K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2017

Kết quả hình ảnh cho Vẽ Bác HồKết quả hình ảnh cho vẽ bác hồ với thiếu nhiKết quả hình ảnh cho vẽ bác hồ với thiếu nhi

14 tháng 4 2018

bác hồ là 1 vị lãnh tụ cao quý là một vĩ nhân của nhân loại . Bác đã tìm ra đường cứu nước và đã giúp nước Việt Nam rất nhiều

14 tháng 4 2018

Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh.
 
Với vai trò của một lãnh tụ cách mạng, Bác đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với dân, với nước. Bác là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho dân tộc vùng lên phá bỏ xích xiềng nô lệ thực dân, phong kiến, giành quyền sống tự do. Người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có chủ quyền độc lập thiêng liêng. Nếu so sánh sự nghiệp đấu tranh chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc kéo dài suốt ba mươi năm của dân tộc ta là một con tàu giữa đại dương đầy bão tố thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thuyền trưởng tài ba, sáng suốt, đã đưa con tàu vượt qua trùng trùng sóng gió, cập bến vinh quang.

Bài văn cảm nghĩ của em về Bác Hồ

Bài văn cảm nghĩ của em về Bác Hồ - Ảnh minh họa

Chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954 và chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã tôn vinh dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất, tuy nhỏ bé mà đã đánh gục hai tên thực dân, đế quốc “khổng lồ” là Pháp và Mĩ. Việt Nam đã trở thành gương sáng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới noi theo.
 
Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ vĩ đại như non cao, biển rộng nhưng Bác lại sống một cuộc sống vô cùng giản dị và tuyệt vời trong sáng. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Người dành hết cho nhân dân, cho Tổ quốc. Câu nói tâm huyết nếu rõ mục đích phấn đấu và lí tưởng cao cả của Bác Hồ đã làm rung động trái tim bao người: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành… Mục đích ấy, lí tưởng ấy là nguồn sức mạnh vô biên, thôi thúc Bác suy nghĩ, hành động và cống hiến cuộc đời mình cho dân, cho nước.
 
Nếp sống giản dị của Bác rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân. Bữa ăn chỉ vài món cá kho, rau luộc, cà muối… Chỗ ở là căn nhà sàn bằng gỗ đơn sơ, xung quanh là vườn cây, ao cá. Quan niệm sống của Bác là: Mình vì mọi người, cho nên Bác lấy cống hiến làm niềm vui, làm hạnh phúc của bản thân. Kính phục và yêu mến Bác, nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi: .
 
Bác sống như trời đất của ta,
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa.
Tự do cho mỗi đời nô lệ,
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Như đỉnh non cao tự giấu hình,
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh.
Bác mong con cháu mau khôn lớn,
Tiếp bước cha anh, tiến kịp mình.

(Theo chân Bác)
 
Đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác đã trở thành huyền thoại. Sau khi Bác mất, căn nhà sàn Bác ở mở rộng cửa đón đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm. Không ai là không xúc động trước những vật dụng gắn bó với Bác gần như suốt cuộc đời: chiếc máy chữ và chiếc đồng hồ cũ kĩ trên bàn làm việc, đôi dép lốp cao su mòn gót…
 
Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối.
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn…

 
Bác không bao giờ đòi hỏi điều kiện vật chất tối đa cho riêng mình. Ngược lại, Bác thanh thản, lạc quan trong cuộc sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư nhưng những gì Người để lại cho nhân dân, cho đất nước có thể sánh ngang với núi cao, biển rộng.
 
Nhận xét về Bác Hồ, nhà phê bình nghiên cứu văn học Quách Mạt Nhược của Trung Quốc viết: Hồ Chí Minh là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Với trí tuệ kiệt xuất, Bác đã: Hai tay xây dựng một cơ đồ. Đó là sự nghiệp cách mạng vẻ vang, ghi dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì yêu nước, thương dân cơ cực, lầm than trong vòng nô lệ của thực dân, phong kiến nên Bác đã rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước.
Tình nhân ái bao la là cội nguồn tư tưởng, là sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Bác trên con đường cách mạng:
 
Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông, mọi kiếp người

(Theo chân Bác – Tố Hữu).
 
