Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi là một đứa trẻ ham chơi nên đã từng gây ra nhiều lỗi lầm. Câu chuyện xảy ra khi tôi còn học lớp 5, nhưng là một trải nghiệm mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi.
Vì là con trai nên tôi rất mê chơi game. Hôm đó là buổi tối thứ năm. Tôi đang ngồi học bài nhưng lại suy nghĩ về trận đấu lúc chiều. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy không phục vì đã thua Hoàng - cậu bạn cùng lớp mới chơi game chưa được bao lâu nhưng đã đánh thắng mình. Bởi vậy, tôi quyết tâm phải luyện tập thêm để phục thù. Nghĩ vậy, tôi liền thu dọn sách vở rồi xuống nhà. Thấy mẹ đang ở trong bếp, tôi nói với mẹ:
- Mẹ ơi, con có bài tập khó quá không làm được. Con mang sang nhà Tuấn nhờ bạn giải giúp nhé?
Mẹ đồng ý và dặn tôi về sớm vì bố sắp đi làm về. Tôi chỉ vâng dạ cho có rồi nhảy lên xe đạp đi luôn. Nhưng tôi không sang nhà Tuấn mà đến quán điện tử gần trường. Ngồi vào bàn, tôi cảm thấy phấn chấn lạ lùng, mải chơi đến quên cả thời gian. Bỗng có một bàn tay đập vào vai tôi:
- Muộn quá rồi, về cho bác còn đóng cửa!
Bác chủ nhà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ. Mười một giờ ba mươi phút. Tôi nhanh chóng trả tiền cho bác chủ quán rồi dắt xe ra về. Vừa đạp xe, tôi vừa nghĩ sẽ giải thích cho bố mẹ như thế nào. Chắc chắn bố mẹ sẽ rất tức giận. Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc đang tới gần, một giọng nói nghiêm nghị vang lên:
- Đức, con đã đi đâu mà giờ mới về nhà?
Hai đầu gối bủn rủn, tôi đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:
- Bố… bố… đi tìm con ạ?
- Đúng vậy! Mẹ nói là con đến nhà Tuấn nhờ bạn giảng bài, nhưng bố sang nhà bạn thì không thấy con ở đó nên đã đi tìm.
- Con… con…
- Thôi, muộn rồi, mau về nhà đi con!
Tôi đi bên cạnh bố mà lòng cảm thấy thật có lỗi. Khi bước vào nhà, tôi thấy mẹ vẫn đang ngồi chờ ở phòng khách. Tôi chỉ biết im lặng chờ đợi những câu mắng của bố. Nhưng không, tôi chỉ nghe thấy mẹ hỏi:
- Đức, con đi đâu mà giờ này mới về? Đã ăn cơm chưa?
Khi nghe mẹ nói vậy, tôi òa khóc. Tôi liền xin lỗi bố mẹ, rồi thành thật kể lại mọi chuyện. Bố liền nói với tôi:
- Tuổi trẻ thường hiếu thắng, thích hơn thua với bạn bè. Đó không phải là điều gì sai trái. Nhưng việc con nói dối mẹ để đi chơi là điều không đúng. Việc chơi game, bố mẹ không phản đối nhưng nếu con chơi quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, hay việc học tập. Bố mong con ý thức được điều đó.
Tôi nhìn bố, ánh mắt nghiêm nghị của bố nhìn tôi. Tôi đã nhận ra sai làm của mình. Tôi liền hứa với bố mẹ sẽ không tái phạm cũng như cố gắng học hành chăm chỉ hơn. Cũng nhờ có trải nghiệm này, mà tôi nhận ra tình yêu thương lớn lao mà bố mẹ dành cho mình.
tham khảo
Câu chuyện xảy ra cách đây hai tháng trước, nhưng mỗi lần nhớ lại, tôi lại cảm thấy mọi thứ như vừa mới xảy ra. Bởi vì đó là lần đầu tiên tôi có một trải nghiệm tuyệt vời như vậy.
Nhân dịp mùng 8 tháng 3, bố, tôi và em Thu đã quyết định sẽ tặng cho mẹ một món quà đặc biệt - đó là một bữa tiệc thịnh soạn do chính tay ba bố con tôi chuẩn bị. Tôi đã lên kế hoạch để nhờ cô Hòa - đồng nghiệp của mẹ giúp đỡ. Cô sẽ rủ mẹ đi mua sắm sau giờ làm để bố con tôi có thời gian chuẩn bị mọi thứ.
