Các bạn giúp mình đề này được không? Đề bài: Qua đoạn trích "Nỗi thương mình", "Truyện Kiều" và " Đọc Tiểu Thanh kí" hãy làm rõ ý thức cá nhân của Nguyễn Du.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trong hai tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí và Truyện Kiều đều có dấu ấn con người thực của tác giả Nguyễn Du qua hai nhân vật Tiểu Thanh và Thuý Kiều, tuy nhiên, cách thể hiện là khác nhau, theo đặc điểm riêng của thể loại.
+ Trong Độc Tiểu Thanh kí” – một bài thơ trữ tình – tác giả đồng nhất nỗi cô đơn, thiếu vắng tri âm của Tiểu Thanh với tình trạng tương tự của Tố Như (tức Nguyễn Du), bất hạnh của Tiểu Thanh cũng là bất hạnh của Nguyễn Du; thương xót Tiểu Thanh cũng chính là cách Nguyễn Du thương xót mình.
+ Trong Truyện Kiều – một truyện thơ Nôm – hình bóng của Nguyễn Du thể hiện gián tiếp qua nhân vật Thuý Kiều. Có thể thấy sự gần gũi, tương đồng giữa số phận, cốt cách của Thuý Kiều với số phận, cốt cách của Nguyễn Du (về cuộc đời chìm nổi của Thuý Kiều với cuộc đời chìm nổi, khốn khó của Nguyễn Du; giữa cái đa sầu, đa cảm của Thuý Kiều với cái đa sầu, đa cảm của Nguyễn Du;...).
=> Nguyễn Du đã dùng hết tâm huyết cùng những trải nghiệm đau thương của chính mình để viết nên những tác phẩm vừa là bức tranh sinh động về “những điều trông thấy”, vừa là tiếng kêu thương, da diết “đau đớn lòng”.
1. Lập dàn ý
a.Mở bài
– Đề tài phụ nữ trong văn học nói chung, trong văn học trung đại nói riêng.
– Giới thiệu nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và tính chất tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ cũ.
b. Thân bài
* Vũ Nương – người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp nhưng số phận đau khổ :
– Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.
+ Tư dung tốt đẹp – người con gái bình dân.
+ Là người con hiếu thảo, người mẹ thương con, người vợ chung thuỷ.
+ Là người cố lòng tự trọng.
– Vũ Nương lại là người phải gánh chịu nhiều khổ đau :
+ Một mình nuôi con, lo lắng thuốc thang, chôn cất mẹ chồng.
+ Bị Trương Sinh đối xử phũ phàng : nghi ngờ, không cho nàng biết nguyên do, mắng nhiếc thậm tệ khiến nàng phải tìm đến cái chết.
+ Muốn quay trở lại cuộc sống trần gian nhưng không thể được.
* Suy nghĩ về thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến :
– Con người không làm chủ được vận mệnh của mình.
– Xã hội phong kiến với những luật lệ khắt khe, vô nhân đạo gây ra bao bất công cho người phụ nữ ; chế độ đa thê gây bao cảnh oan trái đau lòng.
– Người phụ nữ buộc phải cam chịu, nhẫn nhục nên những bất công đó có điều kiện phát triển.
– Cảm thông và hiểu rõ đĩều tốt đẹp trong phẩm chất của họ.
(lấy ví dụ qua ca dao, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều,…)
c. Kết bài : Hiểu về thời đã qua để thêm yêu hiện tại.
2. Bài làm minh họa
Trong văn học trung đại đã có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Ví như Nguyễn Dữ với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã khắc hoạ nhân vật Vũ Nương – một đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều đau khổ.
