K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 8 2021

Thơ Nguyên Đức

Anh là bộ đội cụ Hồ,

Ôm súng gìn giữ cõi bờ Việt Nam.

Noi gương các bậc tiền nhân,

Rầm rập theo dấu bước chân anh hùng.

Vùng trời vùng biển vẫy vùng,

Hiên ngang thi thố khí hùng ngàn năm.

Hào thiêng sông núi ghi danh,

Những người chiến sĩ liệt oanh muôn đời.

Biết xuân nơi ấy đến rồi,

Biên cương anh nhớ khoảng trời hậu phương.

Biết lòng anh mãi vấn vương,

Thương con nhớ vợ đêm trường xôn xao!

Quê xưa em vẫn thức thao,

Chờ anh nghỉ phép mình trao nụ tình.

Yên tâm nhé, anh bộ đội mình,

Trái tim em vẫn vẹn tình thủy chung.

Nuôi dưỡng dạy dỗ con xinh,

Lo cho cha mẹ ấm tình dâu con.

Mai nầy nghĩa vụ đã tròn,

Mình lại như vợ chồng son thủa nào.

2 tháng 12 2017

Vì đất nước anh lên đường nhập ngũ
Rời quê nhà để canh giữ biên cương
Kể từ đây anh là lính sa trường
Để cha mẹ cùng người thương ở lại.

Đầu ngón sóng một mình nơi biên ải
Giữ biển trời anh chẳng ngại khó khăn
Dẫu hiểm nguy hay vất vả nhọc nhằn
Hay giông bão không cản ngăn ý chí.

Nơi hải đảo đóng quân cùng đơn vị
Áo hải quân... người chiến sĩ huy hoàng
Dẫu mưa dầm hay nắng đổ chang chang
Chống thù giặc anh vững vàng tay súng.

Vì lãnh thổ anh không hề nao núng
Vì quê hương anh cũng chẳng sợ gì
Vì biển trời nên chẳng quản ngại chi
Vì lính đảo luôn sống vì đất nước.

Vì nhiệm vụ anh cũng chưa về được
Nơi đảo xa vẫn ao ước khát thèm
Sớm hoàn thành nhiệm vụ để gặp em
Bên tổ ấm ta đắm chìm hạnh phúc.

Anh vẫn biết trong lòng em rạo rực
Vì nhớ anh em thổn thức đêm ngày
Vì gia đình vì cuộc sống tương lai
Mình cùng gắng để sau này tận hưởng.

25 tháng 11 2017

Cháu thương chú bộ đội

Canh gác ngoài đảo xa

Cho chúng cháu ở nhà

Có mùa xuân nở hoa

Cháu thương chú bộ đội

Vất vả và gian lao

Nhưng bền lòng không nản

Niềm vui vẫn ngập tràn

18 tháng 12 2016
 Đi học cháu về tới nhàĐược chú bộ đội cho quà rõ ngon
29 tháng 11 2021

tham khảo:

Là những nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc, Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã từng trải và thấu hiểu những nỗi gian khổ, vất vả của người lính. Bàn tay các anh đã từng cầm súng chiến đấu và cũng đã từng viết nhiều bài thơ về họ - những người lính can trường, dũng cảm và có tình đồng đội cao. Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ hình ảnh người lính có tinh thần và tâm hồn đẹp như thế đấy.

      Năm 1948, bài thơ Đồng chí ra đời và nhanh chóng được nhiều người yêu thích. Trong những năm bom đạn hiểm nguy nơi chiến trường, hình ảnh về người lính là biểu tượng đẹp nhất của cuộc sống và đã đi vào thơ của Chính Hữu một cách tự nhiên và đẹp đẽ. Không hẹn mà nên, những người lính gặp nhau tại một điểm: lòng yêu nước. Theo tiếng gọi cứu quốc thiêng liêng, họ tạm xa con trâu, cái cày, cầm súng đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Không hề quen nhau, nhưng ánh sáng lí tưởng của cách mạng đã soi vào trái tim họ, để họ trở nên thân nhau hơn và có ý chí chiến đấu cao hơn. Cũng giống như những anh lính trong bài Nhớ của Hồng Nguyên:

