K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2017

Viết về mùa thu, thi sĩ từ cổ chí kim đã dùng bao hình ảnh tuyệt đẹp, từ ngô đồng nhất diệp lạc đến cúc vàng lưng giậu, từ non phơi bóng vàng đến trăng sáng như gương, …Thế mà cậu bé Trần Đăng Khoa lại cảm nhận mùa thu theo một cách riêng qua hình ảnh hoa cau giản dị:

Nửa đêm nghe ếch học bài,

Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây.

Nghe trời trở gió heo may,

Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau.

(Hoa cau)

Những cánh hoa cau trắng muốt mong manh rụng đầy vại nước làng quê phải chăng là “hoa cau cuộc đời” hoá thân thành “hoa cau nghệ thuật” trong thế giới thơ phong phú, giàu tưởng tượng bay bổng của nhà thơ tí hon dễ yêu, dễ mến? “Hoa cau” thoang thoảng thơm mãi con đường thi ca trải rộng, quấn quýt êm đềm trong trái tim những người yêu thơ.

Những ai từng sống ở làng quê ngày xưa mà chưa từng ngủ quên với bạn ở sân đình bị bố mẹ cho ăn roi, trẻ con ngày ấy nghịch như quỷ sứ và hồn nhiên như hoa lá; ban đêm dành cho tuổi thơ vui chơi, giải trí. Sân đình là nơi hình thành tình yêu quê hương làng xóm của chúng, vì thế ngày xưa làng quê in đâm trong tâm hồn trẻ thơ. Nghĩa là tình bạn, tình yêu quê hương được hình thành một cách tự nhiên và rất sớm.
Nó không chỉ tác động đến trẻ thơ mà còn tác động đến cả người lớn; không chỉ một thế hệ mà nhiều thế hệ. Bởi vì thơ Khoa đã khiến người lớn bâng khuâng, nhớ tới một thời của tuổi thơ, một thời hồn nhiên, một thời làng quê, một thời sống chung vói chúng bạn...nghịch ngượm vui đùa, hết sức vô tư. Thơ Khoa là thơ của tuổi thơ, tuổi thơ đồng quê, mà đặc sắc của thơ Khoa bắt đầu từ chỗ này, chính tuổi thơ đồng quê đã chắp cánh cho thơ Khoa bay cao, bay xa. Đậm đặc chất đồng quê là đặc trưng của thơ Khoa. Ở đây chúng ta nhớ bài: " Hương cau", " Chớm thu":
Nửa đêm nghe ếch học bài
Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây
Nghe trời trở gió heo mây
Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau...
Nghe tiếng ếch kêu mà liên tưởng đến chuyện học bài chắc chắn đó là dấu ấn của hồn thơ trẻ thơ đồng quê. Bắt được chiếc cầu nối giữa tiếng ê a trẻ em học bài với tiếng ếch kêu, không đơn giản chỉ là sự quan sát bằng tay, bằng mắt, đây rõ ràng là sự quan sát bằng cả tấm lòng, cả hồn người. Dường như cái ranh giới giữa con người và thế giới tự nhiên bị nhòe đi, hòa đồng, nhập lại...
Bốn câu thơ còn gợi ra không khí đặc trưng của vùng đồng bằng nông thôn Bắc Bộ. Nghe trong thơ có cái chớm lạnh của gió mùa, những ngày chuyển mùa của vùng nông thôn Bắc Bộ; nghe trong thơ như thấy tiếng co ro của trẻ con cần thêm một tấm áo, muốn thêm một chút lửa, muốn xích lại gần nhau. Nghe trong thơ thoáng một chút xao xác hơi buồn và vắng vẻ.( Chắc là trời chớm lạnh nên không được vui đùa chạy nhảy.)

