K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2017

Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài, nhưng nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm. Theo truyền thuyết kể lại, khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân Hán, Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Rồi do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân. Một lý do khác xem chừng cũng cũng có vẻ hợp lý là thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ và mộc mạc, không thể dệt vải theo khổ lớn được, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài - áo dài tứ thân.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng trôi nổi nhưng vẫn tồn tại và không thể bị xóa bỏ. Rồi chịu ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Giống như một quy luật, thời trang cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt, khoảng những năm 1932 trở đi, làn sóng văn hóa Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến thị hiếu của người dân, đặc biệt là quan niệm về thẩm mỹ đối với áo dài. Thời kỳ này một nhân vật có tên là Cát Tường, tung ra kiểu áo dài mới gọi là áo dài Lemur, chữ Le mur trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái tường”, là một cách đặt tên theo họa sĩ Cát Tường. Chiếc áo dài này được cắt may theo kiểu Tây phương nối vai ráp tay phồng, cổ bồng... hoặc được khoét hở cổ. Vài năm sau khi áo dài Lemur xuất hiện và có nhiều trào lưu khen chê khác nhau, họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến chiếc áo này, loại bỏ những đường nét Tây phương táo bạo để dung hòa với kiểu áo ngũ thân cũ tạo ra kiểu áo cổ kín vạt dài ôm sát thân người để hai tà áo tự do bay lượn.

Cho đến cuối thập niên 50, trong một buổi lễ khai mạc, phu nhân ông Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân đã xuất hiện với kiểu áo dài không cổ và tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới. Khoảng đầu những năm 1960, áo dài tay raglan với chiếc quần xéo ống rộng trở nên phổ biến…Cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, tại miền Nam, nơi mà làn sóng Hippy của nền văn hóa phương Tây tác động mạnh mẽ, tuy không tồn tại lâu nhưng phong trào áo dài hippy cũng đã xuất hiện. Hình ảnh thiếu nữ trong trang phục áo dài với các sắc màu rực rỡ thể hiện nét đặc trưng của người phụ nữ hiện đại thời kỳ này. Qua nhiều giai đoạn và thời kỳ lịch sử, áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt.

Trong cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt…

Không giống như kimono của Nhật Bản, Hanbok của Hàn Quốc hay Sari, trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ, người mặc không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh trong bộ đồng phục áo dài trắng thướt tha đổ về các cổng trường. Trên chững chuyến bay đường dài với những sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột dễ gây mỏi mệt và bực bội đối với những hành khách trên không, hình ảnh những thiếu nữ Việt xinh tươi đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc cho hành khách của chuyến bay. Không chỉ có thế, ngày nay tại các công sở, cũng dễ dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉnh chu. Đúng như lời nhận xét của một chuyên gia thời trang Đông Nam Á: “Áo dài Việt Nam tạo ra sự thoải mái cho người phụ nữ. Trong khi áo dài Trung Quốc có một số hạn chế, áo dài Việt cho phép người mặc có thể hoạt động tự do và nó cũng có sức cuốn hút hơn”.

Vào khoảng tháng 06.2001, lần đầu tiên áo dài Việt Nam được giới thiệu tại thành phố Tour, Pháp với sự tham dự của khoảng 300 người hâm mộ văn hóa Việt, chiếc áo dài được xem là di sản văn hóa phi vật thể của nước Việt. Một cô gái người Singapore gốc Trung Quốc từng phát biểu: “nhiều người đang có khuynh hướng làm đẹp theo kiểu phương Tây nhưng với tôi và không ít người khác lại muốn kế thừa những nét đẹp Á Đông. Áo dài đưa chúng tôi trở về với những giá trị châu Á”. Không chỉ tại châu Á, trong con mắt người phương Tây, từ lâu chiếc áo dài cũng đã được chú ý, chị Susan, một phụ nữ gốc Anh sống ở Úc từng qua công tác và làm việc ở Việt Nam, đã tìm may và sưu tầm cho mình ba bộ áo dài đẹp để mặc vào những dịp lễ hội khi chị còn ở Việt Nam, khi về nước chị đã kỹ càng gói lại và đem về mặc lại cho những người thân của mình xem khi có dịp. Và như là một hình thức để giới thiệu về đất nước và con người Việt, đài truyền hình KBS của Hàn Quốc cũng đã từng làm một bộ phim dài 30 phút về áo dài Việt Nam để trình chiếu tại nước này.

“Ở đâu có phụ nữ Việt - ở đấy có áo dài Việt”. Áo dài không chỉ đơn thuần là trang phục truyền thống, mà chính là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt. Đó chính là “quốc hồn” của phụ nữ Việt.

22 tháng 9 2017

Quá ngắn gọn luôn

batngo

1 tháng 9 2019

https://h.vn/hoi-dap/question/436702.html

bn vào link đó tham khảo nhé

30 tháng 9 2018

Lớp 7 mà đã hok thuyết minh rồi á? Vô lí 

30 tháng 9 2018

tham khảo nhakkkkkkkk

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ống rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ... là một cách biểu hiện tấm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà"... hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam.

Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang... chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.

31 tháng 1 2017

- Vua quan: ăn chơi sa đọa.

   - Nhân dân (nông dân, nô tì): cuộc sống khổ cực và ách áp bức, bóc lột tàn tệ của kẻ thống trị.

   - Quân giặc (ở phía nam, phía bắc): lăm le xâm lược.

7 tháng 10 2018

Nhắc đến trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam chúng ta người ta nghĩ ngay đến tà áo dài, áo dài thường được sử dụng ở các ngày lễ lớn, tà áo dài thướt tha, kín đáo nhiều màu sắc làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều dịu dàng của người con gái Việt Nam, đã từ lâu áo dài được coi là trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam.

Từ xa xưa, dân ta đã thiết kế nhiều loại áo dài đa dạng và phong phú như áo dài truyền thống, áo dài tứ thân và áo dài giao lãnh, áo dài ngũ thân, áo dài truyền thống có cổ hình chữ V dài từ bốn đến năm xentimet, làm nổi bật nên vẻ đẹp của chiếc cổ trắng ngần của người phụ nữ Việt Nam và cũng rất là duyên dáng, kín đáo, ngày này chiếc áo dài truyền thống được thiết kế thêm nhiều kiểu hơn, cổ chữ U, cổ trái tim, và cổ tròn làm đa dạng thêm tà áo dài truyền thống.

Có năm phần chính trên một chiếc áo dài, phần cổ áo, phần thân áo, phần tà áo, phần tay áo, và phần quần, thân áo được tính từ cổ đến eo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo làm tôn thêm vẻ đẹp thon gọn của người phụ nữ, tà áo được chia làm hai phần tà áo tước và tà áo sau, được chia làm hai phần ngăn cách bởi hai bên hồng, tà áo thì phải dài hơn đầu gối, phần tay áo là phần từ vai đến qua cổ tay, có thể may chung với phần thân áo hoặc may bằng một loại vải riêng biệt, phần quần áo được may theo kiểu quần ống rộng, có thể là vải đồng màu với chiếc áo dài hay khác màu, thường thì quần có màu trắng làm tôn lên sự mềm mại, thướt tha cho bộ trang phục và thêm duyên dáng, đằm thắm đáng yêu của tà áo dài Việt Nam.

Trong các ngày lễ hội truyền thống không thể thiếu trang phục áo dài, áo dài vừa thể hiện nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ mà còn thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, trang phục áo dài còn xuất hiện trong trường hợp, trong các trường Trung học phổ thông thứ hai hàng tuần nhìn các em nữ sinh trong trang phục áo dài trắng đứng lên chào cờ đẹp và thiêng liêng làm sao, những giáo viên trong trang phục áo dài đứng trên bục giảng toát lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch nhưng không kém phần thanh tao, trang nghiêm của giáo viên. Trong các buổi văn nghệ, hay các cuộc thi lớn không thể thiếu những hình ảnh chiếc áo dài, khi các hoa hậu của đất nước ta đi thi đấu ở đấu trường quốc tế, trong hành trang không thể thiếu tà áo dài thướt tha, mang nét đẹp, truyền thống của dân tộc ta giới thiệu với bạn bè quốc tế.

Khi giặt áo dài phải giặt thật nhẹ tay và không được phơi ở thời tiết nắng quá lâu, ủi ở nhiệt độ vừa phải, có như thế mới giữ được áo dài luôn mới.

Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.

5 tháng 4 2019

I was born and grown up on the poor land in Duc Tho district, Ha Tinh province. That’s where deeply attaches to me 24 years of life. If anyone who asks me that “What’s the thing your most proud of?” .I will answer that’s my hometown. Duc Tho is the land poor where the people live by rice cultivation, breeding, and fishing. Although the life is very difficult, but the people is very friendly, and studious. In Duc Tho, there is a Tung Anh village where called “Doctor village”. Duc Tho is also the home of Tran Phu Secretary General, and marked many memories of the great leader Ho Chi Minh.

If you come to Duc Tho, you will feel many interesting things, visiting Tran Phu tombstone, La Giang dyke, rowing on La driver, and enjoying the traditional songs. In the evening, they can enjoy a special food which is “mussel rice” – just only eat one time, you will never forget.

Beautiful and unobtrusive! Duc Tho always tries to grow, and to improve the life of people, but keeping the traditional culture.

17 tháng 4 2023

Cảm nhận là ko hiểu 

17 tháng 4 2023

Ko hiểu gì hết trơn

11 tháng 9 2016

la chi tiet tuong tuong ki ao duoc lich su hoa

11 tháng 9 2016

Thoi, mk làm đc rồi nha các bn

19 tháng 9 2018

Mỗi độ hè về mái trường thân yêu không thể nào thiếu bóng dáng và màu sắc của hoa phượng. Bên cạnh những dãy bằng lằng tím như màu mực tím của tuổi học trò thì hoa phượng đỏ rực lúc nào cũng nở xòe đợi những cô cậu học trò nhặt về ép vào trang vở trắng làm kỉ niệm.

