Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp đời sống tình cảm gia đình của người lao động việt nam qua những câu ca dao đã học.
(Viết thành bài văn )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.
Bài làm 1 :
Ca dao là sản phẩm tinh thần của tập thể nhân dân, là tấm gương phản chiếu tâm hồn người lao động một cách sâu sắc. Tính chất “đồng sáng tạo” đó đã tạo ra trong ca dao nói riêng, trong văn học dân gian nói chung các công thức truyền thống mang tính thẩm mĩ cộng đồng trong sáng tạo nghệ thuật. Khi tìm hiểu ca dao cần đặt bài ca dao đó trong hệ thống công thức nghệ thuật truyền thống để chúng có thể âm vang trong nguồn mạch chung và thể hiện được sắc thái riêng độc đáo. Trong ca dao có niềm vui và nỗi buồn, có tiếng ca nghĩa tình và tiếng hát than thân. Khi nghĩ về thân phận của mình, người nông dân xưa kia thường cất lên tiếng ca chứa chất nỗi buồn tủi, đắng cay. Trong dòng mạch đó nổi lên rõ nhất là tiếng hát than thân về cuộc đời người phụ nữ mà hai bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng "Thân em" là minh chứng. Cuộc đời người phụ nữ xưa kia có rất nhiều nỗi khổ cực, đắng cay. Nỗi khổ về vật chất, phải thức khuya dậy sớm dãi gió, dầm sương :
Thân em như lá đài bi,
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương,
Ngày ngày hai bữa cơm đèn,
Lấy gì má phấn răng đen hỡi chàng
Nhưng nỗi khổ lớn nhất của họ vẫn là nỗi khổ tinh thần. Xã hội phong kiến xưa kia với những quan niệm bất công như "tam tòng" (ở nhà phải theo cha, lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con) đã gây ra bao nỗi khổ cực cho người phụ nữ trong suốt cả cuộc đời. Họ không có quyền định đoạt hạnh phúc cũng như cuộc đòi mình. Chính vì thế, khi nghĩ về thân phận của mình, người phụ nữ thường cất lên tiếng hát than thân chứa chất nỗi buồn tủi, đắng cay. Nếu thống kê, ta sẽ thấy số bài ca mở đầu bằng cụm từ "Thân em như" chiếm số lượng khá lớn. Nỗi khổ về thân phận bị phụ thuộc ấy được thể hiện rõ nét qua biện pháp nghệ thuật so sánh quen thuộc của ca dao. Hai bài ca dao mang nét chung trong biện pháp nghệ thuật và nội dung ý nghĩa. Hai bài đều sử dụng cụm từ mở đầu "Thân em như". Sự giống nhau ở cấu trúc mở đầu là đặc điểm của một số bài ca dao tạo nên một hệ thống lối nói khắc sâu,ấn tượng chung về "thân phận" con người. Hai bài ca dao đều sử dụng biện pháp so sánh trực tiếp. Hai vế so sánh được nối bởi từ "như" tạo nên sự đối chiếu những nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại, giúp người nghe hiểu đặc điểm của sự vật và cảm thông với tâm sự của nhân vật trử tình. Thân phận con ngựời có ý nghĩa vô cùng lớn lao lại được tác giả dân gian so sánh với những vật, những đối tượng mong manh, nhỏ bé, bị phụ thuộc, chỉ được đánh giá, xem xét ở giá trị sử dụng, bị "đồ vật hoá"
Bài làm 2 :
Bao đời nay, ca dao vẫn là tiếng hát thân thương, gần gũi nhất của mỗi tâm hồn người dân Việt Nam. Tự thuở năm nôi, ai cũng được bà, được mẹ hát ru hàng những lời ca đầy yêu thương, tình nghĩa. Và cũng chính từ thuở đó, vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa đã in dấu trong tâm khảm mỗi chúng ta.
