Bài thơ bếp lửa có giọng trầm tha thiết, đượm buồn nhưng chân thành. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong bài thơ “Cảnh khuya” thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh, huyền ảo biết bao:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
Mở đầu bài thơ, bằng nghệ thuật so sánh tài tình, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đầy ấn tượng
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa".
Tiếng suối cháy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, ngọt ngào, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại. Cách so sánh ấy không chỉ làm cho tiếng suối lạnh lẽo, xa xôi, vô hồn bỗng trở nên sống động, trẻ trung mà còn làm cho cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch trở nên có hồn người, xao động. Đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người, bỗng mang hơi ấm của sự sống con người. Có lẽ trong đêm khuya thanh vắng, Bác đang mê mải với công việc cách mạng thì tiếng suối ngân lên khiến Người rời bàn viết. Khẽ ngước lên, vẻ đẹp của đêm lại quyến rũ Người. Nét đặc sắc và rất riêng biệt của đêm chiến khu tiếp tục tạo ấn tượng cho thị giác:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa".
Câu thơ vẽ nên một hình ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa. Nếu câu đầu là trong thơ có nhạc (Thi trung hữu nhạc) thì câu thứ hai này là trong thơ có họa (Thi trung hữu họa). Hình ảnh thơ có vẻ đẹp của bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đen như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng. Trăng - cây cổ thụ - hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cùng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ "lồng" được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ.
Trong bức tranh đêm hiền hòa, dịu êm như thế xuất hiện hình ảnh con người chưa ngủ. "Chưa ngủ" vì “lo nỗi nước nhà” và cũng vì thế bất chợt bắt gặp và chia sẻ với vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên.
Nếu như trong "Cảnh khuya", thiên nhiên hiện lên là cảnh rừng Việt Bắc chập chờn hai gam màu cơ bản trắng - đen thì trong "Rằm tháng giêng thiên nhiên hiện lên lại là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông xuân mênh mang:
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên.
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền".
Bài thơ được Xuân Thủy dịch là:
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"
Bài thơ vẽ nên cảnh đẹp tuyệt vời của đêm nguyên tiêu, vầng trăng mùa Xuân vừa đúng độ tròn, xinh tươi, soi sáng khắp bầu trời cao rộng, trong trẻo, thoáng đãng. Bầu trời và vầng trăng tưởng như không có giới hạn, dòng sông mùa xuân, màu nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân: “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”. Điệp từ "xuân” được nhắc đi nhắc lại ba lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao! Thủy, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo đặc biệt tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh "nguyên tiêu": tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống của vạn vật, con người.
Giống như phần lớn những bài thơ về thiên nhiên của Bác, “Nguyên tiêu” không thể thiếu vắng hình ảnh con người, và đó là người chiến sĩ cách mạng. Chỉ có khác một điều, trong “Nguyên tiêu”, hình ảnh người chiến sĩ không hiện lên đơn độc mà được thể hiện qua hình ảnh con thuyền cách mạng ấm cúng tình đồng chí, đồng đội:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Hình ảnh đó mở ra cho ta một cánh cửa kỳ diệu khám phá con người Bác: nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng rất đỗi thiêng liêng, bí mật mà đẹp như trong huyền thoại, nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nước, vậy mà Người vẫn đắm say tận hưởng một vầng trăng đẹp, một vầng trăng viên mãn. Ở đó, cái thực và cái ảo đan xen, hài hòa: "Yên ba thâm xứ" là ảo, "đàm quân sự" là thực, "nguyện chính viên" là thực; nhưng "nguyệt mãn thuyền" là ảo. Song cái ảo đó chính là chất lãng mạn, chất trữ tình trong thơ Bác. Sau hội nghị quan trọng, quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của Đảng, của đất nước; con thuyền, con người hòa quyện với thiên nhiên, thấm đẫm, tràn trề lai láng ánh trăng.
“Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu”, tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng. Trăng trong “Cảnh khuya” là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng. Trong khi đó, trăng trong Rằm tháng riêng là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa Xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.
Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Nhưng ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên, điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.
Trong bài thơ “Cảnh khuya” thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh, huyền ảo biết bao:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
Mở đầu bài thơ, bằng nghệ thuật so sánh tài tình, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đầy ấn tượng
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa".
Tiếng suối cháy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, ngọt ngào, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại. Cách so sánh ấy không chỉ làm cho tiếng suối lạnh lẽo, xa xôi, vô hồn bỗng trở nên sống động, trẻ trung mà còn làm cho cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch trở nên có hồn người, xao động. Đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người, bỗng mang hơi ấm của sự sống con người. Có lẽ trong đêm khuya thanh vắng, Bác đang mê mải với công việc cách mạng thì tiếng suối ngân lên khiến Người rời bàn viết. Khẽ ngước lên, vẻ đẹp của đêm lại quyến rũ Người. Nét đặc sắc và rất riêng biệt của đêm chiến khu tiếp tục tạo ấn tượng cho thị giác:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa".
Câu thơ vẽ nên một hình ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa. Nếu câu đầu là trong thơ có nhạc (Thi trung hữu nhạc) thì câu thứ hai này là trong thơ có họa (Thi trung hữu họa). Hình ảnh thơ có vẻ đẹp của bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đen như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng. Trăng - cây cổ thụ - hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cùng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ "lồng" được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ.
Trong bức tranh đêm hiền hòa, dịu êm như thế xuất hiện hình ảnh con người chưa ngủ. "Chưa ngủ" vì “lo nỗi nước nhà” và cũng vì thế bất chợt bắt gặp và chia sẻ với vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên.
Nếu như trong "Cảnh khuya", thiên nhiên hiện lên là cảnh rừng Việt Bắc chập chờn hai gam màu cơ bản trắng - đen thì trong "Rằm tháng giêng thiên nhiên hiện lên lại là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông xuân mênh mang:
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên.
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền".
