nhìn vào cảnh hội chợ ở đức hãy miêu tả lại
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1
a) Bức tranh hội chợ miêu tả khung cảnh buôn bán sôi động, hoạt động chủ yếu là buôn bán -> kinh tế phát triển.
b) Kinh tế thành thị: chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp (giao lưu buôn bán) .
tranh hôi chợ ở đức miêu tả khung cảnh sôi đọng của việc mua bán,trao đổi hàng hoá.Bên cạnh là hình ảnh lâu đài,nhà thờ với những kiến trúc đặc sắc hiên đại. Bức tranh phản ánh thành thị ko chỉ là trung tâm kinh tế mà còn là trung tâm văn hoá mà còn là trung tâm văn hoá, không khí dân chủ cũng được thể hiện qua việc giao lưu hàng hoá
miêu tả hội chợ đức
- Đúng cũng có , nhưng vẫn có sai
- Các cuộc phát kiến địa lý do quy luật tất yếu của tính phát triển khách quan, theo bước tiến thiết yếu của xã hội, đáp ứng nhu cầu thực trạng .
- Những cuộc phát kiến đã đem lại nhiều thành tựu to lớn , những phát hiện quy mô và có tầm ảnh hưởng ngày nay, giúp thế giới biết rõ hơn về bản chất nơi sinh sống, các dân tộc đang cùng tồn tại song song trên 1 quốc gia, các bản sắc văn hóa khác, các nền văn minh, văn hóa khác
- Nhưng cũng từ đó phát sinh nhiều mâu thuẫn và vấn đề rắc rối: phương Tây mở đầu thời đại phong kiến chậm nhưng kết thúc sớm để tiến lên Tư bản chủ nghĩa , còn phương đông thì mở đầu thời đại phong kiến sớm, kết thúc muộn . Phương tây có những tiến bộ khoa học kĩ thuật vượt xa thời gian so với phương đông, những nhu cầu, đòi hỏi thiết yếu: nguyên liệu, lương thực, nhân công... cũng cao hơn nên bắt buộc họ phải tiến hành lợi dụng hóa các phát hiện để phục vụ cho khu vực sinh sống.
- Cụ thể chủ tư bản thông qua các cuộc phát kiến để tiến hành chiến tranh xâm lược, đặt ách thông trị và đô hộ.
- Không thể nói là xích lại gần nhau được . Đúng là các cuộc phát kiến địa lý đã giúp các dân tộc tây âu biết đến phương đông, phi, mĩ latinh nhưng với quan niệm khinh thường lạc hậu, không bình đẳng, bình quyền, họ chỉ xem là " man di mọi rợ" nên không thể nói là các dân tộc xích lại gần nhau được .
Bức tranh hội chợ Đức miêu tả khung cảnh buôn bán sôi động, hoạt động chủ yếu là buôn bán ~> kinh tế phát triển.
1. Dế Mèn là một chàng dế thanh niên có vẻ đẹp cường tráng khỏe mạnh, oai vệ.
2. Cảnh chợ năm căn nhộn nhịp, nhiều màu sắc, cảnh quang sôi động.
4. Anh trai kiều Phương là một người anh ghen tịn với em gái, tự ti với những gì em gái làm được, do đó mà ddooid xử không tốt với em, tuy nhiên đã biết sửa lỗi.
Bạn tham khảo nha :
Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp - dấu hiệu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng hàng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ - nơi nằm giữa trung tâm thị trấn Lộc Bình. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá.
Quả thật nếu ai có dịp đến với Lộc Bình thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây, bởi chợ nằm bên con sông Kì Cùng đã tạo cho khu chợ cảm giác vui tươi qua từng nhịp chảy của nó. Chợ thường họp năm ngày một lần từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở Lộc Bình vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang, rừng rực xuống nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người ở phía dưới. Đối với trẻ thơ, đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng trò chuyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chọn cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây để phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: Bút, thước, màu... Những quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng .. rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia súc, gia cầm, những chú lợn con hồng hào đang kêu éc éc như đang nhớ mẹ. Những "bé" gà, "bé" vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê - nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại những ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.
~ HT ~
Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp - dấu hiệu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng hàng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ - nơi nằm giữa trung tâm thị trấn Lộc Bình. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá.
Quả thật nếu ai có dịp đến với Lộc Bình thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây, bởi chợ nằm bên con sông Kì Cùng đã tạo cho khu chợ cảm giác vui tươi qua từng nhịp chảy của nó. Chợ thường họp năm ngày một lần từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở Lộc Bình vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang, rừng rực xuống nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người ở phía dưới. Đối với trẻ thơ, đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng trò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chọn cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây để phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: Bút, thước, màu... Những quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng .. rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia xúc, gia cầm, những chú lợn con hồng hào đang kêu éc éc như đang nhớ mẹ. Những "bé" gà, "bé" vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Các bạn đã đi chợ phiên bao giờ chưa? Tôi đã được đi một lần khi còn nhỏ nhưng cho đến bây giờ hình ảnh của phiên chợ ấy vẫn còn đọng mãi trong tôi với những dòng ký ức ngọt ngào về miền quê thơ ấu thanh bình và yên ả.
