K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2017

Bạn về thăm chốn Thường Xuân

Hương nồng nếp cẩm rượu cần quê hương

Bạn về thăm xã Xuân Dương

Nông thôn đổi mới con đường thênh thang

Mời thăm các xóm các làng

Toàn dân chung sức rộn ràng sớm hôm

Đồng quê vàng ruộm rạ rơm

Ấm no hạnh phúc bát cơm trắng ngần

Nông dân lao động chuyên cần

Hội người cao tuổi góp phần dựng xây

Trẻ già đoàn kết chung tay

Quê hương yêu dấu từng ngày đi lên

Về thăm xin nhớ đừng quên

Thăm câu lạc bộ dưỡng sinh quê nhà

Tham gia không quản trẻ già

Dưỡng sinh luyện tập để mà khoẻ thêm

Làng quê yên ả êm đềm

Màu xanh trải rộng càng thêm yêu đời

Mời người về thăm quê tôi

Xuân Dương yêu dấu đón mời hân hoan.

5 tháng 9 2017

Bạn tự lm hay chép đâu đấy????

18 tháng 8 2023

Chép tiếp để hoàn thành khổ thơ trên:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá

Anh với tôi hai người xa lạ

Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!”

Tên Bài thơ: "Đồng chí"

Hoàn cảnh sáng tác: năm 1948 nhà thơ Chính Hữu tham gia chiến dịch Việt Bắc kháng chiến chống Pháp.

18 tháng 8 2023

hỏi cho vui thôi 

Bài tập 1: Mở đầu bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông…1. Chép thuộc lòng 6 câu thơ tiếp theo.2. Bài thơ Quê hương được sáng tác trong hoàn cảnh nào?3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật sa sánh trong hai câu thơ sau:                                               “Cánh buồm giương to như mảnh hồn...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Mở đầu bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông…

1. Chép thuộc lòng 6 câu thơ tiếp theo.

2. Bài thơ Quê hương được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật sa sánh trong hai câu thơ sau:

                                               “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

                                                Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

4. Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu nêu cảm nhận của em vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động khi đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Trong đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn và trạng ngữ. (Gạch chân và chỉ rõ).

 

1
10 tháng 3 2022

tách ra

14 tháng 3 2022

đoạn văn hay bài văn vậy em?

14 tháng 3 2022

cái nào cũng dc ạ, cho e tham khảo để làm thôi, nếu là bài văn thì tốt

26 tháng 5 2017

- Bài thơ được viết nhân lần tác giả tình cờ về thăm quê vào năm 744, khi ông đã 86 tuổi.

14 tháng 4 2016

Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ. Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo. Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đónhư muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng. Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát , thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp. Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. 

14 tháng 4 2016
Màn đêm buông xuống tht nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. nh điện sáng lung linh . Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. C gia đìnhtôi quây qun trên chiếc chiếu nh đặt trước hiên nhà, ngi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà! Cái bóng dáng tròn vành vnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khng l treo lơ lng trên nn tri xanh thẳm. Trăng lấp ló l m n hin sau ngn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vc soi sáng tng cnh vt. Gió thi nhè nh lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió lun qua tng k lá hiuhiu thi mát, hoà lên mt bn nhạc du dương, thích thú làm sao? Tôi và mấy đứa bn trong xóm tụm năm, tm by r nhau xếp thành hàng dc rng rắn đi ớc đèn phá cỗ đêm rm Trung thu. Nhng chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép… với ánh la bp bùng hoà trn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm c có c phn ca Ch Hng và chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cm giác như họ đang tươi cười vi chúng tôi, ri nhón tay cm ly mt cái kẹo mà tôi để phn cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dn. Bt cht một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuc vui phi tàn, chúng tôi tr i không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất c mọi người không mun rời đêm trăng ấy.Tr v nhà, ai nấy đều mong mun cho thi gian quay tr lại đẻ cùng nhau được hûng s thú vò ca những đêm trăng sáng như đêm nay.
17 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Tế Hanh là người con của xứ sở núi Ấn sông Trà. Đề tài quê hương trở đi trở lại trong thơ ông từ lúc tóc còn xanh cho tới khi đầu bạc! Ông viết về quê hương bằng cảm xúc đậm đà, chân chất và dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình một tình yêu thiết tha, sâu nặng.