Từ trong sâu thẳm tâm hồn, mỗi công dân Việt Nam đều nhận thấy rằng:
 
Người là Cha, là Bác, là Anh.
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ

(Tố Hữu).
 
Trước lúc đi xa vào cõi vĩnh hằng, Bác viết trong Di chúc: Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng… Sự ra đi của Bác là một tổn thất lớn lao không gì bù đắp được. Bác đã hóa thân vào sông núi, biển trời… của đất nước Việt Nam mà Người hằng yêu dấu.
 
Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân thế giới yêu mến và khâm phục, còn kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể bởi Bác Hồ là hiện thân sinh động nhất của truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm. Căm thù chiến tranh, yêu mến hòa bình, nỗ lực cống hiến cho một nền hòa bình, thịnh vượng của toàn nhân loại, những điều đó đã tạo nên sức cảm hóa, thuyết phục lớn lao của Bác. Bác Hồ đã được Hội đồng hòa bình thế giới phong cho danh hiệu cao quý là Chiến sĩ hòa bình, là Danh nhân văn hóa của nhân loại.   
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại vinh quang cho đất nước Việt Nam dân tộc Việt Nam. Các thế hệ tiếp nối đã đi theo con đường cách mạng đúng đắn mà Bác đã dẫn đường chỉ lối, biến khát khao cháy bỏng của Người thành hiện thực: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh để sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.

17 tháng 7 2018

a) Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc,...

b) Sinh nhật Bác: 19 tháng 5

17 tháng 7 2018

A) Nguyễn Sinh Cung . Nguyễn Tất Thành . Văn Ba .... Câu này bn có thế tìm hiểu trên internet nha :)

B) Bác sinh ngày 19/5/1890

13 tháng 5 2022

 Bác, 1941. Tên gọi “Bác” xuất hiện từ dịp họp hội nghị Trung Ương lần thứ 8, tháng 5 năm 1941 ở Pắc Bó, Hà Quảng, Cao Bằng.

Câu 1:50 năm

Câu 2:.........................

3:.....

9 tháng 4 2019

https://vndoc.com/cuoc-thi-suu-tap-va-tim-hieu-tem-buu-chinh/download

3 tháng 4 2019

Câu 1: Em hãy cho biết, năm 2019 cả nước kỷ niệm bao nhiêu năm bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong lễ tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đọc lời điếu và công bố Di chúc của Người. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969.

Như vậy năm 2019 cả nước ta sẽ kỷ niệm 50 năm bản di chúc của Bác Hồ.

Câu 2: Em hãy sưu tập 01 bộ tem hoặc mẫu tem về Bác Hồ đã được phát hành gần nhất với thời điểm bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố.

Bài dự thi tìm hiểu tem bưu chính 2019Ngày 19-05-1960, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 70 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 3 mẫu và 2 bloc. Đây là bộ tem có nhiều khác biệt so với các bộ tem những năm trước, do họa sĩ Nguyễn Thế Vinh thực hiện. Hình ảnh Bác trong bộ đồ ka-ki quen thuộc tươi cười, ôm các cháu thiếu nhi đang dâng lên những đóa hoa sen hồng thơm ngát. Đặc biệt, bloc tem mang hình chân dung Hồ Chủ Tịch trong bộ tem này còn in chữ ký của Người bên dưới.
Bài thi Tìm hiểu tem bưu chính 2019

Ngày 19-05-1965, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 75 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 2 mẫu do họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thiết kế.

Đáp tìm hiểu tem bưu chính 2019Ngày 19-05-1970, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 3 mẫu và 2 bloc cũng do họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thiết kế. Đây là bộ tem phát hành khi Bác đã đi xa trong niềm tiếc thương vô hạn của cả dân tộc. Bộ tem mang hình chân dung Bác qua các thời kỳ, trong đó có hình ảnh Bác đang đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội ngày 02-09-1945. Trên 2 bloc tem của bộ tem này đều có chữ ký của Bác.

Tem bưu chính 2019Chỉ một năm sau đó, ngày 19-05-1971, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 81 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 4 mẫu và 1 bloc do họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế, mang hình huy hiệu “Hồ Chủ Tịch” với chân dung Bác nhìn nghiêng, phía dưới đề bốn chữ “Người tốt, việc tốt”.