Đó là một ngày mùa thu dịu dàng. Bầu trời rất xanh và trong với những dải mây hồng đang lững thững dạo chơi. Đàn chim nhạn và đám mây trắng mỏng lướt qua mọi vật. Bà tôi đã dậy từ lúc nào. Khi tôi rửa mặt thì bà đang cặm cụi nhóm bếp lửa đun nước. Sáng nay, tôi sẽ cùng bà đi chợ phiên. Tôi vô cùng háo hức.
Bà cháu tôi bắt đầu đi khi sương vẫn còn đọng trên những vòm lá. Bà tôi đội chiếc thúng tre trên đầu, bên trong là mấy bó rau vườn nhà. Từ nhà ra chợ đi một lát là đến. Bà tôi ngồi bán rau ngay đầu chợ còn tôi vào trong xem. Khu chợ này nhỏ thôi, nhưng có rất nhiều gian hàng. Mái chợ được lợp bằng những tấm cọ. Dãy hàng đầu tiên chỉ có bốn gian. Gian thứ nhất bán bánh mì. Những chiếc bánh mì dài, nóng hổi. Vài em bé vừa chỉ tay vào gian bánh vừa vùng vằng đòi mẹ mua. Gian thứ hai bán bánh rán, loại bánh rán mật chỉ bé bằng ba ngón tay chập lại nhưng bọn trẻ chúng tôi mê vô cùng. Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm thấy vị ngọt ngào của mật đường, vị dẻo thơm của bột nếp và vị thơm bùi của đỗ xanh. Và có một loại bánh không thể không nói đến: bánh hú tai mèo. Miếng bánh dẻo thơm làm từ bột gạo, một thứ bánh quen thuộc mà sao lần nào ăn tôi cũng thấy nó ngon lạ kỳ. Hai đầu bánh nhọn như tai mèo nên có tên gọi là bánh hú tai mèo. Và gian thứ tư: gian này không bán bánh mà bán cốm. Cái hương lúa dịu dàng hoà quyện trong hương lá sen thơm mát ấy đã níu bước chân tôi lại bên gánh cốm. Bác hàng cốm tuy đang bận gói cốm cho khách nhưng vẫn ngẩng lên tươi cười với tôi:
- Mua cốm đi cháu! Cốm thơm ngon đấy!
Thấy tôi cứ đứng tần ngần không nói, bác bán cốm cười:
- Không có tiền chứ gì? Cứ lấy đi, bác với bà mày là hàng xóm với nhau cả, có gì đâu!
Rồi bác dúi vào tay tôi một gói cốm nho nhỏ. Tôi cảm ơn bác bán cốm tốt bụng và đi tiếp. Cốm ngon quá! Vui thì ăn càng ngon. Tôi nhúp vài hạt một lên ăn, cái miếng cốm ấy bây giờ tôi vẫn nhớ. Vừa đi tôi vừa nghĩ: Hay thật! Đúng như bà mình nói "hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
Chợ bây giờ đã đông hơn. Người người ra vào tấp nập. Những tiếng mời mua, mặc cả, những tiếng cười đùa, hỏi thăm vang lên ồn ã. Tôi bước sang dãy bán thịt, cá. Đây là dãy đông nhất, mọi người kín lại, chẳng còn lối đi. Tôi lách qua một cách khó nhọc, lại bị che kín nên chỉ nhìn thấy những chú cá béo tròn, nào rô, nào trắm đang lượn đi lượn lại trong chậu, vài chú cố sức trườn ra ngoài rơi "bẹp" xuống đất, giãy đành đạch trước khi được đưa trở lại chậu; những tảng thịt lợn, thịt bò hồng tươi, săn chắc, nhìn rất ngon lành, những chú gà, chú vịt đang cãi nhau "quác, quác", "cạc, cạc" ầm ĩ. Rồi những tiếng tranh mua miếng thịt ngon, tiếng mặc cả. Tất cả tạo nên một bản hoà tấu sống động.
Dãy thứ tư bán hoa quả và rau. Những trái dưa vàng, dưa hấu tròn như những chú heo con. Những trái thanh long đỏ hồng và tròn căng. Những trái cam tròn trịa, mập mạp, nhìn đã ứa nước miếng. Lại thêm cô bán hàng xởi lởi nên chẳng ai mặc cả làm gì. Rồi còn có bao nhiêu rau: rau cải, rau muống, xà lách, mùi, húng đủ loại. Những mớ rau tươi, non, xanh mơn mởn vẫn còn long lanh sương đêm. Những ngọn rau phất phơ trước cơn gió buổi sớm như mời gọi. Chợt tôi nghe tiếng gọi:
- Trang ơi!