   Bài thơ Quê hương sáng tác năm 1938, khi tác giả mới tròn mười bảy tuổi, đang theo học trung học ở Huế, là nỗi nhớ, là tình yêu nồng nàn đối với quê hương. Mở đầu bài thơ, bằng lời kể mộc mạc, tự nhiên, Tế Hanh giới thiệu: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vấy, cách biển nửa ngày sông. Quê hương nhà thờ là một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước. Dân làng sống bằng nghề chài lưới, cuộc đời gắn chặt với biển cả mênh mông. Làng nghèo giống như bao làng biển khác nhưng khi,đi xa, nhà thơ thương nhớ đến quặn lòng. Nhớ nhất là khung cảnh: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Đoàn thuyền nối đuôi nhau rời bến lúc bình minh. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Bầu trời cao lồng lộng đồng điệu với lòng người phơi phới. Hình ảnh các chàng trai xứ biển vạm vỡ và con thuyền băng băng lướt sóng đã in đậm trong tâm tưởng nhà thơ: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. 

Hình ảnh so sánh đẹp đẽ và một loạt tính từ, động từ chọn lọc: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt… đã diễn tả đầy ấn tượng khí thế của những con thuyền nối nhau ra khơi, toát lên sức sống khỏe khoắn và một vẻ đẹp hào hùng.

  Trong hai câu tiếp theo, tác giả miêu tả cánh buồm bằng sự so sánh độc đáo, bất ngờ và lãng mạn: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió… Hình ảnh cánh buồm giản dị, quen thuộc hằng ngày bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Nhà thơ cảm thấy đó chính là biểu tượng của hồn làng nên dồn hết tình yêu thương vào ngòi bút để vừa vẽ ra cái hình, vừa thể hiện cái hồn của cánh buồm. So sánh không đơn thuần là làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn mà đem lại cho nó một vẻ đẹp bay bổng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Liệu có hình ảnh nào diễn tả chính xác cái hồn của làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng ngọn gió biển khơi? Đem so sánh cánh buồm là vật hữu hình với hồn làng một khái niệm vô hình thì quả là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Con thuyền ra khơi mang theo những nỗi lo toan cùng niềm tin yêu, hi vọng của bao người. Nhiệt tình và sức sống của con người truyền sang cả vật vô tri khiến cho con thuyền dường như cũng có tâm hồn riêng, sức sống riêng. Nhịp thơ khỏe khoắn, tươi vui thể hiện khí thế sôi nổi và niềm khao khát hạnh phúc ấm no của người dân làng biển. Sáu câu thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá vừa là bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi. Nếu cảnh đoàn thuyền ra khơi được nhà thơ miêu tả bằng bút pháp lãng mạn bay bổng thì cảnh đoàn thuyền đánh cá về bến được tả thực đến từng chi tiết: Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời! biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân làng vui mừng đón đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí ồn ào, tấp nập. Những chiếc ghe đầy ắp những con cá tươi ngon thân bạc trắng trông thật thích mắt. Dân làng chân thành tạ ơn trời đất đã sóng yên biển lặng để đoàn ngư phủ được an toàn trở về với làng xóm thân yêu. Khi những người thân ra khơi đánh cá, người ở nhà đợi chờ trong phấp phỏng, lo âu. Nay những con thuyền cập bến bình yên với đầy khoang cá bạc, hỏi còn niềm vui nào lớn lao hơn thế bởi đó chính là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của dân làng. Biển cả đẹp đẽ, giàu có và hào phóng nhưng cũng thật khó lường bởi lúc thì trời yên biển lặng, lúc thì bão tố dữ dội. Giữa đại dương mênh mông, làm sao tránh được hiểm nguy, bất trắc? Chỉ có những người một đời gắn bó, sống chết với biển mới thấu hiểu điều này. Cuộc sống của dân chài ngàn đời nay phụ thuộc vào thiên nhiên. Họ vất vả, cực nhọc trăm bề để kiếm miếng cơm manh áo. Vì vậy, giây phút đón người thân sau chuyến đi biển an toàn trở về bao giờ cũng tràn ngập niềm vui. Giữa khung cảnh ấy nổi bật lên hình ảnh rắn rỏi, cường tráng của những chàng ngư phủ quanh năm vật lộn với sóng gió đại dương. Dấu ấn của biển cả đã in đậm trên thân hình vả trong tâm hồn họ: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Những con thuyền về bến sau chuyến ra khơi được nhà thơ ví như con người nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm, Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Bao hiểm nguy giờ đã lùi xa, nhường chỗ cho sự thanh thản, bình yên. Nghệ thuật nhân hóa đã đem đến cho con thuyền vô tri một đời sống và một tâm hồn tinh tế. 