24 tháng 7 2017

Năm nay mình lớp 9 nên cũng gần quên hết rồi.
Bạn có thể tham khảo của mình hay trên mạng cũng có rất nhiều tài liệu

2 tháng 6 2020

em thấy rất hay

25 tháng 5 2021

bình thường

1 tháng 4 2018

Bài 1/

                                     Ghi ở bờ ao

                                Chim hót rung rinh cành khế

                                Hoa rơi tím cả cầu ao

                                Mấy chú rô con ngơ ngác

                               Tưởng trời đang đổ mưa sao

      Dễ thấy một Trần Đăng Khoa bé thơ nhạy cảm, tinh tế trong quan sát cảnh vật thiên nhiên gần gũi, thân thuộc. tiếng chim làm lay động cành khế khiến hoa rơi làm tím mặt ao nhà. Nét độc đáo là sự nhập thân tưởng tượng vào mấy chú rô non. Cá con tưởng một trận mưa ngôi sao vừa đổ xuống! Vũ trụ thu hẹp lại trong cái nhìn bé xíu thật hồn nhiên…

Bài 2/

                                  Ao nhà mùa hạ

                                  Mùa mưa mà mưa chưa đến

                                  Đáy sâu nẻ toác khi nào

                                  Rêu nằm mơ chuyện sấm sét

                                  Rồi khô trên cọc cầu ao…

            Đúng là ao nhà vào ngày nắng hạn khắc nghiệt nhất - chuyện cũng thường thấy ở làng quê ta. Dòng thơ mở đầu là một nghịch lí, đúng hơn là một bi kịch “Mùa mưa mà mưa chưa đến …”. Cái phải đến lẽ ra phải đến rồi. Mưa móc nào cần gì nhiều đâu. Một chút hơi nước ẩm đủ để một đời … rêu phong ! Những thân- phận- rong - rêu chết khô ngay trong giấc mơ về một ngày uy vũ nổi lên, một ngày giọt giọt sẽ nhuần thấm trong lòng người, một ngày để phục sinh ! …. Đâu còn là chuyện ao nhà ngày hạn nữa mà là góc khuất của cuộc đời bất chợt hiện ra khiến ta phải suy ngẫm.

Bài 3/

                                                Cơn giông

                                  Cơn giông nổi lên giữa làng

                                  Bờ ao lở gốc cây bàng cũng nghiêng

                                 Quả bòng chết chẳng chịu chìm

                                 Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu…

         Thế rồi giấc mơ kia đã đến, nhưng đến theo một kiểu bất ngờ ! Đời vốn khó lường. Đã đành…Rêu phong đã khô cháy từ lâu, lần này là những thân phận khác lớn hơn ! Sấm sét đã nổi lên rúng động làng trên xóm dưới, bất chợt, thảng thốt…Cũng trên cái xã hội ao con ấy. Khoa quan sát một đối cực khác đang diễn ra với sự khốc liệt mới mẻ đến không ngờ: Bờ ao lở, gốc cây bàng cũng nghiêng…Quả bòng chết oan khiên không nhắm mắt. Đây nữa, dâu bể thế gian: Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu…Hình như ta chưa được đọc một câu thơ nào tả sóng ao theo một kiểu như thế. Cụ Tam Nguyên Yên Đỗ để lại hai câu thơ tả sóng ao thu không thể nào quên “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo…”. Sóng ao đẹp mơ màng thì nhiều người viết, viết hay; còn sóng ao - mà ao con - dữ dội oan khiên thì chỉ thấy cậu bé “nhà quê” này !

           Ao gì mà ao, biển đấy, lạ chưa ?! ...

           Biển đâu mà biển, cõi người đó, buồn chưa ?! ...

          Trần Đăng Khoa thuở “Góc sân và khoảng trời” có nhiều câu thơ nói về cái ao. Có thể nhặt ra: Mặt ao không gợn gió- Bóng trúc cũng rung rinh (Câu cá). Mặt trời lặn xuống bờ ao, Ngọn khói xanh lên lúng liếng (Khi mùa thu sang). Chị tre chải tóc bên ao, Đàn mây áo trắng ghé vào soi gương (Buổi sáng nhà em…). Bài “Ghi ở bờ ao”(đề cập đến phần đầu bài viết này) cũng phát triển theo hướng ấy. Ao hiện lên thân thuộc, đầy hình ảnh nên thơ nhưng ao vẫn là ao, dẫu có sử dụng thủ pháp nhân hóa, dẫu có cả gió-mây-trời-nước soi bóng trong chiếc gương tròn bé xíu nhà Khoa cũng chỉ nhằm làm cho thiên nhiên thêm phần lung linh, sống động hơn thôi; cũng chỉ là những câu thơ gợi tả, gợi cảm, có hồn đáng khen…Đến Ao nhà mùa hạn và Cơn giông thì không còn là cái ao thiên nhiên nữa mà là cái ao số phận, là cuộc đời ở hai chiều nghịch cảnh éo le…Đọc “Ao nhà mùa hạn”  và “Cơn giông” rồi ngẫm chuyện đời, chuyện xã hội đổi thay  mà quắt quay cám cảnh!

