Nghi luan xa hoi ban cau noi cua lenin hoc nua hoc mai
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con người có thể tìm thấy nguồn tri thức rộng lớn cho mình từ những cái mà họ bắt đầu. Và để phát triển toàn diện hơn nữa. Nguồn tri thức rộng lớn ấy đã khởi nguồn trong tiềm thức con người cái gọi là tri thức sáng tạo và tìm hiểu- cái gọi là học tập.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.
a) Trong 1 câu HOC NUA HOC MAI có 2 chữ H và 1 chữ M
Suy ra: trong 150 câu HOC NUA HOC MAI có 300 chữ H và 150 chữ M.
b) Câu HOC NUA HOC MAI có 12 chữ.
Mà 200 chia cho 12 dư 8 nên chữ cái thứ 200 là O
Giải
Vì trong câu HOC NUA HOC MAI có 2 chữ H và 1chữ M
a, Có 150 câu thì có số chữ H là : 2×150 =300 ( chữ H )
Có 150 câu thì có số chữ M là :1× 150=150 ( chữ M )
b, Trong câu có 12 chữ . Ta có :200 :12=16 dư8
Vậy số thứ 200 là chữ O
Đáp số :a,300 chữ H
150 chữ M
b,chữ O
Thamkhao
STT | Tên bài-Tác giả | Đề tài nghị luận | Luận điểm | Phương pháp lập luận | Nghệ thuật | Nội dung |
1 | Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) | Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. | Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. | Chứng minh | Luận điểm ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, thuyết phục. Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục, cách dẫn chứng của thể văn nghị luận
| Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta”. Truyền thống này cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
|
2 |
Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai) |
Sự giàu đẹp của tiếng Việt. |
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng hay, một thứ tiếng đẹp. |
Chứng minh (kết hợp với giải thích) |
Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh; luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ. | Bài văn chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc
|
3 |
Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) |
Đức tính giản dị của Bác Hồ. | Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa cơm (ăn), cái nhà (ở), lối sống, cách nói, viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác. | Chứng minh (kết hợp với giải thích và bình luậ) | Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện, kết hợp chứng minh, giải thích, bình luận. Lời văn giản dị, giàu cảm xúc. | Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. |
4 |
Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) |
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người. | Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm con người. | Giải thích (kết hợp với bình luận) | -Luận điểm rõ ràng,luận chứng minh bạch, đầy sức thuyết phục -Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.
| Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn. |
Gợi ý phần thân bài:
- Hiện nay chúng ta có thể nhìn thấy sinh viên hay học sinh việc học chẳng còn quan trọng như ngày xưa. Với hiện tại như bây giờ, các thầy cô chỉ cần cho đề cương sát với đề thi 99,9% thì tỷ lệ học sinh đỗ đạt điểm rất cao.....
- Công nghệ cứ vậy mà tăng với lứa tuổi từ những em bé mới lớp 1 thôi các loại ứng dụng hay cảm ứng các em đều sử dụng một cách thành thạo, chỉ cần xem qua 1 - 2 lần là đã thuộc rồi, xong đó sẽ ảnh hưởng tới việc họ của học sinh. Những loại ứng dụng vậy sẽ là chất gây nghiện cho các em,....
- Hiện nay , không cần học thì chắc là cũng giỏi vì khi vào phòng thi thì có phao,....Làm bùa hỗ trợ, nói cách khác coi phao là kĩ năng của học sinh....
- Học chỉ là học vẹt, học hiểu tạm thời xong là bỏ gần như " chữ thầy trả cho thầy ".....
- Mở bài:
Bàn về vai trò của giáo dục và học tập, lãnh tụ Mandela khẳng định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để làm thay đổi thế giới. Muốn thành công không có con đường nào khác ngoài con đường học tập. Để bắt kịp thời đại, nước ta cũng đề cao giáo dục là quốc sách, liên tục nâng cao, cải cách, điều chỉnh chương trình học tập, nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Thế nhưng, ý thức học tập của học sinh ngày nay không tương xứng với những kì vọng của đất nước.
- Thân bài:
* Giải thích:
Ý thức học tập là gì? Ý thức học tập là nhận thức của học sinh về vai trò và lợi ích của việc học đối với sự phát triển con người và toàn xã hội. Ý thức học tập thể hiện qua mục đích, động cơ, phương hướng và cách thức học tập ở trường lớp, trong công việc và ngoài đời sống.
* Hiện trạng ý thức học tập của học sinh hiện nay:
– Có thể nói, so với thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất kém. Hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài; học sinh sơ là, bỏ học, trốn học diễn ra khá phổ biến ở các trường học.