                          Lột sắt đường tàu

                          Rèn thêm dao kiếm

                          Áo vải chân không

                          Đi lùng giặc đánh

      Trong điều kiện chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn thì tinh thần chiến đấu của những người lính lại bùng lên mạnh mẽ, sục sôi khí thế. Họ không nề nguy hiểm, khó khăn, vẫn vững lòng cầm chắc tay súng để bảo vệ quê hương, đất nước. Họ sát cánh bên nhau cùng chiến đấu dũng cảm:

                          Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

      Có khác gì đâu cái tinh thần đồng đội thiêng liêng ấy trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:

                          Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

      Không kể thiếu thốn, khó khăn, họ vẫn chấp nhận, vẫn vui vẻ lạc quan, yêu đời hơn. Cái bắt tay ấy là cả một tình đồng đội thiêng liêng, họ truyền cho nhau niềm tin chiến thắng, tình yêu và lòng dũng cảm ấy. Sống và chết, dường như trong tim mỗi người lính chiến đấu không hề có khái niệm ấy. Họ cầm súng, họ nhảy lên chiếc xe chuẩn bị lên đường và họ biết trước mắt họ là muôn vàn khó khăn nguy hiểm, vậy mà đâu đây vẫn có cái giọng điệu lạc quan, yêu đời, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm:

                          Ung dung buồng lái ta ngồi,

                          Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

      Họ vẫn có cái chí của người lính, họ không hề nguy hiểm, mặc những khó khăn của thời tiết của cuộc chiến, vẫn hướng trái tim về Tổ quốc:

                          Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

                          Chỉ cần trong xe có một trái tim.

      Nếu trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, những người lính hiện lên với một tinh thần chiến đấu dũng cảm, tình đồng đội thiêng liêng, cao quý; thì ở trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, ý thức giác ngộ cách mạng của những người lính cao hơn. Họ lạc quan yêu đời hơn. Hình ảnh những người lính hiện lên thật trẻ trung, sôi nổi, yêu đời hơn.

      Qua hai bài thơ, chúng ta càng hiểu rõ hơn về những người lính. Hình ảnh của họ hiện lên thật đẹp đẽ, họ chính là biểu tượng, là niềm tin, khát vọng của những người dân gửi gắm nơi họ. Với các anh, người đọc nhận thấy một ánh sáng lí tưởng cao đẹp và thiêng liêng vô cùng.

29 tháng 11 2021

bn tham khaỏ

 

Dù đến từ những phương trời xa lạ nhưng họ gặp gỡ nhau ở điểm chung về trái tim yêu nước và lí tưởng chiến đấu, bảo vệ dân tộc. Nếu như hình ảnh “Súng bên súng” gợi lên sự tương đồng về lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu thì cách nói hoán dụ “đầu sát bên đầu” mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc diễn tả ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp của những người nông dân mặc áo lính. Đó là những điểm tựa tinh thần nâng đỡ tinh thần đồng đội, bồi đắp tình cảm “tri kỉ” của người lính trong những  năm tháng mưa bom bão đạnBức chân dung người lính còn được phác họa trong sự quyện hòa giữa chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn thông qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo” độc đáo. Giữa những đêm hành quân trong không gian “rừng hoang sương muối”, những người lính cầm chắc tay súng với tư thế chủ động, hiên ngang, vầng trăng như hạ thấp treo trên đầu mũi súng. Nếu như “súng” là biểu tượng cho sự tàn khốc của chiến tranh thì “trăng” là hình ảnh tượng trưng của hòa bình và chất lãng mạn. Bởi vậy, “đầu súng trăng treo” đã tạo nên những cảm nhận độc đáo về chiến tranh và hòa bình, chất hiện thực quyện hòa chất lãng mạn, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp thi sĩ trong tâm hồn những người lính. Như vậy, qua bài thơ “Đồng chí”, tác giả Chính Hữu đã ngợi ca tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó thiêng liêng cao đẹp giữa những người lính cách mạng, tạo nên bức chân dung giản dị, chân thực về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ.