Buổi chiều hôm đó, sau khi tan học, tôi cố gắng về nhà thật sớm. Bố cũng đã xin công ty cho về sớm. Lúc về đến nhà, tôi thấy trên bàn đã có một bó hoa rất đẹp. Một bó hoa hồng nhung thật đẹp. Loài hoa tượng trưng cho tình yêu. Tôi thầm nghĩ khi nhận được bó hoa này chắc chắn mẹ sẽ rất hạnh phúc.
Sau khi dọn cất sách vở, tôi liền vào bếp giúp bố. Tôi phụ trách rửa rau, thái thịt và nấu cơm. Còn việc chế biến món ăn sẽ do đảm nhận. Em Thu phụ trách dọn lau dọn bàn ăn, chuẩn bị bát đũa. Hơn hai tiếng đồng hồ trôi qua, ba bố con tôi đã hoàn thành những món ăn mà mẹ thích: sườn xào chua ngọt, đậu kho thịt, canh cá chua ngọt… Những món ăn hấp dẫn, đẹp mắt đã được dọn lên bàn. Ở giữa bàn còn là một lọ hoa hồng do chính tay tôi tự cắm. Sau khi làm xong hết mọi công việc, ba bố con tôi đều đồng ý với nhau rằng công việc quả nội trợ quả thật rất vất vả.
cho mình hỏi, cái này là mình viết tóm tắt bài dế mèn hay là mình viết về mình ạ
Trong dòng chảy không ngừng nghỉ của cuộc sống bộn bề, tấp nập, con người luôn phải trải qua vô vàn những trải nghiệm khác nhau về sự thành công - thất bại, được - mất, hạnh phúc - khổ đau, đúng - sai... Nằm trong chuỗi hành trình đó, sai lầm là một trong những yếu tố mà chúng ta cần thẳng thắn đối diện và mạnh mẽ vượt qua. Bàn về vấn đề này, Elbert Hubhard từng nói: "Sai lầm lớn nhất mà bạn mắc phải trong cuộc sống là luôn sợ sai lầm".
Như chúng ta đã biết, sai lầm là khái niệm để chỉ những quan điểm, việc làm, hành động không đúng đắn, trái với quy luật khách quan và lẽ phải thông thường. Sai lầm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chủ thể của hành động và thậm chí có thể gây ra hậu quả đối với những người xung quanh. "Sợ sai lầm" là thái độ lo lắng, run sợ bản thân sẽ phạm phải những sai lầm và buông xuôi, đầu hàng, bất lực. Như vậy, câu nói của Elbert Hubhard đã thể hiện một quan điểm về việc con người cần mạnh mẽ đối diện và sửa chữa sai lầm.
Sai lầm luôn là yếu tố diễn ra và xuất hiện trong cuộc sống của con người như quy luật khách quan mang tính tất yếu bởi không ai có thể tránh khỏi sai lầm, vấp ngã. Điều quan trọng là con người cần mạnh mẽ đứng lên, nhìn nhận sai lầm của bản thân và tìm ra nguyên nhân để khắc phục, sửa chữa sai lầm và vượt qua. Bàn về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Bất cứ một người lao động nào, dù thông minh đến đâu, đôi lúc cũng có thể sai lầm. Chỉ có những kẻ ngồi không mới không sai lầm mà thôi. Nhưng làm việc mà có sai lầm còn hơn là sợ sai lầm mà khoanh tay ngồi không". Quan điểm cùng hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Người là minh chứng thể hiện rõ lối sống không run sợ trước sai lầm và luôn mạnh mẽ, dũng cảm trong hành động. Mặt khác, sau mỗi sai lầm, vấp ngã, chúng ta sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá cho bản thân và trưởng thành, bản lĩnh, từng trải hơn. Ngược lại, nếu run sợ trước những sai lầm, con người sẽ đánh mất những cơ hội để trải nghiệm, để học hỏi, không thể vượt lên chính mình và không thể mạnh mẽ bước đi trên con đường đầy rẫy những gian nan, thử thách. Sophia Loren - nữ diễn viên người Italia cũng từng tâm sự về hành trình đến với giải Oscar của mình: "Sau tất cả những năm tháng đó, tôi vẫn ở trong quá trình tự khám phá bản thân. Khám phá cuộc sống và phạm lỗi lầm vẫn tốt hơn chọn phương án an toàn. Sai lầm là một phần phí mà con người trả cho một cuộc đời trọn vẹn". Như vậy, thái độ ứng xử của con người trước mỗi lần vấp ngã cũng chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của con người, bởi "sợ sai lầm" chính là sai lầm lớn nhất và là nguyên nhân chính khiến con người tiếp tục thất bại và sống thu mình trong chiếc vỏ bọc của sự nhút nhát, yếu mềm.