Ồ! Bà tôi đã vào đây tự lúc nào, mấy mớ rau đã hết. Giờ đây, trong thúng là thịt, trứng, bánh và đậu phụ. Bà tôi nói:
- Bà thấy cháu từ ngoài kia, gọi mãi mà cháu không nghe thấy. Cháu đi nhanh thế!
Tôi được bà khen đi nhanh, cười tít cả mắt mà không để ý trán bà lấm tấm mồ hôi.
Mặt trời đã lên cao, chợ đã vãn. Dòng người đổ ra đường, chảy mãi trong không gian bao la. Tôi với bà cũng hoà vào dòng chảy ấy. Ra cổng, tôi lại thấy thêm một thứ mà lúc nãy vào tôi không để ý. Dưới gốc cây đa, một bà già tóc bạc phơ, miệng móm mém nhai trầu đang ngồi bên một tấm bạt bày vài gói kẹo lạc, kẹo bi, những cái bánh vừng, kẹo hồ lô..., những thứ bánh kẹo rẻ tiền nhưng là cả một mơ ước với chúng tôi thuở ấy. Bây giờ thì chẳng còn những cụ già tóc bạc ngồi bên gánh hàng đơn sơ như vậy nữa.
Tôi đã xa quê lâu rồi và cũng chẳng còn có dịp trở lại phiên chợ năm xưa nữa. Cho dù tôi về quê thì quê hương cũng đã đổi thay. Sẽ chẳng có một chuyến tàu nào đưa tôi về được với miền quê và phiên chợ ấu thơ. Nhưng mãi mãi hình ảnh về phiên chợ ấy sẽ là ký ức đẹp trong tôi.
Chợ làng em là chợ chung cho cả xã, một tháng có sáu phiên vào các ngày mùng bốn, mùng chín, mười bốn, mười chín, hăm bốn, hăm chín Âm lịch.
Tờ mờ sáng, chợ đã khá đông. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, từ trên đê xuống, từ bên kia sông đi đò sang, từ làng dưới lên, tíu tít đổ về chợ, tiếng trò chuyện râm ran. Con đường làng em tấp nập người qua lại, đông vui như hội.
Chợ họp trên bãi đất rộng cuối làng. Tuy không quy định nhưng những người bán cũng tự động ngồi thành từng dãy tuỳ theo mặt hàng. Chính giữa chợ là hàng chục sạp tạp hoá. Nào kim chỉ, gương lược, giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, ấm chén, phích nước... thứ gì cũng có. Quần áo may sẵn bày la liệt cho người mua dễ nhìn, dễ chọn.
Phía cuối chợ là khu bán lúa gạo, ngô, đậu, lạc, sắn, khoai... Mấy bà buôn chuyến mua gom rồi chở ra thị xã. Góc chợ là nơi bán gia súc. Những chú lợncon bị nhốt trong rọ, nghếch mõm ngó người mua. Đàn gà nhép liếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói chân thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi kêu cạc cạc ầm ĩ.
Xế sang góc bên này là hàng rau quả. Thôi thì đủ loại cây nhà lá vườn. Những củ su hào xanh non còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối từng rổ lớn xếp cạnh những bó hành dọc xanh củ trắng nõn nà. Cam, quýt, hồng xiêm, ổi... tươi rói, thơm lừng.
Bây giờ chưa phải là tháng Chạp nhưng chợ quê em đã có nhiều hàng bán tranh Tết. Làng Đông Hồ nổi tiếng cách làng em không xa. Người ta mua tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng về treo trong dịp Tết cho nhà cửa thêm đẹp đẽ và cầu mong một năm mới thịnh vượng, ấm no. Có lẽ đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc quê em từ xa xưa truyền lại.
Suốt buổi sáng, cảnh mua bán tấp nập diễn ra. Tiếng mời mọc, tiếng mặc cả, khen chê ồn ã, náo nhiệt, thật là vui! Mặt trời đứng bóng, chợ đã vãn, dòng người gồng gánh nối theo nhau toả về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh như khung cảnh thường ngày của nó.
a) Nhìn vào bức tranh có thể thấy khung cảnh hội chợ buôn bán rất tập nập, đông đúc. Điều này cho thấy kinh tế rất phát triển.
b) Các thị trấn
c)
– Trong thành thị cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.
- Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.
- Hằng năm, họ tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.
Tham khảo:
Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình lên sâu vào lớp sương đêm dày đặc. Vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng. Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyện đi vào chợ.
Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt một thêm hai đồng bạc. Có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi.
Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ. Những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kỹ tính của các bà nội trợ đảm đang. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước.
Trưa, mặt trời lên qua đỉnh đầu. Mọi người bán đã dọn hàng về nhà nghỉ ngơi. Chợ đã tan từ lâu.
-Bức tranh hội chợ miêu tả khung cảnh buôn bán sôi động, hoạt động chủ yếu là buôn bán ~> kinh tế phát triển.
a) Bức tranh hội chợ miêu tả khung cảnh buôn bán sôi động, hoạt động chủ yếu là buôn bán -> kinh tế phát triển.
b) Kinh tế thành thị: chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp (giao lưu buôn bán) .