khi nghe binh tư cho biết lão Hạc xin hắn bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật ''tôi'' cảm thấy cuộc đời thật quả....... đáng buồn'' nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão hạc,''tôi'' lại nghĩ : không ! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng đáng buồn theo 1 nghĩa khác''. em hiểu ý nghĩa đó của nhân vật ''tôi'' như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật "tôi" bất ngờ, hoài nghi, cảm thấy thất vọng
+ Nhân vật "tôi" nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại "nối gót" Binh Tư.
+ Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người ( cái đói nghèo có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa như Binh Tư)
- Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác.
+ Hóa giải được hoài nghi trong lòng nhưng lại thấy buồn
+ Xót xa vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội
- Cách nêu như SGK chưa mạch lạc, có thể sắp xếp lại theo những ý sau:
b, Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
a, Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”
d, Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.
c, Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.
g, Cuộc sống mỗi ngày một ngày khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm trận khủng khiếp.
e, Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó
h, Lão bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội
k, Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
Chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư - một người có nghề ăn trộm, là một chi tiết nghộ thuật quan trọng, nó có ý nghĩa “đánh lừa” độc giả, chuyển ý nghĩ từ tốt đẹp của ông giáo về lão Hạc sang hướng ngược lại. Vì thế, ông giáo đưa ra nhún xét “cuộc đời quả thật... đáng buồn". Đến khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo mới giật mình ngẫm nghĩ vẻ cuộc đời. “Cuộc đời chưa hẳn dã đáng buồn” vì may mà ý trước đó của mình (ông giáo) đã không đúng. Cuộc đòi “vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Lão Hạc không chỉ là câu chuyện bi thảm về số phận con người mà còn là câu chuyện đầy xúc động về một nhân cách cao quý, những con người lương thiện như lão Hạc không có đất sống, cái giá của người gìn giữ nhân cách đã được nhà văn thế hiện một cách thành công.
Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó, ông giáo ngỡ ngàng: "Con người đánh kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn". Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn vì ăn bả chó của lão Hạc, ông giáo lại cảm nhận: "Không! Cuộc đời chưa hảng đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Hiểu ý nghĩa đó như thế nào?
- Trong truyện ngắn này, chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nó chứng tỏ ông lão giàu tình thương, giàu lòng tự trijng ấy đã đi đến quyết định cuối cùng. Nó có ý nghĩa "đánh lừa" - chuyển ý nghĩa tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược. "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn" nghĩa là nó đã đẩy những con người đánh kính như lão Hạc đến con đường cùng, nghĩa là con người lâu nay nhân hậu, giàu lòng tự trọng đến thế, mà cũng bị tha hóa. Đến đây, với câu nói đầy vẻ nghi ngờ, mỉa mai của Binh Tư, tình huống truyện được đẩy lên đỉnh điểm.
- Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến ông giáo giật mình mà ngẫm về cuộc đời. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn bởi may mà ý nghĩa trước đó của mình đã không đúng, bởi còn có những con người cao quý như lão Hạc. Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa: con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống, sao ông lão đáng thương, đáng kính như vậy mà phải chịu cái chết vật vã, dữ dội đến thế này.