Vũ Nương là một người phụ nữ xuất thân bình dân, có “tư dung tốt đẹp”. Nàng được Trương Sinh con trai nhà hào phú trong làng “mang trăm lạng vàng” cưới về làm vợ. Nhưng chính sự không bình đẳng trong quan hệ gia đình, đồng tiền đã phát huy “sức mạnh” của nó khiến cho Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Biết chồng bản tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng có mối thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi tiễn chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy và nói những lời dặn dò đượm tình thuỷ chung : “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Điều ước ao lớn nhất của nàng không phải là danh vọng, tiền bạc mà là một cuộc sống gia đình đầm ấm yên vui. Trong những ngày tháng chồng đi xa, một mình nàng phải chèo lái con thuyền gia đình. Nàng chăm sóc, thuốc thang cho mẹ chồng đau ốm, bệnh tật như đối với cha mẹ đẻ. Sự hiếu thảo của nàng khiến bà hết sức cảm động, trước khi qua đời bà đã nhắn nhủ : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”. Không chỉ vậy nàng còn phải chăm lo cho đứa con thơ vừa lọt lòng. Vì thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng. Đêm đêm, nàng chỉ vào cái bóng của mình trên tường và nói với đứa con nhổ rằng đó là cha nó. Xã hội phong kiến trong buổi suy tàn khiến con người luôn cảm thấy bất an : chỉ một trò đùa, một vật vô tri, vô giác như cái bóng cũng khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Qua năm sau, việc quân kết thúc, Trương Sinh về tới nhà. Nghe lời của đứa con, chàng chẳng thèm suy nghĩ dù đó là lời nói của một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và quá mập mờ. Trương Sinh mắng nhiếc vợ rồi đánh đuổi nàng đi, không cho nàng giải thích. Nàng thật sự thất vọng. Hạnh phúc gia đình đã tan vỡ. Tình yêu, lòng tin không còn. Thất vọng đến tột cùng, chán chường vô hạn, nàng đã tìm đến cái chết để thanh minh cho bẳn thân. Niềm tin vào cuộc sống đã mất khiến cho Vũ Nương không thể trở về với cuộc sống trần gian dù điều kiện có thể.
Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống như Vũ Nương. Số phận của họ như đã được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu nghèo sang hèn không trừ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” – như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều :
Đau đớn thay phậh đàn bà,
Lời rằng bậc mệnh cũng là lời chung.
Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến với những điều luật hà khắc, bất công với nữ nhi. ơ đó sinh mạng người phụ nữ không được coi trọng, họ bị mua bán, trả giá một cách công khai. Ở cái xã hội ấy, họ chỉ như một thứ đồ vật vô tri, không được có ý kiến hay thanh minh cho bản thân. Vũ Nương chết đi mang theo nỗi oan tột cùng, nhưng người gây ra tất cả những bi kịch trên là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án và cũng không mặc cảm với bản thân. Ngay cả khi nỗi oan ức ấy đã được giải thoát, Trương Sinh cũng không bị lương tâm cắn rứt, coi đó là việc đã qua rồi, không còn đáng nhắc lại làm gì nữa. Xã hội phong kiến đã dung túng cho những kẻ như Trương Sinh, để người phụ nữ phải chịu những đau khổ không gì sánh được.
Trong ca dao cũng nhắc đến người phụ nữ với sự đau khổ tương tự :
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Dù ca dao có xuất xứ từ nhân dân lao động, nhưng nó vẫn phản ánh đúng số phận của người phụ nữ – “những hạt mưa sa”. “Hạt mưa ấy” không biết mình sẽ rơi vào đâu : một nơi “đài các” hay ra “ruộng cày” ? Dù đó là đâu, dù muốn hay không họ cũng phải chấp nhận.
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ phong kiến, bà cũng hiểu số phận của mình sẽ bị xã hội đưa đẩy như thế nào. Bà đã viết :
Thân em ưừa trắng lại ưừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Bà không cam chịu sống cuộc sống bất công như vậy. Bà đã khẳng định người phụ nữ phải có một vị trí khác trong xã hội. Nhưng sự cố gắng của bà chỉ như một tia sáng hiếm hoi trong chuỗi đời u tối của người phụ nữ. Xét cho cùng, những đau khổ ấy đến với họ cũng là do họ sống quá cam chịu, quá dễ dàng thoả hiệp. Nếu như họ biết đấu tranh tới cùng, nếu như họ không chọn cái chết để thanh minh thì những bất công ấy sẽ không có điểu kiện phát triển.
Chúng ta đều xót thương và cảm thông cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Là một con người sống trong thời đại mới, ta thật hạnh phúc khi không phải bó buộc vào những luật lệ, lề thói xấu ấy.
Lưu ý khi đọc một đoạn trích trong truyện thơ Nôm:
- Hiểu rõ vị trí của văn bản trong tác phẩm.
- Vận dụng được tri thức về nghệ thuật truyện thơ Nôm (nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lục bát, bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật...) để đọc, phân tích, đánh giá văn bản một cách có cơ sở.
