K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2017

1.Cơn gió mùa đông khẽ lùa qua làn tóc của Bé, có lẽ cảm giác lạnh lẽo này đã quá quen thuộc đối với Bé rồi. Bé sinh ra trong một gia đình giàu có, tiền của vật chất thì nhiều, cuộc sống của Bé không thiếu một thứ gì nhưng tình cảm gia đình trong Bé có lẽ đã bị mai một dần theo năm tháng. Giữa đêm đông lạnh giá, Bé lẳng lặng bước đi trên con đường cũ, Bé suy nghĩ về cuộc đời mình...

Cuộc đời của Bé thì có gì phải nghĩ chứ? Nhưng có đấy! Bé cố gắng nhớ lại khuôn mặt của người mẹ đã sinh ra mình, đã lâu lắm rồi Bé không gặp mẹ. Bé không thể hình dung được mẹ như thế nào nữa? Mẹ chỉ lo công việc làm ăn của mình mà không bao giờ quan tâm đến Bé. Mỗi lần mẹ đi công tác phải ba, bốn tháng mới về, có khi tới hàng năm. Mỗi lần về nhà, Bé luôn dành tặng cho mẹ những niềm vui bất ngờ nhưng niềm vui được cho đi lại không bao giờ được đáp lại. Mẹ chỉ nhìn Bé và nở một nụ cười rồi lại đi nghỉ ngơi để tiếp tục cho công việc ngày mai. Một cái ôm hay một nụ hôn lên má Bé, mẹ cũng không làm được. Có khi Bé bảo: “Mẹ thơm con đi”nhưng mẹ lại nhăn mặt: “Lớn rồi có phải trẻ con đâu, thôi ra ngoài đi để mẹ còn làm việc”. Bé buồn lắm! Mẹ lúc nào cũng chỉ có công việc, cho dù Bé là người lớn hay trẻ con đi chăng nữa nhưng một chút âu yếm vỗ về từ mẹ cũng không có. Bé vừa đi vừa nghĩ miên man mà không biết nước mắt đã lăn dài từ lúc nào. Bé thèm thuồng cái tình cảm ấy đến vô cùng, để có được nó sao khó khăn đến vậy, Bé đâu làm gì có lỗi. Bé lê chần dài trên con đường, từng cơn gió vẫn thổi. Lạnh lắm! Bé có thể đánh đổi tất cả để được mẹ yêu thương, vỗ về như mong muốn. Mỗi lần được điểm cao Bé chỉ muốn được khoe với mẹ thôi! Nhưng mẹ cũng đâu có thời gian để ý.

Nhìn qua khung cửa kính của một ngôi nhà, sao họ được hạnh phúc mà Bé lại không? Bé muốn được như thế nhưng bằng cách nào bây giờ?. Tại sao? Tại sao? Tại sao? Bé suy nghĩ miên man, nghĩ mãi, nghĩ mãi nhưng chẳng có ích lợi gì cả. Sự thật vẫn là sự thật, chẳng có gì thay đổi được. Bé chỉ biết buồn và... khóc.

