Viết 1 đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về lần đầu tiên em mắc lỗi với mẹ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
khảo nhé! Sau khi đọc bài thơ "Trở về với mẹ ta thôi", tôi cảm nhận được một dòng cảm xúc sâu lắng và ấm áp tràn ngập trong lòng. Bài thơ đã khéo léo đan xen những hình ảnh quen thuộc và những câu chuyện cổ tích để mang đến một thông điệp đầy ý nghĩa về tình yêu thương và sự quan tâm của mẹ.
Tôi cảm thấy lòng mình xuyến xao và ấm áp khi nhìn thấy hình ảnh của người mẹ trong bài thơ. Từng câu chữ tường thuật về bàn tay mẹ chăm sóc, về tiếng nói nhẹ nhàng và tình thương vô điều kiện đã làm tôi nhớ về những kỷ niệm đáng quý với mẹ của mình. Tôi nhận ra rằng không có gì có thể thay thế được tình yêu và sự hi sinh của một người mẹ.
Bài thơ cũng đã đánh thức những kí ức tuổi thơ và những câu chuyện cổ tích mà mẹ thường kể. Tôi nhớ lại những lần ngồi bên mẹ, lắng nghe những câu chuyện đáng yêu và tràn đầy sự sáng tạo. Đó là những khoảnh khắc tuyệt vời khi tôi cảm thấy được yêu thương và an toàn trong vòng tay của mẹ.
Bài thơ cũng khiến tôi suy ngẫm về tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện của mẹ. Dù có những khó khăn và vất vả, mẹ luôn hi sinh bản thân để chăm sóc và bảo vệ con cái. Tôi tự hào và biết ơn vì có một người mẹ tuyệt vời như thế.
Tổng thể, sau khi đọc bài thơ "Trở về với mẹ ta thôi", tôi cảm thấy tràn đầy lòng biết ơn và yêu thương dành cho người mẹ của mình. Bài thơ đã khắc sâu trong tâm trí tôi một thông điệp về tình yêu và sự hy sinh của mẹ, và tôi sẽ luôn trân trọng và trân quý những giá trị ấy suốt cuộc đời.
Đề 1 :Mấy năm trước, khi tôi vừa rời khỏi tiệm game cùng với lũ thằng Giang, thằng Trí, bọn tôi bước ra đường thì gặp thằng Quy-đứa bạn cùng trường với chúng tôi. Nó đang ngồi đếm tiền với một vẻ say mê, đôi mắt nó ánh lên niềm vui khó tả. Tôi chợt reo lên: “A! Chắc thằng này vừa chôm tiền của bố mẹ đây”. Rồi bọn tôi khích nhau xem đứa nào lấy được tiền của nó. Tất nhiên là tôi rồi, vì tôi “mạnh mẽ, dũng cảm” nhất mà. Thế là tôi chạy lại giật xấp tiền của nó rồi cả bọn cùng nhau chạy trốn và chia nhau. Rồi cho đến một hôm, tôi gặp lại nó, từ đằng xa thôi. Tôi không dám tin vào mắt mình, thằng Quy đang đứng trước cửa hàng đồ chơi, nó chỉ dám đứng nhìn qua cửa kính, ngập ngừng, trên lưng còn cõng thằng anh bị bệnh tật ngớ ngẫn, lưng nó oằn xuống, dường như không chịu nổi sức nặng quá lớn. Tôi bước nhẹ nhàng lại gần nấp vào bức tường bên cạnh và lắng nghe: “Tiếc quá anh nhỉ? Giá như còn số tiền đó, em sẽ mua cho anh chiếc xe tăng đằng kia, nhưng không sao, chỉ một tuần rữa chén thuê, em sẽ có tiền mua cho anh thôi mà”. Thằng anh cười hì hì, một cách hồn nhiên rồi nhắc lại “xe tăng, xe tăng”. Còn tôi đứng nép vào góc tường, tự dưng tôi thấy mình có tội.Tôi bỏ chạy về nhà mà rơm rớm nước mắt. Lúc này, sao tôi cảm thấy xấu hổ quá! Chao ôi! Giá mà tôi đừng lấy tiền của nó thì bây giờ nó có thể… hic… tôi muốn gặp mặt thằng Quy quá, tôi muốn nhìn thấy nó chăm sóc người anh bệnh tật, chia sẽ với nó những nặng nề, thiếu thốn trong cuộc sống. Và tôi sẽ cố gắng dành dụm một số tiền trả cho nó để bù đắp phần nào lỗi lầm mà tôi đã gây ra.