Bài thơ được Xuân Thủy dịch là:
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"
Bài thơ vẽ nên cảnh đẹp tuyệt vời của đêm nguyên tiêu, vầng trăng mùa Xuân vừa đúng độ tròn, xinh tươi, soi sáng khắp bầu trời cao rộng, trong trẻo, thoáng đãng. Bầu trời và vầng trăng tưởng như không có giới hạn, dòng sông mùa xuân, màu nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân: “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”. Điệp từ "xuân” được nhắc đi nhắc lại ba lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao! Thủy, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo đặc biệt tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh "nguyên tiêu": tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống của vạn vật, con người.
Giống như phần lớn những bài thơ về thiên nhiên của Bác, “Nguyên tiêu” không thể thiếu vắng hình ảnh con người, và đó là người chiến sĩ cách mạng. Chỉ có khác một điều, trong “Nguyên tiêu”, hình ảnh người chiến sĩ không hiện lên đơn độc mà được thể hiện qua hình ảnh con thuyền cách mạng ấm cúng tình đồng chí, đồng đội:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Hình ảnh đó mở ra cho ta một cánh cửa kỳ diệu khám phá con người Bác: nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng rất đỗi thiêng liêng, bí mật mà đẹp như trong huyền thoại, nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nước, vậy mà Người vẫn đắm say tận hưởng một vầng trăng đẹp, một vầng trăng viên mãn. Ở đó, cái thực và cái ảo đan xen, hài hòa: "Yên ba thâm xứ" là ảo, "đàm quân sự" là thực, "nguyện chính viên" là thực; nhưng "nguyệt mãn thuyền" là ảo. Song cái ảo đó chính là chất lãng mạn, chất trữ tình trong thơ Bác. Sau hội nghị quan trọng, quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của Đảng, của đất nước; con thuyền, con người hòa quyện với thiên nhiên, thấm đẫm, tràn trề lai láng ánh trăng.
“Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu”, tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng. Trăng trong “Cảnh khuya” là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng. Trong khi đó, trăng trong Rằm tháng riêng là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa Xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.
Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Nhưng ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên, điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực. Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”.
Hai chữ đầu của hai câu thơ là hình ảnh người và trăng (Nhân — nguyệt, nguyệt — thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sông trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ớ đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày. Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chôn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ “hướng” không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm:
“Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
. Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù. Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng dâu chỉ còn là đốì tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau. Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ “nhân” trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân. Cuộc sống trong tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, tràn ngập sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó. Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.
# tham khảo #
học tốt
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong những di sản mà Người để lại cho đời thì thi ca chiếm vị trí quan trọng. Thơ Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước thắm thiết, thể hiện một nghệ thuật thơ mang đậm màu sắc cổ điển và hiện đại. "Ngắm trăng" là bài thơ số 20, được rút ra trong tập "Nhật kí trong tù". Tác phẩm được viết theo thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn, giản dị nhưng hàm súc, mở ra thế giới tâm hồn, tình cảm phong phú của Bác trong hoàn cảnh tối tăm gian khổ của ngục tù.
Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Pó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam nhưng khôn ngờ đến Quảng Tây, Người bị chính quyền tàu Tưởng bắt giam vô cowsvaf giải qua 30 mươi nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa trong hơn một năm trời. Người viết tập thơ "Nhật kí trong tù" để nhằm múc đích giải khuây nhưng qua tập thơ, người đọc vẫn thấy được chân dung tâm hồn con người Hồ Chí Minh - một tinh thần lạc quan, một phong thái ung dung thanh thản, một bản lĩnh thép cứng cỏi phi thường của người chiến sĩ cộng sản và một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm yêu thương con người, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. Bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào trong hoàn cảnh ngục tù nhưng trước vẻ đẹp của ánh trăng đêm, Bác đã thoát khỏi xiềng xích gông cùm của cảnh tù mà vượt ngục bằng tinh thần đến với thiên nhiên tự do mênh mông khoáng đạt. Có thể nói, bài thơ là minh chứng tiêu biểu cho tâm thế: "Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao" của Người.
Trước hết hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về hoàn cảnh trong chốn ngục tù và nỗi niềm băn khoăn mộng mơ của người nghệ sĩ:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Điệp từ "vô" (không) được nhắc lại hai lần có tác dụng nhấn mạnh đến những cái không có đáng lẽ ra không thể thiếu trong lúc này: không rượu, không hoa. Và đối lập với cái không bên trên là "cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". Câu hỏi tu từ ở câu thơ thứ hai "nại nhược hà?" (như thế nào) thể hiện sự băn khoăn, bồn chồn, bối rối của người nghệ sĩ khi đứng trước "cảnh đẹp": không có rượu, cũng chẳng có trăng để thưởng ngoạn trăng đêm cho trọn vẹn thì biết làm sao?. Sự tiếc nuối, băn khoăn là biểu hiện của một tấm lòng thành thực, của tâm hồn yêu thiên nhiên đắm say, ngây ngất và khát khao được đằm mình cùng với ánh trăng. Vượt thoát ra khỏi khuôn khổ câu chữ, câu thơ vừa cho thấy một tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh, lại vừa cho thấy một bản lĩnh thép của ngừoi chiến sĩ cộng sản. Dù đối diện với khó khăn, với gông cùm xiềng xích nơi ngục tù, Bác vẫn mở lòng ra mà đón nhận tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng đêm nơi nhà giam lạnh lẽo.Lời thơ đã cho thấy một tâm hồn thanh cao, yêu cái đẹp vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của người tù Hồ Chí Minh.