Những suy nghĩ của bé hình như không có hồi kết. Bé chưa thực sự được làm con của một người mẹ - một người mẹ đúng nghĩa mà Bé mong ước. Gió vẫn cứ rét, gió rét lắm! Rét vào tận trong con tim bé bỏng yếu ớt của Bé! Gió càng thổi càng rét và cứ rét mãi, rét mãi, rét mãi... rét vào trong tâm hồn Bé. 2. Điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất, mẹ chính là người sinh thành ra ta, không có mẹ dĩ nhiên không có ta xuất hiện trên đời. Suốt chín tháng mười ngày mang nặng mẹ đã phải kiêng hem, giữ gìn rất cẩn thận để bảo đảm sự an toàn cho con. Những thứ mà bản thân mẹ không thích nhưng vẫn cố gắng ăn để có đầy đủ sức khỏe. Mẹ phải đi đứng nhẹ nhàng cẩn thận xuyên đi bệnh viện để kiểm tra xem con có khỏe mạnh hay đau ốm gì không. Đó là những ngày tháng mẹ vô cùng vất vả, lo lắng cũng như tràn đầy hi vọng, niềm vui mong con sớm chào đời.
Không chỉ vậy, suốt thời gian thơ ấu không ai có thể thay thế vai trò của mẹ với con. Khi còn nằm trên nôi, mẹ vẫn thường ôm ấp vỗ về, ầu ơ ru ta bằng những ca khúc ngọt ngào. Lời ru tha thiết chứa chan tình yêu thương ấy đã đưa con vào giấc ngủ an lành, cho con cảm nhận được tình yêu bao la của mẹ. Hơn nữa, mẹ nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa thơm mát, ngọt ngào, dòng sữa mẹ như thứ nước thần nuôi sống con suốt những ngày thơ bé, tưởng như đã được chắt lọc và pha chế một cách thần kỳ.
Thật thiệt thòi cho những em bé không được một lần thưởng thức thứ nước thơm mát ấy. Các nhà khoa học đã chứng minh và khuyên các mẹ rằng: Sữa mẹ là thức ăn và chất dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, bởi không chỉ mang theo lương dinh dưỡng cao mà còn có sức đề kháng, giúp em bé khỏe mạnh và chống chịu được nhiều loại bệnh.
Mẹ còn khiến tâm hồn ta thêm phong phú bởi tình yêu thương và lòng nhân ái, dù là khi trong bụng mẹ hay đã đi mẫu giáo, những câu chuyện cổ tích trước khi đi ngủ của mẹ là thứ mà ta yêu quý và mong chờ nhất. Từ chuyện cô Tấm bước ra từ quả thị đến chuyện Thạch Sanh thật thà dũng cảm rồi đến chuyện nàng công chúa có mái tóc dài bị nhốt trên lâu đài cao tít của mụ phù thủy..Tất cả những chuyện đó đều nhằm giáo dục uốn nắn nhân cách của chúng ta ngay từ khi còn nhỏ. Hơn thế nữa, mẹ còn tất tả ngược xuôi, làm đủ mọi việc không biết mệt mỏi để nuôi ta, bát cơm ta ăn, manh áo ta mặc, sách vở ta học tập… đều thẫm đẫm những giọt mồ hôi của mẹ và công sức của mẹ. Mẹ có thể hi sinh mọi thứ, tuổi xuân nhan sắc, bản thân mình chỉ vì ta.
Mẹ quan tâm, chăm sóc chu đáo như vậy mà ta đã nhiều lần làm mẹ buồn, thật đáng trách làm sao? khi ta đau ốm, mẹ thức trắng bao đêm để lo cho ta từng li từng tí, chỉ cần ta lên cơn sốt cao hay ho dai dẳng, lòng mẹ đã như thắt lại, đau đớn vô cùng. Đã bao đêm mẹ thức sửa chăn gối, thay khăn, đặt tay lên trán ta mà lòng bồn chồn, lo lắng. Mẹ đã bao lần gạt đi nước mắt đau buồn mà cầu mong cho ta chóng khỏe đươc bình an. Rất nhiều lần sau khi ốm dậy, ta bắt gặp gương mặt xanh xao, hốc hác và hằn rõ những vết nhăn trên chán của mẹ. Mẹ dành hết tình yêu thương , sự chăm sóc cho ta.
Mẹ kiên trì, nhẫn nại dạy ta từ những điều nhỏ nhất, từ lúc chập chững bước đi những bước đầu tiên, lúc bi bô gọi được tiếng bà, tiếng mẹ đến khi ta bắt đầu học bảng chữ cái, làm những phép tính đơn giản đều có bàn tay mẹ dẫn dắt, chỉ bảo tận tình. Mẹ còn dạy ta phải biết chào hỏi người lớn, biết mơi mọi người ăn cơm, hay lấy tăm cho ông bà sau bữa ăn. Bắt đầu những công việc nhỏ nhặt như vậy , ta mới dần làm được lớn hơn như trông em, quét nhà, nhặt rau, nấu cơm… Những lúc như vậy mẹ vừa là người thầy, người bạn của ta. Ngoài ra, mẹ còn nhen nhúm cho ta những ước mơ, hoài bão trong tương lai. Như vậy không một ai khác ngoài mẹ có thể theo dõi, gắn bó, chăm sóc ta suốt thời thơ ấu.
Khi ta đã trưởng thành, khôn lớn vai trò của mẹ cũng không hề bị mai một. Mẹ luôn dõi theo từng bước ta đi, từng chuyển biến trong cuộc đời ta và sự nghiệp của ta. Trong khi ta đang mải mê chạy đua với cuộc sống, dường như bản thân đã vô tâm quên rằng sau lưng mình luôn có mẹ già luôn âm thầm cầu nguyện, mong ước ta được thành công trên đường đời, khi ta quá mệt mỏi với sự bươn trải của cuộc sống, mẹ luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay che chở cho ta, mẹ có thể hiện diện bất cứ lúc nào khi ta cần người an ủi hay vấp ngã, động viên khi bất hạnh. Cho dù ta tưởng mình đã trưởng thành, thậm chí đã có chỗ đứng vững chắc trong xã hội nhưng trong mắt mẹ ta mãi là đứa con bé nhỏ, vì thế nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con
Tóm lại, mẹ giữ vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Ta luôn luôn phải yêu quý, kính trọng và biết ơn mẹ. Mẹ chính là ngọn đèn, là ngôi sao soi sáng cho con trong bóng đêm tối tăm
Chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao và sự hi sinh của mẹ đã bỏ ra, phải báo hiếu mẹ khi còn cơ hôi chứ đừng để:
Mẹ già như chuối chín cây
Giá lay mẹ rụng, con phai mồ côi. edu0edu1+1 nếu thích, -1 nếu không thích
Nguyễn Thị Hải Yến
Chủ nhật, ngày 19/03/2017 22:19:49
Tình mẫu tử - một chủ đề quen thuộc với những ai học văn trên khắp thế giới. Tình yêu thương là sự lo lắng của đấng sinh thành dành cho những đứa con của mình – đó có thể là tình cảm trong sáng nhất của con người.

