K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2017
Cơn mưa bất ngờ ập đến. Gió càng lúc càng thổi mạnh. Trên các cột đèn xuôi theo đại lộ, các loa truyền thanh đang ra rả thông tin về diễn biến cơn bão dữ sắp tràn về thành phố. Mới 5 giờ chiều mà đường phố vắng tanh. Có lẽ ai cũng muốn tranh thủ về nhà sớm để xua tan cảm giác lạnh lẽo, cô đơn buồn bã lẫn lạnh lùng.

- Phải trú mưa thôi. Hoàng lẩm bẩm một mình rồi ì ạch đẩy xe vào trạm với nỗi chán chường.

- Thầy, … thầy …

Tiếng thưa nhỏ nhẹ trong veo từ một người đang che kín mặt bằng chiếc khẩu trang ướt sũng đang nhỏ từng giọt, từng giọt nước xuống mặt ướt đẫm trông rất thảm hại, duy có đôi mắt rất tinh anh, ngời sáng đến lạ lùng.

Lúc này Hoàng mới để ý nhận ra chiếc xe rác đầy ắp được phủ kín bằng tấm bạt ni lông. Trước hai tay cầm là vô số giấy vụn, vỏ chai, mũ bể được bỏ gọn gàng trong hai chiếc túi to đùng.

- Cô là … là….. Hoàng lên tiếng để phá tan sự hoài nghi.

- Dạ , em là Dung, học trò cũ của thầy ở khoa Toán Đại học sư phạm thành phố, thầy còn nhớ em không?

- Dung hả?. Để thầy nhớ lại xem. Hoàng vỗ trán suy nghĩ, cố nhớ nhưng không tài nào nhận ra. Giảng dạy gần ba mươi năm rồi chứ có ít ỏi gì đâu, sinh viên hết lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau vào rồi lại ra trường, chuyện quên lãng cũng là lẽ thường, Hoàng tự an ủi mình.

- Nhà em ở đâu? Sao em lại chọn nghề này? Ra trường sao không đi dạy? Còn chị này là ai?. Hoàng cứ hỏi liên tục khiến cô gái không kịp trả lời, chỉ còn thấy đôi môi mấp máy và đôi mắt buồn buồn xa thẳm.

Có lẽ lòng tự trọng khi bị Hoàng chất vấn làm cả hai người nóng bừng cả mặt. Chiếc xe rác được kéo băng băng trong cơn mưa tầm tã trắng xóa đất trời. Một người kéo một người đẩy thoăn thoắt đi nhanh như một sự trốn chạy vô hình. Mưa vẫn tuôn như thác đổ.

Về đến nhà. Hoàng không tài nào quên được hình ảnh ban chiều. Anh không hề để tâm khi vợ con mình bàn việc mua sắm ngày xuân, dù chỉ còn hai tuần nữa là Tết đến. Cũng chẳng hào hứng khi xem ti vi sau buổi cơm chiều. Hoàng cố lục tìm những hình ảnh xa xưa, cái thời anh mới chập chững bước lên giảng đường cho đến hôm nay. Dung là ai? Học trò cũ năm học nào? Sự ân hận cứ dày dò khiến anh điên tiết lên. Đây rồi tấm ảnh thầy trò ghi rõ Lớp Toán năm học 1998 - 2002, trong đó có nụ cười tươi tắn đôn hậu tự tin, và đôi mắt sáng tinh anh đầy nghị lực của Dung - lớp trưởng.

Hôm sau, cũng giờ tan tầm, Hoàng đậu xe phía bên kia đường. Anh đang chờ Dung và người đàn bà đi cùng hôm qua, mà chờ để làm gì? Sẽ nói gì với họ bây giờ? đến giờ Hoàng cũng không tự lý giải được lòng mình. Có lẽ anh chỉ muốn nói lời xin lỗi về sự đường đột hôm qua. Có vậy mà lòng anh như lửa đốt. Cái cảm giác chờ đợi sao dài quá, hồi hộp quá.
Bên kia đường, bóng dáng Dung đã xuất hiện. Còn người phụ nữ kia đâu? Hoàng bắt đầu sốt ruột. Dung lầm lũi kéo xe rác đi cặp theo đường phố, cái dáng nhỏ liêu xiêu trong nắng chiều làm Hoàng thấy thương hại, xót xa nhiều quá. Rời khỏi nơi tập kết rác, Dung tất tả đạp xe về nhà đâu biết rằng phía sau lưng mình có một người đang bám theo với sự dày dò lẫn hoài nghi khó tả.

