K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2017

Mình gợi ý nhé!

Mở bài :
- Trong thế giới loài hoa , mỗi loài có một vẻ đẹp và sắc thái riêng như hoa hồng thì ..... . hoa sen thì .......
- Thế mà tôi lại xao động trước một loài hoa dại bình thường - hoa xuyến chi
Thân bài
Tả bao quát :
- Là loài hoa dại . Nơi đâu nó cũng sống đc ( có thể thêm )
- Tả chung chung hoa
Tả chi tiết :
- Tả cánh hoa : tròn , màu trắng mịn .
- Nhị hoa : vàng ( bạn có thể xen thêm ong bướm ) thường có từ 3 5 cánh hoa
- thân hoa : nhỏ , gầy nhàu xanh
( bạn có thể tả thêm )
Kết bài :
- Nhiều ng` ko thích hoa vì vẻ ngoài của nó
- Hoa là 1 tấm gướng sáng cho chúng ta nói theo : sống dản dị và thích nghi với mọi điều kiện sông
- Bạn có thể nêu thêm tình cảm của mình

23 tháng 5 2017

Bài văn đây bạn :

Ôn tập ngữ văn lớp 8

Ôn tập ngữ văn lớp 8

Tick mk nhé bạn !hiu

24 tháng 9 2017

Mỗi dân tộc là một vườn hoa đẹp,cả thế giới là một rừng hoa đẹp.

=>Thật vậy,mỗi dân tộc đều mang một bản sắc,mệt nét đẹp riêng,một bản sắc dân tộc riêng

=>Do đó :cả thế giới là một rừng hoa đẹp.

24 tháng 9 2017

Viết thành 1 bài văn nha các bn!!!

17 tháng 10 2021

Những ngày cuối năm đang trôi nhanh trong cái háo hức của mọi người. Góp mình vào sự rộn ràng ấy, những cành mai cũng nở rộ để đón chào nàng xuân. Mới mấy hôm trước, trên thân cây mới chỉ là những mầm non nhỏ bé mới nhú. Mà hôm nay, cả cây mai đã khoác lên mình chiếc áo vàng ruộm rực rỡ. Những bông mai vàng năm cánh mọc thành từng chùm, kết thành từng cụm chói sáng. Dưới ánh nắng của mùa xuân, có lúc em không phân biệt được đó là màu vàng của hoa mai hay là màu của ánh nắng bị phản chiếu. Cùng với hoa mai vàng là những chiếc lá non tơ màu xanh non, óng ánh lên trong ánh sáng chan hòa ngày mới. Tất cả kết hợp lại với nhau, tạo nên vẻ đẹp ngất ngây cho cây hoa mai mỗi khi Tết đến xuân về.

 
17 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

   Biểu tượng hoa sen tươi thắm chứng minh sự cao đẹp , mượt mà của nhân dân dân ta  . Hoa sen đẹp như chính tâm hồn của người Việt Nam . Mỗi khi nhìn ngắm chúng , tôi cảm thấy mình thật yêu đời và tự hào là con rồng cháu tiên . Hoa rất nhiều loại và có vẻ đẹp sắc thái khác nhau . Nhưng chúng đều có đặc trưng riêng làm cho ai nhìn vào cũng say đắm . Càng nhìn , tôi cảm thấy con người Việt thật dũng mạnh , đã góp nhiều công lao về cho tổ quốc . Tôi mong sau này nền văn hóa sẽ phát triển phồn vinh hơn nhưng đồng thời giữ lại những vẻ đẹp tươi thắm của ông cha ta .

7 tháng 4 2019

 Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa. Trong số đó em thích nhất là mấy khóm hoa hồng đang đua nhau khoe sắc.

        Hoa hồng này thuộc giống hồng nhung có vẻ đẹp lộng lẫy. Hoa to bằng chén uống trà của ông em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Cứ hoa hồng này tàn lại có hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào, khóm hoa cũng tràn đầy sức sống. Đứng ngắm nhìn những đoá hoa hồng rung rinh trước gió, lòng em tràn ngập niềm vui.

        Hoa hồng rất đẹp lại tỏa mùi thơm khắp sân vườn. Càng ngắm em càng yêu chúng hơn.



 

6 tháng 5 2016

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.

 “Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:

Dà giáp mặt cùng biển rộng 
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn 
Lá xanh mỗi lần trôi xuống 
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)

Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.

Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.

Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:

Hằng năm ăn đâu làm đâu 
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…

Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.