“Cha mẹ nuôi con chẳng mong ngày đền đáp”. Và trong cái khung cảnh lạnh lẽo, lầy lội của bức ảnh trước mắt khi mẹ dắt con đi trong mưa, tôi không hề cảm thấy sự cô đơn, lạc lõng. Bởi ở đây có hiện diện của tình mẫu tử trong hình dáng mộc mạc và đẹp nhất của nó.

Người đời vẫn nói: “Hổ dữ không ăn thịt con”. Làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng của vạn vật, không riêng gì con người. Chính vì thế, dù trong hình thể của những con vật hiền lành hay tồn tại trong tâm của loài ác thú thì bản năng làm mẹ vẫn luôn giành phần chiến thắng.

Bản thân tôi không biết định nghĩa tình mẫu tử như thế nào bởi một đứa con trai ham chơi như tôi không thể đủ kinh nghiệm để diễn tả điều đó. Nhưng tôi có thể diễn tả lại cho các bạn cảm nhận của tôi về tình mẫu tử.

Không biết như thế nào và tại sao nhưng người đầu tiên mà ánh mắt tôi luôn tìm kiếm đó là má tôi. Cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu tại sao mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của má tôi trong bếp, lòng tôi lại được trấn tĩnh lại.

Tôi sinh ra trong một gia đình “người Bắc điển hình” với người bố gia trưởng và khó tính. Cố nhiên một đứa con ương bướng và nghịch ngợm như tôi luôn phải chịu những trận đòn từ bố. Những lúc ấy, má tôi sẽ đóng vai một cô y tá để sơ cứu cho bệnh nhân là tôi. Bàn tay má nhẹ nhàng xoa lên những vết bỏng rát sao mà dễ chịu đến thế.