Nếu “Đồng chí” được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp thì “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ra đời vào năm 1969- thời điểm công cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Trong tác phẩm, vẻ đẹp của người chiến sĩ được tác giả Phạm Tiến Duật tái hiện thông qua sự song hành, sóng đôi giữa hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Bằng giọng điệu tự nhiên, tinh nghịch và ngôn ngữ đậm chất đời thường, nhà thơ đã đưa vào diễn đàn văn học Việt Nam hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo:

“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”

Qua việc sử dụng điệp từ “không” và lối nói khẩu ngữ, tác giả đã tái hiện một cách chân thực hình ảnh những chiếc xe không kính - biểu tượng cho sự tàn phá khốc liệt của bom đạn kẻ thù, đồng thời gợi nên sự gian truân, hiểm nguy trên đường ra mặt trận. Trong bối cảnh đó, hình ảnh người lính xuất hiện với tư thế hiên ngang:

“Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Tác giả đã vận dụng biện pháp đảo ngữ, đưa từ “ung dung” lên đầu câu thơ để nhấn mạnh phong thái điềm tĩnh trước những lửa đạn bom rơi. Điệp từ “nhìn” được nhắc lại ba lần gợi lên âm điệu ngân vang, diễn tả cái nhìn đầy khoáng đạt trước thiên nhiên, đất trời bao la của người lính lái xe. Qua khung cửa xe, họ ung dung đối diện với sự khắc nghiệt, tàn khốc của cuộc chiến:“gió vào xoa mắt đắng”, “sao trời”, “cánh chim” đột ngột như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Họ chấp nhận những gian khổ bằng tinh thần coi thường, bất chấp mọi hiểm nguy:

“Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.”

Điệp cấu trúc câu “Không có… ừ thì” kết hợp với việc sử dụng kết cấu phủ định “Chưa có” đã làm nổi bật tinh thần lạc quan, sự ngang tàn, dũng cảm của người lính trước mọi khó khăn, gian khổ. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe: “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới - Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Hình ảnh chân thực đã gợi ra sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc giữa những người lính. Tình cảm gắn bó giữa họ được tạo nên bởi điểm chung về lí tưởng, mục đích chiến đấu:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Cách nói hình ảnh “vì miền Nam phía trước” đã thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan của người lính về sự chiến thắng của nhân dân ta trong công cuộc giải phóng  miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, hình ảnh hoán dụ “một trái tim” đã làm nổi bật “trái tim cầm lái” luôn rực cháy ngọn lửa yêu nước và tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của người lính.

Như vậy, qua hai tác phẩm, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp chung của những người lính về lí tưởng chiến đấu, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc cùng tinh thần dũng cảm, yêu nước mãnh liệt, đồng thời, họ đều sử dụng sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội để vượt qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt.Tuy nhiên, trong mỗi một thi phẩm, vẻ đẹp người lính lại được khám phá ở một phương diện riêng. Ở bài thơ “Đồng chí”, tác giả Chính Hữu khắc họa vẻ đẹp của người nông dân mặc áo lính thông qua sự mộc mạc, chân chất và sự quyện hòa giữa chất hiện thực - lãng mạn; còn trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đem đến bức chân dung người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi, ngang tàn qua cái nhìn đậm chất hiện thực về cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định rằng “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đều khám phá, tái hiện và xây dựng thành công bức chân dung của những người lính với những vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng.

8 tháng 1 2022

Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.

Mình vì mọi người, mọi người vì mình.

Bàn tay có ngón ngắn ngón dài.

Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài.

Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay.

Một cây có cành bổng cành la.

Một nhà có anh giàu anh khó.

Mía có đốt sâu đốt lành.

8 tháng 1 2022

Tham khảo nha

- Những người đức hạnh thuận hoà Đi đâu cũng được người ta tôn sùng.

- Chín bỏ làm mười.

- Yêu con người, mát con ta.

- Yêu con cậu mới đậu con mình.

- Một con tôm có chật gì sông, một cái lông có chật gì lỗ.

- Cao cành nở ngọn, mọi bạn mọi đến.

- Một sự nhịn là chín sự lành.

- Giơ cao đánh khẽ.

- Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.

- Mình vì mọi người, mọi người vì mình.

- Trẻ nhà người như trẻ nhà ta.

