K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2017

chị tham khảo, em tìm thấy bài này trên google ạ

Vàng” là vật quý báu. “Cầm vàng” có thể hiểu là giữ gìn một vật quý báu. “Lội sang sông”, hiểu theo nghĩa đen là dùng đôi chân mình để lội sang phía bên kia bờ sông mà không dùng thuyền hay đò; hiểu theo nghĩa bóng là phải trải qua những khó khăn trở ngại, tốn nhiều thời gian, công sức. “Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”, hiểu nghĩa của câu trong chỉnh thể của nó ta sẽ có một ý nghĩa khái quát nhất: mất mát vật quý báu cũng không tiếc bằng công sức mình, thời gian mình đã bỏ ra để giữ gìn vật đó. Ở câu này ta không nên hiểu máy móc “vàng rơi không tiếc” là vật quý mất đi cũng không tiếc, bởi trong thực tế thì không ai không tiếc “vàng rơi” cả. “Vàng rơi không tiếc” chỉ là một cách nói quá nghệ thuật để nhấn mạnh hơn tới mệnh đề sau: “Tiếc công cầm vàng”.

Tại sao mất vật quý giá lại không tiếc bằng công sức thời gian mình đã bỏ ra để giữ gìn vật đó? Liệu nó có đúng với thực tế không? Ta lại liên tưởng tới câu tục ngữ “Của một đồng công một nén”. Thì ra dân gian đã coi trọng công sức làm ra của cải, công sức giữ gìn của cải hơn là giá trị vật chất của của cải đó. Hơn nữa của cải mất có thể làm lại được, cái mất đi không tìm lại được là thời gian và công sức đã giữ gìn của cải đó.

Có thể hiểu câu ca dao còn một lớp nghĩa nữa, lớp nghĩa nói về tình yêu. Một người con trai đến với một người con gái. Họ đã vượt qua bao trở ngại, khó khăn, đã tốn bao thời gian và công sức để nuôi dưỡng tình yêu. Họ chờ đợi, hi vọng và tin tưởng vào tình yêu. Nhưng cuối cùng họ không lấy được nhau do một nguyên nhân chủ quan hay khách quan nào đó. Căn cứ vào lớp nghĩa thứ nhất, ta có thể hiểu như thế này chăng: mất tình yêu cũng rất tiếc, nhưng tiếc hơn cả là tiếc thời gian, công sức mình đã nuôi dưỡng, chờ đợi và hi vọng vào tình yêu. Điều này liệu có đúng với thực tế không?

Một câu ca dao khác cũng có thể đúng với trường hợp này:

“Tưởng giếng sâu em nối sợi gầu dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây”

Nghĩa là tiếc công mình, tiếc niềm tin mình đã đặt vào một ai đó, ai ngờ người đó không xứng đáng với niềm tin mình, với tình yêu của mình. Người đó mình không tiếc, mà tiếc cho công sức mình, thời gian mình đã chờ đợi, tin tưởng.

Nếu cách hiểu lớp nghĩa thứ hai này là hợp lý thì câu ca dao “cầm vàng”... này là một triết lí sâu sắc về tình yêu: Trong tình yêu, nếu không yêu nhau nữa hay vì một cớ gì đấy mà không lấy được nhau thì cũng đừng nên lấy làm tiếc (có thể tìm một tình yêu khác), cái đáng tiếc là mất đi niềm tin, mất đi thời gian quý báu tức là mất đi một phần của cuộc đời mình. Phải chăng đằng sau triết lí này còn hàm chứa nỗi thương thân sâu lắng?

23 tháng 9 2017

Hình ảnh tu từ là chỗ nào vậy trời..mik tìm hoài ko thấy.

