K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2017

Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực .Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình.Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt 1 niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa .Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác .Gio đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu.Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu . Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào , miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về.tất cả những khổ đau , những lời nói của bà cô đều bị lãng quên- trôi đi nhẹ như một đám mây. Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc .Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo , có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình - tình mẫu tử thiêng liêng.........

7 tháng 12 2021

nhanh đi mn :<

 

20 tháng 8 2021

Tham khảo:

Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.

20 tháng 8 2021

Tham khåo

Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã khẳng định xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò. Sau đó tác giả tiếp tục giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhi. Tiếp đến, tác giả còn lý giải cho người đọc hiểu được nguồn gốc của ca Huế: “Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục…”. Cuối cùng, Hà Ánh Minh đã cho người đọc được chứng kiến một đêm ca Huế trên sông Hương. Với phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Cảnh vật lung linh, hư ảo: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”. Còn nhân vật chính trong bài thì: “Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên”. Khi đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như đang được cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng. Ca Huế trên sông Hương quả là một tác phẩm giá trị khi viết về ca Huế - một nét văn hóa độc đáo của mảnh đất thơ mộng này.

 

1 tháng 12 2019

Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" phê phán những bậc làm cha mẹ, chỉ nghĩ cho bản thân, không lo cho con cái, chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ trong gia đình mà dẫn đến ly hôn. Họ không biết rằng, khi bố mẹ như vậy thì ảnh hưởng rất nhiều đến con. Ảnh hưởng đến tinh thần, thiếu đi tình cảm gia đình, tình cảm từ cha mẹ, anh em. Hay như Thủy trong văn bản này, bạn sẽ không còn đi học nữa, bạn phải nghĩ học ra chợ bán hoa quả. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bạn. Qua văn bản trên, chúng ta nên biết tổ ấm gia đình là thứ vô cùng quý giá, quan trọng và thiêng liêng, chúng ta nên tự bảo vệ và giữ gìn nó.

#Riin

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

Tuổi thơ mỗi chúng ta gắn liền với những câu truyện truyền thuyết thần kì.Và lớn lên ,chúng ta lại được học về chúng nơi giảng đường học tập.Từ đó mà những câu chuyện ấy đã để lại trong em những ấn tượng và xúc cảm đặc biệt.  Những câu chuyện truyền thuyền gắn liền với hình ảnh các vị anh hùng dân tộc,sự kiện lịch sử vĩ đại.....Qua các truyền thuyết mà em đã học,em học tập được nhiều bài tập quy giả,cảm thông với những số phận đáng thương,,nhớ ơn các vị anh hùng...

10 tháng 10 2021

Burh :V

 

24 tháng 1 2022

- Tham khảo bạn ơi. Không có ai đánh máy nhanh như chớp mà ghi khoảng 1000-2000 chữ như vậy đâu.

24 tháng 1 2022

- Tham khảo:

Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về tình yêu thương trong cuộc sống. Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh các nhân vật xuất hiện xuyên suốt truyện ngắn với chân dung đẹp đẽ, sống động. Hai chị em Lan và Sơn vì thương đám trẻ nghèo mà mang áo của em gái mình ra cho cô bạn nhỏ. Để rồi sợ mẹ mắng mà khép nép không dám nhìn mẹ. Cũng vì hành động của con trẻ, mà người mẹ ngỡ ra được bao điều và cho người mẹ nghèo vay tiền mua áo cho con. Đó chính là khoảnh khắc đẹp đẽ của cả người lớn và trẻ em – khoảnh khắc chứa chan tình người khiến cho người đọc chúng ta cũng rưng rưng xúc động. Con người thường chỉ nghĩ đến mình mà khó nghĩ được cho người khác, và người mà có cuộc sống đủ đầy lại càng khó nghĩ cho những người khốn khó hơn mình vì họ không hiểu được những gánh nặng của những người khó khăn. Thế nhưng, những em bé trong câu chuyện dù sống trong nhung lụa vẫn hiểu và thương những mảnh đời khó khăn thì đó thực sự là vẻ đẹp quý giá của tình người. Có thể thấy, bức tranh đầu mùa đông được nhà văn Thạch Lam miêu tả rất chính xác, tinh tế. Cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mắt người đọc. Còn bức tranh tình người hiện lên vừa ấm áp, vừa đơn sơ, vừa quen thuộc nhưng rộn ràng, hạnh phúc, dạt dào tình cảm, cảm xúc. Có thể nói rằng, với ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả trong suốt mấy mươi năm qua vì vẻ đẹp tình người.

- Đường link: https://hoctot.nam.name.vn/viet-doan-van-neu-cam-nhan-cua-em-ve-van-ban-gio-lanh-dau-mua-a94643.html

15 tháng 3 2021

Tham khảo:

Ý 1:

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Ý 2:

Văn bản 'Đức tính giản dị" đã cho người đọc cảm nhận một cách chân thực nhất vẻ đpẹ của đức tính giản dị trong phong cách của Bác. Phẩm chất cao quý ấy vẫn được giữ vẹn nguyên qua chặng đường 60 năm hoạt động, một  sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.  Giản dị thể hiện  trong lối sống qua bữa ăn, nơi ở, việc làm và giản dị trong quan hệ với mọi người. Bác quý trọng kết quả sản xuất của con người, quý trọng người phục vụ. Gianr dị trong quan hệ với mọi người: việc gì tự làm được thì Bác không cần người giúp, người phục vụ rất ít. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn dành thời gian quan tâm, thăm hỏi chiến sĩ, đồng bào. Trong lời nói, giản dị thể hiện ở sự ngắn gọn, dễ nhớ, có sức tập hợp và lôi cuốn mạnh mẽ. Đây thực sự là phẩm chất cao quý tuyệt đẹp của đời sống thật sự văn minh mà mọi người cần noi theo gương sáng của Bác.

9 tháng 9 2021

Tham khảo:

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã khắc họa cho người đọc thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng. Sau khi bố mất, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Bà cô muốn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ” nhưng điều đó vẫn không khiến cho tình yêu thương cũng như lòng kính trọng mẹ của Hồng mất đi. Đến khi gặp lại mẹ, Hồng đã vô cùng ngạc nhiên và xúc động. Cậu chạy đến, ngồi trong lòng mẹ để cảm nhận hơi ấm của tình yêu thương. Nguyên Hồng đã sử dụng những hình ảnh chân thực, lời văn nhẹ nhàng khiến mỗi người đọc đều thấy cảm động khi đọc tác phẩm.

31 tháng 8 2016

Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.