Ca dao là tiếng hát được cất lên từ thâm sâu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước… Trong đó những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa luôn bắt nguồn từ cuộc đời còn nhiều xót xa. Cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam. Bao thiếu nữ thôn quê đã giãi bày về chính con người, cuộc đời, số phận của mình bằng những câu ca như:
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
Thoạt dọc, chúng ta đều nghĩ đây là những lời ca thuần tuý than thân của các cô gái chưa chồng. Nhưng ngấm kĩ mà xem, trong nỗi niềm than thở của mỗi người con gái ấy lại ẩn chứa niềm kiêu hãnh về giá trị của chính bản thân mình. Hình ảnh tấm lụa đào lộng lẫy trong câu ca thứ nhất tượng trưng cho nhan sắc và tuổi xuân phơi phới của người con gái. Rõ ràng, cô gái này đang ý thức rất rõ về sắc đẹp của mình. Cô gái trong câu ca thứ hai tưởng như có phân khiêm tốn hơn khi tự đánh giá về hình thức bề ngoài của mình (vỏ ngoài thì đen). Nhưng hãy đọc cho kĩ, đó chỉ cách nói đòn bẩy để cô nhấn mạnh giá trị thực của người con gái, đó là sự trong trắng, trong sáng của tâm hồn, vẻ đẹp của tâm hồn ( ruột trong thì trắng). Lời mời mọc Ai ơi, nếm thử mà xem một mặt khẳng định cái giá trị thực đó, mặt khác, thế hiện tâm thế tự tin của cô gái.
Hai bài ca của hai cô gái, mỗi người cất một tiếng nói, một giọng nói khác nhau nhưng cả hai đều đồng thanh một tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của bản thân mình nói riêng và của những người con gái trong xã hội xưa.
Trong ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, số lượng những bài ca về chủ để tình yêu có lẽ cao nhất. Phải chăng vì tình yêu là thứ tình cảm thi vị, nên thơ nhất của con người? Phải chăng vì tình yêu là thứ tình cảm, muôn màu, đa sắc? Có lúc ta lắng nghe được tiếng lòng của một chàng trai lỡ duyên nhưng tình nghĩa chàng dành cho người con gái của lòng mình vẫn rất mực thuỷ chung:
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Bài ca là lời của chàng trai đang yêu. Bài ca theo thể hứng, câu đầu chỉ có tác dụng đưa đẩy bắt vần: Trèo lên cây khế nửa ngày. Có nhiều câu ca dao giống như thế:
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Người ta hái hết đôi ta bẻ cành.
Trèo lên cây gạo cao cao,
Bước xuống vườn đào hái nụ tầm xuân.
Lời ca cho ta cảm nhận đây là một chàng trai hết sức chung tình. Không phải anh ta không nhận thức được sự phũ phàng của thực tại để rồi vẫn nuôi hi vọng một cách vô vọng. Anh chàng này thấm thía rất rõ nỗi chua xót đang trào dâng trong lòng mình, cũng như anh ta chắc chắn trả lời được cho câu hỏi Ai làm chao xót lòng này, khế ơi!. Nhưng vượt lên trên nỗi đau tình duyên dỡ lở, chàng trai vẫn thể hiện tình cảm sắt son bền vững như thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng. Hệ thống so sánh ẩn dụ trời – trăng – sao trong bài ca đã nói lên điều đó. Như mặt trăng sánh với mặt trời, như sao Hôm sánh với sao Mai, tình nghĩa đôi ta đã như vậy, không thể nào khác được. Cụm từ sánh với được láy lại hai lần, lại thêm từ chằng chằng nhấn mạnh ở cuối câu ca đã khẳng định mạnh mẽ điều đó. Cho dù có xa cách nhau nhưng đôi ta vẫn xứng với nhau, vẫn là như một. Chàng trai đã lấy hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ là cái to lớn, vĩnh hằng, không thể đổi khác để khẳng định sự bền vững thủy chung của lòng mình.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.
