Các bạn làm giúp mình nha, mình đang cần gấp lắm. Đề bài: Ở đời này không có con đường cùng,chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy. Anh chị hãy bình luận về ý kiến trên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và câu triết lý:
"Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.
2. Vế 1 “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết... hy sinh”.
- Điều đó được thế hiện thông qua hình ảnh mảnh đất Điện Biên. Trong quá khứ, Điện Biên là một bãi chiến trường, một mảnh đất chết. Trong hiện tại, Điện Biên tràn ngập sự sống (màu xanh thẫm của đỗ của ngô, màu xanh non của lá mạ,... tiếng trẻ con khóc, tiếng cười nói,... bóng dáng nặng nề của những chị có mang...)
=> Sự sống nảy sinh từ trong cái chết.Sự sống là bất diệt
- Để có được sự hồi sinh ấy, “ mấy tháng liền lưỡi xẻng đi trước, con người theo sau, phát cây, gỡ mìn...”. Đó là quá trình lao động vất vả, là những gian khổ và hy sinh. Cái giá của sự sống ấy khá đắt. Con người phải đánh đổi bàng mồ hôi, nước mắt. Có người mất đi một phần cơ thể, có người hy sinh...
=> Sự sống, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh.
3. Vế 2: “Ở đời này ... ranh giới ấy”
- Thể hiện cái nhìn lạc quan, tích cực của tác giả vào cuộc đời. Không có con “đường cùng” nghĩa là không có sự bế tắc, kết thúc. “Chỉ có những ranh giới” là chỉ có những giới hạn tạm thời mà con người dễ dàng vượt qua bằng sức mạnh của chính mình và sự giúp đỡ của người khác.
- Điều đó thể hiện rõ nét qua nhân vật Đào. Với những đau khổ và bất hạnh trong quá khứ, có lúc Đào đã cho rằng đời mình đã vào đường cùng “ muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống”. Nhưng từ khi lên nông trường Điện Biên, được sống trong môi trường xã hội mới, cùng với những phẩm chất tích cực vốn có, Đào đã nhanh chóng hòa nhập vào cuốc sống mới, xóa dần đi mặc cảm quá khứ, thức dậy những khát vọng đẹp đẽ về cuộc đời và cuối cùng Đào tìm thấy hạnh phức trên nông trường. Thì ra, những đau khổ bất hạnh ấy không phải là đường cùng mà chỉ là ranh giới và Đào đã vượt qua.
4. Khẳng định tính đúng đắng và giá trị tích cực của câu triết lý. Nguyễn Khải cho ta cái nhìn lạc quan hơn về cuộc đời.
Với câu triết lý, ta nhận ra niềm tin tưởng của tác giả vào cuộc sống mới vào tính ưu việt của chế độ xã hội mới.
1, Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
+ Giới thiệu xuất xứ câu văn :
“Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy…” (Mùa lạc – Nguyễn Khải)
+ Quan niệm sống trên là một quan niệm tích cực, khuyên con người chúng ta hãy vượt qua những thử thách và những khó khăn để chiến thắng lại số phận.
2, Giải thích ý kiến:
– Con đường cùng: con đường không còn lối đi, bế tắc, không lối thoát.
– Ranh giới: đường phân chia giới hạn giữa hai khu vực.
=> Ý nghĩa của cả câu nói: Trong cuộc sống, có khi con người chúng ta gặp phải những khó khăn tưởng như không thể vượt qua được. Nhưng đó không phải là cùng đường (đường cùng), đó chỉ là một ranh giới, một thử thách ý chí mà nếu con người có niềm tin, có quyết tâm thì sẽ vượt qua.
3, Bàn luận về ý kiến:
-Cuộc sống vốn không hề bằng phẳng mà chứa đựng nhiều chông gai, thử thách.
– Câu nói trên đã thể hiện một cái nhìn lạc quan về cuộc đời, một lối sống tích cực, có trách nhiệm.
– Câu nói trên có ý nghĩa như một lời khuyên, lời động viên: con người đừng bao giờ chán nản, buông xuôi mà phải luôn có nghị lực, có niềm tin trước những tình huống thử thách trong cuộc đời.
-Sức mạnh giúp con người biết sống và sống hữu ích có từ nhiều phía (khách quan – từ hoàn cảnh cuộc sống tạo điều kiện hỗ trợ, chủ quan – sự cố gắng, nỗ lực của bản thân), nhưng phần quan trọng vẫn bắt nguồn tự bản thân mỗi người. Mỗi người phải biết nâng mình lên để xứng đáng với sự sống kì diệu, để cuộc đời mãi hữu ích và không hoài phí.
-Phê phán những những con người sống buông xuôi, không có niềm tin, nghị lực vào cuộc sống
4, Liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân
– Để vượt qua ranh giới, chúng ta cần rèn luyện những gì? Bước qua những ranh giới không phải là điều dễ dàng, con người cần kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống, và trên hết, cần có ý chí và niềm tin vào bản thân- đó là nguồn sức mạnh kì diệu làm nên thành công trong cuộc sống .
– Khi gặp khó khăn, thất bại, chúng ta không nên bi quan, chán nản, bởi đó chính là những ranh giới giúp ta bước lên một bậc cao hơn.
-Là học sinh : cần nỗ lực học tập, rèn luyện , sống tự tin, lạc quan , nỗ lực trong mọi hoàn cảnh, dũng cảm vượt qua những ranh giới khắc nghiệt để khẳng định mình
Triết lý nhà phật có nhắc đến cái gọi là thuyết luân hồi: Một con người, sự vật chết đi sẽ hoá thân, chuyển kiếp sang một kiếp sống mới, dưới một hình hài mới. Bản thân tôi không hoàn toàn tin vào nó, tôi cảm nhận được nó dưới một khía cạnh khác. Đọc "Mùa lạc" của Nguyễn Khải tôi nhận ra được một điều đó: "Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chi có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”
Sự sống ở đây, theo tôi là những giá trị hiện sinh, đó là sự sống của con người, cỏ cây, chim muông. Đó cũng có thể hiểu là sự sống trong tâm hồn, trong nhận thức. Sự sống và cái chết; hạnh phúc và hy sinh gian khổ là những khái niệm trái ngược nhau, thế nhưng "Sự sống nảy sinh từ trong cái chết , hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ".
Tại sao lại như thế? Theo tôi, trước hết là bởi không có gì trường tồn mãi với thời gian, không có cuộc sống, số phận nào là luôn luôn hạnh phúc. Cái chết phải luôn song hành cùng sự sống, có hy sinh gian khổ mới có hạnh phúc. Cuộc sống vốn rất phức điệu và đa chiểu. Nó có muôn màu, muôn vẻ thiên hình ***** vạn trạng. Ông cha ta đã từng khẳng định: "Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai". Đó chính là một dẫn chứng cho ý kiến trên. Không ai cấm trên xác cây khô kia nảy sinh những mầm xanh, qua mùa đông tàn tạ úa vàng mới đến ngày xuân trăm hoa đua nó. Đó chính là vì "sự sống nảy sinh từ trong cái chết".