Những trận đòn roi vì nghịch ngợm trải dài khắp tuổi thơ tôi cho đến ngày vào lớp 10. Cũng có lẽ vì thế mà tôi thân với má hơn bố.

Rồi tôi nhớ có lúc phải vào viện (do ngày bé tôi hay tắm mưa nên viêm phổi triền miên), sốt cả tháng liền chỉ được ăn cháo má mang đến. Cháo má nấu dở lắm, vừa loãng lại vừa mặn. Sau này tôi mới biết cháo mặn do má trộn thuốc vào nhưng chẳng hiểu sao tôi lại chịu ăn. Từ đó đến nay, cứ mỗi lần bị bệnh, tôi lại được ăn món cháo ấy. Hương vị của nó có lẽ đi theo suốt cả cuộc đời tôi.

Nếu các bạn hỏi tình mẫu tử xuất phát từ đâu thì xin lỗi tôi cũng không thể giải nghĩa được. Có lẽ đó là nguồn sức mạnh tối thượng tồn tại trong mỗi người mẹ chăng?

Tình mẫu tử thiêng liêng là thế, cao quý là thế, ấy vậy mà vẫn có người dám vấy bẩn chỉ vì lợi ích cá nhân, chỉ vì đồng tiền? Những bà mẹ tuổi teen chẳng phải chỉ vì lỗi lầm mà đang tâm coi rẻ tình mẹ con, thậm chí vứt bỏ tình máu mủ ruột rà.

Lại thêm những đứa con bất hiếu chỉ vì tranh nhau mảnh đất mà đẩy mẹ ra đường. Lại cả những người con giả dối, khi mẹ còn sống thì lạnh lùng, khinh khỉnh, lúc mẹ mất mới ma chay long trọng.

Đó là chưa kể những người mẹ vì thương con mù quáng mà suốt đời o bế con cái, khiến chúng trở nên hư hỏng. Những chuyện như vậy vẫn đầy rẫy quanh cuộc sống chúng ta.
Nhưng may thay những điều trên chỉ là thiểu số, bởi đúng như bản chất tình mẫu tử là hướng về cái tốt. Những ông, bà, bố, mẹ thương con nhiều vô kể. Hành động luôn tốt hơn lời nói. Một cử chỉ bằng vạn lời “Mẹ yêu con”.

Tôi không cần kể thêm ví dụ nữa, bởi ngoài kia có biết bao người mẹ tuyệt vời, hãy bước ra đi và tự cảm nhận, các bạn của tôi.

Tôi không biết các bạn ra sao nhưng đối với tôi, tôi không dám nhận mình là một đứa con có hiếu. Bởi tôi chưa làm tròn được chữ hiếu với má tôi.

Từ nhỏ đến giờ, tôi vẫn là gánh nặng mà cả cuộc đời má tôi phải gánh lấy. Lúc nhỏ thì má luôn phải lo lắng cho sức khỏe của tôi, lớn lên má lại lo lắng cho tính ngang ngạnh của tôi.

Tôi và bố cãi nhau luôn. Những lúc ấy má lại là người giảng hòa. Má là người nín nhịn nên nào có cãi lại bố. Sau những lần cãi vã như thế, má tôi khóc suốt. Những lúc ấy tôi chỉ muốn chạy xuống nhà ôm má nhưng cái tôi trong tâm trí lại cản tôi lại. Sao tôi lại hèn yếu như vậy, sao tôi lại để má khóc?

Không, tôi vẫn chưa xứng đáng là người đàn ông trong nhà. Má ơi con biết má phải chịu nhiều áp lực khi sống trong mái nhà như thế này. Má ơi, giá mà con có thể hiểu được điều ấy sớm hơn. Con không cần phải chứng tỏ mình với bố nữa, xin hãy là con người vui vẻ như ngày nào má nhé.