Đề 2 : Trong cuộc đời của mỗi người, sẽ có những kí ức, những dòng kỉ niệm đẹp đã in sâu vào tâm thức, để mỗi khi nhớ về ta sẽ đón nhận nó bằng những nụ cười thật vui tươi, hạnh phúc.
Đối với em, những kỉ niệm đẹp cũng có rất nhiều, đó là những kỉ niệm mà em cùng với bố mẹ, bạn bè, thầy cô tạo nên trong cuộc sống cũng như trong học tập. Đặc biệt, có một kỉ niệm mà em không bao giờ quên, đó là vào sinh nhật lần thứ mười hai của em, trong ngày kỉ niệm đầy đặc biệt đó em đã vô cùng bất ngờ, vui mừng và trên tất cả đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Kỉ niệm vào sinh nhật năm mười hai tuổi của em trở thành kỉ niệm mà em không bao giờ quên bởi nó đến quá bất ngờ, không hề có trong suy nghĩ của em.
Vào mỗi dịp sinh nhật của em thì những người thân trong gia đình đều tổ chức sinh nhật để chúc em thêm tuổi mới nhiều may mắn, mạnh khỏe, giỏi giang, tuy tiệc sinh nhật không lớn nhưng lại vô cùng ấp áp khiến cho em vô cùng hạnh phúc. Mọi người đều tặng cho em những món quà vô cùng ý nghĩa và chúc những lời chúc tốt lành nhất, đối với em, niềm hạnh phúc nhất cũng có thể đến thế, em không có thêm bất cứ ước ao gì hơn nữa.
Nhưng trong dịp sinh nhật lần mười hai này, mọi người đã làm cho em vô cùng bất ngờ, hạnh phúc và vỡ òa trong vui sướng và cảm động. Sinh nhật của em là vào ngày hai mươi bảy tháng mười một, đây cũng là thời điểm vào đông, tiết trời lạnh giá. Bởi vậy mà buổi chiều ngày hai mươi bảy, mẹ đã dẫn em ra chợ và mua cho em một chiếc áo khoác màu đỏ vô cùng rực rỡ, mẹ em nói đây chính là món quà sinh nhật mẹ tặng cho em, em vô cùng hứng khởi nên buổi đi chợ vô cùng vui vẻ, sau khi được mẹ mua chiếc áo mới, em hân hoan nghĩ đến lúc được mặc nó, trong lòng là niềm vui to lớn len lỏi trong tâm hồn.
Vào mỗi dịp sinh nhật thì mẹ luôn tặng cho em những món quà thật ý nghĩa, đó không phải những món quà đắt tiền, không phải những thứ đồ chơi thời thượng đang thịnh hành, mà đó là những món quà vô cùng thực tế, đó có thể là đôi giày, đôi găng tay, chiếc mũ len và năm nay là một chiếc áo khoác. Những món quà của mẹ thật ấm áp, quan trọng là nó luôn ở bên em, sưởi ấm cho em suốt những ngày đông lạnh giá. Sau khi đã mua áo khoác, em và mua một vài loại hoa quả tươi rồi trở về nhà.