- Với việc đọc hiểu một văn bản tác phẩm khác (thơ chữ Hán), cũng cần nắm vững đặc điểm thể loại của từng tác phẩm cụ thể.
1. Đề tài: người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.
3.
Chí khí được thể hiện qua:
1. Thể hiện ở thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp
- Nửa năm hương lửa đương nồng:
+ Cuộc sống hôn nhân mới hình thành, giai đoạn tình yêu, tình vợ chồng nồng nàn, thắm thiết nhất.
->Giai đoạn hạnh phúc nhất.
+ Nếu là người bình thường, trong sự hạnh phúc của cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” như thế này thì sẽ cảm thấy thỏa nguyện, bằng lòng.
+ Nhưng Từ Hải là người phi thường: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”, hơn hẳn những người khác cả về trí tuệ và sức lực -> không bằng lòng với cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc giản đơn.
-> Quyết tâm ra đi.
=> Từ Hải không phải là người một nhà, người một xóm, người một họ mà là người của trời đất bốn phương (Hoài Thanh)
2. Thể hiện ở hành động ra đi dứt khoát và mạnh mẽ
- Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương:
+ Lòng bốn phương: chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến.
+ động lòng: chí lớn vốn ấp ủ từ rất lâu, nó chỉ tạm thời trì hoãn khi chung hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, và bây giờ, hôm nay là lúc chí lớn được đánh thức.
->Từ Hải gạt bỏ tình riêng để thực hiện chí lớn.
+ Thoắt: chí lớn thức dậy nhanh chóng, nhanh chóng quyết tâm thực hiện chí lớn. Từ trước khi gặp Thúy Kiều đã thực hiện chí lớn và giờ là lúc tiếp tục thực hiện sự nghiệp dang dở.
_ Diễn tả sự nhanh chóng trong việc thay đổi vị thế của Từ Hải từ là một con người của gia đình -> một anh hùng mang tráng chí bốn phương.
+ Trượng phu: sự trân trọng của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải.
=>Anh hùng hội tụ những phẩm chất phi thường, có thể thay đổi sơn hà, có thể mang lại xã hội mà nhân dân mong muốn.
- Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
- Quyết lời dứt áo ra đi
->Sử dụng một loạt các từ ngữ:
+ Thẳng rong: đi liền một mạch
+ Quyết lời, dứt áo
->Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không chút lưu luyến, bịn rịn.
Ra đi trong tâm thế ung dung.
ð Khí phách của bậc đại trượng phu.
Ghé vai gánh đỡ sơn hà
Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu
->Trượng phu là người đàn ông tài giỏi, có chí lớn.
->Đó là tâm trạng bình thường của người bình thường
=> Nhưng Từ Hải là người anh hùng, bậc đại trượng phu, không muốn Thúy Kiều phải bịn rịn. Sự ra đi như thế để lại dư âm trong những câu thơ cách mạng sau này:
Ví dụ: Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
3. Thể hiện qua lời đối thoại với Thúy Kiều
- Lời thoại của Thúy Kiều:
Theo thói thường, người bình thường sẽ ngăn cản nhưng là tâm phúc tương tri, là tri kỉ (hiểu chí hướng của Từ Hải) của Từ Hải, nàng không ngăn cản mà mong muốn làm trọn đạo tòng:
Nàng rằng phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.
->Trước quyết tâm ra đi của Từ Hải, nàng bày tỏ ước nguyện được đi theo để thực hiện trọn đạo tam tòng “Xuất giá tòng phu”.
-> Mong muốn được nâng khăn sửa túi cho chồng
-> Được chung vai gánh vác, được chia sẻ cùng chồng.
=> Những ước nguyện hoàn toàn chính đáng.
- Trách Thúy Kiều
Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình
->Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều, là người có tài có sắc -> Trách Thúy Kiều chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi
-> Trách nhưng cũng là động viên Thúy Kiều hãy vượt lên những tình cảm ấy để xứng đáng là tâm phúc tương tri của Từ hải, xứng đáng là phu nhân của một bậc anh hùng, một bậc đại trượng phu
=> Đằng sau đó là sự tự tin của Từ Hải đặt mình lên trên thiên hạ nên cũng yêu cầu Thúy Kiều phải hơn đời, hơn người.