Chàng trai hỏi cô gái để tự bộc lộ lòng mình và nỗi lòng đó đã được gửi vào một hình ảnh thơ giàu ý nghĩa: Sao Vượt vẫn chờ trăng giữa trời – một sự chờ đợi mỏi mòn trong cô đơn và vô vọng. Duyên kiếp có thể đã dở đang không thành nhưng tình nghĩa thì mãi mãi còn, không thể đổi thay. Trong hình ánh sao Vượt chờ trăng giữa trời có cái mòn mỏi của sự chờ đợi, có cái cô đơn của sự ngóng trông, có nỗi đau của người lỡ duyên thất tình nhưng tất cả chỉ để ánh lên vẻ đẹp của tình nghĩa con người, mãi mãi như ngôi sao Vượt chờ trăng giữa trời. Đó chính là ánh sáng thật đẹp, thật thơ của tình người trong ca dao khi xưa nói về những mối tình lỡ làng duyên kiếp.
Người lỡ làng trong tình yêu mà vẫn yêu người yêu da diết đến như vậy, huống gì người đang yêu như cô gái trong bài ca Khăn thương nhớ ca này:
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt
Thương nhớ vốn là tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trong tình yêu. Vậy mà ở bài ca, nó lại được diễn tả cụ thể, tinh tế và gợi cảm bằng các biểu tượng khăn, đèn, mắt. Hỏi khăn, đèn, mắt nhưng thực ra cô gái đang tự hỏi lòng mình và chắc hẳn nhớ thương phải bồn chồn lắm nên cô mới hỏi dồn dập đến vậy.
Chiếc khăn là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người đàng xa:
Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiều tình
Chiếc khăn lại luôn quấn quýt bên mình người con gái như cùng chia sẻ với họ niềm thương nhớ. Điệp khúc khăn thương nhớ ai làm cho nỗi nhớ càng thêm triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là một lần nỗi nhớ lại trào dâng. Và đằng sau mỗi trạng thái xuống, lên, rơi,vắt của chiếc khăn kia là một con người hiện lên rất rõ trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Nỗi nhớ như trái mọi không gian, quanh quất ở mọi hướng (rơi xuống đất, vớt lên vai, lau nước mắt).
Hỏi khăn, dường như chưa thỏa, cô gái lại hỏi đèn:
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt
Rõ ràng, nỗi ưu tư còn nặng trĩu trong lòng người con gái này.
Bài ca gồm mười hai dòng, và gán như dòng nào cũng đong đầy nỗi nhớ. Nỗi nhớ được nói đến liên tiếp, dồn dập trong mười câu thơ bốn chữ. Cô gái chỉ hói mà không có lời đáp. Nhưng chính câu trả lời đã được khẳng định trong năm điệp khúc thương nhớ ai. Cô gái nhớ vì yêu, yêu da diết nên nhớ cũng da diết. Và vì nhờ quá, yêu quá nên lúc nào cũng thấp thỏm lo sợ điểu chẳng lành sẽ xảy đến trong tình yêu:
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…
Một trái tim yêu chân thành, tha thiết như thế, lẽ nào không đáng trân trọng?
Nếu như ở bài ca dao trên đây nỗi nhớ của cô gái đang yêu gieo vào lòng người đọc ấn tượng về một thiếu nữ đa cảm, uỷ mị thì ở bài ca sau đây, chúng ta lại bắt gặp một cô gái rất mực táo bạo – cô gái chủ động bắc cho người mình yêu trong sự ràng buộc, tỏa chiết của lễ giáo phong kiến xưa:
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Trong ca dao có biết bao chàng trai, cô gái bắc cầu để đón người yêu. Nhưng cây cầu của cô gái trong bài ca dao trên đây là một cây cầu đặc biệt: cầu dải yếm. Cầu dải yếm khác với cầu cành hồng (Hai ta cách một con sông, Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang), cầu cành trầm (Cách nhau có một con đầm, Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang). Cầu dải yếm đã được tạo nên bằng chính máu thịt, cuộc đời, trái tim rạo rực yêu đương của người con gái thôn quê. Táo bạo đến thế và cũng thơ mộng, lãng mạn đến thế là cùng.
