giả đã khắc họa tài sắc tuyệt đỉnh của Thúy Kiều, một người con gái với đầy đủ mọi tài năng: cầm, kì, thi, họa; một sắc đẹp sánh tựa vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên (hoa ghen, liễu hờn). Với việc miêu tả như thế, nhà thơ đã cảnh báo trước số phận của Thúy Kiều. Một tương lai đầy bất trắc, một cuộc sống đầy sóng gió sẽ đến với Kiểu. Đúng vậy, cuộc đời Kiều luôn phải đối mặt với bao biến cố ghê gớm, chịu đựng bao sự vùi dập của các thế lực phong kiến tàn bạo, tiêu biểu là thế lực quan lại và đồng tiền. Kiều phải hi sinh tình yêu đẹp đẽ, sâu đậm của mình để bán mình chuộc cha, đặt chữ hiếu lên hàng đầu…Từ đó, cuộc đời nàng bước vào kiếp đoạn trường với 15 năm chìm nổi lênh đênh. Nhưng từ trong chính sự vùi dập tàn bạo của các thế lực phong kiến đó, Kiều không bao giờ buông xuôi phó mặc mà luôn ý thức sâu sắc giá trị nhân phẩm của mình, điều đó tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, sống mãi cùng thời gian.
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:
“Giá đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.
Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.
Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà
Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”
Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.
tham khảo:
Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ đức hạnh ở xã hội phong kiến nhưng phải chịu số phận oan khuất. Câu chuyện vừa có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha, đức hạnh vừa thể hiện ước mơ muôn thủa của con người, người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng dù chỉ là một thế giới huyền bí, ảo ảnh.
Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất đức hạnh. Tác giả giới thiệu là người phụ nữ thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Và để làm nổi bật vẻ đẹp này nhà văn đã đặt nhân vật vào các hoàn cảnh tình huống cụ thể. Khi mới lấy chồng Vũ Nương cư xử đúng mực, nhừng nhịn, giữ gìn khuôn phép lên chồng nàng có tính đa nghi đối với vợ, phòng ngừa quá mức nhưng gia đình vẫn chưa từng phải đến bất hòa.
Khi chồng đi lính Vũ Nương giót chén rượu đầy giặn dò chồng những lời tình nghĩa đằm thắm thiets, nàng không mong vinh hiển mà chỉ cầu mong chồng được trở về bình yên. Cảm thông với những vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng nơi trận mạc nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình. Những lời nói ân tình của nàng khiến mọi người đều xúc động.
Khi Trương Sinh ở ngoài mặt trận Vũ Nương càng tỏ rõ mình là người vợ thủy chung yêu thương chồng hết mực. Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn – Cảnh vui mùa xuân hay mây che kín núi – Cảnh buồn mùa đông. Nàng lại chảy nỗi buồn thương, nhớ nhung da diết lại thổn thức tâm tình, tiết hạnh của nàng còn được khẳng định: Trong câu nói sau này của chồng cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngỡ liễu tường hoa chưa hề bén gót.
Khi chồng đi vắng nàng sinh con một mình, vừa nuôi con nhỏ vừa chăm lo săn sóc mẹ chồng khi già yếu ốm đau hết sức thuốc thang lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên bảo. Phẩm hạnh của nàng được ghi nhận trong lời chăn chối của mẹ chồng. Đó là sự đánh khách quan. Khi mẹ chồng mất nàng hết lòng lo việc ma chay, tế lễ lo liệu như cha mẹ đẻ.
Khi chiến tranh kết thúc Trương Sinh trở về lẽ ra nàng được đón nhận một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên vì lời nói vô tình ngây thơ của con, một sự hiểu nhầm bởi tính đa nghi quá mức. Phải kết thúc cuộc đời mình khi quá trẻ.
Vì người chồng thất học lại hay ghen, độc đoán truyền quyền đã không bộc bạch lời nói của con cho mình biết lại còn không chịu nghe lời rãi bầy phân trần, không chịu động lòng trước thái độ khổ đau của vợ. “Cách biệt 3 năm… cho thiếp”. Lời nói này của Vũ Nương không chỉ nhằm minh oan mà nàng còn cố gắng tìm mọi cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Nhưng điều đó đâu có được Trương Sinh chấp nhận, khi họ hàng làng xóm bênh vực cho nàng nhưng Trương Sinh không tin. Như vậy, ngay cả quyền tự bảo vệ mình và được người khác làm chứng minh oan cũng không có, nàng đau đớn thất vọng mà than: “Thú vui nghi gia nghi thất… ngay cả ước nguyện cũng không được rãi bày”.
Mọi cố gắng của Vũ Nương đều không được chấp nhận. Tiết hạnh không được tỏ bày, thất vọng tột cùng nàng mượn dòng sông Hoàng Giang minh chứng tấm lòng trong sáng, rửa sạch tiếng nhơ oan ức. “Kẻ bạc mệnh này… khắp mọi người phỉ nhổ”. Lời than vừa là lời rãi bày vừa là lời thề nguyền cùng trời đất của kẻ bạc mệnh đầy đau khổ. Cái chết đau đớn của Vũ Nương cũng là sự đầu hàng của con người trước số phận. Nguyễn Dữ đã thốt lên:
“Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Qua câu truyện từ nhiều thế kỉ trước bằng năng lực sáng tạo của mình Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật có chiều sâu hơn, các chi tiết kì ảo được mô tả vừa lung linh vừa hiện thực tạo lên vẻ đẹp riêng của tác phẩm. Vũ Nương là người phụ nữ thủy chung, đức hạnh vẹn toàn mà vô cùng bất hạnh. Tác phẩm là lời tố cáo hiện thực xã hội phong kiến đương thời nêu bật thân phận nỗi đau của người phụ nữ trong bi kịch gia đình.
Em tham khảo:
Qua bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. "Trắng" của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son" , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "Ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thảnh "Bảy nổi ba chìm" , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến đầy bất nhân và xem thường người phụ nữ.
1.Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao? bài thơ còn goi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào (vẻ đẹp phẩm chất Thân Phận)
Trong hai hình ảnh trên hình ảnh nào quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ?
Tình cảm thái độ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ như thế nào ?chi tiết nào trong bài thơ thể hiện điều đó?
(Bài Bánh Trôi Nước Sách Ngữ Văn Vnen trang 65 Ngắn ngọn đúng dễ hiểu nha)
Trong bài "Bánh trôi nước" (SGK Ngữ Văn 7/T94)?
Nhận xét cách xưng hô của nhân vật trữ tình trong câu thơ mở đầu?
? Từ đó giúp em cảm nhận vẻ đẹp nào của họ?
?Với vẻ đẹp ấy, người phụ nữ có quyền được sống như thế nào trong một xã hội công bằng?
?Nhưng trong xã hội cũ, thân phận người phụ nữ có được như vậy không?
? Từ đó nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công.
Mik sửa lại câu hỏi nha mn !
Câu thơ nói về vẻ đẹp của người phụ nữ xã hội phong kiến:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
Nghị luận : Phụ nữ Việt Nam - Tài liệu text
Nghĩ về nét đẹp phụ nữ Việt Nam xưa và nay | baotintuc.vn
https://text.123doc.org/document/383121-nghi-luan-phu-nu-viet-nam.htm
https://baotintuc.vn/thoi-su/nghi-ve-net-dep-phu-nu-viet-nam-xua-va-nay-20130306145944052.htm