- Lời ước hẹn của Từ Hải:
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm ra rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
->Số từ số nhiều: mười vạn; động từ: dậy đất, rợp đường
-> Vẽ ra viễn cảnh rất huy hoàng: sau nhiều nhất là một năm (một năm xa cách là dài nhưng một năm để làm nên sự nghiệp hiển hách của người đàn ông lại là quá ngắn): trống rong cờ mở trở về “rước nàng nghi gia”, để sum họp vợ chồng trong vinh hiển.
=> Động viên Thúy Kiều.
=> Tự tin của Từ Hải, tự ý thức về tài năng xuất chúng của bản thân mình.
- An ủi Thúy Kiều:
Bằng nay bốn biển không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu
->Trong sự an ủi có sự lo lắng, giải thích để Thúy Kiều an lòng ở lại.
-> Trong câu thơ cũng thoáng chút cô đơn của Từ Hải. Tuy rằng tự tin nhưng cũng rất tự tin nhưng cũng rất lo lắng, bốn biển không nhà, trong tâm thế của một người anh hùng múa kích một mình trên sa mạc, hiểu việc mình cần phải làm, lập sự nghiệp lớn lao hiển hách để giúp đỡ nhân dân nhưng cũng thức tỉnh sớm, biết phải đối mặt với nhiều khó khăn.
4. Thể hiện ở hình ảnh không gian cao rộng
- Các hình ảnh:
+ bốn phương
+ Trời bể mênh mang
+ Bốn bể
+ Gió mây, dặm khơi
+ Cánh chim bằng
=>Không gian khoáng đạt, kì vĩ, lớn rộng đã nâng tầm vóc người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải luôn sánh ngang với tầm vóc vũ trụ.
+ Thể hiện chí lớn của người anh hùng: khao khát được vẫy vùng, tung hoành giữa trời đất cao rộng giống như lời giới thiệu của Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời”.
- Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: tái hiện hình ảnh người anh hùng Từ Hải: chim bằng tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng tạo nên sự nghiệp lớn.
->Chim bằng bay lên cùng gió mây chính là hình ảnh người anh hùng Từ Hải trong giây phút lên đường.
I. Tác phẩm
Nỗi thương mình là đoạn trích khắc hoạ tâm trạng đau đớn, tủi nhục của Thuý Kiều sau khi buộc phải tiếp khách ở ầu xanh của Tú Bà, đồng thời thể hiện ý thức của Thuý Kiều về nhân phẩm con người. Thương thân xót phận và ý thức cao về nhân cách là chủ đề của đoạn trích.
Thái độ của Kiều là thái độ của một con người luôn ý thức về nhân phẩm lại phải từ bỏ nhân phẩm; khao khát tình yêu trong sáng tốt đẹp lại rơi vào cuộc sống bẩn thỉu, nhơ nhớp. Vì thế mà đau đớn, ê chề, bẽ bàng, chua chát. Đoạn trích ghi lại một đoạn đời đầy bị kịch của Thuý Kiều. Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn. Với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ, đoạn trích góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.
Nghệ thuật miêu tả tâm lý phức tạp, chồng chất, việc vận dụng ngôn ngữ: ẩn dụ; phiếm chỉ; uyển ngữ, biện pháp điệp sóng đôi và tiểu đối cùng với lối trần thuật dạng lời nửa trực tiếp là những nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của đoạn trích.
II. Trả lời câu hỏi
1. Hãy nêu bố cục của đoạn trích
Đoạn trích từ câu 1229 đến câu 1248, miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong cảnh sống ô nhục ở lầu xanh của Tú Bà. Đoạn trích có thể chia làm 3 đoạn nhỏ:
- Đoạn 1 (bốn câu đầu): Tình cảnh trớ trêu của Thuý Kiều.
- Đoạn 2 (tám câu tiếp theo): Thái độ, tâm trạng và nỗi niềm của Thuý Kiều trước cảnh sống lầu xanh.
- Đoạn 3 (tám câu còn lại): Cảnh vật diễn tả nỗi cô đơn, đau khổ của Thuý Kiều.
2. Bút pháp ước lệ trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với việc diễn tả thân phận éo le của nàng Kiều? Qua đó, có thể nói gì về tình cảm của tác giả đối với nhân vật?
