Câu 3 : (4 điểm)
Cho 27,4 g Ba vào 400 g dung dịch CuSO4 3,2 % thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.
a, Tính thể tích khí A (đktc).
b, Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn ?
c, Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch C.
Theo đề bài ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}nBa=\dfrac{27,4}{137}=0,2\left(mol\right)\\nCuSO4=\dfrac{400.3,2}{100.160}=0,08\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Khi cho Ba vào dung dịch CuSO4 thì có các PƯ sau :
Ta có PTHH :
(1) \(Ba+2H2O->Ba\left(OH\right)2+H2\uparrow\)
0,2mol......................0,2mol..........0,2mol
(2) \(Ba\left(OH\right)2+C\text{uS}O4->B\text{aS}O4\downarrow+Cu\left(OH\right)2\downarrow\)
0,08 mol..................0,08mol.......0,08mol.........0,08mol
Theo PTHH 2 ta có : \(nBa\left(OH\right)2=\dfrac{0,2}{1}mol>nCuSO4=\dfrac{0,08}{1}mol=>nBa\left(OH\right)2\left(d\text{ư}\right)\left(t\text{ính}-theo-nCuSO4\right)\)
a) Thể tích khí A là :
\(V_A=V_{H2}=0,2.22,4=4,48\left(l\right)\)
b) Ta có PTHH :
\(BaSO4-^{t0}->B\text{aS}O4\)
\(Cu\left(OH\right)2-^{t0}->CuO+H2O\)
0,08mol........................0,08mol
=> mcr = mBaSO4 + mCuO = 0,08.233 + 0,08.80 = 25,04(g)
c) Nồng độ % của các chất tan trong dd C là :
\(C\%Ba\left(OH\right)2\left(d\text{ư}\right)=\dfrac{\left(0,2-0,08\right).171}{27,4+400-0,08.233-0,08.98}.100\%\approx5,12\%\)