- Của anh như của chú.

- Xởi lởi trời cho, lo xo trời co lại.

16 tháng 3 2022

tham khảo :

Bầm ơi có rét không bầm/ Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn/ Bầm ra ruộng cấy bầm run/ Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non .Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Qua khổ thơ trên, Tố Hữu đã viết về bầm, một cái tên vô cùng quen thuộc. Để làm rõ những ý nghĩa sâu xa của tình mẹ, Tố Hữu đã dùng các từ láy như" heo heo" , " lâm thâm". Dù cho trời rét đến đâu, dù cho sương muối có cứa nhọn vào bàn tay của bầm, bà vẫn một mình gặt mạ, một mình chịu rét chịu mưa để có thể một ngày được gặp lại đứa con của mình. 2 từ láy heo heo, lâm thâm dã được tố hữu làm rõ nét cái thời tiết khắc nghiệt của mưa phùm miền Bắc, làm rõ cái thấm khổ của người mẹ vì con mà chịu hi sinh tất cả, 2 từ láy ấy đã giúp cho bài thơ thêm có hồn, sinh động, sáng tạo và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc cho mội tấm lòng người đọc.

Thúy Kiều:

Kiều càng sắc sảo, mặn mà,

So bề tài, sắc, lại là phần hơn.

Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tư trời,

Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.

-Vương quan:

Có nhà viên ngoại họ Vương,

Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.

Một trai con thứ rốt lòng,

Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.

-Kim Trọng:

Dùng dằng nửa ở nửa về,

Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần.

Trông chừng thấy một văn nhân

Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.

Đề huề lưng túi gió trăng,

Sau chân theo một vài thằng con con.

Tuyết in sắc ngựa câu giòn,

Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời,

Nẻo xa mới tỏ mặt người,

Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.

Hài văn lần bước dặm xanh,

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.

Chàng Vương quen mặt ra chào,

Hai kiều e lệ nép vào dưới hoa.

Nguyên người quanh quất đâu xa,

Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.

Nền phú hậu bậc tài danh,

Văn chương nết đất thông minh tính trời.

Phong tư tài mạo tót vời,

Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.

-Mã Giám Sinh:

Quá niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.

Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,

-Tú Bà:

Xe châu dừng bánh cửa ngoài,

Rèm trong đã thấy một người bước ra.

Thoắt trông lờn lợt mầu da,

Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?

Trước xe lơi lả han chào

-Sở khanh:

Một chàng vừa trạc thanh xuân

Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng;

Nghĩ rằng cũng mạch thư hương,

Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh.

tất cả các nhân vật mà bn

26 tháng 12 2021

Tham khảo:

-  Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ qua 2 bài thơ"Đồng Chí" 

Chất lãng mạn trữ tình cùng vẻ đẹp mới của thời đại trong thơ Chính Hữu đã làm sáng đẹp tình đồng chi,đồng đội của những người áo nâu mặc áo lính.Các anh ra đi theo tiếng gọi của non sông đất nước và sẵn sàng bỏ lại những gì thân thương nhất:ruộng nương,gian nhà,giếng nước ,gốc đa họ”mặc kệ”tất cả nhưng trong thâm sâu những người lính cụ Hồ ấy vẫn nặng tình quê hương,còn ham muốn thứ tình quê ấm áp.Để rồi khi ở ngoài mặt trận xa xôi ,mối giao cảm vô hình với quê hương ấy trở thành sức mạnh tinh thần ,là hành trang để những người chiến sĩ ấy vượt qua đạn bom,khói lửa.Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu biết cái khổ sở của cơn sốt rét hành hạ như thế nào và còn biết bao cái thiếu thốn,cái khổ sở khác nhưng trong tình cảnh ấy những người lính vẫn nở nụ cười buốt giá bởi họ vẫn sát bên nhau,”thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.Những người đồng chi ấy chính là điểm hội tụ của thứ tình cảm đẹp nhất đó là tình giai cấp,tình bạn và là tình người trong chiến tranh.

 

4 tháng 8 2023

- Một miếng khi nói bằng một gói khi no
- Lá lành đùm lá rách
- Thương người như thể thương thân
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ 
- Nhường cơm, sẽ áo