Câu 1 : Nêu cách pha chế. 50 gam dung dịch H2SO4 có nồng độ 2M
Câu 2: Trộn 1 lít dung dịch NaOH với 1 lít dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch mới có nồng độ bao nhiêu?
Câu 3 : Trộn 1,5 lít dung dịch HCl 2M với a lít dung dịch HCl 1M thu được dung dịch có nồng độ 1,5M . Tìm a ?
Câu 4 : Trộn 100gam dung dịch NaOH 10% với 200gam dung dịch NaOH 5% thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu?
Câu 5 :
a, Cho 5gam NaOH rắn vào 20 gam dung dịch NaOH 5% thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu?
b, Cho 100 gam H2O vào 50 gam dung dịch HCl có nồng độ 20% thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu?
c, Cho 100gam H2O vào 200ml NaCl có nồng độ 1 M thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu?
Câu 6 : Có 150 gam dung dịch KOH 5% ( gọi dung dịch là A)
a, Cần trộn thêm vào dung dịch A bao nhiêu gam dung dịch KOH 12% để được dung dịch KOH 10% .
b, Cần hoà tan bao nhiêu gam KOH vào dung dịch A để thu được dung dịch KOH 10%.
c, Làm bay hơi dung dịch A cũng thu được dung dịch KOH 10% . Tính khối lượng dung dịch KOH 10% .
Câu 7 : Xác định nồng độ phần trăm của các dung dịch trong các trường hợp sau:
a, Pha thêm 20gam nước vào 80 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 15 % .
b, Trộn 200 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 20 % với 300 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 5%
c, Trộn 100 gam dung dịch NaOH a% với 50 gam dung dịch NaOH 10 % được dung dịch NaOH 7,5% .
Câu 8 : Trộn bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 10 % với 150 gam dung dịch H2SO4 25 % để thu được dung dịch H2SO4 15 % .
Câu 9 : A là dung dịch H2SO4 0,2 M ,B là dung dịch H2SO4 0,5 M
a, Trộn A với B theo tỉ lệ VA : VB = 2:3 được dung dịch C . Tính nồng độ mol của C?
b, Trộn A và B theo tỉ lệ thể tích nào để thu được dung dịch H2SO4 0 ,3 M ?
Câu 10 : Để pha chế 300 ml dung dịch HCl 0 ,5 M người ta trộn dung dịch HCl 1,5 M với dung dịch HCl 0 ,3 M . Tính thể tích mỗi dung dịch cần dùng?
Gọi x(l) là thể tích ddA=>\(n_{NaOH}\)=2x(mol)
Gọi y(l) là thể tích ddB=>\(n_{KOH}\)=ay(mol)(\(C_M\)=a)
Theo gt:trộn ddA với ddB được ddC
=>\(V_{ddC}\)=\(V_{ddA}\)+\(V_{ddB}\)=x+y(l)
Ta có:\(C_{M\text{(NaOH)sau}}\)=\(\dfrac{2x}{x+y}\)=1,5M
=>2x=1,5x+1,5y=>0,5x=1,5y=>x=3y
Khi đó:\(C_{M\text{(KOH)sau}}\)=\(\dfrac{ay}{x+y}\)=0,75M
=>\(\dfrac{ay}{4y}\)=0,75(vì x=3y=>x+y=4y)=>\(\dfrac{a}4\)=0,75=>a=3
Vậy nồng độ KOH bđ là 3M
Gọi V1 là thể tích của dd A, V2 là thể tích dd B
-Có : CM của dd A = \(\dfrac{n_{NaOH}}{V_1}=2\left(M\right)\)
\(\Rightarrow\)nNaOH = 2.V1 (mol)
- Có : Vdd sau trộn = V1 + V2 (l)
\(\Rightarrow\) CM của NaOH / dd sau trộn = \(\dfrac{n_{NaOH}}{V_1+V_2}=\dfrac{2.V_1}{V_1+V_2}=1,5\left(M\right)\)
\(\Rightarrow\) 2.V1 = 1,5.V1 + 1,5.V2
\(\Rightarrow\) V1 = 3.V2 (l) (*)
- Mặt khác :
CM của dd B = \(\dfrac{n_{KOH}}{V_2}=a\left(M\right)\)
\(\Rightarrow\) nKOH = a.V2 (mol)
\(\Rightarrow\)CM của dd KOH / dd sau trộn = \(\dfrac{n_{KOH}}{V_1+V_2}=\dfrac{a.V_2}{V_1+V_2}=0,75\left(M\right)\)
\(\Rightarrow\) a.V2 = 0,75.V1 + 0,75.V2(**)
Từ (*) thay vào (**) có :
a . V2 = 0,75 . 3.V2 + 0,75.V2
\(\Rightarrow\)a.V2 = 3V2
\(\Rightarrow\) a = 3 (M)
Vậy CM của dd KOH ban đầu = 3(M)