Trên đường về nhà, em đã mường tượng ra một bữa tối ấm cúng của gia đình, ở đó có ông bà, bố mẹ, anh chị và sinh nhật thật ý nghĩa nếu được ở bên người thân. Về đến nhà, em đã nhanh nhảu chạy vào mở cửa cho mẹ, nhưng vừa mở cửa nhà thì bụp bụp hai tiếng, những mảnh pháo giấy bay đầy nhà, trước mắt em là hình ảnh mà em không hề ngờ đến, đó là tất cả những người thân yêu trong gia đình, còn có những bạn bè thân thiết của em, họ cùng hát lên bài hát sinh nhật chúc mừng sinh nhật của em, trên tay bố là chiếc bánh gato rất to và đẹp.
Sau khi bài hát kết thúc thì mọi người cùng hô to chúc mừng sinh nhật em, đặc biệt là lời nói ấm áp của bố mà đến giờ em vẫn còn nhớ: “Con gái của bố, sinh nhật vui vẻ”. Niềm vui đến bất ngờ khiến cho em không kịp có những phản ứng hay những lời nói gì lúc ấy, điều duy nhất mà em có thể làm đó là mỉm cười rất ngốc nghếch, em không thể ngờ được rằng mọi người lại tạo cho em một bất ngờ lớn lao như vậy. Sự xuất hiện của những người bạn khiến cho buổi sinh nhật của em thêm phần nhộn nhịp, vui vẻ hơn rất nhiều. Em và các bạn đã nói cười rất vui vẻ, bố mẹ thì giúp em bày biện bánh kẹo, hoa quả chuẩn bị cho tiệc sinh nhật của em.
Thì ra các bạn đã đến nhà tặng quà sinh nhật cho em, và bố em đã nảy ra ý định giữ mọi người lại để tạo bất ngờ cho em. Em thấy cảm động và biết ơn bố nhiều lắm. Mọi thứ chuẩn bị đã xong, em thổi tắt nến trong tiếng hò reo của chúng bạn, trong nụ cười hiền hậu của bố, trong ánh mắt trìu mến của mẹ. Sinh nhật năm nay em đã dành điều ước của mình cho mọi người, em mong bố mẹ luôn có sức khỏe thật tốt, bạn bè luôn gắn bó, thân thiết như bây giờ. Em rất mong điều ước của em có thể trở thành sự thật. Hôm ấy, mọi người đã tặng rất nhiều những món quà, tuy đơn sơ nhưng đối với em thì chúng có ý nghĩa lớn lao hơn bất cứ thứ gì, vì đó không chỉ là những thứ vật chất thông thường mà còn chứa chan bao nhiêu tình cảm mà bố mẹ cũng như bạn bè dành tặng cho em, em sẽ luôn yêu quý, giữ gìn và trân trọng nó.
Em cũng tự hứa với mình là sang tuổi mới phải cố gắng học tập để không phụ tấm lòng của bố mẹ, bạn bè. Đây chính là kỉ niệm đáng nhớ nhất trong các sinh nhật của em.
Đề 3 : Tên tôi là Phượng và tôi là một Việt Nam. Tôi mười tuổi. Tôi sống ở tỉnh Đồng Nai,thành phố Hồ Chí Minh, miền Nam Việt Nam.
Gia đình tôi có 4 người gồm ba mẹ,em gái và tôi. Cha tôi là một công nhân. Mẹ tôi là một y tá. Bà rất hiền và thực sự rất giỏi nấu ăn, tôi thích tất cả ca1cmo1n ăn mẹ tôi làm.