– Rất đông học sinh không còn hứng thú với việc học, thấy việc học rất nhàm chán, đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không có niềm vui.
– Học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện kĩ năng. Nhiều học sinh lại không biết học để làm gì, thiếu động lực, mục tiêu và định hướng trong học tập.
– Phần lớn học sinh thụ động trong học tập. Học sinh học để lấy điểm, học để lên lớp, lấy bằng cấp chứ không phải là chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.
– Học vào lớp thiếu nghiêm túc, hay nói chuyện và gây mất trật tự trong giờ học, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy.
– Số trường hợp vi phạm kỉ luật trong học tập không ngừng tăng cao, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
– Học sinh không thích học hoặc học kém các môn khoa học xã hội. Số học sinh lựa chọn học chuyên ban xã hội ngày càng giảm sút làm mất cân bằng trong nền giáo dục.
* Nguyên nhân:
– Nguyên nhân đầu tiên chính là do sự phát triển của nền kinh tế xã hội khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ nhưng các giá trị mới phù hợp chưa kịp hình thành. Khi con người kiếm tiền dễ hơn và trở nên giàu có hơn, họ lơ là việc học và rèn luyện bản thân. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời thượng một cách sáo rỗng, lấy sự giải trí tầm thường và lối sống vật chất thực dụng làm mục đích sống. Việc học trở nên nhàm chán, vô nghĩa.
– Sự phát triển của nền công nghệ truyền thông và phương tiện giải trí làm bùng phát nhu cầu hưởng thụ, giải trí tầm thường khiến học sinh chán ghét việc học tập căng thẳng, không còn hứng thú với việc học nữa.
– Sự xâm nhập của các nền văn hóa ngoại lai, sự lan truyền của các lối sống tôn sùng vật chất, trào lưu nổi loạn gây ảnh hương đến văn hóa và tinh thần học tập của đông đảo học sinh.
– Sự suy thoái đạo đức của một số học sinh trong trường học, kéo theo nó là sự lan tỏa của các thói hư tật xấu của nhiều học sinh khác, hình thành băng nhóm chống đối, học sinh quậy phá rất ngang tàng, bướng bỉnh ở một số trường học. Số vụ bạo lực học đường từ đó cũng tăng cao, gây mất trật tự trường lớp, ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh.
– Quy chế nhà trường chưa thật sự nghiêm khắc trong vấn đề xử lí hành vi vi phạm của học sinh khiến học sinh vi phạm còn tiếp tục tái diễn, nêu gương xấu trong nhà trường.
– Chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động, thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động, trường học thiếu trang thiết bị, phòng tâm lí để hỗ trợ học sinh. Nhiều khi, học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lí, hỗ trợ tinh thần nhưng không có người hỗ trợ, sinh ra bất mãn, không còn thiết tha học tập nữa.
– Gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho họ sinh khiến nhiều học sinh mất định hướng, thiếu niểm tin, không có động lực để học tập tốt, xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích.
* Hậu quả:
– Ý thức học tập thiếu nghiêm túc dẫn đến kết quả học tập thấp kém, chất lượng giáo dục ngày càng giảm sút. Học sinh học tập yếu kém, thường xuyên vi phạm, lớp học mât ổn định. Số học sinh bị kỉ luật, bỏ học, nghỉ học tăng cao. Ý thức học tập kém làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, đạo đức suy thoái dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp.
– Số trường hợp vi phạm kỉ luật tăng cao, bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường diễn ra khá phổ biến, gây mất ổn định trường học và xã hội.
– Học sinh lười học, học tủ, học vẹt, học đối phó tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực và kinh nghiệm làm việc gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Đây là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
– Ý thức họ tập kém của học sinh khiến gia đình lo lắng, xã hội thiếu nguồn lao động chất lượng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.
* Giải pháp khắc phục:
– Trước hết, gia đình, nhà trường và xã hội phải đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học tập đối với con người. Một đất nước vững mạnh là một đất nước ai cũng được đi học, được thụ hưởng nền giáo dục tốt nhất. Giáo dục phát triển, con người có học thức, đem sức mình cống hiến cho công việc, xã hội sẽ ổn định, đất nước giàu mạnh.
– Nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải cách chương trình học tập và phương pháp giảng dạy sao cho ngắn gọn mà hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
– Tăng cường sự hứng thú học tập cho học sinh bằng những hoạt động ngoại khóa, thực hành thú vị, sinh động, hấp dẫn ,lôi cuốn có tính giáo dục cao.