Bút pháp ước lệ là cách dùng các hình ảnh ẩn dụ, các điển tích, điển cố như: bướm lả ong lơi; lá gió cành chim; sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh,... Bút pháp ước lệ đã giúp cho Nguyễn Du miêu tả chốn “bui trần” dơ bẩn mà câu thơ vẫn thanh cao, trang nhã. Cái tài của Nguyễn Du là miêu tả chốn lầu xanh mà vẫn không hề dung tục. Không dung tục nhưng cũng không hề né tránh hiện thực nghiệt ngã mà nhân vật đang phải trải qua. Nguyễn Du đã dùng bút pháp ước lệ để vượt qua thử thách nghệ thuật này, giữ cho nhân vật của mình chân dung cao đẹp. Không những thế, bằng cách khắc hoạ tâm trạng, thái độ của Kiều, nhà thơ đã làm cho chân dung nàng trở nên ngời sáng giữa chốn bùn nhơ.
3. Cho biết những dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích và giá trị nghệ thuật của chúng.
Đây là một đoạn trích mà Nguyễn Du khai thác một cách triệt để các hình thức đối xứng nhằm tô đậm tâm sự chua chát, bẽ bàng, nỗi thương thân xót phận của nàng Kiều.
- Các điệp từ sóng đôi ít nhiều có tính chất đối: khi, lúc; khi sao, giờ sao; vui... vui, ai...ai.
- Các tiểu đối: khi tỉnh rượu - lúc tàn canh; dày gió - dạn sương; bướm chán - ong chường; nửa rèm tuyết ngậm - bốn bề trang thâu...
- Đối xứng ở cấp thấp nhất là tiểu đối trong bốn chữ: bướm lả - ong lơi; bướm chán - ong chường; mưa Sở - mây Tần; lá gió - cành chim; dày gió - dạn sương; gió tựa - hoa kề;... Đây là thủ pháp chẻ những cụm từ thông thường tạo thành quan hệ đối xứng nhằm nhấn mạnh ở mức độ cao hơn so với những cụm từ không có tiểu đối (dày dạn gió sương, bướm ong lả lơi, bướm ong chán chường,...)
Cách dùng điệp từ sóng đôi và tiểu đối có giá trị biểu cảm sâu sắc, chúng vừa như nỗi tức tưởi, vừa như nỗi nghẹn ngào, vừa như nỗi ấm ức, vừa như sự đay nghiến cho số kiếp bẽ bàng. Ngoài ra, cách dùng từ như vậy có thể miêu tả được những cảm xúc tinh tế, sang trọng của nhân vật.
4- Phân tích thái độ, tâm trạng của Kiều và cho biết nỗi "thương mình" của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại?
Thái độ, tâm trạng của Kiều là thái độ, tâm trạng của một con người luôn ý thức về nhân phẩm lại phải từ bỏ nhân phẩm; khao khát tình yêu trong sáng tốt đẹp lại rơi vào cuộc sống bẩn thỉu, nhơ nhớp. Vì thế mà đau đớn, ê chề, bẽ bàng, chua chát.
Tâm trạng, thái độ của Kiều được khắc hoạ trong bối cảnh "khi tỉnh rượu lúc tàn canh”. Đó là lúc đêm khuya, con người trở về sống thật với mình nghe lòng nức nở, thổn thức: "Giật mình, mình lại thương mình xót xa"
Câu thơ có tới ba chữ mình với cách ngắt nhịp bất thường (2/4/2/) đã diễn tả trạng thái tâm hồn đầy biến động; bàng hoàng - thảng thốt- đau đớn.
Bốn câu tiếp theo là bốn câu hỏi liên tiếp, dồn dập (Khi sao...? Giờ sao...? Mặt sao....? Thân sao...?) . Câu thứ nhất gợi nhớ về quá khứ, ba câu sau gợi nỗi đau đớn, xót xa, ê chề trước hiện tại. Sự đối lập hiện tại không quá khứ đã khắc sâu hơn nỗi đau. Hiện tại bao trùm, đè nặng, chôn vùi quá khứ. Quá khứ thoảng qua làm đau hơn hiện tại. Bốn từ "sao" láy đi láy lại bộc lộ nỗi xót xa đến cùng cực của Thúy Kiều.
Thuý Kiều nhớ lại cảnh sinh hoạt ở lầu xanh với đủ phong, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kì, thi, hoạ... Hình ảnh thơ có tính chất ước lệ, phiếm chỉ. Sự nhơ nhớp được che đậy bởi vẻ ngoài tao nhã. Nhưng tất cả đều hờ hững không có gì bền chặt. Nguyễn Du đã đặt tất cả dưới cái nhìn buồn thảm, chua chát, bẽ bàng của Thuý Kiều.
