1) Viết một đoạn văn có sử dụng tục ngữ hoặc ca dao dân ca( chủ đề tự chọn)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Để nói về tình yêu thương, kho tàng tục ngữ VN có câu: "Lành lành đùm lá rách" và "Môi hở răng lanh".
Tuy 2 câu tục ngữ trên chỉ về những hành động khác nhau nhưng cùng chung một ý nghĩa về sự đoàn kết tạo sức mạnh. Vậy ý nghĩa của yêu thương, của đoàn kết là gì?. Đó chính là đạo lý làm người, giúp cho những con người kém may mắn cũng được sống thoải mái hạnh phúc, giúp cho những ai đói khổ được cái ăn cái uống. Hơn thế, nó thể hiện lên sự văn minh của một đất nước nói riêng và thế giới nói chung. Không bao giờ sự yêu thương lại có giá cả, lại bị mất đi. Ai trong chúng ta cũng đều cần học tập theo 2 câu tục ngữ trên, cuộc sống càng thêm đẹp đẽ và đời ta càng thêm có nghĩa hơn nếu biết "cho đi", biết trao yêu thương đến mọi người.
Khép lại, 2 câu tục ngữ trên mang một thông điệp ý nghĩa bất hủ tồn tại mãi với thời gian và nhận thức của mỗi người.
Với Nguyễn Du, một thi tài kiệt xuất của nước ta, xuân về cũng để lại những cảm xúc đặc biệt. Xuân dạ là bài thơ xuân đặc sắc của ông. Nhớ quê hương ngàn dặm, xứ lạ đất người, xuân trong ông là nỗi thê thiết, u tối, đèn không buồn chong để lặn mình vào đêm đen huyền hoặc. Trước mặt ông là đoạn đường công danh mờ mịt mà ngoài kia xuân về trong mưa gió ai hoài: Đêm đen nào thấy ánh dương trongHàng liễu âm thầm đứng trước songỐm liệt giang hồ bao tháng trảiXuân về mưa gió suốt đêm ròngLâu năm đất khách đèn chong lệNgàn dặm quê hương nguyệt dãi lòngNgoài xóm Nam Đoài Long Thuỷ chảyTrôi hoài kim cổ một dòng không
Với Bác Hồ, mùa xuân không cứ là những cái Tết cổ truyền, có bánh mứt, dưa hành, câu đối đỏ, có mai, đào khoe sắc khoe hương mà mùa xuân trong Bác còn là sức chiến đấu anh dũng của tuổi trẻ, tuổi Nước, tuổi Đảng:Mừng Nhà nước ta mười lăm năm xuân xanhMừng Đảng chúng ta đã ba mươi tuổi trẻ “ (Thơ mừng năm mới – 1960 )
Câu thơ rất khoẻ khoắn, phơi phới niềm tin. Với Bác, hồn xuân có trong bốn mùa đó là niềm vui và sự chiến thắng:Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớnMột năm là cả bốn mùa xuân...
Ai ai trong chúng ta cũng đều cần những tấm lòng yêu thương, nhân ái của người với người để giúp cuộc sống tốt đẹp hơn. Có được lòng yêu thương, sự nhân ái, đùm bọc của mọi người, chúng ta sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa và ấm áp hơn. Tình thương yêu, lòng nhân ái không chỉ được thể hiện giữa các thành viên trong gia đình mà nó cần được lan rộng giữa người với người, không kể già, trẻ, lớn, bé, không kể giàu nghèo...
Dưới đây hãy cùng lắng nghe những câu ca dao tục ngữ về yêu thương con người hay đã được ông cha ta đúc kết từ bao đời nay để càng hiểu hơn về những bài học quý báu này bạn nhé.
Tham khảo
Thương người như thể thương thân.
Chỉ gói gọn trong 6 từ đơn giản, thế nhưng câu ca dao tục ngữ về lòng yêu thương con người này lại có ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Tình yêu thương xuất phát từ đáy lòng, sự yêu thương mọi người trong gia đình, yêu thương đồng bào, đồng chí cũng giống với yêu thương chính bản thân mỗi người vậy.
Tham khảo thôi nhé:
Trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, việc dựng nước luôn đi liền với giữ nước. Đất nước của chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn có những bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân giành lại đất nước. Và tinh thần yêu nước đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Thánh Gióng ba tuổi không biết nói biết cười, nhưng tiếng nói đầu tiên là tiếng nói thể hiện khao khát đi đánh giặc. Dưới sự góp sức của nhân dân, cậu bé làng Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành tráng sĩ đánh bại giặc Ân. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của vị chủ tướng tài ba – Lê Lợi. Tất cả khiến cho tôi thêm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước của mình.
Giờ ra chơi ,sân trường thật nhộn nhịp. Từ các lớp học, học sinh ùa ra như bầy ong vở tổ. Bạn nhảy dây bạn đá cầu , bắn bbi .. các chia nhau thành từng nhóm cùng chơi cừng giải trí . Xa kia thầy cô đang nghỉ ngơi , trao dổi kinh nghiệm , trò chuyện với nhau về công việc của mình . Ngôi trường rộn ràng hẳn lên . " Tùng tùng tùng" giờ ra chơi kết thúc báo hiệu tiết học tiếp theo sắp bắt đầu.
