hãy kế lại cuộc gặp gỡ của em với bạn bè , thầy cô sau thời gian dài dãn cách vì dịch covid 19 ( viết đoạn văn theo các cách đã học diễn dịch quy nạp song hành ) viết khoảng 1 trang
giúp mik vs ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo :
Vừa đi học về, em nghe thấy trong nhà có nhiều tiếng cười, tiếng nói sao mà thân thuộc. A! chị gái em về. Em chạy vội vào nhà, hai chị em ôm chầm lấy nhau mừng rỡ, em đã gặp lại chị sau 3 tháng trời.
Nhà em có hai chị em và em là con út trong gia đình. Chị gái em đã tốt nghiệp cấp 3 và đang học đại học ở Hà Nội. Trước đây, vào cuối tuần chị sẽ về thăm nhà. Nhưng do tình hình dịch bệnh ở thành phố căng thẳng nên 3 tháng nay chị không được về thăm nhà. Dù ở nhà đôi lúc hai chị em vẫn chí chóe cãi nhau, nhưng khi chị đi xa em rất nhớ chị.
Lần này về chị cũng mang cho em biết bao là quà. Chị nói muốn bù đắp kì nghỉ hè năm nay cho em. Hai chị em bắt đầu bằng cuộc dạo chơi vòng quanh những con phố, mua những cuốn sách hay, những bộ quần áo đẹp.
buồn quá.
2019 dịch covid ko có người tử vong .Năm 2020 cũng dịch nhưng lại có người tử von.
Tham khảo
Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng " của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, Phrăng là một chú bé vô tư và hồn nhiên. Tuy đã trễ giời đến lớp nhưng vì mải chơi, Phrăng đã có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng cỏ. Phrăng cũng như bao đứa trẻ khác, cậu ham chơi, hiếu động và vô lo vô nghĩ. Nhưng điều đặc biệt khiến em vô cùng yêu mến Phrăng đó là tình yêu nước thiết tha ở cậu bé. Tình yêu nước ấy được thể hiện rõ trong buổi học Pháp văn cuối cùng. Khi nghe thầy Ha-men thông báo người dân vùng An-dát không còn được học tiếng Pháp nữa, Phrăng đã cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Tâm trạng của Phrăng đã có sự biến đổi sâu sắc, cậu cảm thấy ân hận vì đã lãng phí thời gian học tập, không nhớ các quy tắc phân từ của tiếng Pháp. Khi nghe thầy Ha-men giảng bài, Phrăng cảm thấy trân trọng thầy giáo của mình, cậu cũng chưa bao giờ thấy mình hiểu bài nhanh đến thế. Diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng đã cho ta thấy được tình yêu nước sâu sắc và mãnh liệt ở chú bé. Em vô cùng yêu mến chú bé Phrăng!
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu chủ đề "Trải nghiệm với tuổi trẻ"
Mẫu:
Ai sống trên đời có lẽ cũng cần có sự trải nghiệm, để con người ta khám phá, để khôn ra. Và có lẽ, ở cái tuổi còn trẻ, họ nếm nhiều trải nghiệm nhất.
Thân đoạn:
- "Trải nghiệm với tuổi trẻ" là gì?
+ Cái mới lạ từ thiên nhiên, xã hội.
- Tuổi trẻ có cần sự trải nghiệm không?
+ Cần có, để biết nhiều về cuộc đời, về xã hội hơn.
- Mở rộng:
+ Có phải trải nghiệm nào cũng cần phải trải?
-> Những tệ nạn xã hội là những trải nghiệm mà tuổi trẻ không cần học theo.
Thực trạng: Lên án hành vi hút thuốc, bạo lực học đường/ ngôn từ của giới trẻ.
-> Những trải nghiệm cần với tuổi trẻ:
--> Cố gắng sống độc lập hơn: tự mình dọn nhà, tự nấu cơm,..
--> Tự giác học hành, chăm chỉ để lo cho tương lai bản thân.
--> Làm thiện nguyện yêu thương.
--> Nhặt rác bảo vệ môi trường.
--> ...
- Đánh giá:
+ Trải nghiệm là điều cần thiết nhưng điều quan trọng hơn hết là phải đủ minh mẫn lựa chọn cái nghiệm tốt để trải.
Kết đoạn:
- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.
(Đừng tin rằng mình ..., hãy mong mình đừng....; đừng nói bản thân như thế nhé Thảo:")
Tham khảo:
DIỄN DỊCH:
Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.
QUY NẠP:
Từ xưa cho đến nay, mỗi khi có giặc ngoại xâm thì tinh thần yêu nước của dân ta lại được thể hiện mạnh mẽ. Chẳng hạn như cuộc khởi nghĩ Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Rồi đến chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang, chiến thắng mùa xuân năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ đã đánh tan bọn giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi đất nước. Điều đó chứng tỏ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng của tinh thần yêu nước của dân ta.
Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.