Và khi phải đứng trước cảnh đẹp mà không biết phải ứng xử làm sao vì thiếu thốn đủ điều, Bác đã tìm đến cách giải quyết hoàn cảnh đó thật khéo léo, chân tình: lấy tấm lòng để đáp lại tấm lòng, lấy tình yêu với trăng mà đối lại với vầng trăng - người bạn tri kỉ của mình. Đó là cách ứng xử đầy nghĩa tình, đầy lãng mạn, mộng mơ:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Qủa là một cuộc kì duyên hội ngộ!. Bất chấp cả không gian xung quanh, của chiếc "song sắt" chắn ngang trước mặt, người và trăng, trăng và người cứ hướng về nhau bằng một tấm lòng đối đãi người tri kỉ. Người thì hướng ra ngoài song để ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng, còn trăng cũng vượt qua song sắt để đến bên người. Một không gian hoàn toàn tĩnh lặng trong những phút giây giao hòa mãnh liệt nồng nàn giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hóa ở câu thơ cuối đã làm cho vầng trăng trở nên có tâm hồn, có ánh mắt, có dáng hình cụ thể và cũng biết đồng cảm, sẻ chia để trở thành kẻ tâm giao, người tri kỉ, bạn bè của người tù. Thật là một khoảnh khắc lãng mạn, giàu chất thơ, chất họa, ánh trăng đã xoa tan đi cảnh ngục tù tăm tối, làm cho hồn người trở nên sáng trong, thanh bạch. Câu thơ dựng lên một bức tranh đêm với cảnh người tù ngắm trăng thật đẹp, thật ấm áp, tươi vui, thể hiện sự giao cảm đặc biệt của người với trăng.
"Ngắm trăng" mang đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Màu sắc cổ điển được thể hiện ở đề tài (Vọng nguyệt), thi liệu (rượu, hoa, trăng), thể thơ tứ tuyệt, cấu trúc đăng đối (hai câu cuối). Còn vẻ đẹp hiện đại thể hiện ở tâm hồn lạc quan, luôn ngập tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và bản lĩnh phi thường luôn hướng về ánh sáng của người chiến sĩ cộng sản...
Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt, chỉ có 28 chữ cái rất ngắn gọn, cô đúc nhưng đã khắc họa thành công một bức chân dung tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản: yêu thiên nhiên với tinh thần lạc quan, manh mẽ, vượt lên trên hoàn cảnh tù đầy khắc nghiệt. Đó là chất thép trong bài thơ hay chính là chất thép trong bản lĩnh nghị lực phi thường của người chiến sĩ vĩ đại - Hồ Chí Minh.
1/ Mở bài: - Giới thiệu vấn đề: “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người.” - Chọn tác phẩm phân tích. 2/ Thân bài: 2.1. Giải thích nhận định: - Nghệ thuật chỉ phạm trù lớn, bao gồm cả văn học và các ngành nghệ thuật khác. - Sự vươn tới, sự hướng về...tính người: Muốn nói tới sự khám phá, phản ánh vẻ đẹp nhân bản, nhân văn của nghệ thuật chân chính. - “Nghệ thuật là… sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”, đó là vai trò cảm hóa, tác động tích cực, chức năng bồi bổ tâm hồn con người của văn học nghệ thuật. - Tóm lại, ý kiến của Nguyên Ngọc muốn đề cao nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng: luôn mang thiên chức cao cả là phản ánh, ngợi ca vẻ đẹp nhân tính của con người và vì thế, văn học nghệ thuật đảm nhận chức năng nhân đạo hoá con người, giúp con người hoàn thiện hơn. 2.2. Chọn hai trong bốn tác phẩm để phân tích: Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Nói với con (Y Phương). * Cơ sở lí luận: + Ý kiến đúng đắn, có sở từ lí luận về bản chất của nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng vươn tới các giá trị: chân, thiện, mĩ - phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của con người… + Văn học nghệ thuật vừa là sản phẩm phản ánh đời sống một cách khách quan vừa là một hình thức biểu hiện tư tưởng tình cảm chủ quan, cũng là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Nó có nhiều chức năng trong đó có chức năng nhận thức và quan trọng hơn cả là chức năng giáo dục, nhân đạo hoá con người… + Là sản phẩm tinh thần của con người, do con người tạo ra để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống nhất là đời sống tâm hồn, văn học chỉ thực sự có giá trị khi nói lên tiếng nói của tâm hồn con người, thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, bảo vệcon người. Vì vậy hướng về tính nhân văn, tinh thần nhân đạo bao giờ cũng là vấn đề cốt yếu làm nên giá trị lâu bền của văn học chân chính… + Tác phẩm văn học thể hiện tính nhân văn và tinh thần nhân đạo qua nhiều phương diện: phê phán, tố cáo tội ác của những thế lực đã chà đạp quyền sống con người, tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, thấu hiểu, cảm thông tâm tư tình cảm, nguyện vọng ước mơ của con người giúp con người bày tỏ ước nguyện… Sự đa dạng này tuỳ thuộc ở cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, phương pháp sáng tác của nghệ sĩ… * Cơ sở thực tiễn – qua hai tác phẩm vừa chọn: - Trình bày sơ lược nội dung tư tưởng nhân văn, vẻ đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam qua hai tác phẩm ấy. Chỉ ra được điểm tương đồng, sự đồng điệu giữa các nhà thơ trong cách khám phá và cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn con người. Học sinh phải phân tích làm rõ được cách thể hiện độc đáo của các nhà thơ trong việc phản ánh, níu giữ tính người cho con người qua tác phẩm của họ. - Những tư tưởng trong tác phẩm của các nhà thơ có gì khác biệt nhau: tư tưởng, tình cảm mà mỗi nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm của mình; những biện pháp nghệ thuật độc đáo trong việc truyền tải nội dung tư tưởng nhân văn, tình cảm của con người Việt Nam. * Khái quát, đánh giá vấn đề bàn luận. (Trong cả hai tác phẩm, thí sinh cần phân tích được các dẫn chứng tiêu biểu, bình luận bám sát nhận định) 2.3. Mở rộng, nâng cao vấn đề: - Ý kiến của Nguyên Ngọc trở thành phương châm, nguyên tắc sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính; Đòi hỏi nhà văn phải có tầm nhìn sâu rộng, có tư tưởng nhân văn, nhân đạo… - Quan điểm này cũng trở thành tiêu chí đánh giá văn học nghệ thuật đối với bạn đọc… Nguyên Ngọc đã góp phần khẳng định giá trị lớn lao, phong phú của văn học nghệ thuật đối với đời sống nhân sinh, đặc biệt là thiên chức cao cả: thanh lọc tâm hồn, nhân đạo hóa con người… 3/ Kết bài: Khẳng định vấn đề qua 2 tác phẩm đã phân tích.