Xe Dung rẽ vào hẻm nhỏ và dừng lại ở căn nhà tôn mục nát. Hoàng vẫn lẳng lặng bám theo đến khi Dung đã vào hẳn trong căn nhà nhỏ. Qua khe hở của chiếc vách tạm bợ, Hoàng thấy trên chiếc chiếc bàn thờ nho nhỏ giữa nhà là chiếc đèn dầu hột vịt leo lét trước di ảnh một người đàn ông có khuôn mặt giống Dung như đúc. Hoàng nghĩ có lẽ người ấy là ba Dung.

Ở góc nhà một người đàn bà gầy gò đang lên cơn ho sù sụ, đắp một chiếc mền vá víu khắp chỗ. Trên vách nhà là những bộ đồ công nhân vệ sinh treo thẳng thóm. Cạnh bên là chiếc bàn nhỏ chất đầy sách vở, giáo án của Dung. Trên vách tường những bằng giấy khen được treo kín, có cả tấm hình Dung tươi cười xúng xính trong chiếc áo choàng đen nhân lễ tốt nghiệp, đôi mắt tự tin, độ lượng sáng lạ thường.

Hoàng tất tả quay ra đầu hẻm trong tâm trạng vừa ân hận, vừa thương hại, vừa tự trách cứ mình. Mưa cuối ngày lại bất chợt kéo đến làm bầu trời vốn đã tối lại càng tối âm âm. Nước từ các hố ga lại bắt đầu dâng lên làm mắt hẻm ngập lầy lụa, ngườì ra vào xắn quần lên bì bõm trong cơn mưa xối xả, trắng xóa. Mắt Hoàng chợt ánh lên khi nhận ra bóng dáng liêu xiêu của Dung đang bì bõm dẫn xe ra đầu hẻm rồi vội vã đạp đi. Hoàng hấp tấp bám theo đến nổi quên trả tiền ly cà phê chưa uống. Dung đi đâu?

Tới mái ấm từ thiện trên phố nhỏ, Dung xuống xe dắt vào mái hiên nhà. Chiếc áo mưa nhàu nát có lẽ không đủ giữ ấm cho tấm thân nhỏ nhoi ấy, mặt Dung nhợt nhạt, môi xanh đen vì lạnh.

- Cô đến rồi, cô đến rồi các bạn ơi. Cô có lạnh hôn?, chúng con sợ cô lạnh rồi bệnh hổng đến dạy tụi con nữa, cô đừng có bệnh nghe, vắng cô chúng con buồn lắm. Tết này cô lại đây với tụi con như mọi năm nghe cô.

Dung nhìn thật sâu vào đôi mắt trong suốt, thánh thiện thơ ngây của các em mà nghe lòng xốn xang khôn tả. Chúng nó nhỏ dại quá, đơn độc quá, hứng chịu bao chuyện bất hạnh của cuộc đời. Bằng lứa chúng, bao trẻ khác đang ấm cúng trong những ngôi nhà sang trọng, đầy đủ tiện nghi, được nũng nịu trong vòng tay của cha mẹ, vòi vĩnh những đồ chơi đắt tiền. Còn lũ trẻ ở đây?

Nghĩ đến đó, Dung bật khóc. Thấy vậy cả lũ nhỏ cũng khóc theo dù không biết cô giáo của chúng khóc vì chuyện gì? Buổi học bổ túc kéo dài khoảng hai giờ. Thầy trò lại tiễn nhau ở khoảng sân quen thuộc của mái ấm trẻ mồ côi, Dung lại quay về vội vã với gia đình trong cơn mưa rả rích.