Bức ảnh mẹ dắt con trên xe qua nơi nước ngập gợi cho tôi nhiều suy nghĩ mà có lẽ người vụng về như tôi không nói hết được bằng lời.

Các bạn, đôi khi những người mẹ có thể cáu gắt và khó chịu. Xin hãy hiểu cho họ, đừng nhìn vào lời nói, hãy nhìn vào hành động của con người. Mẹ có thể cáu gắt nhưng trái tim mẹ luôn rộng mở ấm áp vì con. Lời nói của mẹ có thể khó nghe nhưng chúng ta luôn cảm nhận được những gì tốt đẹp nhất mẹ dành cho con. Tôi chẳng cần nói nữa có lẽ các bạn biết mình cần làm gì. Về phần tôi, có lẽ tôi vẫn là đứa con có lớn mà không có khôn. Má ơi đứa con bất hiếu này xin lỗi má".
10 tháng 9 2017

Đề 1 :

Cơn gió mùa đông khẽ lùa qua làn tóc của tôi, có lẽ cảm giác lạnh lẽo này đã quá quen thuộc đối với tôi rồi. Tôi sinh ra trong một gia đình giàu có, tiền của vật chất thì nhiều, cuộc sống của tôi không thiếu một thứ gì nhưng tình cảm gia đình trong tôi có lẽ đã bị mai một dần theo năm tháng. Giữa đêm đông lạnh giá, tôi lẳng lặng bước đi trên con đường cũ, tôi suy nghĩ về cuộc đời mình.

Cuộc đời của tôi thì có gì phải nghĩ chứ? Nhưng có đấy! Tôi cố gắng nhớ lại khuôn mặt của người mẹ đã sinh ra mình, đã lâu lắm rồi tôi không gặp mẹ. Tôi không thể hình dung được mẹ như thế nào nữa? Mẹ chỉ lo công việc làm ăn của mình mà không bao giờ quan tâm đến tôi. Mỗi lần mẹ đi công tác phải ba, bốn tháng mới về, có khi tới hàng năm. Mỗi lần về nhà, tôi luôn dành tặng cho mẹ những niềm vui bất ngờ nhưng niềm vui được cho đi lại không bao giờ được đáp lại. Mẹ chỉ nhìn tôi và nở một nụ cười rồi lại đi nghỉ ngơi để tiếp tục cho công việc ngày mai. Một cái ôm hay một nụ hôn lên má tôi, mẹ cũng không làm được. Tôi buồn lắm! Mẹ lúc nào cũng chỉ có công việc, cho dù tôi là người lớn hay trẻ con đi chăng nữa nhưng một chút âu yếm vỗ về từ mẹ cũng không có. Tôi vừa đi vừa nghĩ miên man mà không biết nước mắt đã lăn dài từ lúc nào. Tôi thèm thuồng cái tình cảm ấy đến vô cùng, để có được nó sao khó khăn đến vậy, tôi đâu làm gì có lỗi. Tôi lê chần dài trên con đường, từng cơn gió vẫn thổi. Lạnh lắm! Tôi có thể đánh đổi tất cả để được mẹ yêu thương, vỗ về như mong muốn. Mỗi lần được điểm cao tôi chỉ muốn được khoe với mẹ thôi! Nhưng mẹ cũng đâu có thời gian để ý.

Nhìn qua khung cửa kính của một ngôi nhà, sao họ được hạnh phúc mà tôi lại không? Tôi muốn được như thế nhưng bằng cách nào bây giờ?. Tại sao? Tại sao? Tại sao? Tôi suy nghĩ miên man, nghĩ mãi, nghĩ mãi nhưng chẳng có ích lợi gì cả. Sự thật vẫn là sự thật, chẳng có gì thay đổi được. Tôi chỉ biết buồn và... khóc.