Chùm ca dao về tình yêu đã mang đến chúng ta bao sắc màu lung linh, tuyệt diệu. Tình yêu dẫu ở thẳm sâu trong trái tim hay bộc trực thoát thành ý muốn táo bạo người con gái, dẫu là duyên tình lỡ làng của một chàng trai cùng điều khiển ta xúc động, trân trọng khôn nguôi. Nhưng ca dao yêu thương tình nghĩa đâu chỉ độc ca về tình yêu đôi lứa. Người bình dân còn cất lên lời hát về tình nghĩa thủy chung giữa người với người:
Muốn ba năm muối hãy còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình đầy
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Vị cay của gừng và vị mặn của muối trong bài ca trên thực chất là hương vị mặn nồng của tình người trong cuộc sống. Nó biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người. Các số từ ước lệ ba năm, chín tháng kết hợp với sự lặp lại hai chữ hãy còn khẳng định sự vĩnh hằng của tình nghĩa con người. Ba vạn sáu ngàn ngày mới xa tức là một trăm năm – một đời người – nghĩa là không bao giờ cách xa cả. Tình nghĩa thủy chung giữa người với người (có thể hiểu đôi ta là vợ chồng) dường như là vô tận.
Sáu bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa mỗi bài lấp lánh một vẻ đẹp riêng nhưng tất cả đều thể hiện những nét đẹp nổi bật trong tâm hồn người bình dân Việt Nam. Đó là sự ý thức về giá trị bản thân, là tình nghĩa thủy chung, là tình yêu đôi lứa với những cung bậc, sắc màu phong phú. Hòa mình vào mỗi bài ca đó, mỗi chúng ta sẽ tìm được tâm hồn của chính mình, sẽ thấy tâm hồn mình đồng điệu với tác giả mỗi lời ca ấy.
Bài làm
Bao đời nay, ca dao vẫn là tiếng hát thân thương, gần gũi nhất của mỗi tâm hồn người dân Việt Nam. Tự thuở nằm nôi, ai cũng được bà, được mẹ hát ru hàng những lời ca đầy yêu thương, tình nghĩa. Và cũng chính từ thuở đó, vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa đã in dấu trong tâm khảm mỗi chúng ta.
Ca dao là tiếng hát được cất lên từ thâm sâu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước… Trong đó những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa luôn bắt nguồn từ cuộc đời còn nhiều xót xa. Cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam. Bao thiếu nữ thôn quê đã giãi bày về chính con người, cuộc đời, số phận của mình bằng những câu ca như
Vị cay của gừng và vị mặn của muối trong bài ca trên thực chất là hương vị mặn nồng của tình người trong cuộc sống. Nó biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người. Các số từ ước lệ ba năm, chín tháng kết hợp với sự lặp lại hai chữ hãy còn khẳng định sự vĩnh hằng của tình nghĩa con người. Ba vạn sáu ngàn ngày mới xa tức là một trăm năm - một đời người – nghĩa là không bao giờ cách xa cả. Tình nghĩa thủy chung giữa người với người (có thể hiểu đôi ta là vợ chồng) dường như là vô tận.
Sáu bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa mỗi bài lấp lánh một vẻ đẹp riêng nhưng tất cả đều thể hiện những nét đẹp nổi bật trong tâm hồn người bình dân Việt Nam. Đó là sự ý thức về giá trị bản thân, là tình nghĩa thủy chung, là tình yêu đôi lứa với những cung bậc, sắc màu phong phú. Hòa mình vào mỗi bài ca đó, mỗi chúng ta sẽ tìm được tâm hồn của chính mình, sẽ thấy tâm hồn mình đồng điệu với tác giả mỗi lời ca ấy.
3)
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !
5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.