Như vậy, để hoàn thiện và phát triển bản thân, chúng ta cần rèn luyện thái độ mạnh mẽ đối diện với những sai lầm, từ đó thay đổi và rút ra những bài học kinh nghiệm. Đồng thời, cần hoàn thiện và làm đầy kiến thức, kĩ năng của bản thân sau mỗi lần vấp ngã để đạt tới thành công.
Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định câu nói của Elbert Hubhard đã để lại bài học ý nghĩa giáo dục sâu sắc về thái độ của con người trước những sai lầm: Con người cần mạnh mẽ đối diện với những vấp ngã để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân và không buông xuôi, sợ hãi trước sai lầm.
Tôi đưa Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm nhất và đắp thành nấm mộ to, trên đặt một vòng hoa trắng.
Lúc này, trời đã ngả về chiều, ánh trăng mờ nhạt chiếu trên từng bông cỏ khiến chúng có vẻ ảm đạm. Những bông hoa trắng trên mộ Choắt dường như ánh lên một màu tang tóc, đau thương. Trên bầu trời, mây như ngừng trôi, muôn vật đều yên ắng, chỉ còn lại tiếng gió như tiếng dương cầm và nước như đang hát một bản thánh ca tiễn Choắt về cõi hư vô…
Trong khung cảnh buồn đến não ruột ấy, vẫn có người đứng lặng lẽ bên mộ Dế Choắt. Đó là tôi. Tôi nhớ lại những chuyện cũ mà ân hận, mà xót xa. "Giá như mình không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi… Anh Choắt ơi! Tôi không ngờ… Tôi dại quá!". Tôi thầm nghĩ vậy. Giờ đây, khi đứng trước mộ Dế Choắt, tôi mới nhận ra sai lầm của mình, mới biết phải sửa ngay sai lầm đó. Tôi nghĩ:
"Có biết đâu mà lường: hung hăng, hống hách thì chỉ có đem thân mà trả nợ cử chỉ ngu dại. Tất cả là tại tôi, anh Choắt ạ! Tôi mà không trêu chị Cốc thì bây giờ anh vẫn còn sống…". Tôi nghĩ đến lời dặn dò của Dế Choắt, một lời khuyên chân thành đã kéo tôi ra khỏi vẻ hung hăng thường ngày: "Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn thì cũng mang vạ vào mình…". Tôi đứng lặng hồi lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên, nghĩ về tất cả mọi người và những cử chỉ của mình mà thấy lòng ân hận: "Không anh Choắt ạ, anh ở nơi chín suối hãy yên tâm, tôi sẽ sửa sai khi còn chưa muộn. Tôi sẽ không phụ lời anh dặn dò đâu! Anh cứ yên tâm!".
Mặt trời đã gần lặn, chỉ còn một chút ánh sáng yếu ớt soi khắp không gian. Tôi cúi xuống bốc một nắm đất đắp lên mộ cho Choắt. Tôi nhìn mộ Choắt lần cuối cùng rồi quay gót, quả quyết bước đi…
Gió vẫn thổi, cỏ cây, hoa lá lao xao rồi cúi rạp về phía mộ Choắt chào vĩnh biệt. Sương đã xuống, sương rơi từng giọt trên cỏ, từng giọt trên mộ Dế Choắt. Mặt trời đã lặn hẳn, cỏ cây vẫn như rì rào, lao xao, gió thổi mạnh sương vẫn xuống. Màn sương trắng in hình một chú Dế cúi đầu lầm lũi đi xa dần…
Theo em bài học đường đời đầu tiên sẽ được nhân vật kể sẽ là những vấp ngã đầu tiên khi bước ra cuộc sống, là bài học khiến nhân vật nhận ra được sự sai lầm của bản thân và khiến từ đó thay đổi chính mình.
Bài Làm
Một hôm, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai.Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức giận, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy rùng mình.
Cuộc sống không như con người ta thường nghĩ, luôn ẩn chứa những bất ngờ và khó khăn không lường trước được. Đi bên cạnh đó cũng là những đau thương, mất mát mà con người ta buộc phải trải qua để có thể trưởng thành và vững vàng hơn. Ai cũng cần những bài học như vậy để biết trân trọng, biết nâng niu. Và bài học đường đời đầu tiên của tôi là việc sống và học tập xa gia đình yêu dấu của mình.