Câu hỏi thi tem bưu chính 2019Vào năm kế tiếp, ngày 19-05-1972, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 82 năm ngày sinh Hồ Chủ Tịch” gồm 2 mẫu như nén nhang thơm thành kính thắp lên để tưởng nhớ đến công ơn trời biển của Người. Lần phát hành này, ngành Bưu chính Việt Nam đã thay đổi tư duy về nội dung theo hướng trở về cội nguồn của một danh nhân. Hình ảnh làng Sen, Kim Liên, Nghệ An, nơi Bác được sinh ra và lớn lên và ngôi nhà sàn bình dị trong vườn Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, nơi Bác sống và làm việc lúc sinh thời đã được họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thể hiện thành công trên bộ tem này.

Câu 3: Hãy chọn một bộ tem hoặc mẫu tem về Bác Hồ mà em yêu thích nhất để giới thiệu với bạn bè.

Sưu tập tem bưu chính 2019

Ngày 19-05-1985, Bưu chính Việt Nam tiếp tục phát hành tem mừng sinh nhật Bác bằng bộ tem “Kỷ niệm 95 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 4 mẫu và 1 bloc được in ở Cuba do họa sĩ Nguyễn Hiệp thiết kế thể hiện các hình ảnh: "Hồ Chủ Tịch quan sát trận địa (Đông Khê 1950)", "Bác Hồ đọc sách", "Chân dung Hồ Chủ Tịch" và "Bác Hồ làm việc ở vườn Phủ Chủ tịch". Bloc tem của bộ tem mang hình chân dung Bác và 1 đóa sen hồng tượng trưng cho những phẩm giá cao đẹp của Người và gợi nhớ về làng Sen quê Bác.

Câu 4: Em hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc hoặc một tấm gương tiêu biểu mà em biết trong việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên nhi đồng.

Bài viết mang tính chất tham khảo

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Trong đó, nhiều tấm gương thiếu nhi nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đấu làm theo lời Bác dạy, đạt được nhiều thành tích cao trong học tập, nổi bật là em Lò Yến Nhi - học sinh lớp 5A2 (Trường Tiểu học số 1, thành phố Lai Châu).

Hoàn cảnh gia đình em Nhi rất khó khăn, từ nhỏ em đã phải sống xa bố, một mình mẹ tần tảo nuôi 2 chị em Nhi khôn lớn. Ý thức được hoàn cảnh của mình Nhi không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Nhi tâm sự: “Là đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, em nhận thức sâu sắc việc học tập và làm theo lời bác bằng những việc làm, hành động cụ thể. Vì vậy ở lớp em luôn chú ý nghe giảng, tìm hiểu kiến thức được học. Chỗ nào chưa hiểu em hỏi thầy, cô và bạn bè”.

Không chỉ học tốt những bài trên lớp, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ, Nhi còn tự đọc sách trau dồi thêm kiến thức. Nhi cho biết: Nhờ đọc sách, em tìm thấy những điều bổ ích và lý thú để bổ sung, mở mang kiến thức cho mình. Bằng sự nỗ lực học tập, làm theo lời Bác, trong suốt 5 năm học em luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Đặc biệt năm học 2015 - 2016, em đạt giải khuyến khích tại kỳ thi Olympic tiếng Anh trên Internet cấp thành phố.

Là một chi đội phó của lớp, Nhi luôn gương mẫu, tích cực tham gia vào phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, sẵn sàng giúp đỡ các bạn học yếu hơn. Về nhà, ngoài việc trông em, làm việc nhà giúp đỡ mẹ, em còn dành thời gian xem lại bài, chuẩn bị cho bài mới và tìm tòi các tài liệu nâng cao. Là một ủy viên trong Liên Đội trường, Nhi luôn gương mẫu trong mọi hoạt động của lớp, của trường, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, tự giác trong mọi hoạt động của Đội, nhắc nhở các bạn cùng nhau tham gia nhiệt tình các hoạt động của nhà trường đề ra như: sinh hoạt đội đầy đủ, đeo khăn quàng thường xuyên, tích cực lao động vệ sinh trường lớp, thu nhặt phế liệu trong phong trào “kế hoạch nhỏ” để gây quỹ đội, quyên góp ủng hộ những bạn học sinh tàn tật, khó khăn… Ngoài ra, em thường xuyên tham gia các nội dung học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do nhà trường tổ chức như: thi kể chuyện, văn nghệ với chủ đề về Bác. “Qua các hội thi em càng được tìm hiểu, được nghe, được đọc các câu chuyện về Bác em thấy như được gần Bác hơn và tự nhủ sẽ cố gắng trong học tập để luôn xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ” - Nhi bộc bạch.