30 tháng 3 2022

tham khảo :
 

Câu ca dao đã sử dụng phép tu từ ẩn dụ. Cô gái dùng hình ảnh "nước giếng sâu", "nối sợi gầu dài", "nước giếng cạn", "tiếc hoài sợi dây" để nói về tình cảm của mình .Cô tưởng người con trai sâu sắc nên đã dành tình cảm yêu thương sâu nặng của mình cho anh ta; tuy nhiên, cô đã nhầm người, vì vậy mà cô tiếc cho tình cảm của mình.

 

22 tháng 6 2021

câu a BPTT ẩn dụ

cây B BPTT ẩn dụ

câu C BPTT hoán dụ

câuD BPTT ẩn dụ và hoán dụ 

22 tháng 6 2021

 a. Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

➩ Ẩn dụ

b. Em tưởng giếng sâu

Em nối sợi gàu dài

Ai ngờ giếng cạn

Em tiếc hoài sợi dây (Ca dao)

➩ Ẩn dụ

c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy

Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu (Lê Anh Xuân)

➩ Hoán dụ (lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng)

d. Thác bao nhiêu thác cũng qua ➩ Ẩn dụ

Thênh thang là chiếc thuyền ta trên đời ➩ Hoán dụ (dùng vật bao chứa để gọi tên vật chứa đựng)

e. Rễ siêng không ngại đất nghèo 

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

➩ Nhân hóa

19 tháng 4 2017
Câu 1 2 3 4
Đáp án B B D 1-d, 2-b, 3-a, 4-c.
2 tháng 1 2019

Câu ca dao đã sử dụng phép tu từ ẩn dụ. Cô gái dùng hình ảnh "nước giếng sâu", "nối sợi gầu dài", "nước giếng cạn", "tiếc hoài sợi dây" để nói về tình cảm của mình .Cô tưởng người con trai sâu sắc nên đã dành tình cảm yêu thương sâu nặng của mình cho anh ta; tuy nhiên, cô đã nhầm người, vì vậy mà cô tiếc cho tình cảm của mình.

Chúc pạn hok tốt!!!

2 tháng 1 2019

+ẩn dụ:nước giếng sâu ,nước giếng cạn ,sợi dây dài
- Nước giếng sâu: lòng người sâu thẳm, tình nghĩa ,chan chứa tình yêu thương, nồng thắm.
- Nước giếng cạn: lòng người cạn hẹp , ích kỉ trong tình yêu, không biết đáp lại tình cảm của người khác.
- Sợi dây dài : sự hi sinh ,trao gửi trong tình yêu.
>>>>> đây là lời than phiền của một cô gái khi bước mới yêu nhưng ko đc đáp lại tình cảm , bởi vì khi mới yêu người con gái thường yêu hết mình , chỉ đến khi lòng người như nước giếng cạn thì mới tiếc , hối hận vì mình đã từng hết mình yêu và hi sinh cho người con trai. Nước giếng cạn hay lòng người cạn khô .Sợi dây dài mà cô làm cô những tưởng rằng sẽ múc đc thứ nước mát , trong lành nào ngờ làm cô phải '' tiếc hoài''. cái giếng là một hình ảnh gắn liền với làng quê , như ''cây đa bến nước sân đình''.Cái giếng hay chính là người con trai mà cô gái đã từng yêu

25 tháng 10 2021

1. Biểu cảm

2. NV giao tiếp: những người con gái trong xã hội phong kiến

Nói về nỗi khổ của họ trong xã hội xưa

3. 

Em tham khảo:

- Phép so sánh, liệt kê

 Bằng việc sử dụng thành công phép so sánh trong bài ca dao trên đã làm nổi bật lên được hình ảnh, số phận của những người phụ nữ xã hội xưa. Tác giả lấy hình ảnh của " hạt mưa sa " và " hạt mưa rào " để so sánh với hình ảnh người phụ nữ. Chính phép tu từ đã làm tăng sức biểu cảm cho bài ca dao. Đồng thời, nó còn giúp ta hình dung ra một cuộc sống, số phận trôi dạt, luôn bấp bênh bởi nhiều người khác và không có quyền làm chủ bản thân của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

4. 

Em tham khảo:

Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương."Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.