Ở đây là một câu nói có tính chất khẳng định. Từ trong cái chết - cái tàn ta úa vàng sẽ nảy sinh ra sự sống - giá trị hiện sinh. Sự sống ấy dĩ nhiên không thể chung sống, phát triển trong môi trường ấy nhưng đó là nơi nó "nảy sinh”. Bản thân sự vật luôn biến đổi không ngừng nghi, ẩn đằng sau - tận bên trong sự khô héo không ai ngăn trở được những biến đổi vận động không ngừng để nảy sinh ra sự sống. Ai biết được, những hạt lúa đã được phơi khô kia cấy xuống nước lại có thể mọc ra cây lúa xanh tươi. Tôi lại chợt nhớ đến bài kể của bậc thiền sư thời Lý căn dặn học trò trước lúc ra đi:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đinh tiền tạc dạ nhất chi mai
(Mãn Giác thiến sư)
Dịch thơ
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Sau lưng già đến rồi
Ai bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai
Vâng, xuân đến và đi là quy luật của tạo hoá. Đó là vòng quay của thời gian, nhưng, trong cái giá rét của đêm đông ấy, trên cái cành khô mà tưởng như đã "lạc tận" - rụng hết ấy vẫn bừng lên vẻ đẹp của "nhất chi mai". Cái hình cành mai dẫu đơn độc nhưng thật cứng cỏi ấy như tạc vào đêm tối chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự sống ở giữa cái nơi mà vạn vật tưởng đã úa tàn. Sự sống và cái chết, đau khổ và hạnh phúc, đó chính là một vòng tròn của số phận, của tạo hoá; đó chính là nguyên cớ cho sự nảy sinh - hiện hình.
Với "Mùa lạc", Nguyễn Khải cũng đã chứng minh được điều đó. Có ai ngờ ở trên mảnh đất đầy bom đạn của Điện Biên, nơi từng bị bom thù giày xéo từng tấc đất, tưởng như không một sự sống lại mọc lên một nông trường Điện Biên cây cối tốt tươi, có cả cuộc sống con người với đủ mọi cung bậc cảm xúc. Đối với con người cũng vậy, hạnh phúc hiện hình từ trong hy sinh, gian khổ. Bác Hồ cũng đã từng nói: "Nếu không có cảnh đông tàn/Thì sao có cảnh huy hoàng ngày xuân". Con người từ khi sinh ra, không ai có được quyền hưởng hạnh phúc suốt đời mà không phải chịu sự khổ đau, hi sinh nào. Cũng như, không có ai là suốt đời đau khổ mà không tìm được hạnh phúc. Trong vất vả, đớn đau, hạnh phúc vẫn có thể hiện hình. Một ngưòi đã "quá lứa lỡ thì" như Đào, đã từng mất chồng mất con, từng lang bạt tứ xứ tối đến đặt lưng ở đâu là nhà - một con người từng chịu bao nhiêu đau khổ, mặc cảm – cuối cùng cũng tìm được một bến đỗ bình yên nơi nông trường, tìm được một hạnh phúc dẫu muộn màng bên người đội trưởng.
Vâng, phải chăng đó chính là sự hiện hình của hạnh phúc. Hay với “ vợ nhặt" của Kim Lân chẳng hạn. Trong cái nạn đói khủng khiếp từng giết chết hai triệu đồng bào ta, giữa cái không khí dày đặc nỗi ám ảnh về cái chết Kim Lân đã dựng rất thành công, người đọc vẫn cảm động biết bao khi bao hạnh phúc - dẫu mới chớm nở và đang ngập chìm trong nỗi lo toan của Tràng của "Thị" và của bà cụ Tứ. Vâng, trong đau khổ, đói nghèo, kề cận với chết cái hạnh phúc vẫn hiện hình và trở thành nguồn động viên vời họ. Không trải qua hy sinh, gian khổ làm sao đòi hỏi được có hạnh phúc. Hạnh phúc - sự sống như được gieo mầm từ trong cái chết - trong gian khổ hy sinh. Đó chính là lí do để thôi thúc tôi không nguôi hy vọng, không thôi chiến đấu vì niềm tin. Đó là bởi “ ở đời này không có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy"...
Vai trò của con người đã được khẳng định: con người phải chiến đấu, luôn chiến đấu để vượt qua ranh giới - ranh giới của sự sống và cái chết hạnh phúc và hy sinh, đau khổ. Vâng, ở đời này không có con đường cùng chỉ có những ranh giới. Sự sống, hạnh phúc chưa và sẽ không bao giờ đi đến tận diệt cả, có chăng đó chỉ là những thử thách, ranh giới đòi hỏi con người vượt qua, phải chiến thắng nó. Đó mới là vai trò, sứ mệnh của con người "điều cốt yếu" là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.
Giữa sự sống - cái chết, hạnh phúc – khổ đau luôn có những ranh giới chỉ có chúng ta, những con người mới có đủ khả năng vượt qua nó. Mị "vợ chồng A Phủ" là một minh chứng về sức mạnh vượt qua những ranh giới của con người. Từ một cô gái xinh đẹp, thổi sáo hay nức tiếng khắp nơi, về "cúng trình ma" nhà A Sử, sau khi muốn tự từ mà không được vì thương bố, Mị phải chấp nhận làm dâu - làm con trâu, con ngựa cho nhà thống lí Pá Tra. Bị hành hạ, đối xử tàn tệ, tưởng như Mị đã mất hết sức sống, mất hết ý chí mà trở thành cái xác vô hồn. Nhưng không, trong con người Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt không gì dập tắt nổi. Đó là ngày xuân muộn ở Hồng Ngài, Mị đòi đi chơi xuân (dù sau đó bị A Sử bắt trói vào cột nhà). Đó là ngày tết Mị lén lấy rượu uống từng ngụm lớn. Và tiêu biểu nhất, đỉnh cao của tác phẩm là khi cô cắt dây trói cho A Phủ và xin đi theo. Đó chính là hành động giải thoát cho người khác và cho chính bản thân mình. Tưởng chừng như sau biết bao hy sinh đau khổ, sự sống, khát khao hạnh phúc trong cô đã bị dập tắt. Nhưng không, nó vẫn cháy âm ỉ thành một sức mạnh giúp cô vượt qua ranh giới ấy mà tìm tới hạnh phúc, tìm lại sự sống (và quả thật, tới Phiền Sa và được ánh sáng của cách mạng Mị và A Phủ đã có cuộc sống đúng nghĩa), con người như Mị, tưởng như bị đẩy tới "bước đường cùng" nhưng vẫn có sức mạnh để vượt qua. Đó chính là minh chứng: trên đời này không có đường cùng mà đó chỉ là ranh giới mà chúng ta phải vượt qua mà thôi, tại sao, con người lại không đủ dũng khí để tiến bước! Hay như nhân vật Đào "Mùa lạc", cành ngộ ấy, cuộc đời ấy như bị đẩy tới tột cùng của đau khổ. Có lúc, Đào mặc cảm không dám đón nhận và chiến đấu vì hạnh phúc, mà sau đó cô cũng nhận thức được, cũng khao khát được hạnh phúc, đón nó. Và cuối cùng, hạnh phúc đã đến với cô, một gia đình hạnh phúc với người yêu cô trên cái nông trường Điện Biên thân yêu. Đó chính là ranh giới và vượt qua ranh giới. Trên đời này không có con đường cùng mà chi có những giới. Vâng, và vì thế đứng trước những ranh giới đó con người phải biết đấu tranh, phải có sức mạnh để vượt qua. Đó chính là điều cốt yếu! Là con người hạnh phúc và sự sống không thể chờ đợi ai mang đến cho mình mà phải chiến đấu mà giành lấy và gìn giữ nó. Đúng trước những ranh giới ấy, bản lĩnh người mới được bộc lộ và phát huy. Không bao giờ được nguôi tắt hi vọng – phải chăng phần nào Nguyễn Khải muốn nhắn gửi với chúng ta điều đó.
