K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2017

Từ thế kỉ XVIII và nhất là sang thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới. Trung Quốc là một nước lớn, đông dân nhất châu Á, cũng đứng trước ngu cơ trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

Để xâm chiếm Trung Quốc, các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Anh, tìm mọi cách đòi chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, đòi tự do buôn bán thuốc phiện-món hàng mang lại lợi nhuận lớn cho giới tư bản.

Viện cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh, thực dân Anh đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, được gọi là Chiến tranh thuốc phiện, bắt đầu từ tháng 6-1940 và kết thúc vào tháng 8-1842. Chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh, chấp nhận các điều khoản theo yêu cầu của thực dân Anh như: bồi thường chiến phí, nhượng lại Hồng Công và mở cửa 5 cửa biển cho tàu Anh được ra vào buôn bán. Đây là mốc mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức đã chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang); Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật Bản chiếm đóng vùng Đông Bắc….


Vì:

+ Chế độ pk Trung Quốc suy yếu.

+ Đất rộng người đông, tài nguyên phong phú

+ Có thị trường tiêu thụ lớn.

2 tháng 11 2015

Vì sau trận chiến tranh Trung-Nhật, Trung Quốc suy yếu nên các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm đấy bạn

18 tháng 11 2021

+ Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ.

+ Từ nửa sau thế kỉ XIX, đất nước rơi vào suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát.

25 tháng 1 2019

- Trung Quốc là thị trường đông dân, giàu tài nguyên, khoáng sản.

- Trong khi đó nửa sau thế kỉ XIX chính quyền phong kiến Mãn Thanh mục nát, suy yếu.

31 tháng 10 2016

Phải nói rằng Ấn Độ tuy lớn nhưng lại bao gồm rất nhiều dân tộc lớn sinh sống, nhiều tôn giáo lớn cùng chung trên 1 vùng lãnh thổ. Việc cai trị bằng cách phân rẽ dựa trên vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo là rất dễ dàng. Dẫn chứng cụ thể là nước Anh một mình độc chiếm một thời gian dài nhưng việc phản kháng chỉ diễn ra lẻ tẻ và riêng biệt, không có sự thống nhất đồng thuận trong cả nước.
Trung Quốc lại khác. Quốc gia rộng lớn nhưng phân bố chủ yếu về phía Đông, kể cả chính trị, kinh tế, văn hóa... Việc khống chế phía đông được xem như nắm được cả nước. Thêm vào đó, sự phản kháng của dân chúng là không nhỏ do lực lượng rất đông đảo và đồng lòng nhất trí, lại không bị phân rẽ về vấn đề dân tộc, tôn giáo.
Lực lượng chiếm đóng và khống chế cũng là một vấn đề khá lớn do nếu chiếm toàn bộ thì lực lượng của 1 quốc gia khó mà khống chế hết được. Thêm vào đó là các quốc gia tránh đấu tranh trực tiếp mà cùng bắt tay chia sẻ miếng bánh lớn trên tinh thần tất cả đều được lợi.
Sau này, khi lợi ích bị mâu thuẫn thì Nhật hất cẳng các nước khác nhằm chiếm trọn TQ nhưng gặp phải sự phản kháng quyết liệt.

Còn Nhật Bản thì hầu như không có tài nguyên thiên nhiên.

23 tháng 9 2017

Vì trong hoàn cảnh đó ở Nhật Bản cuộc cải cách Minh trị duy tân đã đưa nước NB đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trở thành nước duy nhất ở châu Á không bị biến thành thuộc địa mà còn nhanh chóng trở thành đế quốc mạnh xâm chiếm nhiều khu vực lãnh thổ.

Còn Trung Quốc từ thế kỉ XVIII ngày càng lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu trầm trọng trở thành miếng mồi ngon cho chủ nghĩa đế quốc.

2 tháng 7 2018

- Do nhu cầu về nguồn nguyên, nhiên liệu, nguồn nhân công rẻ mạt ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất vì vậy các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

- Các thuộc địa sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của chính quốc

- Các thuộc địa sẽ là nơi cung cấp binh lính cho các cuộc chiến tranh.