Là thành viên của đội văn nghệ Măng non, Nhi luôn tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ do trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức. Thường xuyên giúp đỡ các em sao nhi đồng, có ý thức học tập - vui chơi, hiểu biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đồng thời, luôn có ý thức giữ gìn di sản, di tích lịch sử ở địa phương, tự hào về dân tộc, về cha ông. Tham gia tích cực các phong trào như: chữ thập đỏ; khuyến học; an toàn giao thông; thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… Ở nơi cư trú (tổ 2, phường Quyết Tiến, thành phố Lai Châu), em thường xuyên tham gia các hoạt động do tổ dân phố tổ chức như: dọn vệ sinh môi trường, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, nhiệt tình trong các chương trình văn nghệ tại đêm trung thu, ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng với các anh chị đoàn viên tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn.

Với những thành tích đạt được, Nhi xứng đáng là tấm gương điển hình làm theo lời Bác, là niềm tự hào của gia đình và nhà trường. Được biết, vào cuối tháng 8 này, Nhi vinh dự đại diện cho thế hệ thiếu niên, nhi đồng trong toàn tỉnh tham gia chương trình gặp mặt, giao lưu các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do tỉnh tổ chức.

Tấm gương tiêu biểu trong việc học và làm theo lời Bác

Bùi Thị Thúy Chiều tâm sự: “Là đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, em nhận thức sâu sắc rằng Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ là quá trình lâu dài, bền bỉ. Với mỗi đội viên thiếu niên cần bắt đầu ngay từ hôm nay bằng những việc làm, hành động cụ thể. Trước hết là phát huy cao độ lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc gắn với bản sắc văn hóa độc đáo, biết giữ gìn và phát huy truyền thống lâu đời”. Nhiều năm qua, noi gương sáng của Người, Bùi Thị Thúy Chiều không những phấn đấu, rèn luyện, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, trở thành con ngoan, trò giỏi, được thầy, cô giáo và bạn bè yêu mến.

Với hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn, mẹ mắc bệnh tim, đau ốm luôn, Chiều vừa phụ giúp bố mẹ quán xuyến việc nhà, chăm sóc em, vừa nỗ lực học tập thật tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người đội viên. Học ở Bác lòng ham học, sự tự tin, quyết tâm theo đuổi mục tiêu, phấn đấu và cống hiến cho Tổ quốc, em đã tranh thủ học ở mọi lúc, mọi nơi, kể cả lúc chăn trâu, cắt cỏ. Không chỉ học tốt những bài học trên lớp, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ, em còn tích cực học tập, trau dồi thêm kiến thức ở thầy, ở bạn và những người xung quanh. Bạn bè của Chiều không ngớt lời khen ngợi về em – cô học trò nhỏ chăm ngoan, biết vâng lời cha mẹ, thầy, cô giáo là tấm gương cho đội viên trong lớp, trong trường học tập.

Học ở Bác đức tính tự học quý báu, bản thân Chiều còn xây dựng tinh thần tự học, tự đọc sách. Em cho biết: nhờ đọc sách, em tìm thấy những điều bổ ích và lý thú, được nhiều điều bổ sung, mở mang kiến thức cho mình. Bằng nỗ lực học tập, làm theo lời Bác, trong suốt 9 năm học từ lớp 1 - lớp 9, Bùi Thị Thúy Chiều luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Đặc biệt là năm học 2011 – 2012, em là một trong những thí sinh xuất sắc đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, được chọn thi giải tỉnh và ở kỳ thi này, em đạt giải khuyến khích, góp phần vào thành tích chung của ngành giáo dục huyện trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

Không chỉ vậy, Chiều còn phát huy vai trò hạt nhân nòng cốt trong hoạt động Đội, phong trào xây dựng đội thiếu niên của trường THCS xã Đông Phong. Suốt từ năm lớp 6 - lớp 9, em được bầu làm liên đội trưởng. Cả 4 năm đó, em đều được Hội Đồng đội huyện Cao Phong công nhận Liên đội trưởng xuất sắc. Em xứng đáng là điển hình noi theo tấm gương của Bác Hồ, là niềm tự hào của gia đình, nhà trường, bạn bè, niềm hy vọng tương lai của đất nước.