Trong cái chết, trong gian khổ hy sinh vẫn có thể nảy sinh, hiện hình hạnh phúc và sự sống. Xung quanh chúng ta cũng có biết bao tấm gương như vậy. Những học sinh hoàn cảnh khó khăn, mất bố mẹ, gia đình nghèo khó mà vẫn lên học tốt không phải là những tấm gương cho ta học tập sao? Những người thương binh, hy sinh một phần máu thịt cho Tổ quốc, những người không còn sức khoẻ mà vẫn vươn lên làm kinh tế giỏi, những người đó có làm khơi lại suy nghĩ? Cuộc sống dường như đã đẩy họ đến bước đường cùng, nhưng họ đã chứng minh cho ta thấy, đó chi là những ranh giới và thực tế ý chí, quyết tâm, sức mạnh họ đã vượt qua cái ranh giới khó khăn ấy rằng, từ trong cái chết sự sống vẫn hiện hình. Nó thôi thúc ta hy vọng, chiến đấu để vượt qua tất cả. Hạnh phúc, sự sống nảy sinh hiện hình từ trong đau khổ và cái chết mới khiến ta trân trọng biết bao! Vấn đề nhân sinh mà Nguyễn Khải đặt ra trong "Mùa lạc" là rất đáng để suy ngẫm chiêm nghiệm.
Tham khảo
Câu nói của nhà văn Nguyễn Khải đã đưa ra một chân lí của cuộc sống, đề cao sự nỗ lực vươn lên không ngừng của mỗi dân tộc của bản thân của mỗi con người trong việc đi tìm lẽ sống và hạnh phúc cho dân tộc, cho mỗi cá nhân con người.
Thật vậy, trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta đã từng đánh Hán, đuổi quân Nguyên - Mông, diệt Minh, trừ Thanh, đánh Pháp, đuổi Nhật, phá tan bè lũ cướp nước và bán nước Mỹ - ngụy để giành và giữ lấy độc lập tự do cho dân tộc. Nếu không có xương máu của tiền nhân dân đổ xuống trên mảnh đất này trong suốt chiều dài lịch sử thì làm sao ta có được một dải giang sơn Việi Nam gấm vóc chạy suốt từ Bắc đến Nam như ngày hôm nay. Như vậy, không phải là “Sự sống nảy sinh trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian khổ" đấy ư?
Trở lại với nông trường Điện Biên, ta cũng thấy rõ điều đó. Cuộc sống nơi đây hồi sinh, con người nơi đây tìm ra cuộc sống tươi vui, hạnh phúc cũng đi từ những hi sinh gian khổ, từ ý chí, niềm tin và nghị lực, không đầu hàng cuộc sống. Đào - nhân vật trung tâm của câu chuyện cũng đi từ những bất hạnh trong cuộc đời, nhưng nhờ có lòng khát khao cuộc sống, có ý thức không đầu hàng số phận, nên Đào mới lưu lạc đến nông trường Điện Biên và ở đây, trong một môi trường mới với những con người lao động mới. Đào đã vượt qua số phận và tìm thấy hạnh phúc. Quả đúng là “ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy". Trong cuộc sống đời thường đã có biết bao tấm gương vượt khó để thành công trong cuộc đời, có biết bao con người “tàn” mà không “phế" làm được biết bao điều để mang lại cuộc sống tốt đẹp cho mình và cho xã hội.
Cùng với quan điểm này của nhà văn Nguyễn Khải. Trước đó, bà Thác-kơ-rê một nữ văn sĩ nổi tiếng của nước Anh trong bộ tiểu thuyết Hội chợ phù hoa đã nói: “Cuộc đời là một tấm gương soi, cau mặt với nó, nó sẽ cau mặt trả lại với chúng ta ngay. Nếu mỉm cười với nó, nó vẽ trở thành người bạn vui tính và tốt bụng". Hoàng đế Na-pô-lê-ông của nước Pháp cũng đã từng nói: "Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất một nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời".
Câu nói của Nguyễn Khải trong truyện ngắn Mùa lạc: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy" là một chân lí, mãi là bài học cho mỗi chúng ta trong cuộc sống.
SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG
Một cậu bé đang đùa nghịch với một đống cát ở trên sân. Đang chơi, cậu bỗng nhìn thấy một tảng đá lớn nằm chềnh ềnh giữa đường phía trước. Cậu thầm nghĩ “ Sao lại có tảng đá ở đây nhỉ ? Mình mà bị vấp vào nó thì sẽ ngã đau lắm đây.” Nghĩ vậy, cậu bé quyết định phải chuyển tảng đá sang chỗ khác. Nhưng cậu đã cố gắng hết sức để nhấc lên, tảng đá vẫn cứng đầu, nằm im lìm ở chỗ cũ. Cậu bé bất lực ngồi xuống, òa khóc.Thấy con khóc, ông bố bèn bước ra hỏi Con trai, con đã dùng hết sức mạnh của mình để nhấc tảng đá lên chưa Cậu bé rấm rứt gật đầu Con đã cố gắng hết sức mà tảng đá không hề di chuyển tí nào. Chưa đâu, con ạ Người cha điềm đạm nói Con chưa nhờ bố giúp phải không Nào, bố sẽ giúp con. Con hãy lại đây cùng bố bê nào Nói rồi, người cha ngồi xuống, vẫy cậu bé lại. Hai bố con nhẹ nhàng nhấc tảng đá ra chỗ khác. Sau đó, ông ân cần ôm lấy con trai và bảo Con biết không, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự mình làm tất cả mọi việc. Sức mạnh của một người không phải chỉ có ở chính bản thân họ mà nó còn nằm ở những người thân, bạn bè những người luôn quan tâm ta và sẵn lòng giúp đỡ khi ta cần. Chỉ với sức mạnh ấy, nhiều điều không thể sẽ trở nên có thể, con ạ Còn bây giờ, con vào nhà giúp mẹ xâu kim đi, mẹ đang tìm con đấy.Cậu bé nhìn cha, ánh mắt lấp lánh, hình như cậu đã phát hiện ra một điều gì đó rất thú vị.