Nhà thơ đã phát hiện ra chất thơ trong đời sống vất vả, cực nhọc của dân quê, đó là điều đáng quý. Cũng vì vậy mà hình ảnh quê hương trong bài thơ tươi sáng, mang hơi thở nồng ấm của cuộc đời cần lao.

Hình ảnh quê hương đẹp đẽ với những con người lao động cần cù đã khắc sâu trong kí ức, hỏi làm sao khi xa cách, nhà thơ không thương nhớ đến quặn lòng? Nếu không có tấm lòng gắn bó chân thành, máu thịt với con người cùng cuộc sống lao động ở làng chài quê hương thì thi sĩ không thể sáng tác ra những câu thơ xuất thần như vậy. Mỗi lần nhớ về quê hương, cảnh đẹp của biển cả như hiển hiện rõ ràng trong tâm trí nhà thơ: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! Ở bốn câu thơ kết, nhà thơ trực tiếp bộc bạch nỗi nhớ quê    hương khôn nguôi của mình. Nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi; Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi và nhớ cả cái mùi nồng mặn rất đặc trưng của gió biển cùng tất cả những gì thân thuộc của quê hương. Phải chăng nỗi nhớ da diết ấy chính là sợi dây kết chặt nhà thơ với quê hương suốt cả cuộc đời!   Bài thơ Quê hương mộc mạc, tự nhiên nhưng rất sâu sắc và thấm thía bởi nó được viết lên từ cảm xúc chân thành. Sức hấp dẫn của nó trước hết là ở những hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc và ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng. Những biện pháp nghệ thuật so sánh, ví von, nhân hóa kết hợp hài hòa khiến cho bài thơ giống như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời được vẽ nên từ tình yêu tha thiết mà Tế Hanh dành trọn cho quê hương. Có thể coi bài thơ này như một cung đàn dịu ngọt của những tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương xứ sở bởi đây là mảnh tâm hồn trong trẻo nhất, đằm thắm nhất của Tế Hanh dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn.

11 tháng 9 2018

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

Những cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam hết sức thanh bình yên ả, đi vào thơ ca nhạc họa của muôn đời. Dịp hè vừa rồi, nhân một chuyến đi thăm quê nội, em đã có dịp ngắm cánh đồng lúa của làng. Cảnh đẹp ấy đã trở thành dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí em.

