1) Tìm thêm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ " Thân em" giống như bài ca dao số 2
2) Những câu ca dao có mở đầu này nói về ai, nói về điều gì ?
3) những câu háy châm biếm vừa học có điểm gì giống nhau về nội dung và nghệ thuật.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) 1- Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
2- Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
3- Thân em như con hạc đầu đình,
Muốn bay không cất nổi mình mà bay !
* ý nghĩa của bài 1: Người khôn ở đây đâu chỉ là cái hơn người bởi hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài. Cái khôn ở đây ý nói tới tấm lòng nhân ái. Đó cũng là người biết trân trọng con người vì hiểu rõ cái lý con người vốn bình đẳng. Đó là con người có trí tuệ hiểu rõ đạo lý của cuộc đời.
Rửa mặt là sự coi trọng. Người theo đạo Hồi trước khi đọc Kinh bao giờ cũng rửa mặt. Tín đồ Phật giáo Đại Thừa trước khi vào khóa lễ đọc Kinh hay tụng chú thường rửa tay rửa mặt và đọc các câu chú tịnh thân - khẩu và ý. Rửa chân ám chỉ sự khinh miệt. Chỉ có những kẻ kiêu căng, cậy giàu sang hoặc những kẻ hủ lậu phong kiến mới có thái độ khinh khi người phụ nữ và coi họ như thứ đồ chơi.
ý nghĩa câu 2: Hình ảnh hạt mưa sa lại gợi lên một sắc thái khác. Người phụ nữ cảm thấy thân phận mình quá nhỏ bé, gần như vô nghĩa. Có bao nhiêu hạt mưa từ trời cao rơi xuống trong một cơn mưa?! Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành như nhau nhưng chỗ rơi xuống – tức số phận của từng hạt mưa lại không giống nhau.
Sự rủi may của hoàn cảnh không thể nào đoán định trước được. Nó có thể dẫn đến những điều trái ngược hoàn toàn trong cảnh ngộ. Giữa muôn ngàn hạt mưa, một số hạt may mắn không rơi xuống giếng, không mất hút vào luống cày mà lại rơi vào vườn hoa, vào chốn lầu son gác tía đài các.ý nghĩa câu 3: Tấm lụa đào đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Lụa nhẹ, mềm và rất mát, mặc vào thì người đẹp hẳn lên. Lụa màu hoa đào vừa đẹp vừa quý nhưng khi đem bán thì cũng phải bày ra giữa chốn “trăm người bán, vạn người mua", đủ loại người sang kẻ hèn, người thanh kẻ tục, không biết sẽ vào tay ai? Lụa tuy đẹp thật nhưng chắc gì đã có người biết đánh giá đúng giá trị của nó! Hình ảnh tấm lụa đào gợi lên vẻ thanh xuân mơn mởn, tràn đầy sức sống của một cô gái đương thì, những hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ lại có một cái gì đó thật trớ trêu, tội nghiệp.Những bài ca dao này nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung và những tầng lớp bị trị nói riêng.
Tìm thêm:
_Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phảm rửa chân.
_ Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
_Thân em như đoá hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa.
_Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
_Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.
Những bài ca dao mở đầu bằng “ thân em”
-Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
-Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
-Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
-Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt kẻ phàm rửa chân.
…
Các bài ca dao trên thường nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ : họ bị phụ thuộc, không có quyền tư chủ, bị đối xử không công bằng.
Về nghệ thuật :
+ Thường mở đầu bằng cụm từ :Thân em…
+ Thường dùng các biện pháp so sánh, ẩn dụ.
bạn làm sai đề câu b rồi.
Bạn Trang Trần hỏi về châm biếm cơ mà sao bạn lại trả lời về than thân
Các bài ca dao bắt đầu từ Thân em
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
→ Những bài ca dao này đều nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa: họ phụ thuộc, không có quyền tự chủ, bị đối xử không công bằng…
Đứng bên ni đồng,ngó bên tê đồng,mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng,ngó bên ni đồng,bát ngát bên mông.
Thân em như chẽn lúa đồng đồng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
- Đây là 1 bức tranh đẹp về cảnh đẹp của cánh đồng lúa vào buổi ban mai. " Thân em" ở đây nói về hình ảnh cô gái đang tự hào về mình.
b)Với cách mở đầu như vậy, dân gian đã làm nên một mô-tip thường gặp trong ca dao than thân Việt Nam. Bên cạnh những lời than thân nói chung của người lao động, của nhân dân, lời than thân giành riêng cho người phụ nữ này đã khẳng định giá trị nhân đạo và nhân văn cao cả của ông cha ra từ xưa đến nay thể hiện qua văn học dân gian, suối nguồn nuôi dưỡng những tâm hồn Việt.
3. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ trước gió biết vào tay ai
Thân en như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát hạt sa ruộng cày
Thân em như giếng giữa đàn
người thanh rửa mặt người phàm rửa chân
-Khái niệm:
+ Than thân và châm biếm:
* Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.
- Phân tích bài ca dao 2 và 3
+Bài ca dao 2:
*Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác; thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn; thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.
Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.
+ Bài ca dao 3:
- Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.
- Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong được dạt, được tấpvào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình.
- 3 câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ '' thân em''
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
-Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).
1)
– Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
– Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Em ngồi cành trúc, em tựa cành mai,
Đông đào tây liễu, biết ai bạn cùng?
– Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày
Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân
Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.