Những suy nghĩ của bé hình như không có hồi kết. Tôi chưa thực sự được làm con của một người mẹ - một người mẹ đúng nghĩa mà tôi mong ước. Gió vẫn cứ rét, gió rét lắm! Rét vào tận trong con tim bé bỏng yếu ớt của tôi! Gió càng thổi càng rét và cứ rét mãi, rét mãi, rét mãi... rét vào trong tâm hồn tôi.

Đề 2:

Điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất, mẹ chính là người sinh thành ra ta, không có mẹ dĩ nhiên không có ta xuất hiện trên đời. Suốt chín tháng mười ngày mang nặng mẹ đã phải kiêng hem, giữ gìn rất cẩn thận để bảo đảm sự an toàn cho con. Những thứ mà bản thân mẹ không thích nhưng vẫn cố gắng ăn để có đầy đủ sức khỏe. Mẹ phải đi đứng nhẹ nhàng cẩn thận xuyên đi bệnh viện để kiểm tra xem con có khỏe mạnh hay đau ốm gì không. Đó là những ngày tháng mẹ vô cùng vất vả, lo lắng cũng như tràn đầy hi vọng, niềm vui mong con sớm chào đời.
Không chỉ vậy, suốt thời gian thơ ấu không ai có thể thay thế vai trò của mẹ với con. Khi còn nằm trên nôi, mẹ vẫn thường ôm ấp vỗ về, ầu ơ ru ta bằng những ca khúc ngọt ngào. Lời ru tha thiết chứa chan tình yêu thương ấy đã đưa con vào giấc ngủ an lành, cho con cảm nhận được tình yêu bao la của mẹ. Hơn nữa, mẹ nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa thơm mát, ngọt ngào, dòng sữa mẹ như thứ nước thần nuôi sống con suốt những ngày thơ bé, tưởng như đã được chắt lọc và pha chế một cách thần kỳ.
Thật thiệt thòi cho những em bé không được một lần thưởng thức thứ nước thơm mát ấy. Các nhà khoa học đã chứng minh và khuyên các mẹ rằng: Sữa mẹ là thức ăn và chất dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, bởi không chỉ mang theo lương dinh dưỡng cao mà còn có sức đề kháng, giúp em bé khỏe mạnh và chống chịu được nhiều loại bệnh.
Mẹ còn khiến tâm hồn ta thêm phong phú bởi tình yêu thương và lòng nhân ái, dù là khi trong bụng mẹ hay đã đi mẫu giáo, những câu chuyện cổ tích trước khi đi ngủ của mẹ là thứ mà ta yêu quý và mong chờ nhất. Từ chuyện cô Tấm bước ra từ quả thị đến chuyện Thạch Sanh thật thà dũng cảm rồi đến chuyện nàng công chúa có mái tóc dài bị nhốt trên lâu đài cao tít của mụ phù thủy..Tất cả những chuyện đó đều nhằm giáo dục uốn nắn nhân cách của chúng ta ngay từ khi còn nhỏ. Hơn thế nữa, mẹ còn tất tả ngược xuôi, làm đủ mọi việc không biết mệt mỏi để nuôi ta, bát cơm ta ăn, manh áo ta mặc, sách vở ta học tập… đều thẫm đẫm những giọt mồ hôi của mẹ và công sức của mẹ. Mẹ có thể hi sinh mọi thứ, tuổi xuân nhan sắc, bản thân mình chỉ vì ta.
Mẹ quan tâm, chăm sóc chu đáo như vậy mà ta đã nhiều lần làm mẹ buồn, thật đáng trách làm sao? khi ta đau ốm, mẹ thức trắng bao đêm để lo cho ta từng li từng tí, chỉ cần ta lên cơn sốt cao hay ho dai dẳng, lòng mẹ đã như thắt lại, đau đớn vô cùng. Đã bao đêm mẹ thức sửa chăn gối, thay khăn, đặt tay lên trán ta mà lòng bồn chồn, lo lắng. Mẹ đã bao lần gạt đi nước mắt đau buồn mà cầu mong cho ta chóng khỏe đươc bình an. Rất nhiều lần sau khi ốm dậy, ta bắt gặp gương mặt xanh xao, hốc hác và hằn rõ những vết nhăn trên chán của mẹ. Mẹ dành hết tình yêu thương , sự chăm sóc cho ta.
Mẹ kiên trì, nhẫn nại dạy ta từ những điều nhỏ nhất, từ lúc chập chững bước đi những bước đầu tiên, lúc bi bô gọi được tiếng bà, tiếng mẹ đến khi ta bắt đầu học bảng chữ cái, làm những phép tính đơn giản đều có bàn tay mẹ dẫn dắt, chỉ bảo tận tình. Mẹ còn dạy ta phải biết chào hỏi người lớn, biết mơi mọi người ăn cơm, hay lấy tăm cho ông bà sau bữa ăn. Bắt đầu những công việc nhỏ nhặt như vậy , ta mới dần làm được lớn hơn như trông em, quét nhà, nhặt rau, nấu cơm… Những lúc như vậy mẹ vừa là người thầy, người bạn của ta. Ngoài ra, mẹ còn nhen nhúm cho ta những ước mơ, hoài bão trong tương lai. Như vậy không một ai khác ngoài mẹ có thể theo dõi, gắn bó, chăm sóc ta suốt thời thơ ấu.
Khi ta đã trưởng thành, khôn lớn vai trò của mẹ cũng không hề bị mai một. Mẹ luôn dõi theo từng bước ta đi, từng chuyển biến trong cuộc đời ta và sự nghiệp của ta. Trong khi ta đang mải mê chạy đua với cuộc sống, dường như bản thân đã vô tâm quên rằng sau lưng mình luôn có mẹ già luôn âm thầm cầu nguyện, mong ước ta được thành công trên đường đời, khi ta quá mệt mỏi với sự bươn trải của cuộc sống, mẹ luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay che chở cho ta, mẹ có thể hiện diện bất cứ lúc nào khi ta cần người an ủi hay vấp ngã, động viên khi bất hạnh. Cho dù ta tưởng mình đã trưởng thành, thậm chí đã có chỗ đứng vững chắc trong xã hội nhưng trong mắt mẹ ta mãi là đứa con bé nhỏ, vì thế nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con
Tóm lại, mẹ giữ vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Ta luôn luôn phải yêu quý, kính trọng và biết ơn mẹ. Mẹ chính là ngọn đèn, là ngôi sao soi sáng cho con trong bóng đêm tối tăm
Chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao và sự hi sinh của mẹ đã bỏ ra, phải báo hiếu mẹ khi còn cơ hôi chứ đừng để:
Mẹ già như chuối chín cây
Giá lay mẹ rụng, con phai mồ côi.