Như đã thành thông lệ, dịp hè nào cũng vậy, em và cả gia đình lại trở về quê thăm ông bà nội. Trong mắt em, cái gì cũng thật lạ lẫm và mới mẻ. Kìa lũy tre xanh xanh đầu làng, kìa triền đê với những đứa trẻ mục đồng đang thả diều, thổi sáo, và cả con sông quê như dải lụa đào mang phù sa bồi đắp cho đồng lúa thêm tươi tốt. Nhưng ấn tượng nhất với em vẫn là cảnh cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Cánh đồng lúa nằm ở giữa làng, nhìn từ xa tựa như một tấm thảm vàng rực, khồng lồ. Mỗi khi gió thổi qua, tấm thảm ấy lại nhấp nhô từng đợt, những con sóng mải miết nối đuổi nhau đi về phía chân trời. Mới ngày nào lúa còn đang thì con gái, sắc xanh mơn mởn bao trùm khắp không gian, hương lúa lên đòng còn quyện trong gió mới, vậy mà giờ đây, cánh đồng lúa ấy đã đượm một màu vàng trù phú. Hạt thóc là hạt ngọc của trời. Để có được bát cơm dẻo thơm trắng ngần, người nông dân đã phải đổ biết bao mồ hôi và công sức: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Những bông lúa nặng trĩu hạt làm thân cây như oằn xuống, báo hiệu một mùa màng bội thu. Hương lúa chín thoang thoảng dịu dàng bay trong gió, một mùi hương thanh khiết và tươi mới, làm dịu mát tâm hồn con người. Đó cũng là thứ mùi đặc trưng của đất, của hương đồng gió nội vào những ngày hè nắng cháy. Vào sáng sớm, khi đất trời còn đọng hơi sương, cánh đồng lúa im lìm như đang ngủ say, cả không gian chìm trong một màu huyền ảo tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Xa xa, thấp thoáng thấy vài chú trâu đang nhẩn nha gặm cỏ. Dưới ruộng, những chú cò trắng đang bì bõm lội để kiếm tôm, kiếm tép.

Mùa lúa chín cũng là mùa nhộn nhịp, đông vui nhất trong làng. Em rất thích được chứng kiến cảnh mọi người thu hoạch lúa. Lúc trời mới tờ mờ sáng, các bác nông dân đã cùng nhau ra đồng, tiếng cười nói, trò chuyên rôm rả làm náo động cả một vùng. Trên gương mặt họ lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng nụ cười lại sáng bừng bao niềm hân hoan, hạnh phúc. Bàn tay gặt lúa khéo léo nhanh thoăn thoắt, chả mấy chốc, những bó lúa được xếp gọn gàng trên xe để kéo về sân phơi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy sát làm nên âm thanh rộn ràng của cuộc sống làng quê. Thóc đầy sân phơi tự bao giờ đã là biểu tượng của cuôc sống ấm no, trù phú, mang lại sự bình yên trong tâm hồn mỗi người. Những con đường quê ngày mùa còn ngập tràn sắc vàng của rơm rạ. Mùi rơm ngai ngái đã trở thành nét đặc trưng của những vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Tôi thích nhất là được cùng đám trẻ con hàng xóm ra đồng bắt cào cào, châu chấu. Những chú cào cào, châu chấu bụng căng tròn nướng lên ăn còn đọng lại hương thơm và vị béo ngậy nơi đầu lưỡi. Vài chú chim sẻ sà xuống đồng để nhặt những hạt thóc còn vương vãi sau khi gặt.

Được thăm cánh đồng lúa đã trở thành niềm mong đợi và háo hức của tôi mỗi lần về quê. Ngắm nhìn cánh đồng lúa, tôi cảm thấy thật yên bình và thêm phần gắn bó với quê hương mình hơn.

bạn tham khảo nha

11 tháng 9 2018

Mùa hè đến, những tiếng ve sầu kêu trong màu đỏ rực rỡ của cây phượng vỹ đầu làng. Em vui biết bao khi được ngắm khung cảnh quê em tràn đầy sức sống những ngày hạ sang. Đối với em, nó là cảnh đẹp tuyệt mỹ nhất.

Quê em là một vùng rất đỗi thanh bình, quanh năm người dân ở nơi đây trồng lúa, cấy cầy và chăm nuôi những con gia súc. Lối sinh hoạt bình dị và nồng hậu nên quê em được ban tặng một khung cảnh tuyệt vời. Khi hè đến, quê em như thay một màu áo mới xanh tươi và trong trẻo vô cùng. Em thích thú ngắm nhìn sự biến chuyển kì diệu ấy.