 

14 tháng 2 2019

Tham khảo :

I. Mở bài: giới thiệu về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà
Ví dụ:
Tình yêu trong văn học được biểu hiện rất sâu sắc và chân thành. Có những tình cảm rất thiêng liêng và sâu sắc như tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu năm nữ, tình bà cháu, tình mẹ con,… và một thứ tình cảm rất thiêng liêng nữa ấy là tình cha con. Tình cảm cha con được biểu hiện rõ ràng nhất qua tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Qua tác phẩm hình ảnh bé Thu được thể hiện rất sâu sắc, chúng ta cùng đi tìm hiểu.
II. Thân bài: Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà"
1. Hình ảnh bé Thu trong những ngày đầu gặp ba:

  • Khi ba về, người ba mà mình xem trong hình không giống như ở ngoài thực
  • Thu tròn mắt, ngạc nhiên và không chấp nhận sự thật
  • Khi thấy ba e chạy vụt vào trong nhà và gọi má
  • Sự hồn nhiên, ngây thơ hòa chút sợ hãi

2. Hình ảnh bé Thu trong khoảng thời gian ông Sáu ở nhà:

  • Khi ba muốn gần gũi và vỗ về thì bé Thu xô ra
  • Cứ xem ông Sáu như người lạ, không chấp nhận là ba của mình
  • Không chịu gọi một tiếng ba, nó nói trổng với má
  • Nó tỏ ra không thân thiện với ông Sáu
  • Ông Sáu gắp trứng cho Thu nhưng nó hất ra
  • Qua những hình ảnh ấy thể hiện thu là một cô gái bướng bỉnh, ngang ngạnh

3. Khi bé Thu nhận cha:

  • Nhận nhìn ra cha mình, cảm thấy có lỗi vô cùng và hối hận
  • Không còn bướng bĩnh và lanh lùng như trước
  • Hôn cha, ôm cha và không cho cha đi
  • Lòng yêu thương cha vô bờ bến

III. Kết bài : nêu cảm nhạn của em về nhân vật bé Thu
Ví dụ :
Nhân vật bé Thu là biểu tượng cho tình yêu thương cha, thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ và ngang ngạnh của một đứa con nít.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Hình tượngbé Thu trong Chiếc lược ngà” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập t

4 tháng 4 2022

 

 

4 tháng 4 2022

Tham Khảo:

 

Từ câu chuyện, em có suy nghĩ rằng món quà giá trị như thế nào không quan trọng bằng cách người cho quà và người nhận quà cũng phải ứng xử sao cho hợp lí.

 

14 tháng 2 2019

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu về nhân vật Ông Sáu

Ví dụ:
Tình yêu trong văn học được biểu hiện rất sâu sắc và chân thành. Có những tình cảm rất thiêng liêng và sâu sắc như tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu năm nữ, tình bà cháu, tình mẹ con,… và một thứ tình cảm rất thiêng liêng nữa ấy là tình cha con. Tình cảm cha con được biểu hiện rõ ràng nhất qua tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Qua tác phẩm hình ảnh người cha được thể hiện rất sâu sắc, chúng ta cùng đi tìm hiểu.
II. Thân bài: Hình tượng ông Sáu trong Chiếc lược ngà
1. Tâm trạng của ông Sáu:

  • Khi đi bộ đội thì con gái ông mới được 1 tuổi, niềm yêu thương con con và nhớ con da diết
  • Khi về đến nhà bé Thu không nhận ra mình, ông cảm thấy buồn tủi
  • Trong khi ăn cơm ông đã đánh bé Thu, ông cảm thấy rất hối hận nhưng cũng chỉ vì ông thương Thu quá mà thôi
  • Trước khi ông Sáu lên đường thì Thu gọi một tiếng ba khiến ông acrm thấy hạnh phúc vô cùng
  • ở chiến trường ông rất nhớ con, muốn được ôm con, hôn con

2. cảm nhận về nhân vật ông Sáu:

  • hình ảnh giản dị, bình thường nhưng tình yêu thương của ông dành cho con là vô bờ bền
  • hình ảnh người chiến sĩ, người cha đã làm nổi bậc lên tình cảm cha con của con người
  • ông Sáu luôn dành tình cảm yêu thương sâu sắc nhất dành cho con và gia đình minh
  • ông Sáu là một người chiến sĩ uy nghiêm trên chiến trường nhưng ông rất tình cảm đối với con của mình

III. kết bài: nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu:
ví dụ:
ông Sáu là biểu tượng cho một người cha vĩ đại, tình cảm cha con vô bờ. qua tác phẩm ta có thể nhận ra tình cảm cha con thiêng liêng đến nhường nào.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Hình tượng ông Sáu trong Chiếc lược ngà” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

P/S : Hông chắc :D