- Thể hiện sức mạnh của các nước đế quốc

12 tháng 4 2017

- Công cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ. Đến cuối thế kỉ XIX, sức sản xuất công nghiệp của Đức đã tăng lên nhanh chóng, vượt qua nhiều nước công nghiệp phát triển đi trước, đặc biệt đối với Anh và Pháp. Việc nước Đức thống nhất cũng làm thay đổi quan hệ quốc tế ở châu Âu. Nước Đức thống nhất trở thành một cường quốc đế quốc, muốn vươn lên hàng đầu thay thế cho các nước tư bản tiên tiến trước đây. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc "già" và "trẻ" trở nên gay gắt, trong đó nổi lên mâu thuẫn về vấn đề chia lại thuộc địa. Nước Đức tham gia vào việc làm thay đổi quan hệ quốc tế, là lò lửa gây ra cuộc chiến tranh thế giới.
- Sự ra đời của một nước I-ta-li-a thống nhất và việc xoá bỏ những rào cản chủ yếu kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là một tiến bộ lịch sử, góp phần vào sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản thế giới trước chế độ phong kiến. Từ những thập niên 70 của thế kỉ XIX trở đi, I-ta-li-a đã ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, quan hệ quốc tế ở châu Âu và thế giới.

11 tháng 10 2017

Các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc

-Nội dụng:

Cuối thế kỷ XIX, các nước đế quốc phương Tây tăng cường xâm lược lãnh thổ thuộc địa để thoả mãn nhu cầu thị trường, tài nguyên và nhân công phục vụ nền kinh tế chính quốc. Tất cả các nước đế quốc đều hướng mắt thèm thuồng vào vùng đất rộng lớn Trung Quốc.Các nước đế quốc xâu xé cái bánh ngọt TQ

Đất nước Trung Quốc với diện tích rộng lớn, đứng thứ ba trên thế giới và số dân đông nhất thế giới. Với những điều kiện vô cùng thuận lợi về nhân công, tài nguyên… để phát triển kinh tế, Trung Quốc đã trở thành “cái bánh ngọt ” mà tất cả các nước để quốc đều thèm muốn. Vậy vì sao các nước để quốc không tìm cách độc chiếm “cái bánh ngọt” này mà lại phải chia ra? Về vấn đề này, trong tác phẩm “Các nước đế quốc chủ nghĩa và Trung Quốc” Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Mặc dù Trung Quốc rất suy nhược, mặc dù nội bộ Trung Quốc bị chia rẽ, nhưng dù sao, con số 11139000km2 của nó vẫn là một miếng mồi quá to mà cái mõm của chủ nghĩa đế quốc thực dân không thể nuốt trôi ngay một lúc được. Và không thể trong một ngày mà đẩy một cách tàn bạo 489500000 người Trung Quốc vào xiềng xích của chế độ nô lệ thuộc địa. Cho nên người ta cắt Trung Quốc ra. Cách này chậm hơn nhưng khôn hơn”.

Quá trình các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc bắt đầu từ cuộc Chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh năm 1840-1842. Với hiệp ước Nam Kinh tháng 8 – 1842, Trung Quốc phải cắt Hương Cảng cho Anh.

Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Cho đến cuối thế kỷ XIX, Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông; Anh xâm chiếm xong vùng châu thổ sông Dương Tử, Pháp thôn tính vùng Vân Nam, Nga và Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc…

Sự phân chia lãnh thổ Trung Quốc được thể hiện rất rõ trong bức tranh đồng thời thái độ các nước đế quốc cũng được bộc lộ rõ. Cái bánh ngọt mang tên “China” được chia thành nhiều miếng. Hình ảnh sáu vị nguyên thủ quốc gia ngồi xung quanh cái bánh với sáu chiếc dĩa nhọn hoắc trong tay. Kể từ trái sang phải là Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống Mĩ và Thủ tướng Anh đương thời.

- Giải thích t các nước đế quốc phương Tây đua nhau xâm chiếm Trung Quốc vì :

Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ, nhưng từ nửa sau thế kỉ XIX đã suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát. Trong những năm 1940-1942, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. Tiếp theo đó,các nước đế quốc Âu, MĨ và Nhật Bản tranh nhau xâu xé nước này.Trung Quốc ngày càng bị phụ thuộc vào các nước đế quốc.