Mọi người bảo tôi là một người thông minh và vui tính . Tôi thích tất cả các môn nhưng tôi nhưng tôi thích nhất là môn Toán và Tập làm văn. Tôi quyết định trở thành một bác sĩ thật giỏi. Lý do đầu tiên là vì em rất thích nó. Em thích nó ngay từ khi lần đầu tiên nghe thấy từ “bác sĩ”. Nhìn thấy hình ảnh một vị bác sĩ tận tâm chữa bệnh cho bệnh nhân, ân cần hỏi thăm bệnh tình khiến cho em rất thích.Lý do thứ hai để em chọn nó là vì đối với em đây là một nghề mang ý nghĩa rất lớn, nó là nghề cứu sống người khác, là nghề mang lại hy vọng cho những người bị bệnh và biến những hy vọng đó thành hiện thực. Bác sĩ sẽ chữa hết bệnh cho những bệnh nhân của mình, sẽ đưa ra những lời khuyên cho các bệnh nhân của mình, sẽ đưa ra những lời động viên giúp bệnh nhân có thêm nghị lực để vượt qua căn bệnh. Lý do thứ ba để em thích nó chắc có lẽ là vì bác sĩ là một nghề có thu nhập cao.
Em sẽ cố gắng hết sức, nỗ lực hết mình để có thể thực hiện được ước mơ của mình. Một khi em đã trở thành một bác sĩ, em sẽ làm việc không ngừng nghỉ để chữa bệnh cho mọi người. Em sẽ chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo, em sẽ dùng chính tiền của em để giúp đỡ cho họ.Em sẽ đi khắp nơi giúp đỡ cho những bệnh nhân nghèo để họ có thể vượt qua căn bệnh.
học tốt
minh phượng ơi,đề 2 chỉ là viết đoạn văn chứ đâu phải bài văn đau,ms lại mk là con gái mak
Tham Khảo
" Mẹ ơi " là 2 tiếng con cất lên từ lúc sinh ra gọi mẹ. Mẹ hi sinh cho con tất cả, mẹ là thế giới của riêng con. Con sinh ra và lớn trên trong vòng tay ấm áp được mẹ bồng từ khi bé. Cho đến lớn mẹ vẫn theo con, con vấp ngã, mẹ đỡ con dậy và nói " không sao đâu con " câu nói động viên ấy khắc sâu trong lòng con, những lúc vấp ngã không có mẹ con tựa như mẹ nói câu đó mà đứng dậy lấy thêm nguồn sức mạnh cho bản thân mình. Con là thứ vô cùng quý giá với mẹ, với mẹ con luôn là đứa con bé bỏng chưa lớn khôn. Mẹ ơi ! con không dám nói con yêu mẹ nhường nào nhưng con sẽ thể hiện nó qua lòng hiếu thỏa của mình. Tình yêu của mẹ thiêng liêng rộng lớn như đất trời. Cả đời này con nợ mẹ hai chữ " Cảm ơn "
Đoạn thơ " Cho con gánh mẹ một lần " trong bài " Gánh mẹ " của nhà văn Trương Minh Nhật khiến cho bao độc giả dù con tim sắt đá như thế nào cũng phải rơi nước mắt. Chỉ với một hình ảnh người mẹ thôi, tôi cũng đủ nhận thấy rằng hình ảnh một đấng sinh thành với tình cảm dành cho con và trách nhiệm của Người được ngòi bút tài tình của ông miêu tả rất sâu sắc. Đoạn thơ mở đầu đã truyền tải cho tôi một thông điệp rất ý nghĩa, rằng con cái cần phải biết cảm ơn người mẹ, người đã luôn đồng hành với họ trong suốt cả cuộc đời. Hình ảnh người mẹ tần tảo gánh người con khiến tôi nhận thức thêm về tình cảm, sự hy sinh và nghĩa vụ của mẹ. Tôi cảm nhận được rõ sự đau khổ mà mẹ đã chịu đựng để nuôi dưỡng con khôn lớn. Đoạn thơ kết thúc với câu " Cả lòng mẹ đã gánh con một đời " đã khiến tôi rơi vào sự xúc động, sự cảm thông đối với người mẹ. Đó là một lời nhắn nhủ cực kì ý nghĩa, ghi nhận sự đau khổ và nghĩa vụ to lớn của người mang nặng đẻ đau. Đây đồng thời là một trong những bài thơ tuyệt vời nhất mà tôi từng đọc, truyền tải một thông điệp cảm động về tình mẹ con và trách nhiệm của con cái đối với người mẹ ấy.