– Trường học có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là thành lập phòng tâm lí để hỗ trợ tâm lí kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập. Giáo viên tích cực tìm hiểu, nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương, quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn. Lấy tình thương yêu và sự khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Giáo viên tránh dùng lời lẽ xúc phạm, đe dọa, khiển trách quá đáng khiến các em bất mãn không hợp tác hoặc bỏ học.
– Gia đình và xã hội quan tâm đến việc học và tâm lí các em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò đang xảy ra quá trình phát triển, thay đổi tâm sinh lí mãnh liệt nhất của đời người. Các em rất dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh các hành động sai lầm, bột phát, thiếu suy nghĩ, không kiềm chế được bản thân, từ đó sai lầm trong hành động và thái độ học tập.
– Bản thân mỗi học sinh phải tự rèn luyện mình theo những chuẩn mực tốt đẹp. Phải phấn đấu học tập nghiêm túc. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập đối với nhân cách và tương lai của mỗi con người. Nâng cao ý chí, xác định mục tiêu rõ ràng, sống có ước mơ, có hoài bão, hướng đến lý tưởng cao đẹp. Nói không với các thói hư tật xấu, cách học lệch lạc. Nghiêm khắc rèn luyện mình và nhắc nhỏ, động viên, thi đua với bạn bè cùng học tập tiến bộ.
* Bài học:
– Không học tập thì không trở thành người tốt và không thành công trong cuộc sống, bị bạn bè xa lánh, xã hội chê bai, gia đình không hạnh phúc.
– Tri thức làm đẹp con người. Phải luôn sống đẹp, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Kết bài:
Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập. Trong cuộc sống ta vẫn thường nghe người này hay người khác không qua trường lớp mà thành công. Đó là may mắn nghìn người mới có một. Phần lớn họ giàu có là bởi do biết dùng mánh khóe, sự lừa dối, sự mua chuộc, tham nhũng, hối lộ mà có. Sự nghiệp ấy chắc gì đã bền vững mãi mãi. Bởi thế hãy say mê học tập, say mê làm việc chắc chắn ta sẽ đạt đến thành công, tìm lấy được niềm vui và hạnh phúc đích thực.
Tham khảo:
“ Học, học nữa, học mãi”, đó là lời nhắc nhở muôn đời đối với thế hệ trẻ chúng ta. Việc học không chỉ được thực hiện khi chúng ta ngồi trên ghế nhà trường mà còn theo ta trên suốt hành trình của cuộc đời. Vậy mà ngay từ khi còn trẻ nhiều bạn đã bỏ bê, lơ là học tập, các bạn đâu biết rằng nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
Học là quá trình tìm tòi sáng tạo, lĩnh hội tri thức của loài người để hiểu biết về thế giới xung quanh, để bản thân không bị lạc hậu trong xã hội hiện đại. Có thể nói rằng người không học là người không có tương lai. Bởi dù bạn làm bất kì công việc gì bạn cũng cần phải có đầy đủ kiến thức về lĩnh vực đó. Một bác sĩ không thể khám chữa bệnh cho bệnh nhân nếu không có kiến thức về bệnh lý. Một giáo viên không thể giảng dạy cho học sinh nếu không có kiến thức về chuyên môn... Học không chỉ để hoàn thiện bản thân mình mà học còn để giúp người, để cống hiến cho xã hội. Con người sống là phải có mục đích, có lý tưởng tốt đẹp. Nếu không học, không có kiến thức về đời sống thì con người đó luôn là kẻ thụt lùi, ăn bám xã hội, không giúp ích được gì cho đời.
Tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời con người. Khi còn trẻ ta tiếp thu tri thức nhanh hơn vì ta chưa phải vướng bận gì nhiều về công việc hay gia đình. Những kiến thức ta thu nhặt được ở phổ thông là gốc rễ, là cơ sở và trở thành hành trang giúp ta gặt hái được thành công trong tương lai. Nếu không có một nền tảng vững chắc thì tương lai của chúng ta sẽ không vững bền.
Từ xa xưa, ông cha ta đã coi trọng việc học. Thời trung đại, Nho học được được giảng dạy nhằm hướng con người ta đến những điều hay lẽ phải. Người được làm quan, được người đời nể phục nhất định phải là một người có học thức. Phụ nữ thời xưa vì không được học nên phải chịu số phận con sâu cái kiến, không được hưởng một niềm hạnh phúc trọn vẹn.
Đến những năm tháng khó khăn trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, Bác Hồ cũng đã nhắc nhở dân ta phải diệt ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Chỉ khi có tri thức ta mới được giác ngộ và được nhận thức đúng đắn về cách mạng, về hòa bình độc lập.