Tham khảo: Đêm, sau mấy tháng miệt mài bên sách vở tôi tự thưởng cho mình một chuyến về quê, tìm về với vầng trăng quê hương đã làm say lòng biết bao thế hệ. Như chẳng nhận ra sự náo nức non trẻ trong tâm hồn tôi, vầng trăng cứ chậm chạp nhích từng chút, từng chút, trèo qua những ngọn núi, trèo lên cả ngọn tre cao tít tắp, để khi nàng gió vô tình lướt qua làm đung đưa ngọn tre già tôi có cảm giác như ngọn tre kia đang cố với tay níu lấy vầng trăng tròn. Tôi khẽ thích thú với phát hiện của mình rồi nhìn thật lâu vào thứ ánh sáng dìu dịu ấy, tôi đang cố tìm cây đa, chú cuội, chị hằng như ngày còn bé, cố cảm nhận cái ôm ấm áp của thiên nhiên, đất mẹ. Trên cao kia, vầng trăng vẫn cần mẫn như chiếc đèn hải đăng mang ánh sáng của mình gọi nhắc những tâm hồn xa xứ.
Tham khảo:
Trưa hè, cái nóng lên đến đỉnh điểm. Đất trời như một cái lò nướng khổng lồ. Ánh nắng chuyển sang màu vàng cam, nướng chín già vạn vật. Dưới sức nóng ấy, cảnh vật bên ngoài như nhòe đi. Hàng cây bên đường ỉu xìu, mấy con gà ngoài vườn ỉu xìu, chú chó bên hiên ỉu xìu, tất cả mọi người cũng ỉu xìu. Đến ngay cả cơn gió, cũng chẳng đem đến sự mát mẻ như ban sáng. Theo làn gió, cái nóng khô khốc lùa vào từng kẽ lá, từng nhành cỏ, từng sợi tóc. Khiến cho cái nóng bức, oi ả càng thêm khó chịu.
Tham khảo:
Câu tục ngữ''Thương người như thể thương thân'' như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.
Giải thích: Thương người như thể thương thân là sự yêu thương, quan tâm giúp đỡ, giúp người khác coi như giúp chính bản thân mình
Tuổi thơ tôi được sống nơi làng quê thanh bình, ở đó có biết bao cảnh đẹp làm say đắm lòng người như cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông hiền hòa thơ mộng, triền đê với những buổi thả diều hả hê tiếng cười,... Mỗi một con người ai ai cũng có một quê hương. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của chúng ta. Quê hương mang cho ta cái ngây ngô của một thời bồng bột, cái ngọt ngào của những mối tình đầu để rồi ai đi xa cũng nhớ, cũng thương. Mọi thứ ở quê thật bình dị làm sao! Người dân ở quê tôi đều đầu tắt mặt tối với ruộng đồng. Ngày ngày, họ phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm thêm thu nhập. Tuy cuộc sống còn ba chìm bảy nổi nhưng những người dân ở quê tôi đều lạc quan, yêu đời. Nhớ những buổi chiều mùa hè mát rượi, tôi cùng bọn trẻ trong làng chơi thả diều trên cánh đồng mới gặt. Cánh diều như mang những mơ ước của chúng tôi bay cao, bay xa. Quê tôi nổi tiếng với truyền thống hiếu học từ bao đời nay. Những người con sinh ra ở quê đa số đều đã thành đạt. Tôi yêu quê tôi vô cùng, tôi tin chắc rằng quê tôi sẽ giàu đẹp hơn. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để phát huy truyền thống hiếu học của quê mình.
Bài làm:
Trong cuộc sống của chúng ta, không phải ai khi sinh ra thì cuộc đời đều trải đầy hoa hồng. Sẽ có lúc bạn gặp khó khăn, bao gian khổ cần phải vượt qua. Và có lúc bạn từ bỏ ước mơ nhưng đừng sợ vì " Thất bại là mẹ thành công " . Có lẽ câu nói này đã không còn xa lạ gì đối với các bạn . Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công là đạt được kết quả mà ta mong muốn. Sự thành công không chỉ dựa vào sự cố gắng mà điều quan trọng không thể thiếu, đó là việc bản thân có dám đương đầu với nó không ? Đã bao lần bạn thất bại trên đường đời , đã bao lần bạn gục ngã trước mọi khó khăn và lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã, phải không? Nhưng đừng sợ, đừng bao giờ bỏ cuộc vì " những người dám thất bại mới đạt được thành công ". Dù có thất bại nhiều lần đi chăng nữa nhưng sau mỗi lần bạn biết rút kinh nghiệm, bài học quý báu thì chắc chắn một ngày nào đó bạn sẽ đạt được kết quả. Tôi tin bạn sẽ làm được điều ấy! " Có công mài sắt , có ngày nên kim " mà. Vì vậy, câu tục ngữ " Thất bại là mẹ thành công " một lời dạy bảo thiết thực vể những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ rồi, ta có thể tự tin hơn trước những thất bại, khó khăn trong cuộc sống
Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.