Em tham khảo:
Năm nay tôi đã là một học sinh lớp 7, cô học sinh ngày càng trưởng thành so với 7 năm về trước. Dù đã tham dự nhiều buổi khai trường khác nhau nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một chính là kỉ niệm sâu đậm nhất trong cuộc đời học sinh. Đêm trước ngày khai giảng, tôi khó ngủ với tâm trạng háo hức, mong chờ ngày khai trường. Khác với tôi mẹ vẫn thật bình tĩnh và chuẩn bị chu đáo mới dụng cụ, quần áo cho ngày mai. Sáng hôm sau, tôi được mẹ chở đi trên chiếc xe đạp thân quen, đến trường thật nhanh, nhìn từ xa nổi bật với dòng chữ chào mừng ngay khai giảng năm học mới. Hai hàng cờ bay phất phới trong gió. Khung cảnh thật rạng rỡ và rộn ràng với những tiếng chim líu lo như vẫy gọi chúng tôi đến trường thật đúng giờ.Trong sân trường, có rất nhiều học sinh, ai cũng vui tươi, thỉnh thoảng có vài bạn tỏ ra sợ sệt và ngại ngùng quấn bên chân mẹ. Thấy tôi có vẻ lo sợ, mẹ khuyên bình tĩnh, vui vẻ và làm quen với các bạn xung quanh. Tiếng trống trường đã điểm, giáo viên và học sinh bắt đầu lễ Quốc kì. Tiếng quốc ca vang lên trong nắng sớm. Thầy giáo đứng lên bục phát biểu, sau đó là cha mẹ phụ huynh. Sau buổi lễ chúng tôi được về lớp của mình, thầy cô mới, bạn bè mới nhưng sao tôi vẫn rất háo hức với buổi học đầu tiên trong đời. Ngày đầu tiên đi học diễn ra với nhiều cảm xúc lo lắng, háo hức và niềm vui từ thầy cô, bạn bè mới. Chắc chắn những kỉ niệm đó sẽ theo tôi đến suốt cuộc đời.
Tham khảo:
Giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 7 - là năm học thứ 2 của mái trường trung học cơ sở. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một. Nhất là khi mùa thu đang đến, lòng tôi lại nao nức, xốn xang, những kỉ niệm nhẹ nhàng, mà đậm đà, sâu sắc. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời đẹp. Những đám mây trôi hững hờ khé đùa nghịch trên không trung. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi quanh những cây bên đường. Những chiếc lá vàng lượn vài vòng ở trên không, rồi nhẹ nhàng theo cơn gió chạm mặt đất... Xào xạc... Như mọi hôm của năm trước thôi, mẹ vẫn đưa tôi đi học mẫu giáo bằng chiếc xe đẹp cũ này. Nhưng, hôm nay thì khác. Tất cả đều thay đổi một cách ngỡ ngàng. Từ bầu trời, đến cái cây hay ngôi nhà ven đường, dường như đều thay đổi. Tôi cảm thấy như vậy. Và bỗng nhận ra rằng, trong lòng tôi dường như có một cảm giác nào đó, khó tả. Cảm giác như mình đang thay đổi, để bước vào một thế giới màu nhiệm khác, to lớn hơn, đẹp đẽ hơn nhưng cũng xa lạ hơn. Cuối cùng cánh cổng trường cấp 1 cũng hiện ra trước mắt tôi. Nó to lớn quá! Tôi ngạc nhiên nhìn cánh cổng. Bê trong kia, mọi người đang tụ tập rất đông, nói cười rộn rã. Và cũng thoáng lác đác vài cô cậu trạc tuổi tôi, nắm chặt tay người thân và chỉ rụt rè nhìn ra quanh mình. Tôi nắm chặt tay mẹ, đi từng bước, từ từ. Sau đó, một cô giáo có mái tóc đen, dài, mặc chiếc áo dài thướt tha, hiền dịu bước đến bên chúng tôi và nói:" Hôm nay là ngày vào lớp 1 đầu tiên của các em, các em hãy cố gắng học tập nhé. Xin cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ!" Các phụ huynh vỗ tay rồi thì thầm điều gì đó với con mình. Các bạn xếp hàng