Cho em xin dàn ý chung của văn Miêu Tả và Biểu Cảm đi ạ :((
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
https://www.unicef.org/vietnam/vi/nh%E1%BB%AFng-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n/vi%E1%BB%87c-quay-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BB%8Dc-trong-b%E1%BB%91i-c%E1%BA%A3nh-covid-19-s%E1%BA%BD-di%E1%BB%85n-ra-nh%C6%B0-th%E1%BA%BF-n%C3%A0o
Ngày ấy, tôi được sinh ra và lớn lên trong tình thương ấm áp, êm đềm của bà ngoại tôi mà thiếu mất đi tình thương của bố mẹ, bà tôi tuy đã già, sức yếu nhưng vẫn luôn cố gắng làm việc nhỏ nhặt để nuôi tôi ăn học. Mỗi lần nhìn thấy các bạn được bố mẹ đưa đón và dẫn vào lớp mà tôi thấy thèm, mong sao mình có mẹ dắt vào lớp. Nhưng đó chỉ là mộng tưởng là khát vọng mà thôi, còn hiện tại tôi đang sống với bà, một mình đi học tự vào lớp, lắm lúc tôi tự nhủ rằng” bà là cha là mẹ của tôi”. Tôi nghe lời bà nói, bố tôi vì một tai nạn giao thông nên đã qua đời, còn mẹ tôi là cùng quẫn quá và không còn ý chí khi phải chịu một nỗi đau quá lớn nên mẹ đã bỏ nhà bỏ quê hương đi làm xa. Nhưng nghe đâu mẹ tôi đã đi lấy chồng khác. Tuy vậy, tôi vẫn tin tưởng vào bà tôi, vào mẹ tôi, và cuối cùng cái khát khao được gặp mẹ ấy cũng đến với tôi, trên đường đi học tôi nhìn thấy một người phụ nữ đã đứng tuổi nham nháp giống nức ảnh của mẹ tôi, nhưng người ấy không gầy guộc, da đen giống mẹ mà là người đàn bà mộc mạc, nước da trắng hồng làm nổi bật khuôn mặt hiền lành, dịu dàng, chỉ có mái tóc, đôi mắt đen láy cùng với đôi môi đỏ hồng là giống. Tim tôi đập thình thịch thật nhanh như đang chờ đợi điều gì đó, nhưng rồi người ấy cũng chẳng để mắt tới tôi, đi lướt qua một cách nhẹ nhàng, tôi vô cùng đau đớn, thất vọng, khóc nức nở. Bất chợt, tôi bỗng quay lưng lại gọi bối rối” mẹ ơi! mẹ ơi!”. Con của mẹ đây mà, con Hồng đây mà, rồi tôi chạy theo người phụ nữ ấy. Nếu đó không phải mẹ của tôi thì chắc sẽ là chuyện cười của mọi người xung quanh cũng như bọn lũ bạn của tôi. Có lẽ tôi sẽ gục ngã, khụy gối xuống mà lòng thắt lại, đau đớn vô cùng, nhưng rồi người đó bỗng dừng lại và quay lại, tôi chạy nhào tới mà ôm vào người ấy. Chao ôi! cái cảm giác ấm áp này tôi chưa hề có bỗng mơn man khắp da thịt tôi. Tôi chưa bao giờ hạnh phúc như vậy, rồi mẹ xoa đầu tôi, hỏi tôi có phải là con của mẹ không? Tôi rơm rớm nước mắt mà kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Hai mẹ con mừng mừng tủi tủi khi gặp lại nhau, mẹ tôi dắt tôi đi học, bao con mắt kinh ngạc của bọn bạn tôi ì có mẹ dắt tới trường, rồi năm tháng trôi qua, tôi được sống trong vòng tay ấm áp, đầy tình yêu thương bao la của mẹ, những kỉ niệm ấy luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Tôi mong sao,. những đứa trẻ bất hạnh không được sống trong tình yêu thương của mẹ thì sẽ sớm gặp lại mẹ, sớm được sống trong tình yêu thương của mẹ để cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt giống như tôi- kỉ niệm của tôi.