Câu 5: Em hãy vẽ (sáng tác) một mẫu tem hoàn chỉnh có kích thước (170mm x 120mm) với chủ đề “Thiếu nhi Việt Nam làm theo Di chúc Bác Hồ”

 bạn tự vẽ nhé

13 tháng 5 2020

trong vuon co 65 qua cam luc do da ban di 54.hoi trong vuon con lai bao nhieu qua cam

10 tháng 11 2016

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh năm :

  2005 - 115 = 1890

Năm 1890 thuộc thế kỉ 19

đ/s : 19 và 1890

10 tháng 11 2016

bác sinh năm 1980 vì 2005 trừ 115 = 1980 thuộc thế kỉ 20

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh năm 1890

Năm đó thuộc thế kỷ 19

16 tháng 9 2021

Cho em lời giải ạ !!!

16 tháng 9 2021

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh vào năm:

  2005 - 115 = 1890

Thuộc thế kỷ 19.

16 tháng 9 2021

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh năm 1890.Năm đó thuộc thế kỷ 20

Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?A.    Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.B.     Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.C.     Tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.D.    Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Câu 2: Trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh”...
Đọc tiếp

Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?

A.    Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B.     Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C.     Tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D.    Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 2: Trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh” tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống những ai?

A.    Những vị lãnh tụ của các dân tộc trên thế giới.

B.     Các danh nho Việt Nam thời xưa.

C.     Các danh nho Trung Quốc thời xưa.

D.    Các vị lãnh tụ nhà nước ta đương thời.

Câu 3: Thành ngữ nào dưới đây vi phạm phương châm về chất trong hội thoại?

          A. Dây cà ra dây muống

B. Nói nhăng nói cuội

C. Ông nói gà, bà nói vịt

D. Én là một loài chim có 2 cánh

Câu 4: Thành ngữ nào dưới đây vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại?

A.    Dây cà ra dây muống

B.     Khua môi, múa mép

C.     Nói có sách, mách có chứng

D.    Ông nói gà , bà nói vịt

Câu 5: Vì sao văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác - ket được coi là một văn bản nhật dụng?

A.    Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ trăn trở về đời sống của tác giả.

B.     Vì lời văn của văn bản giàu màu sắc biểu cảm.

C.     Vì văn bản bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời đại.

D.    Vì văn bản kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.

Câu 6: Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác - ket?

A.    Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất.

B.     Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó.

C.     Cần kích thích khoa học kĩ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang.

D.    Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân.

Câu 7: “- Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy… Thế nào rồi cũng xong.” (Lão Hạc - Nam Cao)
Câu nói trên ứng với thành ngữ nào dưới đây?

A.  Nói nửa kín nửa hở

B.  Nói nước đôi

C.  Đánh trống lảng

D.  Nói úp nói mở

Câu 8:  phương châm về lượng cần đạt những yêu cầu nào?

A.    Khi giao tiếp cần nói có nội dung, không thiếu không thừa.

B.     Khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin là đúng.

C.     Khi giao tiếp cần nói có bằng chứng xác thực.

D.    Khi giao tiếp không cần nói có nội dung, không thiếu không thừa.

Câu 9: Câu nào sau đây vi phạm phương châm về lượng?

   A. Nói có sách mách có chứng

  B. Trâu là một loại gia súc nuôi ở nhà.

  C. Lời chào cao hơn mâm cổ.

  D. Ông nói gà bà nói vịt.

Câu 10: Thế nào là phương châm quan hệ?

A.    Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.

B.     Khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin là đúng.

C.     Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề.

D.    Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

Câu 11: Có mấy phương châm hội thoại đã được học?