Hãy tìm 4 danh từ trong đoạn "Cậu bé đang đùa nghịch…òa khóc.”
- Nếu bạn cố gắng thoát khỏi sự sợ hãi và tức giận mà không biết ý nghĩa và mục đích của nó, nó sẽ trở lại và mạnh mẽ hơn nhiều.
- Tha thứ cho bản thân cũng là một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta cần làm để bảo vệ sức khỏe tinh thần. Điều quan trọng là phải để cho bản thân được nghỉ ngơi và sửa chữa sai lầm.
- Khi tức giận, bạn phải xem lại cách bạn nói chuyện.
- Bạn có quyền giận dữ, sỉ nhục. Nhưng sau đó bạn nên tha thứ.
- Tìm cách trả thù tức là bạn đang đào hai cái mộ, một cho chính mình.
Dựa vào đây nek :
Dưới đây là 7 nguyên tắc cực kỳ quan trọng nhằm cải thiện kỹ năng ghi nhớ và phải triển vốn từ vựng cũng như giúp bạn tiến bộ nhanh trong việc trau dồi kỹ năng anh ngữ của mình.
Nguyên tắc học tiếng Anh hay bất kì ngoại ngữ nào cần biết
Hãy tưởng tượng bạn nói tiếng Anh một cách tự nhiên... không cần suy nghĩ. Từ ngữ tuôn ra từ miệng một cách dễ dàng, và nhanh. Sau đây là chia sẻ 7 nguyên tắc học tiếng Anh của một chuyên gia dạy tiếng Anh trên trang web edufire và rất được nhiều người ủng hộ. Mục tiêu của bạn: Hãy tưởng tượng nói tiếng Anh một cách tự động... không cần suy nghĩ. Từ ngữ tuôn ra từ miệng bạn một cách dễ dàng, và nhanh.
Bạn hiểu ngay lập tức.
Để làm được điều này, bạn phải thay đổi ngay cách bạn học tiếng Anh. Việc đầu tiên là bạn phải dừng ngay lại việc học các từ tiếng Anh? Cái gì?
Dừng ngay lại việc học các từ Tiếng Anh. Đúng thế, đừng ghi nhớ các từ. Người bản ngữ không học tiếng Anh bằng cách nhớ các từ riêng biệt. Người bản ngữ học cách nói cả Nhóm từ. Nhóm từ là một số các từ được đi với nhau một cách tự nhiên.
Bảy nguyên tắc giúp bạn học tiếng anh nhanh và hiệu quả | hoc tieng anh
Học nhanh lên gấp 4 lần.
Nghiên cứu của Tiến sỹ Dr. James Asher chứng minh rằng học bằng các nhóm từ, cả câu sẽ làm việc học nhanh hơn gấp 4-5 lần các từ riêng biệt. Nhanh hơn gấp 4-5 lần. Hơn nữa, học sinh sinh viên học các câu có Ngữ pháp tốt hơn.
Sau đây là 1 số nguyên tắc cho các bạn học tiếng anh:
Nguyên tắc số 1: Luôn học và xem lại các nhóm từ, các cấu trúc câu, không phải các từ riêng biệt.
Khi bạn tìm thấy bất cứ một từ mới nào, hãy viết cái câu có từ đó ở trong. Khi bạn ôn bài, luôn luôn ôn cả nhóm từ, cả câu, đừng ôn từ riêng biệt.
Hãy sưu tập các nhóm từ.
Tiếng Anh nói và ngữ pháp của bạn sẽ tốt lên nhanh gấp 4-5 lần. Bao giờ cũng nên viết cả một câu trọn vẹn.
Luôn luôn học đủ câu.
Hãy làm một cuốn vở sưu tập nhóm từ, cả câu.
Sưu tầm và ôn lại các nhóm từ, các câu thường xuyên. Không bao giờ chỉ viết các từ riêng biệt, bao giờ cũng viết đủ nhóm từ và câu. Luôn luôn ôn lại các nhóm từ và câu.
Nguyên tắc thứ 2: Không học ngữ pháp
Hãy dừng ngay lại việc học ngữ pháp. Các nguyên tắc ngữ pháp dạy bạn phải NGHĨ VỀ TIẾNG ANH, nhưng bạn muốn nói Tiếng Anh một cách tự nhiên - không phải NGHĨ. Các bài viết về ngữ pháp tiếng anh Với hệ thống này, bạn có thể học Tiếng Anh mà không cần học ngữ pháp. Tiếng Anh nói của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Bạn sẽ thành công. Bạn nói tiếng Anh một cách TỰ NHIÊN.
Vì thế Nguyên tắc thứ 2 là: Không học ngữ pháp.
Nguyên tắc thứ 3: Nguyên tắc quan trọng nhất - Nghe trước.
Nghe, nghe, nghe. Bạn cần phải nghe một thứ tiếng Anh có thể hiểu được. Bạn phải nghe tiếng Anh hàng ngày. Đừng đọc sách giáo khoa. Hãy nghe tiếng Anh. Điều này thật đơn giản. Đây là chìa khóa đến thành công trong học Tiếng Anh của bạn, Bắt đầu Nghe hàng ngày. Học với Tai của bạn, Không phải Mắt của bạn.
Tại hầu hết các trường, bạn học tiếng Anh với Mắt của bạn. Bạn đọc sách giáo khoa. Bạn học các nguyên tắc ngữ pháp..
Nhưng bây giờ bạn phải học tiếng Anh với Tai của bạn, không phải Mắt của bạn. Bạn nên nghe 1-3 tiếng mỗi ngày. Dành hầu hết thời gian của bạn để Nghe – đó là chìa khóa cho việc nói tốt tiếng Anh. Nguyên tắc khi luyện nghe tiếng anh
Nguyên tắc thứ 4: Học chậm, học sâu là tốt nhất.
Bí mật của việc nói một cách dễ dàng là học từ, nhóm từ và câu một cách chuyên sâu nhất. Để hiểu một định nghĩa, khái niệm là không đủ. Để nhớ cho các bài kiểm tra cũng là không đủ. Bạn phải đưa các từ ấy vào sâu trong trí não của bạn. Để nói tiếng Anh một cách dễ dàng, bạn phải ôn đi ôn lại các bài học rất nhiều lần.
Học chuyên sâu thế nào? Rất dễ - chỉ cần nhắc lại ôn lại các bài học hay nghe thành nhiều lần. Ví dụ, nếu bạn có những cuốn sách nghe (Đĩa chuyện), hãy lắng nghe chương Một 30 lần trước khi nghe Chương Hai. Bạn có thể nghe Chương Một 3 lần mỗi ngày, trong vòng 10 ngày.
