Vì sao chỉ cần đánh lưới hai lần là có thể ước đoán trong ao có bao nhiêu cá ?
Để ước lượng trong một ao nuôi cá có bao nhiêu cá, em có thể làm như sau :
Trước hết, em dùng một cái lưới có cỡ mắt nhất định rồi quăng xuống ao. Một lát sau kéo lưới lên, giả sử lần đầu đánh được 30 con, em hãy đánh dấu từng con một rồi thả tất cả xuống ao. Lại đánh lần thứ hai, giả sử đánh được 40 con và trong số đó có 2 con có đánh dấu. Lúc ấy chỉ cần tính toán đơn giản, em cũng có thể biết trong ao có bao nhiêu cá.
Em có biết vì sao ko ?
Bài làm
Số cá có đánh dấu bắt được lần thứ hai chiếm \(\dfrac{2}{40}=\dfrac{1}{20}\)số cá bắt được. Giả sử số cá có đánh dấu được phân bố đều toàn bộ số cá trong ao là n con thì 30 con các có đánh dấu cũng phải chiếm \(\dfrac{1}{20}\) toàn bộ số cá n (con) tức là \(\dfrac{30}{n}\approx\dfrac{1}{20}\). Do đó \(n\approx30.20=600\) con.
n chỉ là một số gần đúng vì chưa tính số cá nhỏ hơn mắt lưới, mắt lưới càng nhỏ thì số cá ước đoán càng chính xác.