Vậy mà ngày nay nhiều bạn trẻ đã đánh mất đi truyền thống hiếu học quý báu ấy của dân tộc. Cuộc sống hiện đại có vô vàn những điều thú vị mới mẻ nhưng cũng có vô vàn những cám dỗ. Vì được hưởng một cuộc sống đủ đầy nên sinh ra thói thực dụng, lười biếng, ỷ lại. Các bạn chưa xác định được mục đích học tập là gì nên không đề cao việc học. Nhiều bạn còn sa đà vào trò chơi điện tử, sâu thêm nữa là tệ nạn xã hội. Đó là những việc làm vô bổ, hủy hoại tương lai của bản thân, gia đình và xã hội.
Vì thế thế hệ trẻ chúng ta phải có bổn phận trách nhiệm với việc học hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Say mê, tìm tòi học hỏi là những phẩm chất cần có của mỗi học sinh. Nhưng học không phải là ngồi lì một chỗ dán mắt vào sách để học thuộc những lý thuyết những công thức khô khan mà việc học của chúng ta nên đi đôi với thực hành, trải nghiệm. Điều này làm cho việc học tập vừa thú vị vừa hiệu quả hơn.
Tri thức là cánh cửa đưa chúng ta tới thành công. Tương lai của bạn được sắp xếp thế nào, tất cả phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của bạn! Là học sinh dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của tổ quốc, bạn cần biết trách nhiệm học tập của mình để giúp ích cho xã hội và cho chính bản thân mình.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.
Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.
Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".
Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…
Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng.
Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.
Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.
Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.
Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng năm châu.
Ai mà không trải qua khoảng thời gian tươi đẹp của tuổi học trò thì đó là một thiệt thòi lớn. Cái thời đó chúng ta vô lo vô nghĩ, không toan tính toán tiền bạc, chuyện đời. Nhưng bên cạnh những kỉ niệm vui như vậy chúng ta cũng được chứng kiến những chuyện buồn. Đó chính là cái tên gọi không còn xa lạ đối với chúng ta “bạo lực học đường”. Và hiện tại các vụ bạo lực diễn ra ngày càng gia tăng.
Tại sao đây lại là một vấn đề được xã hội quan tâm mạnh mẽ đến như vậy? Thì đầu tiên ta cần hiểu “bạo lực” là gì? Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó.Vậy “bạo lực học đường” được coi là một vấn đề nghiêm trọng: bạo lực giữa các học sinh trong phạm vi trường học cũng như những vụ tấn công bởi học sinh nhằm vào giáo viên của trường hoặc ngược lại. Bạo lực học đường với mức nguy hiểm cao đối với các nước được sử dụng vũ khí hay dao và hiện nay tình trạng bạo lực học đường diễn ra ngày một tăng. Chỉ cần bạn hay theo dõi thời sự hoặc theo dõi các thông tin truyền thông trên mạng xã hội là có thể thấy rất nhiều các vụ bạo lực với những hành động bạo lực ngày một dã man hơn.
Ví dụ như vụ: “học sinh bóp cổ cô giáo ở Bến Tre: Học sinh “cá biệt” trong môi trường “đặc biệt”. Sự việc xảy ra như Lao Động đã thông tin, ngày 2/3, một nam sinh lớp 88, Trường Trung học cơ sở Tân Thạch (huyện Châu Thành) có lời lẽ nhục mạ, bóp cổ giáo viên dạy môn Anh văn của lớp là cô C.T.N.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường thì có hai nguyên nhân chính: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Đầu tiên nguyên nhân khách quan: học sinh bị tác động nhiều bởi các bộ phim ảnh, game, internet,các chất kích thích.. có tính chất bạo lực chém giết máu me, khiêu dâm,.. đã kích động đến lý trí và tình cảm của học sinh. Làm cho chúng bị mất dần đi tâm hồn cao đẹp, lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão của cuộc đời mình mà lâm vào nghiện game, nghiện sex, ăn chơi, sa và các tệ nạn xã hội, có một lối sống không lành mạnh. Ngày càng sa sút không nghĩ đến học hành và bị kích động mạnh dễ dẫn tới việc các em gây ra bạo lực, ảo tưởng về cuộc sống.