A.   Hai                         B.  Ba                       C. Bốn                      D. Năm

Câu 12: Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?

A.    Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

B.     Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.

C.     Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.

D.    Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.

Câu 13: Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương?

A.    Vũ Thị Thiết, ngườì con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

B.     Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, chưa từng để lúc nào vợ chồng phải thất hòa.

C.     Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.

D.    Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.

Câu 14: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ muốn thể hiện điều gì?

A. Phê phán chế độ nam quyền bất công

B. Niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ

C. Phê phán chiến tranh phong kiến đã gây nên sự đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến

D. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ không được tôn trọng.

Câu 15: Đoạn văn sau sử dụng cách dẫn nào?

Sau khi tắm gội chay sạch, Vũ Nương ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

-  Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”

(Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ)

A. Cách dẫn gián tiếp

B. Cách dẫn trực tiếp

C. Nửa gián tiếp, nửa trực tiếp

D. Đây không phải là lời dẫn.

Câu 16: Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì?

A.    Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.

B.     Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.

C.     Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước.

D.    Ý chí trước sau như một của vua Lê.

Câu 17: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quan Trung trong việc xét đoán và dùng người?

A.    Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp.

B.     Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.

C.     Thân chinh cầm quân ra trận.

D.    Sai mở tiệc khao quân.

Câu 18: Nội dung chính  hồi thứ 14 của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” là gì?

A. Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh

B. Tái hiện chân thực sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh trong cuộc tấn công thần tốc của quân Tây Sơn

C. Tái hiện chân thực sự thất bại thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống trong cuộc tấn công thần tốc của quân Tây Sơn

D. Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống

Câu 19: Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên điều gì?

A.    Miêu tả vẻ đẹp của cây mai và tuyết trắng.

B.     Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.

C.     Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ.

D.    Giới thiệu vẻ đẹp chung của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu 20: Theo em, vì sao tác giả miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân trước, vẻ đẹp Thúy Kiều sau?

A.    Vì Thúy Vân không phải là nhân vật chính.

B.     Vì Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều.

C.     Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.

D.    Vì tác giả muốn đề cao vẻ đẹp của Thúy Vân.

Câu 21: Câu thơ “Làn thu thủy nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?

A.    Vẻ đẹp của đôi mắt.

B.     Vẻ đẹp của làn da.

C.     Vẻ đẹp của mái tóc.

D.    Vẻ đẹp của dáng đi.

Câu 22: Qua cung đàn mà Kiều sáng tác, em hiểu thêm điều gì về nhân vật này?

A.    Là người luôn vui vẻ, tươi tắn.

B.     Là người có trái tim đa sầu, đa cảm.

C.     Là người gắn bó với gia đình.

D.    Là người có tình yêu chung thủy.

Câu 23. Câu thơ nào trong văn bản  Chị em Thuý Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) thể hiện vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều?

   A. Mai cốt cách tuyết tinh thần.

   B. Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

   C. Một hai nghiêng nước nghiêng thành.

   D. Thông minh vốn sẵn tính trời.

Câu 24. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” (Chị em Thuý Kiều – Truyện Kiều – Nguyễn Du) có sử dụng phép tu từ chính nào dưới đây?

   A. Nhân hóa và ẩn dụ.

   B. Nhân hoá và tượng trưng.

   C. Nhân hoá và so sánh.

   D. Nhân hoá và cường điệu.

Câu 25. Trong văn  bản Chị em Thuý Kiều (Truyện Kiều– Nguyễn Du) chân dung Thuý Vân, Thuý Kiều được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật nào?

    A. Miêu tả nội tâm nhân vật.

    B.  Tả cảnh ngụ tình.

    C. Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của nhân vật.

    D. Khắc hoạ nhân vật qua hành động.

Câu 26. Trong văn bản Chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) bút pháp ước lệ được tác giả sử dụng ở câu thơ nào dưới đây?

    A. Đầu lòng hai ả tố nga.                         B. Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.

    C. Mai cốt cách tuyết tinh thần.               D. Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Câu 27. Câu thơ nào dự cảm tương lai không mấy tốt đẹp của Thúy Kiều?