trước cửa rồi chuẩn bị đi vào lớp. Tôi ngỡ ngàng. Một bàn tay dịu dàng nắm lấy vai tôi và đẩy tôi về phía các bạn đang đứng. Tôi không hiểu gì vẫn ngơ ngác và sợ hãi, tôi phải xa mẹ... Tôi bật khóc, ngay giữa đám đông. Cô giáo bước xuống nắm tay tôi, dắt vào lớp đưa tôi đến chỗ ngồi của mình. Tôi ngừng khóc, nhìn cô và các bạn nhỏ quanh mình. Rồi tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ sệt gì nữa. Một cảm giác mới mẻ tràn đến bên tôi. Tôi thấy mình như chững chạc, lớn hẳn lên vậy. Tôi khoanh tay lên bàn, mở quyển vở và lấy chiếc bút chì chuẩn bị viết bài học đầu tiên lớp 7.
Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con
tham khảo:
Năm nay tôi đã là một học sinh lớp 7, cô học sinh ngày càng trưởng thành so với 7 năm về trước. Dù đã tham dự nhiều buổi khai trường khác nhau nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một chính là kỉ niệm sâu đậm nhất trong cuộc đời học sinh. Đêm trước ngày khai giảng, tôi khó ngủ với tâm trạng háo hức, mong chờ ngày khai trường. Khác với tôi mẹ vẫn thật bình tĩnh và chuẩn bị chu đáo mới dụng cụ, quần áo cho ngày mai. Sáng hôm sau, tôi được mẹ chở đi trên chiếc xe đạp thân quen, đến trường thật nhanh, nhìn từ xa nổi bật với dòng chữ chào mừng ngay khai giảng năm học mới. Hai hàng cờ bay phất phới trong gió. Khung cảnh thật rạng rỡ và rộn ràng với những tiếng chim líu lo như vẫy gọi chúng tôi đến trường thật đúng giờ.Trong sân trường, có rất nhiều học sinh, ai cũng vui tươi, thỉnh thoảng có vài bạn tỏ ra sợ sệt và ngại ngùng quấn bên chân mẹ. Thấy tôi có vẻ lo sợ, mẹ khuyên bình tĩnh, vui vẻ và làm quen với các bạn xung quanh. Tiếng trống trường đã điểm, giáo viên và học sinh bắt đầu lễ Quốc kì. Tiếng quốc ca vang lên trong nắng sớm. Thầy giáo đứng lên bục phát biểu, sau đó là cha mẹ phụ huynh. Sau buổi lễ chúng tôi được về lớp của mình, thầy cô mới, bạn bè mới nhưng sao tôi vẫn rất háo hức với buổi học đầu tiên trong đời. Ngày đầu tiên đi học diễn ra với nhiều cảm xúc lo lắng, háo hức và niềm vui từ thầy cô, bạn bè mới. Chắc chắn những kỉ niệm đó sẽ theo tôi đến suốt cuộc đời.
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".
Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Cáu chuyện như sau:
Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: "Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi". Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: "Chúng ta chơi trò trêu gà đi". Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: "Đứa nào không chơi thì cút". Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: "Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm". Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chúng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: "Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?". Tôi im lặng coi như không Ịbiết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạ: "Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà". Ông bà xoa đầu tôi, mim cười: "Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn". Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.
Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.