Refer
Xuất phát từ sự cảm hứng của người viết đối với ca dao: từ tuổi thơ, ca dao đã đến với tâm hồn ta, dễ thuộc, dễ nhớ, có lẽ vì nó luôn diễn tả được nhwungx tình cảm mà ai ai cũng có, cũng quan tâm. Đó là tình gia đình đằm thắm, tình bạn keo sơn, tình làng xóm, tình quê hương tha thiết.
Ca dao là tiếng nói về tình gia đình đằm thắm. Đó là lòng kính yêu, biêt ơn ông bà,, cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người. ca dao ghi lại tấm lòng của lớp lớp con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên.
Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn
Không chi tưởng nhớ tới tổ tiên mà còn ghi nhớ công ơn trời biển của ông bà,. Cha mẹ: công ơn đó là vô cùng to lớn:
Ngó lên nuộc lạc mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu
Hay:
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang
Công cha nhu núi thái Sơn
Tình nghĩa ấy không bao giờ nguôi cạn:
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Sự cảm nhận sâu sắc nổi vất vả mà cha mẹ phải chịu đựng để nuôi dưỡng ta bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu, nhớ đến cơm cha áo mẹ chăm chút cho ta từ ngày bé cỏn con đến khi lớn khôn thế này, họ gửi gắm tấm lòng vào ac dao, nhắc nhau nghĩ sao cho bõ những ngày cha mẹ nuôi ta và ước ao về ta :
Một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ca dao còn thể hiện tình thương yêu giữa anh em trong một gia đình. Anh em thì cần phải hòa thuận để gia đình êm ấm, hạnh phúc:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Anh em nhu thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thaanvui vầy.’
Trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn thì cần phải biết giúp đỡ, thương yêu, phải biết đùm bọc lẫn nhau:
Anh em như chân với tay,
Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần.
Không chỉ ông bà tổ tiên, bố mẹ,anh chi em mà nó còn thể hiện tình vợ chồng thủy chung son sắt.
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
Mặc dù cuộc sống bon chen, kiếm sống vất vả: củi than nhem nhuốc…, ăn uống đạm bạc: râu tôm nấu với ruột bầu nhung vợ chồng luôn nhắc nhau: ghi lời vàng đá xin mình chớ quên. Họ thấy cuộc sống vất vả mà vẫn vui vẫn tin vào một ngày tốt đẹp:
Rủ nhau đic cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
Ca dao là tình nghĩa gia đình và nó còn là tiếng nói về tình làng xóm, quê hương tha thiết. Làng xóm ấy trước hết là làng xóm thanh bình, có cánh đồng mênh mông bát ngát, mọi người chăm chỉ làm ăn:
Làng ta phong cảnh hữu tình,
Dân cư giang khúc như hình con long
Nhờ trời hạ kế sang đông,
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi
Bởi vậy khi đi xa thì nhớ, nhớ những gì tuy bình dị nhưng vô cùng thân thương:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên dduowong hôm nao.
Mở rộng hơn tình làng xóm là tình yêu quê hương đất nước
Tình yêu quê hương đất nước thật là đằm thắm, nó thể hiện qua không biêt bao nhiu :
Thương nhau ta đứng ở đây
Nước non là bạn, cỏ cây là tình.
Tình yêu quê hương đất nước không phaỉ là tinh f yêu dành cho quê hương cho đất nước mà đấy là tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người cùng quê hương đất nước:
Bầu ơi thương lấy bis cùng
Tuy rằng khác giông như ng chung một giàn.
Hay
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Đó cũng chính là niềm tự hào về nước non ta về miền nào cũng tươi : Lạng Sơn thì có phố Kì Lừa, có nàng Tô thị có chùa Tam thăng, Thăng Long phồn hoa thì có : phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.
Còn miền trung thi Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Còn miền nam lại có:
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,
Nước Đồng Tháp lấp lánh cá tôm.
Ca dao phần lớn là nói về tình cảm, trong đó rất nhiều câu đậm đà tình cảm gia đình, làng xóm quê hương. Nói về tình Cảmđẹp đẽ của con người, lại bằng n hững lời lẽ đẹp, nên ca dao đã dduocj nhiều người yêu thích.
Nhờ vậy ca dao không chỉ có giá trị về mặt văn chương mà còn là những mẫu mực diễn đạt tình cảm cho những sáng tác văn học viết sau này.
Trong cuộc sống, con người ta luôn có lúc gặp phải những gian lao, trắc trở. Chính trong những năm tháng khó khăn, gian khổ ấy, chúng ta sẽ nhận ra được những giá trị tinh thần vô cùng thiêng liêng và đáng quý. Những giá trị ấy, những kỉ niệm ấy sẽ tạo nên sức mạnh nâng đỡ bước chân ta trong suốt cuộc đời dài. Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt đã soi sáng chân lí giản đơn ấy. Hình ảnh “bếp lửa” đã khơi nguồn hồi tưởng của tác giả những năm tháng sống bên bà, cùng bà nhóm lên ngọn lửa nồng ấm của tuổi thơ, để người đọc biết bao thế hệ cùng rung cảm với một bản trường ca về tình bà cháu.
Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ “Bếp lửa” được ông sáng tác năm 1963, khi tác giả 19 tuổi và đang học ngành Luật ở Liên Xô. Tác phẩm viết theo thể thơ tự do và được đưa vào tập thơ “Hương cây – Bếp lửa”, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Bằng sự kết hợp hài hòa giữa biểu cảm với tự sự, miêu tả và nghị luận, bài thơ đã xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà và là điểm tựa khơi gợi mọi cảm xúc và suy nghĩ về tình bà cháu.