            Thiên nhiên ở đây giã từ hồn nhiên tưởng tượng để bay chơi vơi đến tầng nghĩa của những biểu tượng. Không cảm xúc nữa mà cảm thương, chiêm nghiệm. Thi sĩ, dù ở tuổi nào; thơ hay – dù viết về cái gì, cũng phải phát hiện ở sự vật theo một chiều kích riêng, hiển hiện những khuất lấp ngộ nhận đến nông nỗi của đời sống thực tại bằng một linh cảm không giải thích, có khi ngỡ như là thiếu căn cứ , có khi tưởng là vượt thoát tầm nghĩ của người làm thơ. Hai bài thơ con, của đứa trẻ con, viết về chiếc ao con đã ngầm chứa giá trị của tư tưởng. Thơ thiếu nhi và thơ cho thiếu nhi là thơ của người lớn hoặc trẻ con viết về tuổi ấu thơ. Hai bài thơ trên thuộc loại nào ?! Khái niệm nào cũng bất ổn đáng ngờ.

            Nhưng mà dẫu sao , tôi vẫn chưa hết day dứt một điều Ao nhà mùa hạn và Cơn dông làm thế nào lại được viết vào năm 1972, khi ông TĐK còn là bé Khoa mới vừa mười bốn tuổi?!..

tham khỏ nha bạn

1 tháng 4 2018

Trần Đăng Khoa bé thơ nhạy cảm, tinh tế trong quan sát cảnh vật thiên nhiên gần gũi, thân thuộc. tiếng chim làm lay động cành khế khiến hoa rơi làm tím mặt ao nhà. Nét độc đáo là sự nhập thân tưởng tượng vào mấy chú rô non. Cá con tưởng một trận mưa ngôi sao vừa đổ xuống! Vũ trụ thu hẹp lại trong cái nhìn bé xíu thật hồn nhiên…

10 tháng 8 2018

Bài thơ cho ta thấy quê hương của nhà thơ Trần Đăng Khoa rất đẹp. Một bên có ngọn núi uy nghiêm như đứng đó từ bao đời nay. Một bên là cánh đồng rộng mênh mông, trải xa tít tắp như đến tận chân trời. ở giữa là xóm làng thân yêu được che bởi bóng cây xanh mát. Xa xa, hình ảnh dòng sông hiện trắng những cánh buồm, trông như đàn chim sải cánh bay trên trời cao. Vẻ đẹp của quê hương nhà thơ làm cho ta thêm yêu quê hương đất nước Việt Nam.

10 tháng 8 2018

Bài thơ cho ta thấy quê hương của nhà thơ Trần Đăng Khoa rất đẹp. Một bên có ngọn núi uy nghiêm như đứng đó từ bao đời nay. Một bên là cánh đồng rộng mênh mông, trải xa tít tắp như đến tận chân trời. ở giữa là xóm làng thân yêu được che bởi bóng cây xanh mát. Xa xa, hình ảnh dòng sông hiện trắng những cánh buồm, trông như đàn chim sải cánh bay trên trời cao. Vẻ đẹp của quê hương nhà thơ làm cho ta thêm yêu quê hương đất nước Việt Nam.

5 tháng 3 2016

Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ Mưa năm 1967, lúc mới lên chín tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa thường viết về cảnh vật và con người quen thuộc, gần gũi ở làng quê. Nhưng cũng từ những thứ bình thường, giản dị ấy mà nhà thơ nhìn ra được tầm vóc và khí thế của dân tộc ta thời đánh Mĩ. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy. Bức tranh về cơn mưa rào mùa hạ được miêu tả thông qua cảm nhận tinh tế và đôi mắt hồn nhiên, thơ trẻ của cậu bé Khoa.

 

Thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp diệu nhanh, dồn dập kết hợp với hàng loạt động từ, tính từ tiêu biểu, chính xác đã vẽ nên toàn cảnh một trận mưa. Bài thơ gồm ba phần. Phần đầu tả quang cảnh lúc trời sắp mưa, đoạn giữa tả cơn mưa. Bốn câu cuối là hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.

