Hoài Thanh cho rằng, trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa của đất nước”. Qua bài Tương tư, anh (chị) có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong thơ Nguyễn Bính “có hồn xưa đất nước” ( Hoài Thanh). Điều đó được thể hiện ở:
+ Cách biểu hiện cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ
+ Chất liệu, hình ảnh đậm màu dân gian, đậm chất chân quê
+ Lối nói chân chất, thật thà
+ Thể hiện tinh tế, giàu sức gợi cảm
Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tình yêu cũng như tâm hồn nhân vật “em”
+ Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời
+ Kết cấu song hành làm tăng hiệu quả của nhận thức, khám phá chủ thể trữ tình, tình yêu thủy chung, bất diệt
- Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của suy nghĩ, cảm xúc: cô gái nhìn ra biển cả, quan sát và suy ngẫm về tình yêu, những biến chuyển tinh tế
Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn, với những con sóng
+ Sự đa dạng muôn màu sắc, trạng thái: dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ
+ Không rõ cội nguồn, không thể định nghĩa, lý giải được
+ Sự mãnh liệt, sâu sắc trong khát khao sống, yêu thương
+ Sự chung thủy, gắn bó bền chặt
→ Sóng và em là sự cộng hưởng trọn vẹn trong suốt bài thơ, trải qua nhiều cung bậc tình yêu để hòa quyện vào nhau
→ Hình tượng sóng là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ
Ta không đồng ý với ý kiến đó được.
Vì:
Qua đèo Ngang: tác giả phải đối diện với chính mình, thể hiện nỗi buồn khi phải xa nhà, xa nước, cảm giác buồn tủi.
Bạn đến chơi nhà: tác giả với bạn tác giả là hai người, thể hiện niềm vui.
Đồng ý, vì 2 từ thể hiện sự tôn trọng của tác giả với người đồng chí của mình, nếu đổi chỗ 2 từ, sẽ làm mất đi tính biểu cảm của câu thơ
Mỗi chúng ta ai cũng có những người bạn để cùng nhau tâm tình và có được những phút giây chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Có những người bạn, người tri kỉ bên cạnh chia sẻ, niềm vui sẽ được nhân lên gấp đôi, nỗi buồn cũng sẽ vơi đi một nửa. Những điều đó đã khiến cho cuộc sống của chúng ta có nhiều kỉ niệm và động lực hơn bao giờ hết. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được những tình bạn như vậy. Và Nguyễn Khuyến nằm trong số những người may mắn đó. Ông có được một tình bạn rất đẹp và tình cảm ấy được thể hiện rất rõ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà sau đây.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Hai câu thơ đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoàn cảnh khi hai người bạn gặp nhau. Lúc ấy, người bạn của nhà thơ tới chơi sau một khoảng thời gian khá lâu mà hai người mới gặp nhau. Thế nhưng, tình trạng lúc ấy, chỉ có một mình nhà thơ ở nhà, những người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng hết, ngay cả nơi để cho mọi người mua bán cũng lại không gần nhà. Những lí do hết sức khách quan ấy khiến cho nhà thơ không thể tìm được những đồ tốt để mời người bạn của mình.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Không đi được ra chợ, nhà thơ lại nhìn vào nhà mình xem có những đồ gì ngon để thiết đãi khách hay không. Từ cá ở dưới ao cho tới những chú gà được nuôi ở ngoài vườn. Thế nhưng, mọi thứ dường như đều không thể thực hiện được. Nước ao rất to, không thể nào mà bắt cá được, còn gà lại không ở trong chuồng mà lại thả ngoài. Đều là những thứ ngon, tác giả rất muốn mang tới cho người bạn của mình, thế nhưng mọi ý định của ông đều không thể trở thành sự thực. Những thứ muốn mua bắt đầu đơn giản dần.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Không có thịt, mà ngay cả những loại cây cà mướp cũng không có. Những thứ gần gũi với bữa ăn gia đình nhưng lại không có được loại cây nào có thể dùng để tiếp khách, nấu cho người bạn của mình một bữa ngon. Tất cả khiến cho nhà thơ có vẻ cảm thấy buồn, cũng bất lực trước những mong muốn của mình. Thế nhưng, biết làm như thế nào được. Hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ thực sự là không thể thực hiện được một điều nào.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta
Theo tập tục của người Việt Nam chúng ta, miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế nhưng, trong căn nhà của tác giả, thậm chí ngay cả một miếng trầu cũng không có mời khách. Thế nhưng, chính trong những hoàn cảnh như vậy, câu thơ cuối về tình bạn của ông mới được tỏa sáng. Đâu cần những vật chất bên ngoài, tình cảm bạn bè chẳng cần gì cả, chỉ cần có sự hòa hợp về chí hướng mà thôi. Với ông, người bạn, người tri kỉ đã không còn là người khác nữa mà là bản thân của ông. Hai người chính là một.
Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng bài thơ đã khiến cho chúng ta xúc động trước tình bạn của những người tri kỉ cùng nhau. Đối với họ, không hề có vật chất xem vào mà chỉ có tình bạn luôn được tỏa sáng, là sự đồng điệu của hai tâm hồn mà thôi. Đó mới chính là giá trị lớn nhất của tình bạn.
Em đồng ý với ý kiến trên bởi ta có thể cảm nhận sâu sắc tình bạn của nhà thơ qua cách xưng hô: bác thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn. Cách tạo ra hai câu thơ mở đầu thành hai vế sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Chỉ qua chi tiết nhỏ ấy ta thấy được mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách. Đặc biệt là cụm từ "ta với ta" ở cuối bài càng làm nổi bật quan hệ giữa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.
1. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và sự hổ thẹn của tác giả thể hiện tập trung trong hai câu thơ cuối bài.
- Giới thiệu hai ý kiến trái ngược nhau về sự hổ thẹn của tác giả và định hướng ý kiến của bản thân.
2. Thân bài
- Giải thích ý kiến thứ nhất.
- Giải thích ý kiến thứ hai.
- Ý kiến của bản thân: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán sự hồ đồ, thiếu hiểu biết của ý kiến thứ nhất, đồng tình với ý kiến thứ hai (hoặc có những ý kiến khác nhưng phải lập luận một cách thuyết phục).
3. Kết bài
- Tổng hợp các luận điểm đã triển khai.
- Bài học về việc tiếp cận, đánh giá nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học.