Để trưởng thành, để có đầy đủ kiến thức vững bước trên con đường tương lai của mình chắc hẳn ai cũng cần phải đi học. Học tập là con đường ngắn nhất, là cách đầu tư hiệu quả nhất cho tương lai của mỗi người, và đúng như vậy tôi được gia đình đầu tư một cách chăm chút cho việc học.
Năm ấy khi tôi 11 tuổi và bước chân sang cánh cửa của trường cấp hai, mọi thứ hoàn toàn xa lạ với tôi. Từ bạn bè, cô thầy cho đến môi trường học tập, mọi thứ thực sự xa lạ và quá khó khăn cho việc hòa nhập với cuộc sống nơi đây. Mới vài tháng trước thôi tôi vẫn còn đang quằn quại trong nỗi đau của sự chia ly, đó là khi phải rời xa mái trường cũ, rời xa bạn bè, thầy cô thân thuộc mà mình đã gắn bó từng ấy ngày. Từng kỉ niệm, có vui có buồn đều như khắc sâu vào tiềm thức của tôi vậy, đến bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn thường hay bật khóc khi nghĩ đến cảnh tượng chia ly ấy, lòng tôi buồn nhưng cũng đầy hối hận, day dứt về những việc còn chưa làm được. Năm nay tôi được bố mẹ cho lên học ở ngôi trường cấp hai trên thành phố, gia đình luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để tôi được đi học và phát huy hết khả năng của mình. Ngôi trường mới nằm ở trên thành phố nhộn nhịp, sáng sủa và khang trang, khuôn viên trường rất rộng lớn và khung cảnh cũng rất đẹp. Thế nhưng trong lòng tôi lại chẳng hề thấy hạnh phúc, tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé và cô đơn. Tôi thấy lạc lõng và mỏi mệt lắm. Hàng ngày cứ phải đến trường, gặp những người bạn lạ hoắc rồi lại cố gượng cười xã giao với nhau vài câu, nhìn dòng người xe cộ tấp nập trên phố lòng tôi lại thêm buồn. Nhớ về cha mẹ dưới quê và tự hỏi giờ họ đang làm gì nhỉ? Tầm này chắc bố đang vất vả đi xây còn mẹ đang miệt mài làm ruộng, gia đình tôi cũng chẳng có gì gọi là khá giả thế nhưng lại luôn cố gắng hết sức để lo cho tương lai của anh em chúng tôi. Còn anh tôi thì vẫn đang chật vật xin công ăn việc làm, từ khi tốt nghiệp đại học xong, tưởng rằng cầm chắc trên tay tấm bằng là có thể dễ dàng xin việc thế nhưng mọi chuyện không phải như thế. Giữa việc học theo đam mê của mình và nhu cầu của xã hội thì anh tôi đã chọn theo đam mê, và điều đó đã khiến cho cuộc đời của anh thêm mỏi mệt.
Tôi nhìn ra phía xa xa, tầm này cha mẹ đưa đón con cái mình đi học, họ cười nói rất vui vẻ và hạnh phúc, tự nhiên tôi lại thấy tim mình thắt lại, cảm thấy mình thật cô đơn và nhỏ bé. Lạc lõng giữa dòng người đong đầy hạnh phúc đang cười nói vui vẻ tôi lại thấy mình thêm cô đơn, cảm giác ấy như thể tôi là người đến từ một thế giới khác và thế giới này chẳng thuộc về tôi, phải chăng mình chỉ là một người qua đường, một kẻ cô đơn với trái tim đầy cô quạnh.
