K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 7 2017

= 3 nha !

k mik đi

đúng 100% đấy

29 tháng 10 2017

= 2^10 . ( 13 + 65 ) / 2^8 . 104

= 2^10 . 78 / 2^8 . 104 

= 2 . 2 . 2^8 . 78 / 2^8 . 104

= 2^8 . 312 / 104 

= 3

24 tháng 2 2020

Số sản phẩm của nhà máy là:

732:91,5x100=800(sản phẩm)

Số sản phẩm ko đạt chuẩn là:

800-732=68(sản phẩm)

     ĐS: 68 sản phẩm

      

19 tháng 11 2019

Sau đây là phần thuyết trình của nhóm em về những diễn biến chính của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

Để biết được sự bùng nổ của chiến tranh và sự lan rộng toàn thế giới từ ngày 1-9-1939 đến đầu năm 1943 thì chúng ta tìm hiểu phần một.

1.Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ ngày 1-9-1939 đến đầu năm 1943)

-Trong giai đoạn này,bằng chiến thuật chớp nhoáng,phát xít Đức đã chiếm hầu hết các nước châu Âu ngoại trừ nước Anh và một số nước trung lập.

-Vào ngày 22-6-1941,phát xít Đức bắt đầu tấn công và dần dần đánh chiếm vào sâu bên trong lãnh thổ Liên Xô.

-Trong lúc Đức đang thắng thế ở châu Âu thì ở Thái Bình Dương:

+Ngày 7-12-1941,Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Chân Châu Cảng (đảo Ha-oai).

+Khi đó,quân đội Nhật chiếm toàn bộ vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương.

-Bên cạnh đó ở Bắc Phi:

+Tháng 9-1940,quân I-ta-li-a tấn công AiCập.

-Chiến tranh bắt đầu lan rộng ra toàn thế giới.

-Chiến sự đã diễn ra trên khắp các mặt trận như:

+Mặt trận Tây Âu.

+Mặt trận Xô-Đức.

-Mặt trận châu Á.

+Mặt trận châu Á-Thái Bình Dương.

+Cuối cùng là mặt trận Bắc Phi.

-Tháng 1-1942,Mặt trận Đồng minh chống phát xít đã được thành lập với mục đích:

+Đoàn kết.

+Tập hợp các lực lương chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

-Tiếp theo để tìm hiểu về sự phản công của quân Đồng minh và sự kết thúc của chiến tranh thế giới từ năm 1943 đến tháng 8-1945.

2.Quân Đồng minh pản công,chiến tranh kết thúc (từ năm 1943 đến tháng 8-1945)

-Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngược đồng thời đã làm xoay chuyển tình thế cuộc chiến tranh thế giới.

-Sau cuộc chiến thắng của Xta-lin-grat,Hồng quân liên quân Mĩ-Anh liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên khắp các mặt trận.

+Tại mặt trận Xô-Đức,Hồng quân Liên Xô đã phản công trên diện tích rộng,đã quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình.

+Cuối năm 1944,Liên Xô được giải phóng.

+Trong khi đang trên đường truy kích quân Đức,Hồng quân Liên Xô đã giúp nhân dân các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít.

+Ở mặt trận Bác Phi,tháng 5-1943,trước các đợt tấn công của liên quân Mĩ-Anh,quân Đức và I-ta-li-a hải hạ vũ khí.

+Ở mặt trận Tây Âu,ngày 6-6-1944,liên quân Mĩ -Anh đổ bộ vào miềm Bắc của nước Pháp đã mở mặt trạn thứ hai ở Tây Âu.

-Sau sự thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin.

-Đêm mồng 8 rạng sáng 9-5-1945 phát xút Dức đã ký văn kiện đầu hàng không điều kiện.

\(\Rightarrow\)Việc này đã dẫn đến chiến tranh thế giới kết thúc ở châu Âu với sư thất bại hoàn toàn của phe phát xít I-ta-li-a và Đức.\

Ở mặt trận châu Á-Thái Bình Dương,Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.

-Ngày 6 và 9-8-1945,Mĩ đã ném bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki (Nhật Bản)

\(\Rightarrow\)10 vạn người thiệt mạng,hàng chục vạn người bị tàn phế.

-Ngày 15-8-1945,Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.

\(\Rightarrow\)Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

CHÚC BẠN THUYẾT TRÌNH THÀNH CÔNG NHA !BẠN HỌC TỐT NHA!

19 tháng 11 2019

cảm ơn bn nhiều <3 mà bn ơi chỉ cần phần mặt trận châu âu thôi mà , s bn ns luôn phần mặt trận vắc phi vs mặt trận châu á thái bình dương luôn ?

15 tháng 1 2018

          THUYẾT MINH VỀ BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng  là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.                          