HT ~
Là một người con gái xinh đẹp nhưng phải chịu nhiều bất hạnh. Thúy Kiều đã bị Mã Giám Sinh và Tú bà lừa vào lầu xanh. Kể từ đó Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Tâm trạng của Kiều vừa cô đơn, vừa buồn tủi, xót xa cho thân phận của mình khiến người đọc xúc động. Hảnh lầu Ngưng Bích thật thơ mộng, nhưng lại hoang vắng đến rợn người. Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như “bụi hồng” nhỏ bé. Cả một không gian mênh mông, hoang vắng không một bóng người, càng tô đậm thêm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều. Cảnh vật trong buổi chiều hôm “thấp thoáng cánh buồm xa xa” như vời vợi một nỗi nhớ cha mẹ, nhớ quê nhà. Kiều một mình “thui thủi quê người một thân” sao cho khỏi nỗi nhớ ấy. Cuộc đời Kiều như cánh hoa mỏng manh “man mác” giữa dòng cuốn cuộc đời, “ngọn nước mới sa” như mang bao nỗi niềm về thân phận bấp bênh, chìm nổi của người con gái trong xã hội xưa. Nơi “nội cỏ rầu rầu” kia xanh xanh mà sao cũng u buồn thế, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nàng sống ở đó chẳng có bạn có bè, lủi thủi một mình suốt đêm. Không gian càng xa rộng, lòng người càng thêm trống trải, đau buồn. Sự tuần hoàn của thời gian, sự đằng đẵng mỏi mòn, càng thêm vô vọng. Tâm trạng của Kiều đầy đau buồn, xấu hổ, tủi thẹn với thiên nhiên, với lòng mình, với những người thân yêu. Nàng tự đối thoại với lòng mình, biết tâm sự cùng ai nữa. Nàng nhớ đến Kim Trọng- người đàn ông nàng yêu nhất. Rồi Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông, thương cho cha me ngày càng già, day dứt không được ở cận kề chăm sóc. Nàng thương xót cho cha mẹ suốt ngày trông ngóng tin con. Xa xa thì có vài cái thuyền ai thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện. Rồi thì ngọn thác, ngọn nước vừa đổ xuống xô đẩy cánh hoa lạc loài tan tác trôi xuôi. Tất cả đều trôi dạt vô định như chính cuộc đời tăm tối không tìm thấy lối đi của Kiều vậy. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn thơ kỳ diệu, một trong những đoạn thơ hay nhất của “Truyện Kiều”, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du, miêu tả bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trên con đường lưu lạc. Những vần thơ buồn thương mệnh mang đã gieo vào lòng người đọc những xót xa khôn nguôi về kiếp người tài hoa bạc mệnh. Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Một tấm lòng nhân hậu yêu thương, cảm thông của nhà thơ đối với nỗi đau của Thuý Kiều mãi mãi để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc.
DÀN BÀI
1. Mở bài:
Giới thiệu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
2.
a. Khung cảnh lầu Ngưng Bích.
b. Nỗi nhớ người yêu, cha mẹ.
c. Nỗi đau thấm nhòa lên cảnh vật.
3. Kết bài:
Bức tranh tâm trạng thể hiện nỗi lòng thương cảm của nhà văn.
Một trong những đoạn thơ hay nhất trong Truyện Kiều chính là đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích. Đoạn trích diễn tả nỗi cô đơn, tuyệt vọng của Kiều khi bị giam hãm ở đây.
Không gian quanh Kiều chỉ là không gian hoang vắng. Thúy Kiều không biết làm gì hơn ngoài việc nhìn ngắm về phía xa xa với một niềm hi vọng khôn cùng. Vậy nhưng càng nhìn thì mọi thứ càng trở nên mờ ảo. Núi non trùng điệp xa tít tắp, vầng trăng trên bầu trời ngỡ tưởng gần mà cũng xa thật xa. Bốn phương chỉ toàn là vô vọng và tuyệt vọng với những bãi cát vàng nối nhau ra xa tít tắp. Chính trong tình cảnh cô đơn, tuyệt vọng ấy, THúy Kiều được nhìn ngắm khung cảnh hoang vắng trong nỗi sầu. Nàng nhận ra mây sớm, đèn khuya cũng buồn bã, ủ rột như nhau và ngặt mỗi lỗi tình cảnh ấy càng tô đậm cái buồn hiu hắt trong lòng người.
Chính trong thiên nhiên buồn bã ấy, ta thấy lòng người con gái khao khát về những nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ với tình yêu đẹp thuở nào bên chàng Kim. Dưới ánh trăng đẹp họ đã cùng thề nguyền hạnh phúc. Trăng tròn vành vạnh như tình cảm lứa đôi mặn nồng. Vậy mà giờ đây trong tâm trí Kiều còn gì đâu ngoài những thương tổn và lo lắng muôn trùng cho người yêu nơi quê nhà. Hình ảnh chàng Kim đau đáu chờ mong tin tức khiến người con gái càng sầu đau vì mình thất hẹn thủy chung. Và cũng đau vô cùng tận khi nhớ về cha mẹ. Xót xa vô cùng khi nàng nghĩ đến mẹ cha đêm ngày ngóng chờ tin con. Sự lo lắng Kiều dành cho cha mẹ còn là nỗi lo về một chữ hiếu chằng thể vẹn tròn.
Sầu đau và cô đơn trở thành điểm tựa cho những buồn thương tâm trạng. Kiều biết làm gì đâu ngoài lặp lại vô vàn những buồn trông khổ sở kia. Hình ảnh cửa bể trong không gian chiều muộn chính là điểm tựa cho nỗi niềm và tâm hồn người con gái trong sự da diết khắc khoải với gia đình, tình yêu. Để rồi đến với ngọn nước, với cánh hoa trôi mỏng manh man mác hay những ngọn cỏ rầu rầu tâm trạng ta đều thương thay cho thân phận người con gái sa cơ lỡ vận với vô vàn trái oan. Ầm ấm tiếng sóng quanh lầu Ngưng Bích cũng chính là cuộc đời vô vàn thương đau mà Kiều đã bị vận mệnh trêu đùa.
Kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh tâm trạng con người với vô vàn khung bậc cảm xúc của đau thương. Nỗi đau trong Kiều là nỗi lòng mà tác giả gửi đến mỗi bạn đọc cùng lòng đồng cảm sâu sắc.
1. Mở bài: Giới thiệu về cảnh đẹp mà em mà em muốn giới thiệu
2. Thân bài:
* Miêu tả khái quát về cảnh đẹp:
- Tên đầy đủ của cảnh đẹp đó là gì? ( Người dân địa phương ca tụng nơi ấy như thế nào )
- Cảnh đẹp đó là tự nhiên hay do con người tạo ra?
- Di chuyển đến nơi ấy bằng cách nào?
- Diện tích, phạm vi của cảnh đẹp
* Miêu tả chi tiết cảnh đẹp đó:
- Những khu vực có trong cảnh đẹp ấy
+ Giới thiệu theo trình tự nhất định (từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong…)
+ Những cây cối, đồ vậtt… có xuất hiện ở cảnh đẹp đó?
+ Bầu trời, không khí… ở cảnh đẹp đó như thế nào?
- Thường có những hoạt động, sự kiện gì xảy ra ở khu vực
- Ý nghĩa của các hoạt động ấy
- Sau khi em tham quan xong có cảm giác như thế nào?
3. Kết bài:
- Đánh giá, suy nghĩ của em về cảnh đẹp đó
- Tình cảm của em dành cho cảnh đẹp em vừa miêu tả, hứa hẹn thêm một lần nữa ghé thăm
Câu 1.
Mở bài: Nêu đối tượng biểu cảm (đặt hoàn cảnh, nêu cảm xúc sơ)
Thân bài:
Miêu tả, tự sự có yếu tố cảm xúc
Kết bài: Cảm xúc chung.
Câu 2.
Miêu tả và tự sự giúp nêu ra cảm nghĩ qua hoàn cảnh và đặc điểm, nhấn mạnh do cảm xúc chi phối.
@Nghệ Mạt
#cua
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý. Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc của đề bài để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần phải hướng tới. Từ đó đặt câu hỏi để tìm ý (nội dung văn bản sẽ nói về điều gì? Qua đó cần bộc lộ thái độ, tình cảm gì?)
Bước 2 : Xây dựng bố cục (dàn bài).
Bố cục của văn biểu cảm cũng bao gồm ba phần: Mở bài – Thân bài – kết bài. Tuy nhiên việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn chỉnh phụ thuộc vào mạch cảm xúc của người viết, không hề máy móc áp đặt một kiểu nào.
Nhưng dù sao thì phần mở bài và kết bài thường là những câu văn nêu cảm nhận chung hoặc nâng lên thành tư tưởng, tình cảm khái quát.
Các ý lớn nhỏ trong phần thân bài phải được sắp xếp hợp với diễn biến tâm lý của con người trước từng sự việc, đối tượng.
Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc ban đầu của mình.
Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.
Kết bài: kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.
Bước 3: Hoàn thành văn bản. Đây là bước quan trọng. Trên cơ sở là dàn bài đã xây dựng, người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh.
Cần lưu ý là trong quá trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác (miêu tả, tự sự, biểu cảm); đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá…).
Câu văn có sự biến hoá linh hoạt (có câu trần thuật, câu cảm, câu nghi vấn, câu cầu khiến; câu dài, câu ngắn; có câu tỉnh lược, câu câu tồn tại…). Lời văn phải có cảm xúc với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
Bước 4: Kiểm tra lại bài : Ngoài việc kiểm tra cách diễn đạt, sửa lỗi cần phải kiểm tra lại xem văn bản đã toát lên tư tưởng, tình cảm chính chưa, hoặc đã tạo được sự xúc động cho người đọc chưa.
Phần Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu sự viêc, nhân vật và tình huống ...để miêu tả và biểu cảm .
- Cảm nghĩ chung của em .
Phần Thân bài có nhiệm vụ giơi thiệu chung về nv và ý tưởng của bài văn . Câu chuyện theo một trình tự nào đó, nội dung của phần này hướng tới trả lời những câu hỏi như:
- Chuyện(kỉ niệm..) xảy ra ở đâu?
- Vào thời điểm nào?
- Chuyện xảy ra với ai?
- Chuyện xảy ra như thế nào? …
- Miêu tả được sử dụng kết hợp khi kể về người, vật, khung cảnh,…
- Biểu cảm được sử dụng để bày tỏ tình cảm, thái độ của người kể đối với đối tượng được kể hoặc của nhân vật đối với nhân vật...
=> Qua việc đó nv có suy nghĩ gì (miêu tả và biểu cảm tâm trạng ...)
Phần Kết bài có nhiệm vụ nêu suy nghĩ, tâm trạng của người kể hoặc nhân vật.
- Có thể liên hệ bản thân .