Trong biết bao kỉ niệm tuổi thơ, bếp lửa in dấu đậm nhất trong suy nghĩ của Bằng Việt. Bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp ấy, mạch hồi tưởng của bài thơ bắt đầu :
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Khổ thơ chỉ vỏn vẹn ba câu mà đã hai lần lặp lại điệp từ “một bếp lửa”. “Bếp lửa” ấy là hình ảnh vô cùng gần gũi và thân quen với mỗi gia đình Việt Nam từ bao giờ. Từ láy “chờn vờn” vừa tả ánh sáng lập lòe và từng làn khói vương vấn của bếp lửa mới nhen buổi sớm, vừa gợi lại hình ảnh bóng bà chập chờn trên in trên vách. Kết hợp với sự mờ ảo của “sương sớm”, những mảnh ký ức ấy như ẩn hiện trong làn sương vương vấn mùi khói, không hề thiếu đi sự nồng ấm. “Ấp iu” tuy là một từ ghép nhưng lại mang âm hưởng của từ láy, vừa là sự kết hợp của ấp ủ và yêu thương, vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng đong đầy yêu thương của người nhóm lửa. Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên ngọn lửa ấy. Hai hình ảnh sóng đôi đối nhau “chờn vờn sương sớm” – “ấp iu nồng đượm” đã tạo nên sự hòa phối âm thanh làm cho câu thơ vừa nhẹ nhàng như khói bếp vừa trĩu nặng về thời gian. Để rồi không cầm được cảm xúc, người cháu đã thốt lên : “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, thật giản dị mà vẫn trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Từ đó, sức ấm và ánh sáng của hình ảnh bếp lửa đã lan tỏa khắp bài thơ, trở thành điểm tựa để mở ra một chân trời đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu.
Theo dòng hồi tưởng ấy, Bằng Việt trở về với những năm tháng tuổi thơ thiếu thốn, nhọc nhằn ám đầy mùi khói :
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Nếu như tuổi thơ của những người bạn cùng trang lứa khác có những câu chuyện cổ tích về bà tiên và phép màu kì diệu thì thời thơ ấu của Bằng Việt gắn bó với bà và bếp lửa. Lời thơ giản dị như những câu văn xuôi, như những lời thủ thỉ tâm tình dẫn dắt người đọc về miền ký ức. Đâu đó vọng về trong tiềm thức người cháu bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 : hai triệu người chết… thây chất đầy đồng… bán vợ đợ con… gia đình ly tán… lây lất tang thương… Cái đói đến mức chỉ một bữa ăn đã có thể giúp người ta tìm được một người vợ như từng được mô tả trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. Mới lên bốn tuổi, đứa trẻ trong bài thơ đã phải chứng kiến một trong những thời kì đen tối, đói khổ nhất của nhân dân ta do sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Từ “đói” được điệp lại, từ “mòn mỏi” được tách giãn ra, gợi lên một cái đói thê lương, deo dắt. Trí óc non nớt của đứa trẻ chỉ ghi nhận lại được vài hình ảnh, mà đặc biệt là sự còm nhom, xơ xác của chú ngựa thồ - phương tiện mưu sinh chính của cả gia đình. Trong cụm từ “khô rạc ngựa gầy” gợi lại một nạn đói mà cả động vật cũng không tìm được cái ăn, nói chi đến con người. Thế nhưng, chỉ với từ “chỉ nhớ” thôi, nhà thơ đã phủ lên những hình ảnh tang thương kia bằng những làn khói từ bếp lửa của bà :
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay !
Cái “hun nhèm” của làn khói ấy gợi cho ta đến một bếp lửa củi mùn, rơm rạ cháy lì lụt, một tuổi thơ vất vả, thiếu thốn. Nhưng cũng chính mùi khói ấy đã xua đi mùi tử khí khắp các ngõ ngách, chính mùi khói ấy đã quyện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Lại một lần nữa, ta nhớ đến “Vợ nhặt” của Kim Lân : “Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt”. Nhưng mùi khói trong thơ Bằng Việt thì có sức gợi hơn rất nhiều, bởi vì nó đượm nồng hơi ấm từ bàn tay chăm chút của bà. Dù bao tháng năm có trôi qua thì ký ức ấy vẫn lưu lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn tác giả, để rồi câu thơ lắng xuống bởi vần bằng của tiếng “cay”. Là mùi khói làm cay mắt cháu hay chính tấm lòng người bà làm cháu không cầm được nước mắt vì nhớ thương bà ? Bút pháp kể tả đan lồng đã đưa người đọc đến với những năm tháng đói khổ, thiếu thốn nhưng vẫn ngập tràn yêu thương.
Và như một thước phim quay chậm, những kỉ niệm gắn liền với hình ảnh người bà ùa về :
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế !
“Tám năm ròng” là một quãng thời gian không dài đối với đời người nhưng lại là cả tuổi thơ của cháu. Hình ảnh bà và bếp lửa của tình bà cháu đã gợi ra một liên tưởng, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ – tiếng chim tu hú. Theo truyền thống văn học, tiếng chim tu hú thường gợi nên sự khắc khoải, xa cách, trông mong, một âm thanh mang sắc điệu trầm buồn. Tiếng chim vang vọng ấy rất khác với những âm thanh căng tràn sự sống trong thơ Tố Hữu : “Khi con tu hú gọi bầy / Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”. Cùng là tiếng tu hú kêu mỗi độ vào hè nhưng với Bằng Việt, âm thanh ấy như giục lúa mau chín để người nông dân mau thoát khỏi cái đói, như khơi dậy trong bà những kỉ niệm ngày xưa ở Huế, để bắt đầu những câu chuyện êm đềm cho tuổi thơ của cháu. Một tiếng chim đong đầy kỉ niệm đến nỗi tác giả phải thốt lên lời cảm thán rằng “sao mà tha thiết thế”. Điệp từ “tu hú” được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến lời thơ có âm điệu thật bồi hồi, tha thiết, khiến bản thân người đọc cũng như nghe vẳng lại đâu đây tiếng tu hú từ trong tiềm thức của tác giả. Sự điệp lại ấy còn gợi lên những nỗi nhớ trùng điệp, vấn vít vào nhau – nỗi nhớ của bà về quá khứ của mình càng khiến cho nỗi nhớ của cháu về bà thêm thăm thẳm, vời vợi. Tiếng chim tu hú đã trở thành một phần tuổi thơ, một mảnh tâm hồn cháu, là sợi chỉ đỏ nối liền quá khứ và hiện tại. Tiếng vọng đồng chiều ấy vang lên trong khổ thơ càng như giục giã, như khắc khoải một điều gì đó tha thiết lắm, để dòng kỉ niệm trải dài hơn, rộng hơn, sâu hơn trong không gian xa thẳm của nỗi nhớ thương. Và trong dòng chảy ấy, hiện lên những ký ức thân thương về tình bà cháu sâu đậm :