 

Những biến chuyển của trời đất trước cơn mưa được miêu tả qua hàng loạt chi tiết và hình ảnh độc đáo được chọn lọc từ sự hiểu biết sâu sắc và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng lạ thường của nhà thơ.

 

Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được Trần Đăng Khoa đưa vào thơ, trở nên rất sinh động: Sắp mưa – Sắp mưa – Những con mối – Bay ra – Mối trẻ – Bay cao – Mối già – Bay thấp. Gà con – Rối rít tìm nơi – Ẩn nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn.
Nhìn đám cỏ gà rung rinh, chú bé hình dung ra: cỏ gà, rung tai. Nghe nhìn những bụi tre đang vất vả trước cơn gió mạnh, chú bé thấy như Bụi tre – Tần ngần – Gỡ tóc.

 

Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi và tài tình: Ông trời – Mặc áo giáp đen – Ra trận – Muôn nghìn cây mía – Múa gươm – Kiến – Hành quân – Đầy đường. Những đám mây đen che phủ cả bầu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn như một đoàn quân đang hành quân ra trận. Cách miêu tả cảnh vật của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc.

 

Từ cảnh cây bưởi trĩu quả: Hàng bưởi đu đưa – Bế lũ con – Đầu tròn – Trọc lốc đến cảnh Chớp – Rạch ngang trời – Khô khốc – Sấm – Ghé xuống sân – Khanh khách – Cười – Cây dừa – Sải tay – Bơi – Ngọn mùng tơi – Nhảy múa, đều được miêu tả bằng trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.

 

Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sấm chớp, gió mữa… mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đủ cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất:

 

Mưa – Mưa – Ù ù như xay lúa – Lộp bộp… – Rơi – Rơi… – Đất trời – Mù trắng nước – Mưa chéo mặt sân – Sủi bọt – Cóc nhảy chồm chồm – Chó sủa – Cây lá hả hê…

 

Khi trời chuyển mưa, mây đen vần vũ, gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xóa. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn đất gặp nước sủi bọt, bong bóng đầy sân. Chú Cóc sung sướng nhảy chồm chồm. Sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa inh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi. Trần Đăng Khoa tả thật khéo, thật đúng quang cảnh một trận mưa mà nhà thơ quan sát được từ ngôi nhà nhỏ bé của mình.

 

Cái tài của Trần Đăng Khoa là đã biết lựa chọn những tình tiết tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài thơ, làm cho bức tranh thiên nhiên có sức hấp dẫn lạ thường.

phat bieu cam nghi bai tho mua cua tran dang khoa

 

Hình ảnh con người ở cuối bài thơ được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa tầm tã đã được nhìn bằng ánh mắt yêu thương, cảm phục của đứa con: Bố em đi cày về – Đội sấm – Đội chớp – Đội cả trời mưa. Hình ảnh con người ở đây có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.

 

Với thể thơ tự do phóng khoáng, nhịp thơ ngắn và nhanh, kết hợp với việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động khung cảnh trước và trong cơn mưa rào ở làng quê; thể hiện tài quan sát, miêu tả tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.

 

Thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa có nhiều bài hay nhưng khi nhắc tới bài Mưa, người đọc thường liên tưởng tới cảnh: Mưa bom bão đạn lòng thanh thản, Nhạt muối vơi cơm miệng vẫn cười của dân tộc Việt Nam thời đánh Mĩ.

5 tháng 3 2016

Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ Mưa năm 1967, lúc mới lên chín tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa thường viết về cảnh vật và con người quen thuộc, gần gũi ở làng quê. Nhưng cũng từ những thứ bình thường, giản dị ấy mà nhà thơ nhìn ra được tầm vóc và khí thế của dân tộc ta thời đánh Mĩ. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy. Bức tranh về cơn mưa rào mùa hạ được miêu tả thông qua cảm nhận tinh tế và đôi mắt hồn nhiên, thơ trẻ của cậu bé Khoa.

Thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp diệu nhanh, dồn dập kết hợp với hàng loạt động từ, tính từ tiêu biểu, chính xác đã vẽ nên toàn cảnh một trận mưa. Bài thơ gồm ba phần. Phần đầu tả quang cảnh lúc trời sắp mưa, đoạn giữa tả cơn mưa. Bốn câu cuối là hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.

Những biến chuyển của trời đất trước cơn mưa được miêu tả qua hàng loạt chi tiết và hình ảnh độc đáo được chọn lọc từ sự hiểu biết sâu sắc và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng lạ thường của nhà thơ.

Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được Trần Đăng Khoa đưa vào thơ, trở nên rất sinh động: Sắp mưa – Sắp mưa – Những con mối – Bay ra – Mối trẻ – Bay cao – Mối già – Bay thấp. Gà con – Rối rít tìm nơi – Ẩn nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn.
Nhìn đám cỏ gà rung rinh, chú bé hình dung ra: cỏ gà, rung tai. Nghe nhìn những bụi tre đang vất vả trước cơn gió mạnh, chú bé thấy như Bụi tre – Tần ngần – Gỡ tóc.

Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi và tài tình: Ông trời – Mặc áo giáp đen – Ra trận – Muôn nghìn cây mía – Múa gươm – Kiến – Hành quân – Đầy đường. Những đám mây đen che phủ cả bầu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn như một đoàn quân đang hành quân ra trận. Cách miêu tả cảnh vật của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc.

Từ cảnh cây bưởi trĩu quả: Hàng bưởi đu đưa – Bế lũ con – Đầu tròn – Trọc lốc đến cảnh Chớp – Rạch ngang trời – Khô khốc – Sấm – Ghé xuống sân – Khanh khách – Cười – Cây dừa – Sải tay – Bơi – Ngọn mùng tơi – Nhảy múa, đều được miêu tả bằng trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.

Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sấm chớp, gió mữa… mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đủ cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất:

Mưa – Mưa – Ù ù như xay lúa – Lộp bộp… – Rơi – Rơi… – Đất trời – Mù trắng nước – Mưa chéo mặt sân – Sủi bọt – Cóc nhảy chồm chồm – Chó sủa – Cây lá hả hê…

Khi trời chuyển mưa, mây đen vần vũ, gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xóa. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn đất gặp nước sủi bọt, bong bóng đầy sân. Chú Cóc sung sướng nhảy chồm chồm. Sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa inh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi. Trần Đăng Khoa tả thật khéo, thật đúng quang cảnh một trận mưa mà nhà thơ quan sát được từ ngôi nhà nhỏ bé của mình.

Cái tài của Trần Đăng Khoa là đã biết lựa chọn những tình tiết tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài thơ, làm cho bức tranh thiên nhiên có sức hấp dẫn lạ thường.

phat bieu cam nghi bai tho mua cua tran dang khoa

Hình ảnh con người ở cuối bài thơ được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa tầm tã đã được nhìn bằng ánh mắt yêu thương, cảm phục của đứa con: Bố em đi cày về – Đội sấm – Đội chớp – Đội cả trời mưa. Hình ảnh con người ở đây có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.

Với thể thơ tự do phóng khoáng, nhịp thơ ngắn và nhanh, kết hợp với việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động khung cảnh trước và trong cơn mưa rào ở làng quê; thể hiện tài quan sát, miêu tả tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.

Thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa có nhiều bài hay nhưng khi nhắc tới bài Mưa, người đọc thường liên tưởng tới cảnh: Mưa bom bão đạn lòng thanh thản, Nhạt muối vơi cơm miệng vẫn cười của dân tộc Việt Nam thời đánh Mĩ.

23 tháng 7 2018

Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!

Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.

22 tháng 6 2018

Bài Mưa được Trần Đăng Khoa viết năm 1967, khi ấy tác giả mới lên chín tuổi. Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch sáng tác ấy.

Bức tranh mưa rào được Trần Đăng Khoa miêu tả theo trình tự thời gian. Từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.