   A. Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

    B. Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

    C. Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

    D. Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Câu 28. Có ý kiến cho rằng, ngay từ những câu thơ đầu tiên, Truyện Kiều đã thể hiện giá trị nhân đạo. Theo em, giá trị nhân đạo trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” thể hiện ở điểm nào?

   A. Cảm thương với số phận hồng nhan bạc mệnh.

   B. Lên án những bất công trong xã hội phong kiến.

   C. Dự đoán tương lai bạch mệnh của kiếp hồng nhan.

   D. Trân trọng và đề cao vẻ đẹp toàn vẹn của con người.

Câu 29: Cụm từ “khoá xuân” trong câu “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân” được hiểu là gì?

A.    Mùa xuân đã hết.

B.     Khóa kín tuổi xuân.

C.     Bỏ phí tuổi xuân.

D.    Tuổi xuân đã tàn phai.

Câu 30: Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” sử dụng cách nói nào?

A.    Ẩn dụ.                                    C. Nhân hoá

B.     Hoán dụ.                                D. So sánh.

Câu 31: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Có một cuộc sống yên ổn

B. Dẹp được bọn cướp lâu la

C. Hành đạo để giúp đời

D. Về chí làm trai

Câu 32: Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ?

A.    Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự.

B.     Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.

C.     Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.

D.    Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần.

Câu 33: Dòng nào dưới đây không phải là đối tượng miêu tả trực tiếp nội tâm nhân vật?

A, Ngôn ngữ

B. Suy nghĩ

C. Cảm xúc

D. Tình cảm

Câu 34: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm ở vị trí nào trong truyện Kiều?

    A. Trước khi Kiều gặp Kim Trọng                      

    B. Sau khi Kiều gặp Kim Trọng         

    C. Sau khi Kiều bán mình chuộc cha                 

    D. Sau khi Kiều gặp Từ Hải

Câu 35: Không gian trước lầu Ngưng Bích gợi cho em cảm nhận về điều gì?

    A. Sự mênh mông, hoang vắng                          

    B. Sự bình dị, trong lành

    C. Sự nhẹ nhàng, sâu thẳm                                

    D. Sự nhẹ nhàng, bình dị

Câu 36: Nhìn cảnh vật Thúy Kiều nhớ đến ai?

   A.  Thúy Vân và cha mẹ                                    

   B. Kim Trọng và cha mẹ

   C. Vương Quan và cha mẹ                                  

   D. Kim Trọng và Thúy Vân

Câu 37: Các từ “này”, “kia” trong câu “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” nhằm gợi tả về:

   A. Thiên nhiên                    

   B. Con người                 

  C.  Thân phận              

  D. Sự suy tư

Câu 38: Câu thơ nào sau đây thể hiện tâm trạng buồn của nàng Kiều cho chính thân phận mình?

   A.  Buồn trông cửa bể chiều hôm – Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

   B. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh - Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

   C. Buồn trông ngọn nước mới sa – Hoa trôi man mác biết là về đâu?

   D. Buồn trông nội cỏ rầu rầu – Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Câu 39: Nội dung chính của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là gì ?

    A. Nỗi đau đớn đến ê chề của Thúy Kiều.      

    B. Sự thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều

   C. Tâm trạng bẽ bàng chua xót của Thúy Kiều.

   D. Nỗi buồn nhiều vẻ của Thúy Kiều.

Câu 40: Phương thức biểu đạt chính của phần trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là gì ?

            A. Miêu tả                    

 B. Tự sự                        

C. Biểu cảm                     

D. Thuyết minh

Câu 41 : Nhận xét nào sau đây không phải là giá trị nghệ thuật của truyện Kiều ?

       A. Là một truyện thơ  nôm  bình dân.                       

       B. Tiếng Việt trong truyện Kiều hết sức giàu đẹp

       C. Đặc sắc về phương diện xây dựng nhân vật 

       D.Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng

Câu 42: Các câu sau đây liên quan đến phạm phương châm nào?

-  Lời chào cao hơn mâm cổ.

 -  Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

A.    Phương châm về lượng.

B.     Phương châm về chất.

C.     Phương châm quan hệ.

D.    Phương châm lịch sự.

4
8 tháng 11 2021

Chia nhỏ ra !

8 tháng 11 2021

Nhìn lag mắt :))