Hai câu kết: "Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai”...
Nỗi xót xa vì thiếu kẻ tri âm, thiếu người đồng cảm. Không ai cả, không có gì "mặn mà" cả, tất cả đều hờ hững. Lời thơ như tiếng nấc nghẹn vậy.
"Nỗi thương mình" có một ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ khi đặt trong nền văn học trung đại. Đây là sự tự ý thức về cá nhân trong một thời đại mà cái cá nhân có xu hướng triệt tiêu. Hơn nữa, đây lại là ý thức cá nhân của một người phụ nữ, đối tượng được giáo dục theo tinh thần "tam tòng" an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục. Sự tự ý thức về bản thân của nàng Kiều có ý nghĩa "cách mạng". Con người không chỉ biết hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu mà còn biết ý thức về phẩm giá, nhân cách bản thân. Cảm hứng thương xót bản thân không chỉ thấy ở nhân vật của Nguyễn Du mà còn thấy ở người cung nữ trong Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều, người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm và người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương,... Có thể nói, văn học trung đại đến cuối thể kỉ XVIII, ý thức cá nhân đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến. Nhưng ở những sáng tác của Nguyễn Du, đặc biệt là Truyện Kiều, vấn đề này được biểu hiện thấm thía hơn. Chữ "ngã" của nhân vật và của chính người nghệ sĩ đã được Nguyễn Du biểu hiện như một nét độc đáo, sâu sắc trong tư tưởng nhân đạo của mình.
5. Đánh giá chung về tư tưởng đoạn trích. Trong cuộc tái ngộ, Kim Trọng nói với Kiều: "Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Theo anh (chị), đoạn trích này có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào?
Đoạn trích ghi lại một đoạn đời đầy bị kịch của Thuý Kiều. Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ. Đoạn trích góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.
Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh” của nàng. Vì chữ "hiếu”, nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay Mã Giám Sinh, làm vợ Thúc Sinh rồi Từ Hải, hết rơi vào lầu xanh của Tú Bà lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh nhưng "bụi nào cho đục được mình ấy vay?”, tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình” là một đoạn tiêu biểu.
1. Đặt vấn đề:Trong các thể loại văn học,truyện ngắn giữ vai trò xung kích trong việc phản ánh đời sống hiện thực. Mỗi truyện ngắn luôn thể hiện những trăn trở của người nghệ sĩ về cuộc đời,con người và các truyện ngắn ấy luôn để lại cho người đọc những bài học qua sự chia sẻ,gửi gắm của nhà văn. Bàn về truyện ngắn,có ý kiến cho rằng :"...",đến với tác phẩm "..." của NMC,ta sẽ hiểu rõ hơn đặc điểm nổi bật của truyện ngắn cũng như thái độ của người cầm bút khi viết về con người và cuộc sống.2. Giải quyết vấn đề:a. Giới thuyết:- Ý kiến trên đã khẳng định vai trò của truyện ngắn : Truyện ngắn tuy khuôn khổ ngắn,ít nhân vật,sự kiện chỉ là những mảnh nhỏ,là lát cắt của đời sống nhưng lại phản ảnh những nét bản chât của đời sống một cách cô đọng và hàm súc,có tính gợi mở,mang ấn tượng rât đậm.- Muốn làm được điều đó,người viết truyện ngắn phải có tài nắm bắt những hiện tượng tưởng nhỏ nhặt bình thường trong cuộng sống nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao,sâu sắc. Nhà văn phải dồn nén ý tưởng trong một khuôn khổ hạn chế nên truyện ngắn thường tạo đượng tình huống chứa đựng nhiều ý nghĩa,lối hành văn ngắn gọn,tiết chế nhất.- Truyện ngắn "..." của NMC: được viết sau năm 1975. Tác phẩm viết về đề tài thế sự,một bức tranh cuộc sống thời hậu chiến ở một làng chài miền Trung. Cụ thể hơn là bi kịch của một gia đình cùng với những chi tiết éo le nhưng qua đó gợi nên tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả. Thông qua tác phẩm,nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh.b. Phân tích:b.1.