1 tháng 3 2018

Thời gian Vân làm bài tập toán là:

1 giờ 15 phút − 27 phút = 75 phút − 27 phút = 48 phút

Thời gian Vân làm cả bài tập văn và bài tập toán là:

1 giờ 15 phút + 48 phút = 1 giờ 63 phút = 2 giờ 3 phút

Đáp số: 2 giờ 3 phút.

Đáp án C

21 tháng 2 2016

nhi nha nhi nhinhi nhi nhi nho

9 tháng 3 2018

Đổi 15 phút=0.25 giờ

Hồng làm xong bài toán và tập làm văn trong:

 0.25+0.6=0.85(giờ)

    Dáp số 0.85 giờ

9 tháng 3 2018

51 phút

15 tháng 3 2018

Đổi 0,6 giờ =36 phút

Thời gian Hồng làm bài toán và bài tập văn là:  15+36=51 (phút)

Vậy Hồng làm xong bài tập toán và văn mất 51 phút

15 tháng 3 2018

Bài giải

Thời gian Hồng làm xong bài toán và bài tập là:

15 giờ +0,6 giờ=15,6 giờ

Đáp số 15,6 giờ

nhớ k mình nha!Mình làm xong nhanh nhất đó

Văn đối thoại nhưng chủ đề gì bn ???