Tình cảm con người đối với cha mẹ đều được công nhận trên thế giới, nhưng ở Việt Nam có đặc điểm riêng là làm lúa nước, phải bám đất, bám làng nên tình làng nghĩa nước, tình cha, nghĩa mẹ luôn đi với nhau rất trọn vẹn. Từ tình cha mẹ rồi mới đến tình làng nghĩa nước, tình yêu tổ quốc, 3 cái đó quyện chặt với nhau. Vì vậy công cha như núi Thái Sơn có thể hiểu là cha cụ thể nhưng cũng có thể là cha Tổ quốc, mẹ cũng thế, có thể hiểu là đất nước. Vì vậy đất nước mình cũng là cha mẹ mình, tổ tiên mình. Tổ tiên, đất nước, cha mẹ, tất cả hòa làm một trong câu ca dao đó".Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam
Ca dao, dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc, về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. Ngôn ngữ ca dao, dân ca là ngôn ngữ thơ nhưng vẫn rất gần với lời nói hằng ngày của nhân dân và mang màu sắc địa phương rất rõ.
Ca dao thực sự là tiếng hát của người dân lao động. Tiếng hát trong ca dao Việt Nam phong phú vô cùng nhưng chủ yếu vẫn là tiếng hát lao động và tiếng hát tâm tnh Chúc bạn học tốt
Ca dao - dân ca là "tiếng hát đi từ trái tim lên miệng", là thơ ca trữ tình dân gian. Ca dao - dân ca Việt Nam là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người lao động Việt Nam. Rất tự nhiên, tâm hồn, tình cảm con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm, ân nhhĩa đối với những người ruột thịt trong gia đình. Truyền thống văn hoá Việt Nam rất đề cao gia đình và tình nghĩa gia đình. Bài ca tình nghĩa gia đình trong kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam vô cùng phong phú.
Đây có thể là lời ru con của mẹ, nói với con ; là lời người con gái lấy chồng xa quê hướng về quê mẹ, nói với mẹ ; là lời của cháu nói với ông bà, lời nói nghĩa tình ngân lên một khúc hát nhiều bè, …Những câu hát về tình cảm gia đình trong ca dao - dân ca Việt Nam chúng ta đẹp như một bản hợp ca vừa chân thành, thân mật, ấm cúng, vừa thiêng liêng, trang trọng, xuyên thấm từ đời này sang đời khác.Tình cảm đó còn là lời nhắc nhở về thái độ vào cách cư xử với người trên , đặc biệt là công lao dưỡng dục của cha mẹ:
Công cha như núi ngất trời
, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài hiển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
Sáu tiếng mở đầu ngân theo ba nhịp như khúc dạo nhạc nhẹ nhàng, thủ thí của một bài hát ru. Đây là lời ru của mẹ, ru cho đứa con thơ bé ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Mẹ sinh ra con, dành tất cả những dòng sữa thơm ngọt nuôi phần xác của con và hằng đêm cất tiếng ru êm dịu rót thêm những dòng sữa âm thanh nuôi lớn phần hồn của con. Là những người con, mỗi chúng ta ai mà chẳng đã từng dược nghe lời ru của mẹ để rồi cùng với sữa mẹ, những bài hát ru ấy đã nuôi lớn chúng ta, hoàn thiện cho ta những bước trưởng thành cả tâm hồn và thể xác.. Đây không phải là lời giáo huấn khó khăn về chữ hiếu mà là những tiếng nói tâm tình truyền cảm, lay động trái tim chúng ta
Trong gia đình , tình cảm anh em luôn là một niềm hạnh phúc đối với những người trong gia đình. Anh em hòa thuận , yêu thương , đùm bọc nhau sẽ giúp cho gia đình ấy hạnh phúc bền lâu :
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nahu như thể tay chân
Anh em hòa thuận ,hai thân sum vầy.
