bài 1
vết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của bn về vùng sông nước cà mau qua bài '' song nước cà mau '' đã học lớp
bn nào ib giúp mình nha cảm ơn nhìu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Câu 1 :
+ Nội dung : Bài văn miêu tả Dế mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết kiểu căng, xốc nổi . Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và rút ra bài học đường đời đầu tiên
+ Nghệ thuật : Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rẩ sinh động , cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên , hấp dẫn , ngôn ngữ chính xác , giàu tính tạo hình .
Câu 2 :
+Thông điệp :Qua đoạn trích "bài học đường đời đầu tiên " tác giả muốn gửi đến thông điệp : Ở đời sống mà cứ có thói hung hăng, không coi trời đất ra gì , sớm muộn cũng mang họa vào thân
+Bài học : Không được hung hăng , kiêu ngạo với mọi người xung quanh
Câu 3 :
+Thiên nhiên vùng Cà Mau : Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ rộng lớn , hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã . Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập , trù phú, độc đáo ở vùng tận cùng phía nam của Tổ quốc.
+ Nét độc đáo của chợ Năm Căn :
*Giống các chợ bề bên vùng Nam Bộ , lều lá nằm cạnh nhà tầng , gỗ chất thành đống , nhiều thuyền , bè.
* Nhiều lì than , hầm gỗ , nhà bè như những khu phố nổi , bán đủ thứ , nhiều dân tộc như Khơ - me ......
Mình cũng không chắc nữa . Nếu đúng tick cho mình mấy cái nha ^^
2.Qua đoạn trích ''Bài học đường đời đầu tiên''tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp là:sống ở đời dù có khỏe mạnh nhưng lại kiêu căng về vẻ đẹp bề ngoài của mình mà bắt nạt mọi người và không biết suy nghĩ trước khi làm thì có ngày sẽ mang họa vào thân.khuyên mọi người không nên có tính kiêu căng khi sống trên đời.
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
tk
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ
TK#
Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã khắc họa hình ảnh Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ dán kính của dân tộc Việt Nam.
Trong trí tưởng tượng, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu. Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày.
Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim - dấu tích thời gian chống giặc - lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.
“Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”
Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiệm lại, cương quyết. Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi. Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông. Còn mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước. Giọng nói của Người từ tốn, rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề.
Trong một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ, Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân. Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi. Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng. Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng.
Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của Việt Nam. Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.
Bài 1:" Sông núi nước nam"
Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định về chủ quền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
Còn bài 2:" phò giá về kinh" ý nghĩa sgk nhưng tui góp cho bạn một số ý soạn bài của tui nha:
Hào khí Đông A ( Trần) - một trong những đặc điểm tinh thần nổi bật của quân dân tướng sĩ Đại Việt đầu thời Trần thắm đượm trong hầu hết thơ văn của tác giả văn võ song toàn mà bài tụng giá này chứng minh tiêu biểu.
Thái bình- nỗ lực: vừa là nguyên nhân lại vừa là kết quả.
mik nha
Mở bài: Giới thiệu về hai bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh
Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ông cha ta đã để lại biết bao nhiêu bài thơ bất hủ khẳng định được chủ quyền và nền độc lập của nhân dân ta. Chính vì thế mà bọn xâm lược có là ai đi chăng nữa thì nhân dân ta vẫn đoàn kết kiên cường chống lại chúng. Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.
Thân bài: Những nét tương đồng trong hai bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh
Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.
Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm ấy:
“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng nay sẽ bị đánh tơi bời. ”
Và đúng là như vậy không chỉ là bài thơ mà ngay cả lịch sử cũng đã chứng minh được quân và dân ta đã đánh cho lũ giặc cướp nước kia tơi bời khiến cho chúng chạy không kịp nữa, hồn bay phách lạc mà xéo lên nhau chạy thôi. Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược bảo vệ đất nước của nhân dân ta.
Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:
“Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù. ”
Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.
Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:
“Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời. ”
Đó là sách trời đã định sẵn chủ quyền ấy. Có thể nói về phần này thì câu thơ có phần nghiêng về phía thần linh nhiều hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta đều biết rằng tác giả nói như thế để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.
Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:
“Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu”
Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.
Kết bài: Bài văn nêu Những nét tương đồng trong hai bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh
Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.
Tham khảo!
Tiếp nối bản hùng ca về cuộc kháng chiến của dân tộc, một khúc tráng ca đầy âm hưởng anh hùng ca, bằng tài năng, tâm huyết và kinh nghiệm của ông. Lê Minh Khuê thêm một nốt nhạc đẹp. Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm trong văn học chống Mỹ cứu nước, nhưng với những sáng tạo rất hiện đại, họ đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu ước mơ và tỉnh thần dũng cảm trong cuộc sống. trận chiến gian khổ. Sự hy sinh hồn nhiên, lạc quan của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đưỡng Trường Sơn là hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Rõ ràng chúng ta thấy thế hệ trẻ đi kháng chiến thời chống Mỹ đa phần là học sinh, sinh viên đều có học, cư xử rất văn hóa, tế nhị, bây giờ chúng ta cùng thế hệ trẻ thời đại mới. Với thế kỷ XXI, chúng ta phải vượt ra khỏi lối suy nghĩ công nghiệp của chúng ta.
Tham khảo
Kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, không biết bao nhiêu con người đã ngã xuống. Hình ảnh “em gái tiền phương” thật nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió. Nhưng đồng thời lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi qua vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ. Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân. Hình ảnh “em gái tiền phương” là những nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đó nhưng những cô gái ấy vẫn trung kiên không sợ gì hết, những lúc nghỉ ngơi họ vẫn không ngới tiếng cười vang.
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
tham khảo