Học ngữ pháp một cách chuyên sâu.
Thế ngữ pháp thì sao? Bạn học chuyên sâu thế nào mà không cần học các nguyên tắc ngữ pháp? Tôi sẽ nói với bạn cách học ngữ pháp một cách tự nhiên. Hãy sử dụng phương pháp sau và ngữ pháp sẽ tiến bộ một cách tự động. Bạn sử dụng các cách sử dụng các thì động từ một cách tự động. Bạn không phải nghĩ. Bạn không phải thử.
Nguyên tắc thứ 5: Hãy sử dụng các câu chuyện ngắn
Chúng tôi gọi các câu chuyện này là “Các câu chuyện ngắn với thì khác nhau”. Đây là cách hiệu quả nhất để học và sử dụng Ngữ pháp tiếng Anh một cách tự động. Bạn phải học Ngữ pháp bằng cách nghe tiếng Anh thực thụ. Cách tốt nhất là nghe các câu chuyện được kể qua “thì” thời gian khác nhau: Quá khứ, Hoàn thành, Hiện Tại, Tương lai. Bạn làm thế nào? Đơn giản! Tìm một câu chuyện hay một mẩu báo với thì hiện tại. Sau đó nhờ một giáo viên/gia sư Người bản ngữ viết lại với Thì quá khứ, Hoàn thành, và Tương lai. Sau đó, hãy nhờ họ đọc và ghi lại các câu chuyện đó cho bạn.
Sau đó bạn có thể nghe các câu chuyện này với nhiều kiểu ngữ pháp. Bạn không cần phải biết các nguyên tắc ngữ pháp. Chỉ cần Nghe các câu chuyện từ các quan điểm khác nhau và Ngữ pháp của bạn sẽ tự động tốt lên.Bạn sẽ sử dụng Ngữ pháp đúng một cách tự nhiên và tự động.
Đấy là bí mật để học Ngữ pháp tiếng Anh.
Tôi muốn bạn suy nghĩ về một điều này: Tại sao bạn học tiếng Anh 4 năm rồi mà bạn vẫn thấy khó khăn để hiểu người bản ngữ?
Không có vấn đề gì sai với bạn cả. Vấn đề nằm ở trong trường học bạn học tiếng Anh và các sách giáo khoa của bạn. Sách giáo khoa tiếng Anh và các đĩa CD của sách giáo khoa rất không tốt. Bạn không bao giờ học được tiếng Anh giao tiếp thực thụ. Bạn không bao giờ học được tiếng Anh tự nhiên, thứ tiếng Anh được sử dụng trong các cuộc nói chuyện thông thường.
Bạn học tiếng Anh của Sách giáo khoa.
Làm sao để hiểu người bản ngữ? Bạn phải học cái thứ tiếng Anh hội thoại tự nhiên. Để học thứ tiếng Anh thực thụ, bạn phải lắng nghe các cuộc hội thoại thực thụ bằng tiếng Anh, không phải nghe các diễn viên đọc trong băng đĩa. Bạn phải lắng nghe người bản ngữ nói thứ tiếng Anh thực thụ. Bạn phải học tiếng Anh hội thoại thực thụ.
Bạn học tiếng Anh tự nhiên như thế nào? Rất dễ dàng. Hãy ngừng ngay lại việc sử dụng Sách giáo khoa. Thay vào đó, hãy lắng nghe các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh, phim ảnh, các chương trình TV, sách chuyện, câu chuyện qua đĩa nghe, các chương trình radio bằng tiếng Anh. Sử dụng ngôn ngữ hội thoại thực thụ. Download và sử dụng giáo trình luyện nghe English Study Pro 2012
Nguyên tắc thứ 6: Chỉ sử dụng tiếng Anh hội thoại và tài liệu thực thụ
Bạn có thể học tiếng Anh hội thoại tự nhiên nếu bạn muốn hiểu người bản ngữ và nói một cách dễ dàng. Sử dụng hội thoại thật, báo, tạp chí thật, chương trình TV, phim, radio và các sách nghe.
Hãy tìm các nguồn hội thoại tiếng Anh thực thụ. Đọc và Nghe hàng ngày.
Nguyên tắc thứ 7: Đây là nguyên tắc cuối cùng, và là nguyên tắc dễ nhất: Nghe và Trả lời, không phải Nghe và Nhắc lại.
Hãy sử dụng các Bài học có câu chuyện Nghe và Trả lời.
Trong các bài học có các câu chuyện ngắn, người kể kể một câu chuyện đơn giản. Người đó cũng sẽ hỏi các câu hỏi đơn giản. Mỗi khi bạn nghe các câu hỏi, bạn dừng lại và trả lời. Bạn sẽ học cách trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng. tiếng Anh của bạn sẽ trở nên tự động.
Bạn sử dụng các câu chuyện Nghe và Trả lời thế nào? Rất dễ! Hãy tìm một người giáo viên/gia sư bản ngữ. Yêu cầu họ sử dụng phương pháp này: Yêu cầu họ kể câu chuyện, và hỏi các câu hỏi về câu chuyện này. Điều này sẽ giúp bạn Suy nghĩ nhanh bằng tiếng Anh!
Nếu bạn không có giáo viên/gia sư bản ngữ, hãy sử dụng bạn của bạn, bố mẹ bạn...
Có thể bạn đang quan tâm: Khoá học tiếng anh dành cho người mất căn bản
Bạn đã học tiếng anh nhiều năm nhưng vẫn chưa nắm vững kiến thức căn bản? Bạn khó khăn trong việc ghi nhớ từ vựng? Bạn gặp khó khăn với các bài thi trắc nghiệm tiếng anh? Bạn đang mất dần động lực học tiếng anh? Bạn không muốn dành từ 3 -6 tháng để học các lớp vỡ lòng tại các trung tâm tiếng anh?… Và bạn đang muốn tìm một phương pháp học tiếng anh nhanh & hiệu quả, với những hướng dẫn chi tiết, cụ thể và áp dụng được ngay thì “Chương trình Tiếng anh dành cho người mất căn bản” của Academy.vn chính là khoá học dành cho bạn.
Làm thế nào để bắt đầu
Những câu chuyện cổ tích thường bắt đầu với cụm từ “Once upon a time” (“Ngày xửa ngày xưa”). Tuy nhiên, nếu bạn đang chuẩn bị kể một câu chuyện của mình sau khi người khác đã nói, bạn có thể nói điều gì đó đại khái như:
That reminds me!
Điều đó khiến tôi nhớ lại!
Funny you should say that. Did I ever tell you about…
Thật là vui khi bạn đề cập tới. Tôi đã bao giờ nói với bạn về…
Hearing your story reminds me of when…
Nghe chuyện của cậu khiến mình nhớ lại khi…
Hearing your story reminds me of when…
Một điều tương tự đã xảy ra với tôi…
Làm thế nào để kể câu chuyện của bạn
Trước hết, câu chuyện của bạn nên ngắn gọn thôi. Cố gắng kể nó bằng các cấu trúc ngữ pháp đơn giản là tốt nhất, như thế sẽ dễ theo dõi.