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao một loài hoa đẹp như thế, tươi tắn và rực rỡ như thế lại nở vào mùa chia tay không?. Thân cây phượng chắc chắn nâu trầm, tán phượng xòe rộng những chiếc lá nhỏ tí chắp lại với nhau mềm mại. Có lẽ phượng đỏ rực là thế, đẹp là thế để lưu luyến bước chân của những cô cậu học trò. Mùa hè hứa hẹn biết bao nhiêu là điều hay, người đi du lịch cùng gia đình, người được chạy nhảy trên cánh đồng đầy cỏ cây hoa lá. Những cô cậu học sinh chăn trâu ngày nào cũng được gặp nhau và chơi nhiều trò chơi dân gian thú vị. Những niềm vui ấy khiến cho học trò tạm thời quên đi trường lớp, bạn bè, thầy cô. Phượng nở cả mùa hè để in sâu vào tâm trí những cô cậu học trò ấy, thôi thúc cô cậu học trò ấy đến trường. Khi ta gắn bó với một thứ gì đó quá lâu thì đến khi không gắn bó nữa ta sẽ thấy nhớ nó vô cùng.

Cánh phượng mềm như cánh bướm, tán cây mở rộng như lòng mẹ ôm ấp lấy những cậu học trò nghịch ngợm trèo lên hái hoa không bị ngã. Hoa phượng cũng nhân từ như một người cô giáo hiền thục hết lòng yêu mến học trò. Mặc cho học trò nghịch ngợm có hái hoa bẻ lá, cây vẫn chẳng một lời oán trách.

Dù có đi đâu, làm gì có lẽ con người không bao giờ quên được những ngày tháng êm đềm của tuổi học trò mà trong đó hoa phượng như một dấu in rực rỡ nhất. Chẳng có lúc bác bảo vệ bắt một cậu học trò đang trèo cây hái hoa, về sau nó cũng là kỉ niệm vô cùng đẹp. Trên cuốn lưu bút mực tím ấy, cánh hoa phượng vẫn xòe như cánh bướm, nó không còn tươi tắn rực rỡ nữa mà nó nhuốm màu thời gian.

19 tháng 9 2018

Mỗi độ hè về mái trường thân yêu không thể nào thiếu bóng dáng và màu sắc của hoa phượng. Bên cạnh những dãy bằng lằng tím như màu mực tím của tuổi học trò thì hoa phượng đỏ rực lúc nào cũng nở xòe đợi những cô cậu học trò nhặt về ép vào trang vở trắng làm kỉ niệm.

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao một loài hoa đẹp như thế, tươi tắn và rực rỡ như thế lại nở vào mùa chia tay không?. Thân cây phượng chắc chắn nâu trầm, tán phượng xòe rộng những chiếc lá nhỏ tí chắp lại với nhau mềm mại. Có lẽ phượng đỏ rực là thế, đẹp là thế để lưu luyến bước chân của những cô cậu học trò. Mùa hè hứa hẹn biết bao nhiêu là điều hay, người đi du lịch cùng gia đình, người được chạy nhảy trên cánh đồng đầy cỏ cây hoa lá. Những cô cậu học sinh chăn trâu ngày nào cũng được gặp nhau và chơi nhiều trò chơi dân gian thú vị. Những niềm vui ấy khiến cho học trò tạm thời quên đi trường lớp, bạn bè, thầy cô. Phượng nở cả mùa hè để in sâu vào tâm trí những cô cậu học trò ấy, thôi thúc cô cậu học trò ấy đến trường. Khi ta gắn bó với một thứ gì đó quá lâu thì đến khi không gắn bó nữa ta sẽ thấy nhớ nó vô cùng.

Cánh phượng mềm như cánh bướm, tán cây mở rộng như lòng mẹ ôm ấp lấy những cậu học trò nghịch ngợm trèo lên hái hoa không bị ngã. Hoa phượng cũng nhân từ như một người cô giáo hiền thục hết lòng yêu mến học trò. Mặc cho học trò nghịch ngợm có hái hoa bẻ lá, cây vẫn chẳng một lời oán trách.

Dù có đi đâu, làm gì có lẽ con người không bao giờ quên được những ngày tháng êm đềm của tuổi học trò mà trong đó hoa phượng như một dấu in rực rỡ nhất. Chẳng có lúc bác bảo vệ bắt một cậu học trò đang trèo cây hái hoa, về sau nó cũng là kỉ niệm vô cùng đẹp. Trên cuốn lưu bút mực tím ấy, cánh hoa phượng vẫn xòe như cánh bướm, nó không còn tươi tắn rực rỡ nữa mà nó nhuốm màu thời gian.

Tham Khảo

"Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

Người bố trong bài thơ "Mưa" còn là đại diện cho hình ảnh con người trước sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Cơn mưa ập xuống, tất cả vạn vật biến đổi: mía nghiêng ngả, kiến rời tổ, mối vỡ tổ,… Chỉ duy con người vẫn vững vàng với công việc khai thác, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình (đi cày).