Sáng sớm, khi bình minh lên, ông mặt trời mang trên mình ánh sáng cam nhàn nhạt từ từ ngó lên sau những rặng tre xanh đầu làng. Ánh sáng xuyên qua những cành tre vừa mới tỉnh giấc đang rung động tạo ra những tia ánh sáng huyền ảo. Phía xa, từng tầng mây bàng bạc lơ lửng quanh đỉnh đồi xanh tươi còn phủ một lớp ánh sáng vàng nhẹ của không gian buổi sớm. Làng em, chú gà trống là dậy sớm nhất, nó trở thành chiếc đồng hồ báo thức sống cho dân làng. Một lần em dậy thật sớm, nhìn chú gà trống đứng oai vệ trên đống rơm vàng cất tiếng gáy khắp xóm. Đó cũng là lúc người dân thức dậy để đi làm đồng. Mọi người kéo nhau ríu rít ra đồng làm việc, mấy cô mấy bác rục rịch chuẩn bị cho một phiên chợ sáng họp ở đầu làng. Con người thì vội vã, mải miết với công việc còn thiên nhiên cứ vậy, yên bình vô cùng.

Có lẽ, nếu không có kì nghỉ hè, em cũng sẽ như mọi người, sáng sớm cũng tất bật với việc đến trường, không thể chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp gần gũi và tràn đầy sức sống này. Mặt trời dần lên cao, tỏa những ánh nắng lấp lánh trên đỉnh đồi. Ánh nắng chan hòa mọi nơi, bao phủ cảnh vật, nắng tràn trên những ngôi nhà mái ngói đỏ đã bám một lớp rêu phong cổ kính, nắn xuyên qua những kẽ lá xanh non lộc biếc. Cái nắng sớm ở làng em, không chói chang gay gắt như nắng trưa mùa hè, không nhàn nhạt như nắng mùa thu mà nó là cái nắng ướt, nắng mới , cái nắng còn vươn chút sương đêm đọng lại trên những bông hoa trong vườn. Nhìn nắng hàng cau xanh mướt một màu ngọc bích. Cảnh vật như đang được tắm trong cái ấm áp của buổi sớm. Vài cây nhãn trồng trong vườn nhà em đang vẫy gọi lũ ong mật đến chung vui trong nắng sớm. Ra vườn, cũng là lúc em cảm nhận được mùi hương phảng phất nhẹ nhàng của buổi sớm tinh khôi.

Nhắc đến khung cảnh quê em vào hè, không thể bỏ qua đồng lúc xanh bát ngát trải dài đến chạm chân trời tạo nên một màu xanh hài hòa vô cùng. Màu xanh ấy như mời gọi sự sống, gọi những cơn gió hè man mát đến nơi đây làm cho những cây lúa xanh nghiêng mình rì rào vì vui thích. Trên đường làng, những chú trâu chăm chỉ cùng người nông dân đi cày, tuy giờ đã có máy móc nhưng những chú trâu luôn là một người bạn thân thiết với những người nông dân, với trẻ mục đồng. Nhớ về những chiều hè lộng gió, vài ba đứa trẻ mục đồng phụ cha mẹ đưa trâu ra những bãi cỏ. Chúng ngồi, nằm trên lưng trâu, đưa đẩy con sáo diều bay cao, vút lên từng tiếng sáo trầm bổng trong không gian, khơi gợi bao trí tưởng tượng phong phú của em. Có lẽ các bạn trên thành phố, không thể tận hưởng được những lúc thanh bình như thế. Được nằm trên bãi cỏ, nghe tiếng sáo diều vi vu, ngắm những đám mây đủ hình thù kì lạ. Ở quê, buổi chiều hè không hề oi bức như trên thành phố, không làm cho con người cảm thấy khó chịu vì khói bụi và tiếng còi xe inh ỏi trên con đường tấp nập xe cộ, mà nó rất yên bình trong trẻo mang hương vị của đồng nội và cỏ cây.

Đối với em, cảnh quê là cảnh đẹp nhất khi mùa hè đến. Dù các bạn có thích thú với những chuyến du lịch xa, những bãi biển cát vàng sóng vỗ thì em vẫn mãi say mê chính cảnh đẹp nơi chôn rau cắt rốn của mình.