Hãy khiến câu chuyện trở nên dễ hiểu đối với người nghe bằng cách sử dụng các sự kết nối theo thứ tự và liên từ:
Các từ thể hiện sự kết nối
Những từ sau đây thể hiện trình tự thời gian của các sự kiện.
First of all, I (packed my suitcase)
Trước tiên, tôi (đóng gói vali của mình)
Secondly, I …. (made sure I had all my documents)
Việc thứ hai là tôi…(đảm bảo rằng mình đã có đủ tất cả các giấy tờ)
Previously (before that) ….. I changed some money.
Trước đó (trước khi làm việc đó)…tôi đã đổi tiền.
Then… I (called a taxi for the airport)
Sau đó….tôi (đã gọi một chiếc xe taxi chở mình tới sân bay)
Later (on)… (when we were stuck in traffic, I realised…)
Tiếp đó…(khi chúng tôi bị kẹt xe, tôi đã nhận ra…)
But before all that… (I had double checked my reservation)
Nhưng trước tất cả những việc đó…(tôi đã kiểm tra kép việc đặt chuyến của mình)
Finally… (I arrived at the wrong check-in desk at the wrong airport for a flight that didn’t go until the next day)
Cuối cùng…(tôi đã vào nhầm quầy đăng ký tại một sân bay khác cho một chuyến bay tận ngày hôm sau mới khởi hành)
Từ nối
Sử dụng các từ liên kết các ý trong câu chuyện của bạn.Các từ nốicó thể được sử dụng để diễn đạt nguyên nhân, kết quả, thông tin trái ngược, thông tin bổ sung, và dùng để kết luận.
I booked a flight because….
Tôi đã đặt một chuyến bay vì…
As a result, I was late…
Kết quả là, tôi đã bị trễ…
Although I had a reservation, I hadn’t checked the airport name.
Mặc dù tôi đã đặt trước, nhưng tôi đã không kiểm tra tên sân bay.
I made sure I had an up-to-date passport and I also took along my driving licence.
Tôi đã bảo đảm rằng hộ chiếu của mình vẫn còn hạn và tôi cũng đã mang theo bằng lái xe.
In short, I had made a complete mess of the holiday.
Tóm lại, tôi đã khiến kỳ nghỉ của mình rối tung cả lên.
Thì của động từ
Chúng ta có thể sử dụng nhiều thì khác nhau để kể một câu chuyện. Những câu chuyện đùa thì thường ở thì hiện tại:
A man walks into a bar and orders a beer.
Một người đàn ông đi vào quán bar và gọi một chai bia.
Chúng ta cũng sử dụng thì hiện tại để tạo ra hiệu ứng tường thuật ấn tượng:
The year is 1066. In medieval England people are worried that the king, Harold, is not strong enough to fight off a Norman invasion.
Đó là năm 1066. Tại Anh quốc thời trung cổ, người ta lo lắng rằng nhà vua Harold không còn đủ sức mạnh để chống lại quân xâm lược Norman.
Tuy nhiên, chúng ta thường dùng thì quá khứ để nói về những sự kiện đảy xảy ra trong quá khứ. Nếu bạn kể một câu chuyện theo thứ tự thời gian, bạn có thể sử dụng thì quá khứ đơn:
I double checked my reservation. I packed my suitcase, and then I called a taxi.
Tôi đã kiểm tra kép việc đặt vé của mình. Tôi đã đóng gói va li của mình, và sau đó tôi gọi một chiếc xe taxi.
Dùng thì quá khứ tiếp diễn để miêu tả các hành động đang xảy ra tại thời điểm kể câu chuyện, hoặc để miêu tả bối cảnh.
The sun was shining and it was a beautiful day. We were driving along the motorway quite steadily until we suddenly saw in front of us the warning lights to slow down. We were heading towards a huge tailback.
Mặt trời đang lên và đó là một ngày đẹp trời. Chúng tôi đang lái xe đều đều dọc theo đường cao tốc yên tĩnh cho tới khi chúng tôi bỗng nhiên nhìn thấy đằng trước có đèn cảnh báo đi chậm lại. Chúng tôi đã đi vào một hàng dài xe cộ nối đuôi nhau.
Đôi khi, bạn có thể muốn tránh kể một câu chuyện bằng các sự kiện nối tiếp nhau về mặt thời gian. Bạn có thể sử dụng thì quá khứ hoàn thành (quá khứ đơn và tiếp diễn) để thêm phần thú vị cho câu chuyện bằng cách nói về những sự kiện đã xảy ra trước những sự kiện trong câu chuyện của bạn:
I double checked my reservation, which I had made three days previously.
Tôi đã kiểm tra vé đặt trước mà tôi đã đặt cách đây 3 ngày.
I wanted to visit some friends who had been living in France for the last five years.
Tôi đã muốn tới thăm một vài người bạn, những người đã sống ở Pháp trong 5 năm qua.
Từ vựng.
Hãy thử sử dụng một loạt các từ ngữ để làm câu chuyện của bạn thú vị hơn. Nhớ rằng bạn có thể “phóng đại lên” khi bạn kể một câu chuyện, vì vậy thay vì sử dụng những từ như “nice” (tốt) hay “bad” (xấu), hãy dùng những từ thú vị hơn như “beautiful”(đẹp), “faulous” (tuyệt vời), “wonderful” (kỳ diệu), “horrible” (kinh khủng), “awful” (khủng khiếp) hay “terrible” (ghê gớm).
Cuối cùng – hãy nhớ rằng bạn đang kể một câu chuyện – không phải một bài giảng. Nhìn thẳng vào người nghe và cố gắng thu hút họ vào câu chuyện. Giao tiếp bằng mắt, sử dụng đúng ngữ điệu và thử làm khuôn mặt biểu cảm. Bạn cũng có thể muốn thử tập luyện một vài mẩu chuyện phiếm trước gương trước khi làm thật. Chúc bạn vui vẻ!
LƯU Ý
Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.
Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.
Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày
Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.
DÀN Ý
1, Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
+ Giới thiệu xuất xứ câu văn :
“Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy…” (Mùa lạc – Nguyễn Khải)
+ Quan niệm sống trên là một quan niệm tích cực, khuyên con người chúng ta hãy vượt qua những thử thách và những khó khăn để chiến thắng lại số phận.
2, Giải thích ý kiến:
– Con đường cùng: con đường không còn lối đi, bế tắc, không lối thoát.
– Ranh giới: đường phân chia giới hạn giữa hai khu vực.
=> Ý nghĩa của cả câu nói: Trong cuộc sống, có khi con người chúng ta gặp phải những khó khăn tưởng như không thể vượt qua được. Nhưng đó không phải là cùng đường (đường cùng), đó chỉ là một ranh giới, một thử thách ý chí mà nếu con người có niềm tin, có quyết tâm thì sẽ vượt qua.