Lời răn bảo dùng cách so sánh khéo léo. Tình anh em, yêu thương, hoà thuận, trên kính dưới nhường như tay gắn bó với chân, sự gắn bó bằng đường gân, mạch máu. ông bà, cha mẹ luôn mong muôn con cái trong một nhà thương yêu, giúp dỡ lẫn nhau, gắn bó với nhau như tay với chân trong một cơ thể. Cái cơ thể ấy chính là gia đình. Người tiêu biểu cho gia đình chính là cha mẹ. Tình cảm anh em nằm trong tình thương yêu của cha mẹ. Vì thế, anh em hoà thuận sẽ đem lại niểm vui, hạnh phúc cho cha mẹ. Lời ca kết lại, nhưng cảm xúc và ước vọng vẫn tiếp tục mở ra,cứ ngân lên, lan toả mãi trong lòng người...
“Nhớ mẹ” hay “nhớ quê hương’’? Có lẽ hai nỗi nhớ ấy hòa làm một. Mẹ là mái đình, bến nước, cây đa… Mẹ là tất cả. Cô gái theo chồng nhớ mẹ cũng như con người đi xa nhìn lại mái nhà quen thuộc. Nỗi đau ấy là bất tận. Ai cũng có một người mẹ, bất cứ người nào xa quê, cái nhớ trước hết vẫn là nhớ mẹ. Mỗi khi nhớ mẹ có lẽ người ta thường ngân nga câu ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
.
Nghĩ về quê hương là nghĩ về mẹ, bóng hình mẹ đã tạc vào hình bóng quê hương. Ta thấy hiện lên hình ảnh cô gái lấy chồng xa quê, nhớ quê, nhớ gia đình...Chắc là nhớ lắm, nhớ quá nên cứ chiều chiều và chiều nào cũng vậy cô ra ngõ sau ngậm ngùi ngóng về quê mẹ.Kín đáo, thầm lặng nhưng da diết của chiều muộn – đó là nét tê nhị thể hiện nỗi nhớ của các cô gái trong ca dao khi đã đi lấy chồng. Giữa một không gian trải dài vô tận, một con người đang mang tâm trạng nhớ thương bỗng cảm thấy mình lẻ loi, cô độc vô cùng. Lúc này con người mà cô mong mỏi nhất không thể là ai khác ngoài người mẹ thân thương. Người mẹ sẽ là điểm tựa dịu dàng nhưng vững chắc nhất cho cô gái, bởi vậy, cô càng mong càng nhớ hơn. Cô chọn một không gian riêng của mình, một mình sống trong tâm tưởng. Buổi chiều, ngõ sau, ta như thấy một cái nhìn trăn trối của cô gái về phía chân trời xa, ở đó có mẹ già đang sớm trưa lụi hụi một mình. Giá như cô được chắp thêm đôi cánh để về bên mẹ, để lại là đứa con bé bỏng của mẹ. Giá như… tất cả chỉ là ước mơ.
Có thể nói ca dao - dân ca là "tiếng hát di từ trái tim lên miệng". Trong những "tiếng hát trái tim" ấy, những lời ru, những bài ca về tình nghĩa gia đình bao giờ cùng dịu dàng, chân thành, đằm thắm nhất. Từ tình cảm cha mẹ, con cái, tình anh em đến tình cảm ông bà, con cháu, tình ruột thịt, huyết thống,... tất cả đều đáng trân trọng và cần phải vun trồng mãi mãi tươi tốt. Song đạo lí Việt Nam lại luôn nhắc nhở "tình" phải gắn liền với "nghĩa". Tinh yêu thương, lòng nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tình thân đoàn kết anh em ruột thịt chỉ có giá trị khi con người biết làm những việc nhân nghĩa, có những hành động cụ thể thiết thực đề ơn đáp nghĩa những bậc sinh thành, những người gần gũi ruột thịt từng hi sinh cả cuộc đời cho sự sống của mình. Và thiêng liêng cao cả hơn nữa là có thực hiện được tình nghĩa gia đình tốt đẹp thì chúng ta mới rèn giũa được những tình cảm rộng lớn khác như tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng bào, lòng nhân ái, tình thương con người,...