Quang cảnh lúc trời sắp mưa được mở đầu bằng hai dòng thơ lặp lại:

Sắp mưa Sắp mưa

Như lời báo động rất khẩn trương cho mọi người biết là cơn mưa rào đã đến. Quang cảnh được diễn ra bằng hàng loạt hình ảnh diễn tả sự hoạt động của cảnh vật rất sống động: cả họ hàng nhà mối rời tổ bay ra, bay cao, bay thấp, nhào lộn trong không trung, mối già, mối trẻ sao mà nhiều mối thế! Đích xác là trời sắp mưa rồi! Dưới đất đàn gà con đang rối rít tìm nơi ẩn nấp. Vội vã quá! Kìa ông trời đã mặc áo giáp đen ra trận, mưa đã múa gươm, kiến đang hành quân, rồi bụi bay, gió cuốn... Tất cả, tất cả đều vội vã, khẩn trương hành động khi cơn mưa sắp tới. Còn có hình ảnh nào đẹp hơn:

Cỏ gà rung tai

 Nghe

Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Hàng bưởi

Đu đưa

Bế lũ con thơ

Đầu tròn

Trọc lốc

Từ động tác của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả đã hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe âm thanh của những cơn gió mạnh lúc trời sắp mưa; những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Nhưng càng gỡ càng rối bởi gió mỗi lúc càng mạnh hơn. Một hình ảnh so sánh rất táo bạo của nhà thơ: những quả bưởi được ví như lũ trẻ con, đầu không có tóc đang ẩn náu trong những cành lá bưởi đang đưa đi, đưa lại trước gió...

Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!

Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc.

Từ rạch có sức gợi sự hoạt động của tia chớp quá nhanh và mạnh đến nỗi như người cầm dao rạch đứt đôi bầu trời để từ vết rạch đó toé ra những tia lửa điện báo hiệu trời mưa đã đến nơi rồi. Kèm theo chớp là sấm sét, một sự liên tưởng hợp với lô-gíc tự nhiên. Biện pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp trong đoạn thơ: Sấm cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa. Những vật vô tri vô giác vào thơ của Trần Đăng Khoa đều có hồn.

Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

 Lộp bộp

Lộp bộp.

Cả không gian đất trời mù trắng nước. Nước sủi bọt bong bóng phập phồng dưới mái hiên. Cây lá được uống mưa, tắm mưa tươi tỉnh “hả hê” sung sướng.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Với thể thơ tự do, với cách sử dụng câu ngắn, nhịp điệu nhanh và dồn dập, phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác, với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, cách cảm nhận thiên nhiên rất sâu sắc và trẻ thơ, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh độrg cảnh tượng trước và trong cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật và con người. Nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người được nâng lên lớn lao, có sức mạnh to lớn để sánh với thiên nhiên và vũ trụ.

22 tháng 6 2018

Bài Mưa được Trần Đăng Khoa viết năm 1967, khi ấy tác giả mới lên chín tuổi. Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch sáng tác ấy.

Bức tranh mưa rào được Trần Đăng Khoa miêu tả theo trình tự thời gian. Từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.

Quang cảnh lúc trời sắp mưa được mở đầu bằng hai dòng thơ lặp lại:

Sắp mưa Sắp mưa

Như lời báo động rất khẩn trương cho mọi người biết là cơn mưa rào đã đến. Quang cảnh được diễn ra bằng hàng loạt hình ảnh diễn tả sự hoạt động của cảnh vật rất sống động: cả họ hàng nhà mối rời tổ bay ra, bay cao, bay thấp, nhào lộn trong không trung, mối già, mối trẻ sao mà nhiều mối thế! Đích xác là trời sắp mưa rồi! Dưới đất đàn gà con đang rối rít tìm nơi ẩn nấp. Vội vã quá! Kìa ông trời đã mặc áo giáp đen ra trận, mưa đã múa gươm, kiến đang hành quân, rồi bụi bay, gió cuốn... Tất cả, tất cả đều vội vã, khẩn trương hành động khi cơn mưa sắp tới. Còn có hình ảnh nào đẹp hơn:

Cỏ gà rung tai

 Nghe

Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Hàng bưởi

Đu đưa

Bế lũ con thơ

Đầu tròn

Trọc lốc

Từ động tác của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả đã hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe âm thanh của những cơn gió mạnh lúc trời sắp mưa; những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Nhưng càng gỡ càng rối bởi gió mỗi lúc càng mạnh hơn. Một hình ảnh so sánh rất táo bạo của nhà thơ: những quả bưởi được ví như lũ trẻ con, đầu không có tóc đang ẩn náu trong những cành lá bưởi đang đưa đi, đưa lại trước gió...

Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!

Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc.

Từ rạch có sức gợi sự hoạt động của tia chớp quá nhanh và mạnh đến nỗi như người cầm dao rạch đứt đôi bầu trời để từ vết rạch đó toé ra những tia lửa điện báo hiệu trời mưa đã đến nơi rồi. Kèm theo chớp là sấm sét, một sự liên tưởng hợp với lô-gíc tự nhiên. Biện pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp trong đoạn thơ: Sấm cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa. Những vật vô tri vô giác vào thơ của Trần Đăng Khoa đều có hồn.

Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

 Lộp bộp

Lộp bộp.

Cả không gian đất trời mù trắng nước. Nước sủi bọt bong bóng phập phồng dưới mái hiên. Cây lá được uống mưa, tắm mưa tươi tỉnh “hả hê” sung sướng.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Với thể thơ tự do, với cách sử dụng câu ngắn, nhịp điệu nhanh và dồn dập, phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác, với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, cách cảm nhận thiên nhiên rất sâu sắc và trẻ thơ, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh độrg cảnh tượng trước và trong cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật và con người. Nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người được nâng lên lớn lao, có sức mạnh to lớn để sánh với thiên nhiên và vũ trụ.

4 tháng 5 2022

tham khảo:Bài thơ mang tâm lý thiếu nhi mà lại sâu sắc việc đời, người lớn khó viết được.Bài thơ nói chuyện mất chó nhưng đoạn đầu, đoạn dài nhất trong ba đoạn của bài, lại nói chuyện lúc chó đang còn. Nói cái mất, cái không có dễ trừu tượng, nên phải lấy cái có để nói cái không, vẽ mây nẩy trăng vốn là thủ pháp thường gặp trong văn chương, ở đây em Khoa dùng rất đắc địa là chó, sinh động nhất, tình cảm nhất là lúc nó đón mừng chủ. Đó là hoàn cảnh điển hình để bộc lộ "tính cách điển hình'' của con Vàng. Nói lý do mất chó, Khoa đã biến bài thơ mất chó thành bài thơ hạ không lực Hoa Kỳ, một yêu cầu thời sự của văn chương những năm sáu mươi. Bom Mỹ rơi chỉ có chó nó sợ, nó chạy, không thấy tác động gì khác tới làng xóm.Hai câu kết:''Tao nhớ mày lắm đó/
Vàng ơi là vàng ơi!''là đỉnh cao của tình cảm bài thơ, tưởng như thấy được chú bé đang mếu máo gọi chó, vác gậy chạy tìm khắp xóm.

4 tháng 5 2022

Camon nhìu nhoa :33

bla bla bla bla,....

8 tháng 1 2020

tôi ngu văn

Tham khảo:

Cái nắng tháng sáu là vậy, nắng cắt da cắt thịt, nước dưới ruộng nóng như ai nấu. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, lũ cua nóng không chịu được ngoi hết lên bờ. Vậy mà, mẹ em vẫn phải xuống ruộng để cấy cho kịp mùa vụ. Mặc cho cái nắng 40 độ chiếu thẳng trên lưng, mặc cho đôi chân đang ngâm trong hồ nước nóng, đôi tay mẹ vẫn đều đặn vắt những cây mạ từ trên tay cấy xuống ruộng. Giọt mồ hôi lăn trên vầng trán mẹ. Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao giọt mồ hôi, bao nỗi vất vả của mẹ. Thương mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!

7 tháng 12 2021

Tham Khảo        
   Bài thơ " Buổi sáng nhà em" của Trần Đăng Khoa là một bài thơ viết về cảnh buổi sáng sớm tinh mơ nên nhân vật " em" nhìn thấy rất nhiều cảnh đẹp và hoạt động của người trong gia đình. Hình ảnh bà vấn tóc, bố xách điếu, mẹ tát nước không chỉ người trong gia đình mà còn những sự vật mà nhân vật kể đến con mèo rửa mặt, con gaf cục tác, quả na mở mắt, đàn chuối vẫy tay, hàng tre chải tóc. Đang là những hoạt động quen thuộc và gần gũi với em. Yêu thay những sự gần gũi giản dị này. Thấy cuộc sống vô cùng bình yên nhưng cũng đầy màu sắc.