3, Bàn luận về ý kiến:
-Cuộc sống vốn không hề bằng phẳng mà chứa đựng nhiều chông gai, thử thách.
– Câu nói trên đã thể hiện một cái nhìn lạc quan về cuộc đời, một lối sống tích cực, có trách nhiệm.
– Câu nói trên có ý nghĩa như một lời khuyên, lời động viên: con người đừng bao giờ chán nản, buông xuôi mà phải luôn có nghị lực, có niềm tin trước những tình huống thử thách trong cuộc đời.
-Sức mạnh giúp con người biết sống và sống hữu ích có từ nhiều phía (khách quan – từ hoàn cảnh cuộc sống tạo điều kiện hỗ trợ, chủ quan – sự cố gắng, nỗ lực của bản thân), nhưng phần quan trọng vẫn bắt nguồn tự bản thân mỗi người. Mỗi người phải biết nâng mình lên để xứng đáng với sự sống kì diệu, để cuộc đời mãi hữu ích và không hoài phí.
-Phê phán những những con người sống buông xuôi, không có niềm tin, nghị lực vào cuộc sống
4, Liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân
– Để vượt qua ranh giới, chúng ta cần rèn luyện những gì? Bước qua những ranh giới không phải là điều dễ dàng, con người cần kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống, và trên hết, cần có ý chí và niềm tin vào bản thân- đó là nguồn sức mạnh kì diệu làm nên thành công trong cuộc sống .
– Khi gặp khó khăn, thất bại, chúng ta không nên bi quan, chán nản, bởi đó chính là những ranh giới giúp ta bước lên một bậc cao hơn.
-Là học sinh : cần nỗ lực học tập, rèn luyện , sống tự tin, lạc quan , nỗ lực trong mọi hoàn cảnh, dũng cảm vượt qua những ranh giới khắc nghiệt để khẳng định mình
>> Bạn tham khảo <<
Tham khảo nha !
Triết lý nhà phật có nhắc đến cái gọi là thuyết luân hồi: Một con người, sự vật chết đi sẽ hoá thân, chuyển kiếp sang một kiếp sống mới, dưới một hình hài mới. Bản thân tôi không hoàn toàn tin vào nó, tôi cảm nhận được nó dưới một khía cạnh khác. Đọc “Mùa lạc” của Nguyễn Khải tôi nhận ra được một điều đó: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”
Sự sống ở đây, theo tôi là những giá trị hiện sinh, đó là sự sống của con người, cỏ cây, chim muông. Đó cũng có thể hiểu là sự sống trong tâm hồn, trong nhận thức. Sự sống và cái chết; hạnh phúc và hy sinh gian khổ là những khái niệm trái ngược nhau, thế nhưng “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ”.
Tại sao lại như thế? Theo tôi, trước hết là bởi không có gì trường tồn mãi với thời gian, không có cuộc sống, số phận nào là luôn luôn hạnh phúc. Cái chết phải luôn song hành cùng sự sống, có hy sinh gian khổ mới có hạnh phúc. Cuộc sống vốn rất phức điệu và đa chiều. Nó có muôn màu, muôn vẻ thiên hình và vạn trạng.Ông cha ta đã từng khẳng định: “Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”. Đó chính là một dẫn chứng cho ý kiến trên. Không ai cấm, trên xác cây khô kia nảy sinh những mầm xanh, qua mùa đông tàn tạ úa vàng mới đến ngày xuân trăm hoa đua nở. Đó chính là vì “sự sống nảy sinh từ trong cái chết”.
Ở đây là một câu nói có tính chất khẳng định. Từ trong cái chết – cái tàn tạ, úa vàng sẽ nảy sinh ra sự sống – giá trị hiện sinh. Sự sống ấy dĩ nhiên không thể chung sống, phát triển trong môi trường ấy nhưng đó là nơi nó “nảy sinh”. Bản thân sự vật luôn biến đổi không ngừng nghỉ, ẩn đằng sau - tận bên trong cái khô héo không ai ngăn trở được những biến đổi vận động không ngừng để nảy sinh ra sự sống. Ai biết được, những hạt lúa đã được phơi khô kia cấy xuống nước lại có thể mọc ra cây lúa xanh tươi. Tôi lại chợt nhớ đến bài kệ của một bậc thiền sư thời Lý căn dặn học trò trước lúc ra đi.
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Dịch thơ
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Sau lưng già đến rồi
Ai bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai
(Mãn giác thiền sư)
xuân đến và đi là quy luật của tạo hoá. Đó là vòng quay của thời gian. Thế nhưng, trong cái giá rét của đêm đông ấy, trên cái cành khô mà tưởng như hoa đã “lạc tận” – rụng hết ấy vẫn bừng lên vẻ đẹp của “nhất chi mai”. Cái hình ảnh cành mai dẫu đơn độc nhưng thật cứng cỏi ấy như tạc vào đêm tối chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự sống ở giữa cái nơi mà vạn vật tưởng đã úa tàn. Sự sống và cái chết, đau khổ và hạnh phúc, đó chính là một vòng tròn của số phận, của tạo hoá; đó chính là nguyên cớ cho sự nảy sinh – hiện hình.
Với “Mùa lạc”, Nguyễn Khải cũng đã chứng minh được điều đó. Có ai ngờ đâu trên mảnh đất đầy bom đạn của Điện Biên, nơi từng bị bom thù giày xéo từng tấc đất, tưởng như không một sự sống lại mọc lên một nông trường Điện Biên cây cối tốt tươi, có cả cuộc sống con người với đủ mọi cung bậc cảm xúc.Đối với con người cũng vậy, hạnh phúc hiện hình từ trong hy sinh, gian khổ. Bác Hồ cũng đã từng nói:“Nếu không có cảnh đông tàn Thì sao có cảnh huy hoàng ngày xuân”. Con người từ khi sinh ra, không ai có được quyền hưởng hạnh phúc suốt đời mà không phải chịu sự khổ đau, hi sinh nào. Cũng như, không có ai là suốt đời đau khổ mà không tìm được hạnh phúc. Trong vất vả, đớn đau, hạnh phúc vẫn có thể hiện hình. Một người đã “quá lứa lỡ thì” như Đào, đã từng mất chồng mất con, từng lang bạt tứ xứ tối đến đặt lưng ở đâu là nhà – một con người từng chịu bao nhiêu đau khổ, mặc cảm – cuối cùng cũng tìm được một bến đỗ bình yên nơi nông trường, tìm được một hạnh phúc dẫu muộn màng bên người đội trưởng.