Cuộc sống dạy ta vô vàn bài học, sau mỗi vấp ngã ta lại tự mình đứng dậy, có đau đớn, mất mát con người ta mới có thể trưởng thành. Cuộc đời không êm đẹp như chúng ta tưởng, ngoài kia la bao la thế giới, là bộn bề bon chen mà chẳng hay đôi chân ta có thể gục ngã bất cứ lúc nào. Và khi tuyệt vọng nhất, đớn đau nhất ta mới nhận ra ai là người thật lòng với mình, ai là người luôn dõi theo từng bước chân của mình. Và không ai khác đó chính là gia đình, những người thân thương luôn cho đi mà không cần nhận lại, ta được nhận tình thương vô điều kiện, mặc cho ta có mắc bao nhiêu lầm lỗi, ta khiến họ tổn thương. Vậy mà đôi khi chỉ vì vài lời nhắc nhở, đôi chút quan tâm từ mọi người mà bản thân mình lại cảm thấy đó là áp lực, lúc ấy lại muốn trưởng thành thật nhanh để thoát khỏi sự bao bọc của họ. Lớn lên ra ngoài đời, phải sống, phải bon chen với bao nhiêu con người, ngần ấy chuyện của cuộc sống bộn bề. Ta bị tổn thương, chịu oan ức, có những chuyện tưởng chừng như vô lý đến thế và có nghĩ cũng chẳng dám tin, vậy mà mọi thứ lại xảy đến với ta, hết bi kịch này đến bi kịch khác đổ ập lên cuộc đời bé nhỏ của mình. Gục ngã, mỏi mệt như thế mới biết trân trọng những ngày tháng nhỏ bé được gia đình chở che.
Ở nhà mình là công chúa với cha mẹ nhưng ra ngoài xã hội mình là một con người bình thường không hơn không kém, mình thành công, mình tài giỏi thì được người khác tán thưởng tung hô, nhiều kẻ cũng cứ thế mà hùa theo giở trò nịnh bợ, khi mình thất bại thì chẳng có lấy một người ở bên, người chạy đi, kẻ chạy lại nhưng sau cũng chẳng có ai thật lòng mong cho ta có cuộc sống yên bình. Ngoài gia đình thì không có ai, không một ai cả. Cùng là một sự việc thế nhưng với mỗi người lại có những cách hiểu khác nhau, tôi không làm sai, tôi chẳng hề mắc lỗi thế nhưng sau cùng tôi lại là người phải gánh chịu hậu quả, vì không ai lên tiếng bảo vệ tôi, không ai biết, không ai hiểu hay thậm chí là họ có biết nhưng không lên tiếng vì sợ mang phiền phức về mình. Nhiều lúc cô đơn khiến tôi mỏi mệt, phấn đấu học đến thế, cặm cụi chăm chút cố gắng từng tí một thế nhưng mọi sự cố gắng lại được đánh giá bằng điểm số, nhiều khi tôi nghĩ đó chỉ là một con số không hơn không kém vậy mà lại có thể quyết định cả một quá trình học tập đầy cố gắng của mình. Lúc mình phấn đấu, lúc mình cố gắng đến thế đâu có ai biết, chẳng ai hay mình đã cố gắng thế nào và họ chỉ quan tâm đến những con số ấy mà đã đưa ra nhận xét về cả quá trình học tập của mình. Xa nhà, xa cha mẹ, sống một mình giúp tôi trở nên tự lập nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải sống với cô đơn, những lúc mỏi mệt khó khăn nhất, những lúc cần người thấu hiểu nhất thì lại chẳng có ai bên mình, tôi không gọi điện về kể lể với cha mẹ vì họ cũng đã đủ vất vả rồi, lo học phí, lo ăn ở của tôi đã quá mỏi mệt rồi. Vậy là tôi chọn cách im lặng, sống với đủ thứ đớn đau, bất mãn ở trên đời.
Mãi sau này đây tôi mới hiểu được rằng gia đình là điểm tựa, là nơi bình yên nhất mà tôi có thể dựa vào. Ngoài kia rộng lớn muôn vạn trò lừa bịp nếu không tỉnh táo sẽ bị cuốn vào đó lúc nào không hay, và tôi phải thật tỉnh táo, phấn đấu hết sức mình để đạt được thành công trong học tập. Phải sống thật tốt, thật kiên cường, sống vì cả những cố gắng và tâm huyết mà cha mẹ đã dành cho tôi.
Không ai sống trên đời mà không phải trải qua đau thương, mất mát. Có tổn thương, mất mát con người ta mới biết trân trọng và nâng niu. Cuộc sống dạy ta muôn vàn bài học, mỗi bài học đều phải trả giá. Và để trưởng thành như ngày hôm nay tôi đã phải trả giá rất nhiều, nhưng mỗi người, mỗi sự việc xảy đến với cuộc đời chúng ta đều có nguyên do của nó, sau tất cả ta sẽ trưởng thành và vững vàng hơn, biết trân trọng mọi thứ hơn. Và bài học đường đời đầu tiên của tôi đã dạy tôi nhiều điều như thế, sống để yêu thương và trân trọng, sống thay cả những cố gắng của những người luôn ủng hộ và quan tâm mình.
Nơi học đường đầu tiên em đi học.