- Dung, em ngừng lại thầy có chuyện muốn nói với em. Tiếng Hoàng nói thật to trong cơn mưa.

Nghe tiếng nói, Dung hấp tấp thắng xe thật gấp vào vỉa hè, suýt chút nữa là ngã nhào trên nên gạch.

- Ủa , thầy… thầy đi đâu giờ này, em…. em

- Em vào đây thầy hỏi chuyện này một chút, chỉ ít phút thôi, thầy biết em rất bận. Nói xong Hoàng xuống xe dẫn chiếc xe đạp của Dung vào quán cà phê nhỏ ven đường, lúc này quán vắng tanh, chỉ có hai thầy trò là những người khách cuối cùng.

- Em dạy ở đâu? Gia đình sống ra sao? Hôm qua thầy thật vô tâm quá, suốt đêm không ngủ, em đừng trách thầy nghe.

- Dạ có gì đâu thầy. Tiếng Dung nhỏ nhẹ, từ tốn. Câu chuyện của Dung kể cứ đều đều trong đêm vắng. Ra trường với tấm bằng loại giỏi, Dung xin việc ở một trường trung học phổ thông tại thị xã. Ban đêm cô dạy bổ túc cho các em nhỏ mồ côi gần chục năm qua mà không hề nhận một khoản bồi dưỡng nào. Dù bận mấy Dung vẫn đều đặn mỗi đêm đến với lũ nhỏ. Ba Dung mất khoảng hơn tám năm qua do căn bệnh ung thư, mẹ cô từ đó sức khỏe cũng suy giảm thấy rõ. Những chuyến xe rác ngày trở nên nặng nề hơn đối với người đàn bà bệnh tật sắp tuổi về hưu. Có lần đi dạy về ngang thấy mẹ đang oằn lưng kéo xe rác lên cầu, cô dừng xe đẩy tiếp mẹ lên cầu trong làn nước mắt nhạt nhòa. Từ đó mỗi chiều Dung đến giúp mẹ kéo rác. Lúc đầu mẹ cô khăng khăng từ chối.

- Con làm vậy coi sao được, mẹ còn kéo xe nổi, ai đời cô giáo cấp ba mà đi kéo rác, người ta biết thì nguy, rồi lỡ học trò con thấy thì sao? Thôi mặc mẹ.

- Có gì đâu mẹ, kéo rác cũng là cái nghề lương thiện và có ích, mẹ đã nuôi con ăn học nên người, con giúp mẹ như vầy có thấm vào đâu. Dung van nài.

Thấy thái độ kiên quyết của con, mẹ Dung đành chấp nhận với điều kiện, cô phải bịt kín mặt mày bằng khẩu trang để không ai nhận ra. Cứ như vậy, cuộc sống hai mẹ con cứ lay lắt theo dòng đời. Hai mươi tám tuổi, Dung vẫn độc thân để chăm lo cho mẹ chu đáo khi tuổi già xế bóng. Mắt Hoàng cứ cay xè theo câu chuyện của cô học trò cũ của mình.

Buổi chào cờ sáng thứ hai cũng là buổi học cuối cùng trước khi nghỉ Tết hôm nay rất lạ thường. Cô cảm nhận có điều gì đó khác lạ khi bất chợt thấy sự có mặt của thầy Hoàng - người duy nhất mà Dung bộc bạch hết nổi riêng tư về cuộc sống của mình.

Tiếng thầy hiệu trưởng vang vang trên bục đưa cô về thực tại.

- Xin mời cô Nguyễn Thị Dung lên nhận quyết định trao tặng căn nhà tình nghĩa từ sự đóng góp của quý thầy cô và học sinh toàn trường. Đây cũng là món quà xuân tặng cô. Thông qua thầy Hoàng, nhà trường đã hiểu và vô cùng cảm phục trước nghị lực và việc làm đầy ý nghĩa của cô.