phải chăng đó chính là sự hiện hình của hạnh phúc. Hay với “Vợ nhặt” của Kim Lân chẳng hạn. Trong cái nạn đói khủng khiếp từng giết chết hai triệu đồng bào ta, giữa cái không khí dày đặc nỗi ám ảnh về cái chết mà Kim Lân đã dựng rất thành công, người đọc vẫn cảm động biết bao khi bắt gặp hạnh phúc – dẫu mới chớm nở và đang ngập chìm trong nỗi lo toan của Tràng của “Thị” và của bà cụ Tứ. Vâng, trong đau khổ, đói nghèo, kề cận với cái chết hạnh phúc vẫn hiện hình và trở thành nguồn động viên với họ. Không trải qua hy sinh, gian khổ làm sao đòi hỏi được có hạnh phúc. Hạnh phúc – sự sống cứ như được gieo mầm từ trong cái chết – trong gian khổ hy sinh. Đó chính là lí do để thôi thúc tôi không nguôi hy vọng, không thôi chiến đấu vì niềm tin đó. Đó là bởi “ở đời này không có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”…
Vai trò của con người đã được khẳng định: con người phải chiến đấu, luôn luôn chiến đấu để vượt qua ranh giới – ranh giới của sự sống và cái chết, giữa hạnh phúc và hy sinh, đau khổ. Vâng, ở đời này không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Sự sống, hạnh phúc chưa và sẽ không bao giờ đi đến chỗ tận diệt cả, có chăng đó chỉ là những thử thách, ranh giới đòi hỏi con người phải vượt qua, phải chiến thắng nó. Đó mới là vai trò, sứ mệnh của con người. Vậy, “điều cốt yếu” là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.
Giữa sự sống – cái chết, hạnh phúc – khổ đau luôn có những ranh giới. Và chỉ có chúng ta, những con người mới có đủ khả năng vượt qua nó. Mị trong “vợ chồng A Phủ” là một minh chứng về sức mạnh vượt qua những ranh giới của con người.Từ một cô gái xinh đẹp, thổi sáo hay nức tiếng khắp nơi, bị bắt về “cúng trình ma” nhà A Sử, sau khi muốn tự tử mà không được vì thương bố, Mị phải chấp nhận làm dâu - làm con trâu, con ngựa cho nhà thống lý Pá Tra. Bị hành hạ, đối xử tàn tệ, tưởng như Mị đã mất hết sức sống, mất hết ý chí mà trở thành cái xác vô hồn. Nhưng không, trong con người Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt không gì dập tắt nổi. Đó là ngày xuân muộn ở Hồng Ngài, Mị đòi đi chơi xuân (dù sau đó bị A Sử bắt trói vào cột nhà). Đó là ngày tết Mị lén lấy rượu uống từng ngụm lớn. Và tiêu biểu nhất, đỉnh cao của tác phẩm là khi cô cắt dây trói cho A Phủ và xin đi theo. Đó chính là hành động giải thoát cho người khác và cho chính bản thân mình. Tưởng chừng như, sau biết bao hy sinh đau khổ, sự sống, khát khao hạnh phúc trong cô đã bị dập tắt. Nhưng không, nó vẫn cháy âm ỉ thành một sức mạnh giúp cô vượt qua cái ranh giới ấy mà tìm tới hạnh phúc, tìm lại sự sống (và quả thật, tới Phiềng Sa, tìm được ánh sáng của cách mạng Mị và A Phủ đã có cuộc sống đúng nghĩa). Một con người như Mị, tưởng như bị đẩy tới “bước đường cùng” nhưng vẫn đủ sức mạnh để vượt qua. Đó chính là minh chứng: trên đời này không có bước đường cùng mà đó chỉ là ranh giới mà chúng ta phải vượt qua mà thôi. Vậy tại sao, con người lại không đủ dũng khí để tiến bước! Hay như nhân vật Đào của “Mùa lạc”, cảnh ngộ ấy, cuộc đời ấy như bị đẩy tới tột cùng của đau khổ. Có lúc, Đào mặc cảm không dám đón nhận và chiến đấu vì hạnh phúc. Vậy mà sau đó cô cũng nhận thức được, cũng khao khát được hạnh phúc, đón nhận nó. Và cuối cùng, hạnh phúc đã đến với cô, một gia đình hạnh phúc với người yêu cô trên cái nông trường Điện Biên thân yêu. Đó chính là ranh giới và sự vượt qua ranh giới.Trên đời này không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Vâng, và vì thế, đứng trước những ranh giới đó con người phải biết chiến đấu, phải có sức mạnh để vượt qua. Đó chính là điều cốt yếu ! Là con người, hạnh phúc và sự sống không thể chờ đợi ai mang đến cho mình mà phải chiến đấu mà giành lấy và gìn giữ nó. Đứng trước những ranh giới ấy, bản lĩnh con người mới được bộc lộ và phát huy. Không bao giờ được nguôi tắt hi vọng – phải chăng phần nào Nguyễn Khải muốn nhắn gửi với chúng ta điều đó.
Trong cái chết, trong gian khổ hy sinh vẫn có thể nảy sinh, hiện hình hạnh phúc và sự sống. Xung quanh chúng ta cũng có biết bao tấm gương như vậy. Những học sinh hoàn cảnh khó khăn, mất bố mẹ, gia đình nghèo khó mà vẫn vươn lên học tốt không phải là những tấm gương cho ta học tập sao? Những người thương binh, hy sinh một phần máu thịt cho Tổ quốc, những người không còn sức khoẻ mà vẫn vươn lên làm kinh tế giỏi, những người đó có làm ta khơi lại suy nghĩ? Cuộc sống dường như đã đẩy họ đến bước đường cùng, nhưng họ đã chứng minh cho ta thấy, đó chỉ là những ranh giới và thực tế bằng ý chí, quyết tâm, sức mạnh họ đã vượt qua cái ranh giới khó khăn ấy!.
Vâng, từ trong cái chết sự sống vẫn hiện hình. Nó thôi thúc ta hy vọng, chiến đấu để vượt qua tất cả. Hạnh phúc, sự sống nảy sinh hiện hình từ trong gian khổ và cái chết mới khiến ta trân trọng biết bao! Vấn đề nhân sinh mà Nguyễn Khải đặt ra trong “Mùa lạc” là rất đáng để suy ngẫm chiêm nghiệm.
Kết thúc bài viết, tôi lại nhớ đến một bài thơ (cũng của một nhà sư) mà tất cả mọi người trong lớp tôi đều yêu mến. Dường như giữa Nguyễn Khải và Khuông Việt có gì gặp nhau chăng ?
Mộc trung nguyên hữu hoả
Nguyên hoả phục hoàn sinh
Nhược vị mộc vô hoả
Toàn toại hà do minh
Tạm dịch:
Lửa sẵn có trong cây
Vơi đi chốc lại đầy
Ví cây không có lửa
Xát lửa sao bùng ngay.
Cái “ngọn lửa đầu tiên” thắp sáng nên hi vọng ấy phải chăng đã được Nguyễn Khải đưa vào “Mùa lạc” mà phát triển, bổ sung thành một triết lý mới.