Câu 1: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Hai thanh nam châm hút nhau C. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn | B. Hai thanh nam châm đẩy nhau D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất |
Câu 2 Khi lực sĩ bắt đầu nâng một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một:
A. Lực nâng C. Lực uốn | B. Lực ép D. Lực hút |
Câu 3: Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là:
A. Cân C. Tốc kế | B. Nhiệt kế D. Lực kế |
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực
B. Lực được phân thành: lực không tiếp xúc và lực tiếp xúc
C. Lực chỉ có tác dụng làm vật biến đổi chuyển động
D. Lực có thể làm cho vật biến dạng vừa làm cho vật biến đổi chuyển động
Câu 5: Khi mở cổng trường, bác bảo vệ đã tác dụng lên cánh cổng một lực đẩy 30N. Con số 30N cho biết:
A. Độ lớn của lực C. Phương của lực | B. Chiều của lực D. Cả 3 phương án A, B, C |
Câu 6: Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg?
A. 6kg. | B. 5kg. |
C. 4kg. | D. 3kg |
Câu 7: Lò xo thường được làm bằng những chất nào?
A. Chì C. Nhôm | B. Thép D. Cả 3 loại trên |
Câu 8: Khi chiếc lò xo bị tay ta tác dụng và có chiều dài sau khi bị biến dạng dài hơn so với chiều dài ban đầu của nó thì khi đó lò xo chịu tác dụng của:
A. Lực nâng C. Lực nén | B. Lực kéo D. Lực đẩy |
Câu 9: Lực hút của các vật có khối lượng gọi là:
A. Trọng lượng | B. Lực hút của trái đất | C. Lực hấp dẫn |
Câu 10: Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
A. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.
B. Phương nằm ngang, chiều từ Tây sang Đông.
C. Phương nằm ngang, chiều từ Đông sang Tây.
D. Phương thẳng đứng, chiều hướng ra xa Trái Đất.
1. Khi đưa hai đầu của hai thanh nam châm đến gần nhau thì trường hợp nào chúng hút nhau? Trường hợp nào chúng đẩy nhau?
=> Xung quanh nam châm có từ trường, từ trường tạo thành hình vòng cung và đi từ cực bắc đến cực nam của nam châm. Vậy nếu để hai cực cùng dấu (2 cực nam hoặc 2 cực bắc) của hai nam châm đối diện với nhau, thì hướng đi của hai từ trường cũng hướng vào nhau, tức mũi tên chỉ hướng đi của hai nam châm quay ngược hướng với nhau, từ trường không thể gặp nhau dẫn đến hai nam châm sẽ đẩy nhau.
Ngược lại, nếu đặt cực bắc của nam châm này đối diện với cực nam của nam châm kia thì mũi tên chỉ hướng đi của hai từ trường sẽ cùng chỉ về một hướng, lúc này từ trường sẽ như một sơi dây vô hình kéo hai nam châm lại gần nhau, vì thế hai cục nam chấm đặt trái dấu sẽ hút nhau.
Từ trường trong nam châm vô hình nên chúng ta không thể quan sát được, để thấy rõ từ trường hoặc quan sát nguyên nhân dẫn đến nam châm cùng cực đẩy nhau, trái cực hút nhau bạn có thể dùng mạt sắt rải xung quanh nam châm sẽ thấy chúng tạo nên hình ảnh của từ trường nam châm đấy nhé. Đây cũng là cách làm quen thuộc tại các trường học để thí nghiệm tính chất của nam châm.
2. Khi bị đun nóng thì đường có bị biến đổi thành chất khác không?
Trả lời
=> Ở nhiệt độ đun sôi các loại đường đơn giản không có biến đổi đáng kể