Dung lảo đảo như người say sóng. Bất chợt nhìn sang phía thầy Hoàng và bắt gặp nụ cười rạng rỡ, tự tin, đồng cảm. Tiếng vỗ tay vang dội khoảng sân trường rộng mênh mông đầy nắng ấm. Hàng mai quanh trường cũng rung lên theo cơn gió se lạnh. Đồng nghiệp, học sinh chạy ùa tới vây quanh Dung để sẻ chia niềm hạnh phúc dâng đầy. Nước mắt cô rơi dài xuống mặt và trở thành hiệu ứng dây chuyền, bạn bè khóc rồi học sinh toàn trường cùng khóc vì xúc động.

Ở một góc hẹp dưới tàn phượng vĩ sân trường. Hoàng đang đăm đăm xin lên bầu trời xanh thẳm, ở đó như phảng phất có nụ cười của ba Dung, thấp thoáng hình bóng mẹ Dung thôi không còn oằn lưng kéo xe rác lên cầu, có hình dáng cô giáo nhỏ đôi mắt tinh anh, nụ cười rạng rỡ đang đến với lũ trẻ mồ côi. P/S : Đề bài khá hay đấy!
10 tháng 10 2017

đúng nhưng hơi dài...hihi

Bạn lên tra g00gle nhé!

S0rry vì k0 giúp dc

11 tháng 11 2016

Bạn dựa vào dàn ý mà làm bài nhé!

Mở bài:

– Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.

– Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.

Thân bài:

1. Cảnh dọc đường đi.

– Phong cảnh, những nét đặc biệt.

– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.

2. Đến nơi.

– Hoạt động thứ nhất.

– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).

3. Kết thúc chuyên đi

– Chuẩn bị trở về.

– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.

Kết bài:

-Suy nghĩ về chuyến đi.

-Mong ước.

11 tháng 11 2017

* Yêu cầu cần ghi nhớ khi lập dàn bài tập làm văn Kể về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất:

a). Đọc kĩ đề và hiểu được những yêu cầu của đề bài.

b). Thời thơ ấu em có những kỉ niệm gì?

c). Trong những kỷ niệm đó, em nhớ nhất kỉ niệm nào? Vì sao?

d). Sự việc xảy ra như thế nào và kết thúc ra sao?

e). Khi kể, có thể xưng “tôi” hoặc xưng “em” tùy theo ngữ cảnh và nội dung bài văn.

Mời các em cùng tham khảo nội dung mẫu dàn bài tập làm văn Kể về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất dưới đây:

1. Phần Mở bài

Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi

- Tuổi thơ của mỗi người có bao kỉ niệm buồn vui.

- Với em cũng vậy, em có rất nhiều kĩ niệm vui, buồn.

- Trong những kĩ niệm đó, em nhớ nhất một kĩ niệm buồn xảy ra năm em chuẩn bị vào lớp Một.

2. Phần Thân hài

a). Giới thiệu sự việc

- Vào những ngày hè, quê hương em rất vui và náo nhiệt.

- Tuổi thơ chúng em vui chơi thỏa thích trong những chiều hè. Các anh lớn tuổi tập trung chơi bóng đá trên bãi cỏ. Một số anh chị lại chơi thả diều. Các chị chơi đá cầu hoặc kéo co. Tiếng cười đùa vang lên thật vui.

- Em theo các anh chị đi bắt chuồn chuồn, châu chấu về cho mấy con ngan, con vịt ăn. Rồi một sự việc bất ngờ đã xảy ra.

b). Diễn biến sự việc

- Em đang cố với tay bắt một con chuồn chuồn đậu trên cành cây bên cạnh bờ ao thì dưới chân em, đất bờ ao bỗng nhiên bị sụt lở. Em không kịp lùi lại nên rơi tùm xuống nước.

- Em không biết bơi. Hai tay em chới với. Một chút thôi mà em uống tới mấy ngụm nước.

- Em loáng thoáng nghe tiếng ai đó trên bờ kêu cứu.

- Khi em vùng vẫy sắp chìm xuống thì có ai đó nắm tóc em kéo lên.

- Thế rồi em chẳng còn hay biết gì nữa.

- Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trong căn phòng với bốn bức tường sơn màu trắng. Xung quanh em là bác sĩ và cô y tá. Mẹ em đứng xa hơn một chút và nước mắt ngắn dài. Ba em đang đứng cạnh mẹ em.

- Suốt ngày hôm đó, mẹ luôn ở bên em. Lúc này, em mới cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.

3. Phần Kết bài

Sau khi về nhà, mẹ dặn em không nên chơi gần bờ sông, bờ ao vì chơi ở những nơi đó sẽ rất nguy hiểm.

- Em sẽ nghe lời dạy bảo của mẹ. Em tránh xa những nơi nguy hiểm.

- Đã nhiều năm rồi mà em vẫn không quên được kĩ niệm buồn thời thơ ấu của em.

Bài tham khảo 3

1. Mở bài:

* Giới thiệu sơ lược về kỉ niệm đáng nhớ:

- Về chuyện gì? xảy ra bao giờ? Có liên quan đến ai?

(Việc rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3)

2. Thân bài:

* Kể lại trình tự sự việc:

- Vì chữ rất xấu nên em sợ môn Chính tả.

- Em chưa được điểm cao bao giờ.

- Mẹ khuyên nhủ động viên em nên tập viết chữ cho sạch đẹp.

- Em cố gắng rất nhiều, kiên trì luyện tập.

3. Kết bài:

* Kết quả và cảm nghĩ của em:

- Chữ viết của em càng ngày càng sạch đẹp hơn.

- Em đã đạt được điểm 10.

- Em tự nhủ phải cố gắng hơn nữa.

11 tháng 11 2017

* Yêu cầu cần ghi nhớ khi lập dàn bài tập làm văn Kể về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất:

a). Đọc kĩ đề và hiểu được những yêu cầu của đề bài.

b). Thời thơ ấu em có những kỉ niệm gì?

c). Trong những kỷ niệm đó, em nhớ nhất kỉ niệm nào? Vì sao?

d). Sự việc xảy ra như thế nào và kết thúc ra sao?

e). Khi kể, có thể xưng “tôi” hoặc xưng “em” tùy theo ngữ cảnh và nội dung bài văn.

Mời các em cùng tham khảo nội dung mẫu dàn bài tập làm văn Kể về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất dưới đây:

1. Phần Mở bài

Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi

- Tuổi thơ của mỗi người có bao kỉ niệm buồn vui.

- Với em cũng vậy, em có rất nhiều kĩ niệm vui, buồn.

- Trong những kĩ niệm đó, em nhớ nhất một kĩ niệm buồn xảy ra năm em chuẩn bị vào lớp Một.

2. Phần Thân hài

a). Giới thiệu sự việc

- Vào những ngày hè, quê hương em rất vui và náo nhiệt.

- Tuổi thơ chúng em vui chơi thỏa thích trong những chiều hè. Các anh lớn tuổi tập trung chơi bóng đá trên bãi cỏ. Một số anh chị lại chơi thả diều. Các chị chơi đá cầu hoặc kéo co. Tiếng cười đùa vang lên thật vui.

- Em theo các anh chị đi bắt chuồn chuồn, châu chấu về cho mấy con ngan, con vịt ăn. Rồi một sự việc bất ngờ đã xảy ra.

b). Diễn biến sự việc

- Em đang cố với tay bắt một con chuồn chuồn đậu trên cành cây bên cạnh bờ ao thì dưới chân em, đất bờ ao bỗng nhiên bị sụt lở. Em không kịp lùi lại nên rơi tùm xuống nước.

- Em không biết bơi. Hai tay em chới với. Một chút thôi mà em uống tới mấy ngụm nước.

- Em loáng thoáng nghe tiếng ai đó trên bờ kêu cứu.

- Khi em vùng vẫy sắp chìm xuống thì có ai đó nắm tóc em kéo lên.

- Thế rồi em chẳng còn hay biết gì nữa.

- Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trong căn phòng với bốn bức tường sơn màu trắng. Xung quanh em là bác sĩ và cô y tá. Mẹ em đứng xa hơn một chút và nước mắt ngắn dài. Ba em đang đứng cạnh mẹ em.

- Suốt ngày hôm đó, mẹ luôn ở bên em. Lúc này, em mới cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.

5 tháng 1 2022

úp mik ạ, mik cần gấp

5 tháng 1 2022

Tham khảo

1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
Em có một người bạn rất thân, hai đứa luôn khăng khít với nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Dù Thắm đà theo gia đình về quê sinh sống nhưng những tình bạn tốt đẹp ấy vẫn luôn sống trong em.

Bạn Thắm có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khảnh nhưng rất khỏe, mái tóc dài thường buông xõa lúc ở nhà và được cột gọn gàng khi đến trường. Với gương mặt sáng cùng chiếc mũi thanh tú, Thắm rất thông minh. Bạn là học sinh giỏi nhiều năm liền ở lớp. Vua siêng năng lại sáng dạ, học đâu hiểu đây và nhớ bài lâu, Thắm được các bạn mến phục. Thắm tốt lắm, luôn giúp đỡ những bạn gặp khó khăn về học tập lẫn sức khỏe.

Em nhớ như in một sự việc đã khiến em cảm thấy hổ thẹn, sự việc ấy đã là một kỉ niệm đẹp, một bài học quý cho em về tình bạn.

Bạn Dung trong lớp nghỉ học đã hai ngày, không rõ lí do,cô giáo và các bạn rất lo. Được cô giáo phân công, Thắm tìm đến nhà Dung. Gia đình Dung rất khó khăn. Bố mất sớm, mẹ lấy chồng và sinh sống nơi khác. Nhà chỉ còn Dung với bà. Bà lại già và thường xuyên đau ốm nên những ngày qua, bà không ra chợ mua bán rau củ được. Theo em, sau khi rõ căn nguyên, Thắm chỉ cần báo lại cho cô là xong. Thế mà bạn ấy ngày hai buổi đến với bạn Dung. Có hôm tôi mịt mới về. Thú thật rằng khi ấy em giận Thắm lắm. Em cho rằng Thắm không còn thân thiết với em nữa. Em tỏ thái độ lạnh nhạt với bạn ấy; thậm chí, em cũng chẳng thèm đến nhà Dung, dù Thắm và các bạn cùng lớp nhiều lần khuyên nhủ.

Hôm Dung trở lại lớp, cô giáo tuyên bố với lớp rằng bạn ấy vẫn đủ sức dự thi học kì. Cô đã kiểm tra và nhận xét tốt về những kiến thức mà bạn Dung còn thiếu trong thời gian vắng mặt. Có được kết quả ấy, công của bạn Thắm rất lớn. Cô giáo rất hài lòng về Thắm. Thắm là một người bạn tốt, luôn quan tâm đến mọi người, giúp đỡ ai thì giúp tận tình. Bà của Dung cũng gửi lời cảm ơn đến Thắm.

Thật ngại ngùng khi nghe Thắm rủ vào thư viện xem truyện vào giờ ra chơi. Em lấy hết can đảm, hỏi Thắm có giận mình không. Câu trả lời của Thắm khiến em không thể nào quên : "Giận về điều gì? Tình cảm bạn bè rất đáng quý, đáng trân trọng nhất trong quãng đời học sinh. Không hài lòng vì ta chưa hiểu, khi hiểu thì ta sẽ quý nhau hơn.

Em rất nhớ Thắm, người bạn tốt nhất của em. Em cố gắng học thật tốt, thật giỏi để sánh với bạn ấy. Bạn Thắm là tấm gương để em noi theo.

2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát.

Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.

Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!

Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...

Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:

- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.

Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.

Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.

3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

Chim lạ liền nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

6 tháng 12 2016

Một số biểu hiện của đoàn kết , tương trợ là :

_ Đoàn kết chống giặc Pháp
_Đoàn kết chống giặc Mỹ
_Giúp bạn học yếu
_Tập thể lớp thân ái, hòa thuận
_ Đoàn kết chống lũ lụt