Về mặt chủ quan đây là nguyên nhân: do bản thân các em không có lập trường đúng đắn, các nghĩ sai lệch về cuộc sống dễ dẫn tới bị bạn bè, người khác rủ rê. Nhà trường coi nhẹ trong việc xử lí các hành vi bạo lực trong trường, khiến cho học sinh không còn sợ việc bị phạt nữa. Nhiều các trường học dù có những hành vi xảy ra dẫn đến nhập viện cũng không dám đuổi học sinh, như vậy thì không thể răn đe được những em học sinh khác. Cũng có một số trường hợp do chính các thầy cô gây áp lực tới học sinh là một người giáo viên mang tính độc đoán rất có thể sẽ khiến học sinh trở nên thù ghét, học sinh trở nên gan lì dẫn đến vụ việc bạo lực xảy ra. Và một nguyên nhân cũng được cho là quan trọng đó chính là gia đình. Gia đình không quan tâm tới con em mình, cha mẹ chỉ lo làm ăn không tâm sự hỏi han con cái mà chỉ biết vứt tiền cho chúng. Những việc đó đã dẫn tới những vụ việc đáng buồn xảy ra. Mà một căn bệnh đáng sợ hiện nay đã khiến cho giới trẻ cảm thấy những vụ đáng nhau và chúng cảm thấy thích thú với điều đó, căn bệnh “vô cảm” lấn sâu vào xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Do xã hội phát triển ngày càng nhiều smart phone ra đời, các vụ bạo lực diễn ra các em học sinh được chứng kiến không ngăn cản bạn mà còn quay clip ghi lại cuộc xung đột rồi tung lên mạng xã hội. Nạn nhân bị bạo lực do sức ép quá lớn của truyền thông đã có nhiều em không chịu được và hậu quả là không thể lường trước.
Những cảnh bạo lực diễn ra rất nhiều kiểu: đâm nhau, xé rách quần áo của nhau, tát nhau, và còn nhiều trường hợp ở các nước an ninh không tốt đã diễn ra các vụ xả súng, chém nhau,.. tình hình hiện nay bạo lực không chỉ diễn ra ở các em học sinh nam mà còn diễn ra rất nhiều vụ của các em học sinh nữ. Các nữ sinh đánh nhau bằng cách lấy guốc, lấy tông,.tác vào người nhau rồi còn nhiều trường hợp các em đá vào vùng kín của nhau, cạo trọc đầu đối phương, xé rách quần áo rồi quay clip lại tung lên mạng xã hội. Đó là các hành vi được xem như mất nhân tính, không có tình người và cần phải lên án mạnh mẽ.
Câu hỏi đặt ra “nếu như nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì sẽ để lại những hậu quả gì?” Mà các em học sinh chính là mầm mon tương lai của đất nước, xã hội. Bạo lực học đường cứ diễn ra ngày một nhiều thì xã hội sẽ đi về đâu, khi mà các em không có lí tưởng sống, sa đọa chỉ biết dung bạo lực để đối xử với những người khác và cư xử như những người thiếu đạo đức văn hóa. Mà nhà trường chính là nơi con người hoàn thiện và phát triển nhân cách, nếu môi trường an toàn nhất là một môi trường nguy hiểm nhất thì liệu các em học sinh có thể an tâm chuyên vào học hành hay luôn lo sợ về những vụ bạo lực xảy ra.
Như vậy chúng ta cần đưa ra các biện pháp để ngăn chặn nạn bạo lực học đường: Gia đình và nhà trường cần phải có mối liên hệ chặt chẽ quan tâm tới từng học sinh.Tổ chức các chương trình ngăn chặn và can thiệp những hành vi bất thường của học sinh. Có những hình phạt, kỉ luật thích đáng trong nhà trường nếu học sinh có hành vi bạo lực. Giáo viên cũng như vậy, nếu có hành vi bạo lực với học sinh thì nhà trường cần xét kỉ luật nặng hơn.Cần lên án các trò chơi, bộ phim có tính bạo lực.Từng cá nhân cần sống lành mạnh, tham gia nhiều các hoạt động thực tế có ích cho xã hội. Không sa đọa vào các trò chơi game có tính bạo lực, không dùng các chất kích thích, các chất gây nghiện làm ảnh hưởng tới sức khỏe và thần kinh. Tích cực rèn luyện cơ thể đủ khỏe để học tập tốt.Tuyên truyền những điều nguy hiểm về bạo lực học đường và cần tuyên truyền mạnh mẽ các tấm gương biết chăm lo cho việc học tập, giúp đỡ bạn bè trong quá trình học.
Rất nguy hiểm nếu tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra. Tương lai của đất nước là do thế hệ trẻ quyết định vậy quốc gia đó sẽ đi về đâu nếu như xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường. Nhiều phụ huynh không dám cho con đi học chỉ vì có quá nhiều tin tức về bạo lực ngày càng nhiều. Như vậy, vì một đất nước ngày càng vững mạnh chúng ta hãy cùng chúng tay ngăn chặn nạn bạo lực học đường. Và thực hiện thông điệp “Vì một môi trường học đường không có bạo lực xảy ra”.