Đặc điểm của truyện ngắn:So với tiểu thuyết,truyện ngắn chỉ là một lắt cắt của một hoàn cảnh. Chính vì thế truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian,không gian hạn chế,nhân vật rất ít,nhà văn thường hướng đến việc phát hiện và khám phá đời sống. Việc khắc họa một hiện tượng,một nét bản chất qua hình tượng nhân vật và tình huống chi tiết.b.2.Phân tích tác phẩm:-Truyện ngắn "..." tập trung xây dựng tình huống nhận thức: Phùng trở về vùng biển miền Trung để chụp bức ảnh tĩnh vật thuyền và biển. Trong truyến đi ấy,anh không chỉ chụp được bức ảnh đẹp để có những cảm nhận về cái đẹp nghệ thuật mà còn thấy một cảnh ngộ đau lòng về cuộc sống của một đôi vợ chồng hàng chài,bi kịch ấy bắt nguồn từ chính sự đói nghèo.- Là một nghệ sĩ,Phùng rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Anh cảm thấy câu nói của người xưa :" Nghệ thuật là cái đẹp,là đạo đức". Chính nhờ được chứng kiến một cảnh tượng tuyệt mĩ của tạo hóa mà tâm hồn Phùng như được gột rửa tinh khôi. Qua chi tiết này,NMC muốn gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp: Trong cuộc sống,con người cần biết vươn mình lên để khám phá cuộc sống,biết yêu quý cái đẹp hiện hữu trước mắt. Đặc biệt với giới văn nghệ sĩ cần biết khám phá chất thơ của hiện thực để làm đẹp hơn cho đời.-Tuy nhiên, truyện ngắn "..." tập trung vào tình huống éo le của bi kịch gia đình hàng chài. Từ con thuyền đẹp như mơ đó bước ra là những người xấu xí (gã chồng vũ phu,nhẫn tâm dánh đập người vớ... Người đàn bà cam chịu,nhẫn nhục...Đứa con vì bênh mẹ đã lao vào đánh cha mình...).+ Có thể nói nhà văn đã lựa chọn một cảnh ngộ tiêu biểu cho cuộc sống bất hạnh của người lao động hàng chài. Câu chuyện về người phụ nữ mà Phùng được nghe giúp người đọc hiểu về cuộc đời bà (lai lịch,số phậm,tính cách). Đây là một phát hiện,một khám phá mang tính bản chất về cuộc sống thời hậu chiến. Cuộc sống sau chiến tranh bộn bề lo toan trở thành đề tai nổi bật trong nhiều tác phẩm của các nhà văn thời kì này.+ Ngoài ra,NMC còn viết về vấn đề bạo lực gia đình nảy sinh từ sự nghèo khổ. Vấn đề nhà văn đặt ra ở đây là một cuộc chiến đấu mới đầy cam go,quyết liệu và không kém gì hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ vừa xảy ra mới đây - đó là cuộc chiến chống đói nghèo và tha hóa con người.=> Thông điệp thẩm mĩ của tác giả: nhà văn phải là người gắn bó với cuộc đời,đừng tạo cho mình một khoảng cách mà hãy đứng giữa dòng chảy cuộc sống để khám phá,phát hiện thêm các vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Chỉ có như vậy mới mong hiểu đúng được bản chất của cuộc sống vốn phức tạp,phong phú,muôn màu.c. Nâng cao:- Truyện ngắn có dung lượng không nhiều,nhân vật ít,xảy ra trong một không gian và thời gian hạn chế nên đòi hỏi nhà văn phải lựa chọn những chi tiết cô đúc,giọng văn chứa nhiều hàm ý để phản ánh bản chất cuộc sống và gửi gắm những trăn trở,suy nghĩ của mình về con người.- Truyện ngắn "..." là một bức thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến mỗi người : Hãy biết lắng nghe cuộc sống. Truyện ngắn đã tạo ra sự chia sẻ,đồng của về những vấn đề mà nhà văn chưa nói hết.3. Kết thúc vấn đề:Ý kiến trên đã cho ta thấy rõ đặc điểm nổi bật của truyện ngắn,từ đó thấy được trách nhiệm của nhà văn và việc tiếp nhận đúng đắn nơi bạn đọc.Văn học phản ánh cuộc sống,vì thế thông qua một truyện ngắn nhà văn cũng muốn đối thoại,chia sẻ với bạn đọng những trăn trở,suy tư với bạn đọc các vấn đề nhân sinh.