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tám năm tuổi thơ của tác giả cũng chính là những năm đất nước chiến tranh, bố mẹ phải đi công tác xa nhà, cháu phải sống cùng bà. Bằng Việt đã khơi lại những kỉ niệm ngày ấy bằng nghệ thuật liệt kê : “Bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm”,… mỗi một ký ức hiện về là thêm một lần hình ảnh bà được khắc sâu trong tâm trí cháu. Trong những năm tháng ấy, bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần, là cội nguồn yêu thương của cháu. Bà không chỉ chăm lo cho cháu từng chút một mà còn là người thầy đầu tiên dạy cho cháu bao điều về cuộc sống, những bài học của bà trở thành hành trang cháu mang theo trong suốt quãng đời còn lại. Xuân Quỳnh từng viết về một người bà như thế trong “Tiếng gà trưa” : “Tiếng gà trưa / Mang bao nhiêu hạnh phúc / Đêm cháu về nằm mơ / Giấc ngủ hồng sắc trứng”. Với Bằng Việt cũng vậy, được ở với bà là cả một niềm hạnh phúc vô bờ. Cặp từ “bà” và “cháu” xuất hiện trong từng phép liệt kê như gợi lên hình ảnh hai bà cháu gắn bó, quấn quít không rời, gợi lên một thế giới mà trong đó bà là tất cả. Cùng bà nhóm bếp hàng ngày, tác giả thấm thía được những gian lao, vất vả của bà khi phải một mình chăm sóc cháu, để rồi lời thơ như thủ thỉ một lời tâm tình “nghĩ thương bà khó nhọc”, và một lần nữa tiếng chim tu hú lại vọng về :
Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ?
Câu cảm thán “Tu hú ơi !” kết hợp với câu hỏi tu từ vang lên như một lời trách cứ nhẹ nhàng. Ở giữa nước Nga xa xôi, tiếng chim tu hú vọng lại trong hồi ức của Bằng Việt khiến nỗi nhớ trào dâng trong lòng nhà thơ cùng những câu hỏi mênh mang : khi cháu đã đi rồi thì ai sẽ “cùng bà nhóm lửa”, ai sẽ nghe bà “kể chuyện những ngày ở Huế”…Lời thơ là hỏi chim tu hú, hay là hỏi chính mình ? Là lời than thở, trách móc hay chính là mong ước khôn nguôi muốn được trở lại bên bà ? Nhà thơ Anh Thơ cũng từng đồng điệu với những cảm xúc ấy : “Con đi dài thương nhớ / Mười năm chưa về quê / Tu hú ơi tu hú / Kêu chi hoài vườn xanh ?”. Nỗi lòng của chim tu hú “kêu chi hoài trên những cánh đồng xa” đâu có khác gì với nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người. Tiếng chim ấy khiến lòng người như trỗi dậy bao hoài niệm, nhớ mong da diết, âm vang trong tim người đọc. Những kỉ niệm trôi theo một nhạc điệu tâm tình thủ thỉ, chậm rãi đầy nhung nhớ đã đưa ta về với tuổi thơ sống bên bà và đầy ắp tình bà cháu của tác giả.
Cũng chính chiếc thuyền đầy kỉ niệm ấy đã đưa người đọc từ dòng sông của tình bà cháu đổ vào biển cả của lòng yêu nước, của đức hy sinh :
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh :
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !”
Chiến tranh đã gây ra bao đau thương, mất mát, tàn phá khắp mọi nơi trên đất nước ta, cướp đi của con người tất cả mọi thứ. Chính chiến tranh đã gây nên bi kịch của tình cha con trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, khơi dậy những vần thơ vang tiếng căm thù của những nhà thơ cách mạng… Nhưng với Bằng Việt, cũng từ đó mà ông mới cảm nhận được vẻ đẹp trong góc khuất của tâm hồn bà. Câu thơ với động từ “cháy” được lặp lại, từ ghép “tàn rụi” được tách ra khiến hiện thực thời chiến không chỉ lấp đầy câu thơ mà còn tràn ngập khắp không gian ký ức. Trong từ láy “lầm lụi” hiện lên dáng hình của những con người phải chịu đau thương, mất mát, làm cả câu thơ như trĩu xuống. Và nổi bật lên là hình ảnh người bà với một sức sống mãnh liệt và nghị lực bền bỉ. Từ láy “đinh ninh” diễn tả một điều gì đó chắc chắn từ trong tâm khảm, một lời nói nhẹ nhàng mà vẫn mạnh mẽ, trái ngược hẳn với quang cảnh “lầm lụi” xung quanh. Dẫu túp lều tranh đã bị đốt rụi, nơi nương thân của hai bà cháu không con, bà vẫn đứng vững, chống chọi với tất cả nghịch cảnh để dắt cháu vượt qua khó khăn. Chính từ sự “vững lòng” ấy mà người đọc cảm nhận được góc khuất trong tâm hồn bà, nơi ẩn giấu lòng yêu nước và tấm lòng hy sinh của người phụ nữ ấy. Lời bà dặn cháu thật nôm na nhưng vô cùng chân thực và cảm động – hậu phương có gian khổ, thiếu thốn, nhớ nhung, mất mát,… cách mấy vẫn phải giấu đi, nén lại trong lòng cho tiền tuyến được an lòng. Bà không chỉ thương con thương cháu mà còn vô cùng ân cần, chu đáo, hiểu được tâm trạng của người con đang đi chiến đấu. Tác giả - và cũng là đứa cháu – đã thật tinh tế và nhạy cảm khi thể hiện được hạt ngọc ẩn kín trong tâm hồn người bà. Bà không còn là của riêng Bằng Việt nữa mà đã hòa cùng vào biết bao người phụ nữ Việt Nam khác, những con người cần mẫn, giàu đức hy sinh, là chỗ dựa tinh thần lớn lao cho tiền tuyến, góp một phần vô cùng quan trọng vào chiến thắng chung của nhân dân. Mạnh mẽ là vậy nhưng trong hình ảnh bà vẫn có cái hồn giản dị, tự nhiên vốn có. Trong suốt cả bài thơ, chỉ có ở ba câu thơ cuối khổ bốn người đọc mới được tiếp xúc trực tiếp với bà. Với cách nói bình dị, mộc mạc (“kể này, kể nọ”, “cứ bảo”…), bà hiện lên thật gần gũi, thân thương, khiến ta có cảm giác như được nghe tiếng nói của chính bà mình vậy. Ngay cả cái cách bà gọi cháu là “mày” cũng thể hiện một sự thương yêu, trìu mến vô bờ, một cách gọi vô cùng dân dã. Những câu thơ không cầu kì, gọt giữa hay có nghệ thuật đặc biệt gì cả, chỉ giản dị đến chân thành như lời nói của bà. Nhưng từ đó, tấm lòng người bà ấy hiện lên mênh mông như biển cả, lặng sóng thôi nhưng bát ngát tình thương con thương cháu và sâu thẳm với một nghị lực vô cùng bền vững.