5 tháng 9 2017

Chọn đáp án: C

12 tháng 5 2017

Chọn đáp án: B

14 tháng 3 2022

giúp mk đi

26 tháng 4 2022

     

Mỗi người khi sinh ra đều phải học. Nhưng học như nào để có hiệu quả? Từ xưa vấn đề này đã được các nhà thông thái bàn tới. Trong bài tấu Bàn luận về phép học gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải “ theo điều học mà làm. “ Điều đó nói lên tầm quan trọng của phương pháp học đi đôi với hành.

      Cốt lõi của việc học là rèn luyện con người thành người tốt. Học để làm người tốt đẹp, có nhân cách cao thượng, biết phân biệt lẽ đúng sai. Học để giữ gìn đạo lí ở đời. Vậy học là gì? Hành là gì? Học là quá trình tiếp thu kiến thức của thế hệ đi trước dưới sự hướng dẫn của thầy cô, cha mẹ, bạn bè hoặc quá trình tự học qua sách báo, mạng Internet. Hành là thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế, để cho quen tay, thành thục, để có kĩ năng thành thạo hơn. Chính vì thế ông cha ta đã đúc kết ra kinh nghiệm: Học phải đi đôi với hành.

      Vậy, vì sao học lại phải đi đôi với hành? Vì trong cuộc sống, nếu ta chỉ chú tâm vào thâu tóm kiến thức lý thuyết mà không có sự vận dụng vào thực hành thì kiến thức sẽ bị mai một đi, lý thuyết sẽ chỉ còn là lý thuyết suông. Ngược lại, hành mà không học thì làm việc gì cũng khó khăn.

      Ví dụ như một sinh viên y khoa, học lý thuyết rất giỏi nhưng nếu không chú trọng tới thực hành thì sẽ không trở thành bác sĩ giỏi, đặc biết đối tượng cần chữa bệnh là con người. Hay một người thợ may, nắm vững lý thuyết nhưng chưa thực hiện cắt may bao giờ thì sẽ không thể làm ra những bộ quần áo đẹp.

      Tuy nhiên nếu chỉ chú ý tới thực hành mà không học lý thuyết thì làm việc gì cũng lúng túng, mò mẫm, thậm chí thất bại nhiều lần, tốn kém tiền bạc, năng suất và chất lượng không cao.

      Vẫn là sinh viên y khoa đó, nếu không học lý thuyết mà đã thực hành thì hậu quả sẽ kinh khủng như thế nào? Vẫn là người thợ may ấy, không hiểu gì về cắt may nhưng vẫn thực hành chắc chắn sẽ thất bại nhiều lần.

      Vì vậy học phải đi đôi với hành, kiến thức sẽ là cơ sở giúp cho việc thực hành đạt được hiệu quả. Ngược lại, thực hành cũng là cách giúp chúng ta củng cố kiến thức, hoàn thành nội dung đã học.

      Kết hợp tốt giữa học và hành giúp chúng ta trở thành con người toàn diện vừa có kiến thức, vừa có kỹ năng vừa giúp phát triển tư duy, vừa giúp ta hoàn thiện bản thân.

      Vậy làm thế nào  để kết hợp tốt giữa học và hành? Bản thân ta cần xác định được tầm quan trọng của việc học đi đôi với hành. Trên lớp ta cần chú ý nghe giảng, ghi chép những kiến thức cơ bản để tích lũy cho mình những kiến thức cơ bản.

      Tóm lại, học phải đi đôi với hành, học có vai trò dẫn dắt, hành ngược lại, hành có tác dụng củng cố kiến thức. Vậy nên, bản thân em sẽ cố gắng phát huy tốt cả hai kỹ năng để hoàn thiện bản thân hơn.