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

15 tháng 1 2018

Bài văn mẫu 1 - Thuyết minh về nem chua Thanh Hóa
Nem chua Thanh Hóa là món ăn nổi tiếng, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Món này được chế biến hết sức kỳ công, qua nhiều công đoạn kỹ lưỡng, từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khi đóng gói sản phẩm...
Thịt để làm nem phải là loại thịt nóng, nghĩa là khi heo vừa mới xẻ thịt thì người thợ làm nem phải thái, xay, chế biến ngay, không để lâu. Bởi nếu thịt nguội, nem sẽ không có độ bóng cũng như sự kết dính trong quá trình lên men.Ngày trước khi chưa có máy xay, người thợ phải giã thịt bằng tay trên những cối đá lớn. Theo kinh nghiệm của những gia đình làm nem truyền thống, thì thịt giã cối đá sẽ có độ giòn, quánh, dính hơn là thịt xay máy.
Bì lợn cũng phải chọn rất kỹ, heo lấy bì phải là heo cạo chín, nghĩa là làm bằng nước sôi. Có như thế lông mới sạch và khi chế biến sẽ đỡ tốn thời gian. Để có những sợi bì trong, ngon, người thợ phải cạo thật sạch tất cả những phần mỡ còn sót lại trên bì, cho tới khi lớp bì mỏng, trắng tinh, trong suốt thì được. Bì càng làm kỹ bao nhiêu thì khi thái chỉ, bì càng giòn và dai bấy nhiêu.
Khi nguyên liệu chính là thịt và bì đã xong, người thợ sẽ trộn hai hỗn hợp này lại với nhau cùng các loại gia vị muối, bột ngọt, đường, nêm thêm chút nước mắm cho thơm. Sau đó mang hỗn hợp thịt trên ra đóng gói. Mỗi một chiếc nem được người gói cho kèm thêm chút tỏi, lá đinh lăng, ớt, những phụ gia này có tác dụng làm cho hương vị nem trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn và cũng là để cân bằng giữa lạnh (nem chua) với nóng (lá đinh lăng, ớt). Lá chuối gói nem phải là lá chuối ngự vừa xanh vừa dầy, bởi trong quá trình vận chuyển và lưu giữ nem vẫn tiếp tục lên men.
Để bảo quản được dài ngày, người thợ thường bọc giấy bóng thêm bên trong nem. Thông thường nem gói sau 3 ngày là chín, có thể dùng được. Bóc lớp lá chuối màu xanh ở ngoài, đã thấy lộ ra màu hồng của thịt, màu trắng của sợi bì, màu đỏ của ớt.
Khi thưởng thức sẽ gặp vị chua thanh của thịt, dai giòn của sợi bì, cay của ớt, thơm của tỏi, chát ngọt của đinh lăng ... một hương vị rất riêng mà không phải nem chua nơi nào cũng có như nem chua xứ Thanh. Nem Thanh có vị lạ rất khác với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó vừa chua, vừa cay lại có cả vị mặn mà của gia vị, có vị ngọt của thịt làm ta không thể không ăn tiếp vài cái nữa.
Nem chua Thanh Hoá vừa ngon, vừa rẻ nhưng có điều rất lạ và hay là có thể làm đồ nhắm, cũng có khi ăn với cơm. Tiện hơn cả là ở đâu ta cũng có thể nhấm nháp hương vị hấp dẫn của nó. Nghĩ đến nem chua quê mình đầu lưỡi tôi lại cay cay, ngọt ngọt. Khó mà tả được cảm giác sung sướng khi được ăn một vài miếng nem chua ở quê hương mình trong lúc đang ở nơi xa xôi.
Ai đi qua xứ Thanh cũng phải nếm thử hương vị lạ của những chiếc nem xinh xắn. Người dân xứ Thanh vào Nam ra Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc để cho người nhà hoặc biếu người thân. Ngày lễ Tết hoặc cưới xin, nem chua trở thành món ngon không thể thiếu. Kèm với những cặp bánh chưng xanh, những chiếc giò ngày Tết là những xâu nem chua làm từ chất liệu quê hương mời khách đến chơi nhà.
Nếu có dịp dừng chân nơi miền đất này, mời bạn hãy thưởng thức nem chua xứ Thanh.Vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà gia vị tạo nên hương thơm khó quên của món nem chua Thanh Hóa.Nem chua Thanh Hóa nổi tiếng xưa nay khắp một dải đất dài từ Nam ra Bắc. Người Thanh Hóa tự hào với bạn bè nơi nơi vì có một thứ quà không phải nơi nào cũng cứ học là làm được, mà nó được truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác qua nhiều năm nay.

5 tháng 3 2017

Ông kiếm được càng nhiều tiền như cha mình.


vui
5 tháng 3 2017

He earns as much money as his father.

=> Ông kiếm được càng nhiều tiền như cha mình.