Vì sao mà tấm lòng người bà chứa đựng được biết bao điều như vậy ? Vì trong tấm lòng đó luôn âm ỉ một ngọn lửa :
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
“Rồi sớm rồi chiều” ẩn chứa cả một dòng thời gian âm ỉ, dai dẳng mang theo cả cuộc đời bà, mang theo bao tâm tình của đứa cháu phương xa. Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, tác giả đã nâng lên thành “ngọn lửa” mang ý nghĩa khái quát, tượng trưng. “Bếp lửa” với những ấm áp, giản dị của tình cảm gia đình, của tình bà cháu đã bùng lên thành “ngọn lửa” của niềm tin và sức sống cho các thế hệ mai sau. Hình ảnh ấy được lặp lại hai lần trong điệp từ “một ngọn lửa” càng khẳng định đó chính là cội nguồn của bao yêu thương, của những tần tảo hy sinh nơi bà. Trong hình ảnh “lòng bà luôn ủ sẵn”, người đọc cảm nhận được một ngọn lửa không bao giờ tắt qua năm tháng, một ngọn lửa bất diệt từ trong chính trái tim bà. Nếu ai từng đọc “Đaghextan của tôi” của nhà văn Raxun Gamdatốp hẳn còn nhớ người mẹ dân tộc Avar cả cuộc đời chỉ làm có ba việc đều đặn, cẩn trọng mà thật thiêng liêng : đi lấy nước, đưa nôi và nhóm lửa. Với Bằng Việt, ngọn lửa của bà cũng là một hình tượng như vậy. Lời thơ thủ thỉ, dịu êm mà sao tiếng lòng của thi sĩ như có sức mạnh thần kì làm người đọc thấy trong tim mình như có lửa bùng lên. Từ láy “dai dẳng” như càng tiếp thêm cho sự bền bỉ, lan tỏa của hình ảnh ấy. Đến nỗi tới bây giờ “ngọn lửa chứa niềm tin ấy” vẫn còn cháy trong cháu, mang theo bao cảm xúc không thể nói hết được mà phải dùng đến một dấu chấm lửng, để lại bao suy ngẫm trong lòng độc giả. Bà không để lại cho con cháu những giá trị vật chất thông thường mà là một điều quý giá hơn gấp bội : ngọn lửa của sự sống. Khái quát lên, bà là hiện thân cho vẻ đẹp thiêng liêng của người giữ lửa, truyền lửa.
Từ ngọn lửa ấm nóng ấy, nhà thơ mở ra những suy ngẫm về cuộc đời bà :
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Chất biểu cảm trữ tình vẫn còn nhưng đã dòng suy tưởng đã nhuốm màu nghị luận. “Lận đận” - từ láy gợi hình với hai thanh trắc đã diễn tả cả cuộc đời vất vả của bà, kết hợp với “biết mấy nắng mưa” - ẩn dụ để chỉ những thăng trầm của cuộc sống càng làm đậm thêm sự hy sinh cần mẫn của bà. Trải qua tất cả những khó khăn, thách thức ấy, hình ảnh bà vẫn chưa bao giờ tách rời với bếp lửa. “Mấy chục năm rồi”, lời thơ kể mà như đếm, gợi lên cả một tuổi thanh xuân, cả một đời người thức khuya dậy sớm gắn liền với khói bếp cay nồng. Ấy vậy mà trong “thói quen dậy sớm” ta cảm nhận được sự tần tảo, đức hy sinh vẫn nguyên vẹn như thuở nào. “Nhóm”, “nhóm”, “nhóm”, “nhóm” – điệp ngữ ấy ngân lên, lan tỏa và khơi dậy biết bao yêu thương, biết bao rung cảm và xúc động trong lòng người đọc. Mỗi hình ảnh liệt kê trong mỗi câu thơ là cả một dòng suy ngẫm gợi lên trong cả tác giả lẫn độc giả. “Bếp lửa ấp iu nồng đượm” ở khổ một nay được lặp lại làm mạch cảm xúc được nối liền, ngân vang như một lời khẳng định về sự cần mẫn, khéo léo của bà. Chính tấm lòng nồng ấm đó đã “nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi” nuôi cháu trong những lúc thiếu thốn. Để từ đó, bà nhắc cháu rằng không bao giờ được quên những năm tháng nghĩa tình chia nhau từng củ khoai, củ sắn cho đỡ đói lòng. Những năm tháng mà hai bà cháu sống trong sự đùm bọc, san sẻ cùng xóm làng với “nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”. Câu thơ như một lời răn dạy cháu hãy luôn sống chan hòa và biết nghĩ đến mọi người, đừng ích kỉ cho riêng mình. Chính những bài học thầm lặng và gắn liền với cuộc sống ấy đã rọi vào tâm hồn người cháu và thắp sáng những ước mơ, khát vọng. Phải vậy mà tác giả đã thốt lên rằng “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” ? Bà không chỉ thấu hiểu cháu mà còn là tấm gương cho cháu noi theo. Ký ức tuổi thơ tuy không rõ ràng nhưng vẫn ghi dấu từng hình ảnh cụ thể “khoai sắn”, “xôi gạo” và tượng trưng “yêu thương”, “tâm tình” đan xen, quấn quít vào nhau giữa cuộc sống đời thường và giá trị tinh thần. Bà thì nhóm lửa còn Bằng Việt thì nhóm lên biết bao hoài niệm, khơi dậy bao đợt sóng yêu thương trong lòng người đọc. Hình ảnh người bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa, truyền niềm tin và sức sống cho người cháu. Người bà ấy giản dị nhưng lại có một sức mạnh kì diệu. Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà – người phụ nữ Việt Nam, để rồi từ đó thốt lên trong bao nhung nhớ và trân trọng :
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !
Câu thơ với từ cảm thán “ôi” như chất chứa, dồn nén biết bao điều. Trong đó là sức mạnh “kì lạ” đã nhóm dậy cả một chân trời kỉ niệm, cả một tuổi thơ, cả một tâm hồn. Trong đó là sự “thiêng liêng” nhà thơ đã trân trọng gìn giữ trong tim nơi đất khách quê người. Ngay cả dấu gạch ngang cũng là một dấu lặng đầy nghệ thuật, là sự im lặng rất lạ, rất riêng giữa các từ, chứa đựng bao cảm xúc không thể diễn tả hết. Hãy lắng nghe sự im lặng đó để cảm nhận một lần nữa sự “kì lạ và thiêng liêng” kia, để thấu được tiếng lòng thi sĩ dội lại trong đó. Dấu gạch ấy như khoảng lặng trong bản nhạc để làm nền cho hai tiếng “bếp lửa” ngân lên diễn tả bao tâm tình, bao sự kính trọng và ngưỡng mộ đối với bà. Đến đây, ta mới thực sự cảm nhận được toàn bộ vẻ đẹp của hình ảnh “bếp lửa”. Hình ảnh ấy cùng chất trữ tình kết hợp với bình luận đã trở thành cái nền hoàn hảo để mở ra dòng suy ngẫm của cả tác giả lẫn độc giả về cuộc đời tần tảo và nghĩa tình của bà.
Để giờ đây, khi đang ở cách xa bà hàng nghìn dặm, Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về người bà yêu thương :
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở :
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?...
Ở nước Nga xa xôi lạnh giá, bếp ga, bếp điện đã thay thế bếp củi nhem nhuốc khói, nhưng hình ảnh người bà và bếp lửa sớm mai vẫn đọng lại mãi trong tâm trí cháu. Bút pháp liệt kê và phép lặp cấu trúc “có…trăm…” đã vẽ nên một chân trời bao la rộng lớn với biết bao điều vui tươi, mới mẻ. Thế nhưng cuộc sống hiện đại ấy vẫn không thể làm cháu nguôi đi nỗi nhớ đau đáu, thường trực về bà, một nỗi nhớ tới mức “chẳng lúc nào quên nhắc nhở”. Hồ Cẩm Sa từng thốt lên những câu thơ đồng cảm với Bằng Việt : “Cuộc đời tuy chất vật / Nhưng tâm hồn thảnh thơi / Bởi bóng bà luôn tỏa / Che đời cháu, bà ơi !”. Người bà nói riêng hay người phụ nữ trong gia đình nói riêng luôn gắn với những gì gần gũi, thân thiết nhất. Họ giữ cho nhịp sống của tổ ấm được duy trì, là nơi bình yên cuối cùng để ta trở về sau những thăng trầm của cuộc đời. Trong dáng hình bình khiêm nhường quá đỗi ấy ẩn giấu một trái tim lớn đầy lòng nhân ái, để họ trở thành hiện thân của gia đình, quê hương, đất nước. Nay ở nơi đất khách quê người, những câu thơ như hát ra từ ngọn lửa ấm nóng năm xưa của bà càng gợi nhắc để người đọc thấm thía điều đó. Niềm kính yêu và trân trọng đối với bà đã trở thành sự gắn bó với gia đình, tình yêu và nỗi nhớ quê hương, đất nước cũng như lòng biết ơn của Bằng Việt đối với cội nguồn che chở nơi ấy. Để mỗi ngày, mỗi giờ lòng ông đều vang lên một câu hỏi : “ Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?”. “Bếp lửa” đã thực sự trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng kì diệu theo nhà thơ suốt cả cuộc đời.
Nguyễn Đức Quyền đã từng nhận xét rằng : “Thơ của cái thuở ban đầu thường là nồng, nồng đến vụng dại. Ấy thế mà “Bếp lửa” của Bằng Việt lại đạm, đạm của thơ trẻ tạo ra một nét duyên dễ thương lạ.” Bài thơ là một trong những tác phẩm đầu tay của nhà thơ, khó có thể tránh khỏi thiếu sót. Nhưng với giọng thơ tâm tình, trầm lắng giàu chất suy tưởng, hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ như một sợi chỉ đỏ nối liền dòng hồi tưởng, bài thơ đã làm say lòng bạn đọc nhiều thế hệ. Nếu như hình tượng con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên đã đi từ những câu hát ru vào cuộc đời người con với : “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ / Trước hiên nhà / Và trong hơi mát câu văn” thì Bằng Việt đã kế thừa ngọn lửa của yêu thương, của niềm tin nơi bà, những vần thơ của ông như một “ngọn lửa thần” mà Decgiavin từng nhắc tới.
Với “Bếp lửa”, Bằng Việt đã chắt lọc từ cuộc đời những kỉ niệm, những hình ảnh đẹp nhất về người bà thân yêu để dệt nên hình tượng “bếp lửa”, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Ta chợt nhận ra rằng, trong sâu thẳm mỗi con người, luôn có những điều thật bình dị và thân thương. Hãy trân trọng những kí ức trong trẻo, mượt mà một thời ấy, vì đó là chốn bình yên để ta tìm về khi đã mỏi cánh bay, là hành trang quý báu để ta mang theo suốt cuộc hành trình dài và rộng của cuộc đời. Để một ngày nào đó dừng lại giữa dòng đời bất tận, ta mỉm cười vì luôn có một “bếp lửa” soi sáng trong tim…