3/ Cho R1, R2 mắc song song với nhau vào hai điểm A,B có hiệu điện thế 12V không đổi, thì cường độ dòng điện qua R1, R2 lần lượt là 0,6A và 0,4A.
a/ Tính điện trở R1, R2?
b/ Tính nhiệt lượng tỏa ra của mạch trong 10 phút?
c/ Mắc thêm bóng đèn (6V-3,6W) nối tiếp với đoạn mạch song song trên vào hai điểm A,B thì đèn có sáng bình thường không? Giải thích tại sao?
4/ Giữa hai điểm M và N của mạch điện,hiệu điện thế luôn không đổi,có mắc nối tiếp 2 điện trở
R1=30Ω và R2=20Ω.Cường độ dòng điện qua mạch là 0,72A.
a/ Tính điện trở tương đương và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch?
b/ Tính công suất và nhiệt lượng tỏa ra của đoạn mạch trong thời gian 10 phút?
c/ Mắc thêm điện trở R3 song song với R1. Tính điện trở R3 sao cho công suất của dòng điện qua điện trở R2 bằng 2 lần công suất của dòng điện qua hai điện trở R1và R3?
5/ Giữa hai điểm A và B của mạch điện có hai điện trở R1=30Ω, R2=15Ω mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai điểm A,B luôn không đổi và bằng 9V.
a) Tìm cường độ dòng điện qua qua R1 và R2?
b) Tính công suất tiêu thụ của mạch điện AB?
c) Nếu thay R1 bằng đèn loại 6V–2,4W thì đèn có sáng bình thường không? Tại sao?
6/ Một đoạn mạch gồm hai dây dẫn có điện trở R1=40Ω, R2=20Ω mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch luôn luôn không đổi bằng 12V.
a) Tính cường độ dòng điện qua đoạn mạch và qua mỗi điện trở?
b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dây dẫn và công suất của dòng điện trong mạch?
c) Nếu mắc thêm vào đoạn mạch trên một bóng đèn (12V–2,4W) song song với R2, thì đèn có sáng bình thường không? Tại sao?
7/ Giữa A và B có hiệu điện thế không đổi 12V, người ta mắc nối tiếp 2 điện trở R1=10 và R2=15.
a) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở?
b) Thay điện trở R1 bằng một đèn(6V-3W), thì đèn có sáng bình thường không? Tại sao?
8/ Một bếp điện loại (220 V-880W) được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 1,5 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 280C.
a) Tính điện trở của bếp điện?
b) Tính thời gian đun sôi nước? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg.K) và bỏ qua hao phí.
9/ Giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế 12V không đổi, có mắc hai điện trở R1=24Ω và R2=6Ω nối tiếp nhau. Điện trở của các dây nối không đáng kể.
a/ Tìm điện trở tương đương của đoạn mạch.
b/ Tìm hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.
c/ Điện trở R1 thực ra gồm hai dây dẫn mắc song song nhau. Khi có dòng điện chạy qua thì công suất tiêu thụ của dây thứ nhất lớn gấp 3 lần công suất tiêu thụ của dây thứ hai. Tìm điện trở của mỗi dây?
3a/ Ta có U=U1=U2(R1//R2)
\(\Rightarrow\)R1=\(\dfrac{U_1}{I_1}\)=\(\dfrac{12}{0.6}\)=20\(\Omega\)
R2=\(\dfrac{_{ }U_2}{I_2}\)=\(\dfrac{12}{0.4}\)=30\(\Omega\)
b/ Rtđ= \(\dfrac{1}{20}+\dfrac{1}{30}\)=\(\dfrac{1}{12}\)
I=I1+I2=0.4+0.6=1A
Đổi: 10'=600s
Ta có: Q=I2.R.t= 12.\(\dfrac{1}{12}\).600=50J
c/ Đèn sẽ sáng yếu vì cđdđ định mức là 6V trong khi đó dòng điện chạy qua mạch chỉ có 1A.
5) a I=\(\dfrac{U}{Rt\text{đ}}=\dfrac{9}{45}=0,2A\)
vì R1ntR2->I1=I2=0,2 A
b) Pab=(Iab)2.Rab=(0.2)2.45=1.8W
c) Ta tính được I1'\(\dfrac{P}{U}=\dfrac{2.4}{6}=0.4A\)
Vì I1'>I1 (0.4>0.2)->đèn sáng mạnh hơn
Câu c mk phân vân giữa phụ thuộc vào I hay R nếu tính R1'=15\(\Omega\)vì R1'<R1 (15<30) thì đèn vẫn sáng mạnh hơn